« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam.
- Pháp luật Việt Nam.
- Công ty luật..
- Nghề luật sư là một nghề đặc thù riêng, không giống như các ngành nghề kinh doanh, thương mại và dịch vụ khác.
- Người hành nghề luật sư không dựa trên nguồn vốn mà cần phải có kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề.
- Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của luật sư là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình.
- Tuy nhiên, để hỗ trợ, giúp đỡ nhau, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín trước khách hàng, các luật sư có thể hợp tác với nhau trong các tổ chức hành nghề nhất định..
- Pháp luật nhiều nước trên thế giới quy định hình thức hành nghề của luật sư phổ biến là văn phòng luật sư cá nhân và công ty luật.
- Ở một số nước như Hy Lạp, Achentina, Brazil, Thụy Sỹ, Nhật Bản hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn không được chấp nhận, vì không phù hợp với chế độ trách nhiệm vô hạn của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp.
- Đối với nghề luật sư ở Anh, Mỹ, thì hình thức hành nghề phổ biến là công ty hợp danh.
- Một số nước như Pháp, Canada, Bỉ, Singapore, Thái Lan, Đức không bắt buộc phải hành nghề dưới hình thức nhất định.
- Hình thức hành nghề luật sư của các nước này tương đối đa dạng, bên cạnh công ty hợp danh, các luật sư có thể chọn những hình thức kinh doanh thông thường như công ty liên doanh… Ngoài ra, còn quy định luật sư có thể hành nghề độc lập, mà không cần thành lập văn phòng hay công ty..
- Ở Việt Nam, theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987, thì Đoàn luật sư vừa là tổ chức mang tính xã hội - nghề nghiệp của luật sư, vừa là nơi hành nghề của luật sư..
- Hình thức tổ chức này không phù hợp với tính chất của nghề luật sư, chưa phát huy được tính năng động, tự chủ của luật sư và chưa đề cao trách nhiệm của cá nhân luật sư.
- Sau khi Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp năm 1999, thì một vấn đề được đặt ra là liệu luật sư có được hành nghề theo các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp hay không? Có ý kiến cho rằng, luật sư được lựa chọn các hình thức hành nghề theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng, do đặc thù của nghề luật sư là phải chịu trách nhiệm vô hạn, nên chỉ có hình thức công ty hợp danh là phù hợp với nghề luật sư..
- Dựa vào mô hình bố trí các loại hình doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp năm 1999, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đã xác định các hình thức tổ chức hành nghề luật sư với đặc trưng riêng của nghề luật sư, theo đó, luật sư có thể tự mình thành lập văn phòng luật sư riêng của mình, cùng với các luật sư khác thành lập văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh.
- Theo Pháp lệnh này, công ty luật hợp danh là hình thức hành nghề của luật sư, song vì công ty luật hợp danh là hình thức kinh doanh không phù hợp với hoạt động tham gia tố tụng, đặc biệt với điều kiện của Việt Nam thời điểm đó, nên Pháp lệnh quy định công ty luật hợp danh được thực hiện tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý khác, nhưng không được thực hiện dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng (khoản 2 Điều 18 Pháp lệnh Luật sư)..
- Luật Doanh nghiệp năm 2005 được ban hành đã quy định cụ thể hơn về các loại hình doanh nghiệp, theo đó hình thức hành nghề của luật sư cũng đã có bước tiến mới.
- Luật Luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012 đã có các quy định theo hướng đưa các tổ chức hành nghề luật sư xích lại gần với các loại hình doanh nghiệp.
- Theo quy định của Luật Luật sư, thì tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: (i) Văn phòng luật sư là tổ chức hành nghề luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
- luật sư thành lập văn phòng luật sư là trưởng văn phòng và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng.
- Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
- (ii) Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
- So với Pháp lệnh Luật sư năm 2001, Luật Luật sư đã quy định thêm loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
- Hơn nữa, để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sư còn quy định công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
- Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập và không có thành viên góp vốn.
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và là chủ sở hữu.
- Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thỏa thuận cử một thành.
- viên làm giám đốc công ty.
- Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên làm giám đốc công ty.
- Văn phòng luật sư, công ty luật có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Luật sư, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan..
- Qua thời gian thực hiện và thi hành Luật Luật sư, có thế thấy về mô hình tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam hiện tại là chưa hợp lý, còn nhiều bất cập, cụ thể: (i) Luật Luật sư hiện hành mở rộng hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo hướng cho phép thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và công ty luật trách nhiệm một thành viên là chưa hợp lý.
- Bởi lẽ, nghề luật sư là một nghề đặc thù không giống các ngành nghề kinh doanh khác.
- Đặc điểm hoạt động nghề luật sư là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình.
- Hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn không phù hợp với chế độ trách nhiệm vô hạn của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp.
- (ii) Có sự không thống nhất, mâu thuận giữa Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Luật sư và Luật Doanh nghiệp.
- Đây là mâu thuận khá nghiêm trọng bởi Luật Doanh nghiệp không cho phép chuyển đổi công ty hợp danh thành công ty trách nhiệm hữu hạn và ngược lại.
- Ngoài ra còn một số bất cập trong quy định pháp luật về công ty luật như vấn đề áp dụng pháp luật….
- Xuất phát từ những đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và thực trạng của tổ chức và hoạt động của các công ty luật ở nước ta, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam” là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
- Thông qua việc nghiên cứu sẽ bổ sung thêm cơ sở lý luận và thực tiễn đối với việc hoàn thiện pháp luật về công ty luật ở Việt Nam trong điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.
- Pháp luật về hình thức tổ chức hành nghề luật sư nói chung và pháp luật về công ty luật nói riêng là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này..
- (i) Trong lĩnh vực luật sư và hành nghề luật sư đã có một số công trình:.
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam”do đồng chí Nguyễn Văn Thảo, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp làm chủ nhiệm đề tài, năm 2003;.
- Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Dương Đình Khuyến về: “Vấn đề xã hội hóa về hoạt động luật sư và tư vấn pháp luật”, năm 2001..
- (ii) Nghiên cứu pháp luật về hình thức tổ chức hành nghề luật sư:.
- Luận án Tiến sĩ luật học của Luật sư Phan Trung Hoài với đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam”, năm 2003;.
- Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Anh Minh với đề tài “Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay”, năm 2009..
- (iii) Nghiên cứu về các loại hình công ty, đã có một số công trình cụ thể:.
- Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Thùy Giang “Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh”, năm 2012;.
- Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Huế với đề tài: “Pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam”..
- Những công trình nghiên cứu khoa học trên đây đề cập nhiều về các vấn đề lý luận liên quan đến tổ chức luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam, góp phần làm rõ hơn lý luận và thực tiễn về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư, trong đó, có nhiều kiến giải, luận điểm khoa học đã được vận dụng vào thực tiễn.
- Tuy nhiên, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện pháp luật về công ty luật ở Việt Nam với tư cách là hành lang pháp lý cho hình thức hành nghề của luật sư, những kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố sẽ là các tư liệu quý giá để tác giả kế thừa và tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài..
- Mục đích của Luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty luật, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty luật ở Việt Nam..
- (i) Nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về công ty luật;.
- (ii) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về công ty luật ở Việt Nam;.
- (iii) Đề xuất các định hướng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về công ty luật ở Việt Nam..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các quy định pháp luật về công ty luật ở Việt Nam..
- Bên cạnh đó, luận văn cũng tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước về vấn đề này..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật về công ty luật từ khi Luật Luật sư năm 2006 được ban hành đến nay..
- Về không gian: Pháp luật của Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới..
- Phương pháp nghiên cứu của luận văn.
- Để tiếp cận nghiên cứu đề tài này một cách hệ thống và hiệu quả, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu ch ủ yếu là phân tích, tổng hợp, suy luận logic, so sánh đối chiếu, thống kê và dùng sự kiện để chứng minh nhận định dựa trên nền tảng phương pháp tư duy của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo tư tưởng Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật..
- Về mặt khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận pháp luật về công ty luật, đồng thời làm phong phú thêm cơ sở khoa học về áp.
- dụng pháp luật trong quá trình thực thi.
- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện pháp luật về công ty luật, các quy định của Luật Luật sư, Luật Doanh nghiệp cho phù hợp với đặc trưng của nghề luật sư cũng như thông lệ trên thế giới..
- Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về công ty luật Chương 2: Thực trạng pháp luật về công ty luật ở Việt Nam.
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty luật ở Việt Nam.
- Ban Chấp hành Trung ương (2005), Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, tr.
- Bộ Tư pháp (2011), Số chuyên đề Pháp luật về luật sư, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2012), Tổng thuật pháp luật một số nước về luật sư, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2014), Tổng hợp số liệu thống kê về kết quả hoạt động của luật sư sáu tháng năm 2014 (từ đến Biểu mẫu số 18, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2008), Công ty vốn, quản lý &.
- Hoàng Duy Được (2012), Một số suy nghĩ về việc nâng cao chất lượng luật sư, tính chuyên nghiệp của luật sư trong tiến trình cải cách tư pháp tại Việt Nam, Tham luận Hội thảo đóng góp ý kiến về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư, Hà Nội..
- Trần Minh Hà (1996), Luật công ty trách nhiệm hữu hạn của các nước Đức – Áo – Hung – Pháp trong so sánh luật, tr.
- Dương Văn Hậu (2011), Hành nghề luật sư tại Công hòa Liên bang Đức.
- Pháp luật về luật sư, Tạp chí Dân chủ &.
- Hội đồng Nhà nước (1987), Pháp lệnh Tổ chức luật sư, Hà Nội..
- Quốc hội (2006), Luật Luật sư, Hà Nội..
- Quốc hội (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư, Hà Nội..
- Simon (1992), Mấy vấn đề về pháp luật kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, tr..
- Nguyễn Hà Trang (2011), Hình thức hành nghề luật sư.
- Số chuyên đề: Pháp luật về luật sư, Tạp chí Dân chủ &.
- Nguyễn Phương Trinh (2012), Luật sư Việt Nam &.
- công ty luật Việt Nam trước thách thức:.
- Tồn tại và pháp triển trong môi trường cạnh tranh, Tham luận Hội thảo góp ý luật sửa đổi Luật Luật sư tại Nha Trang, Khánh Hòa..
- Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, Hà Nội..
- UBND TP Hồ Chí Minh (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tr.
- A.Viandier (1989), Tổ chức công ty, Tập 1, tr.
- 7, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Thảo (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội..
- Phan Trung Hoài (2003), Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, TP HCM..
- Nguyễn Anh Minh (2009), Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Thùy Giang (2012), Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.