« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế.
- Luật kinh tế.
- Huy động vốn.
- Ngân hàng thương mại.
- Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với xu hướng “toàn cầu hoá” hiện nay, nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế đã không còn là vấn đề riêng của bất kỳ một quốc gia nào.
- Bởi vì, chỉ có sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế của một quốc gia mới có thể phát huy hết những thế mạnh của mình, đồng thời tiếp thu được những tinh hoa của thế giới.
- Do đó cần một thị trường tài chính hiện đại để đáp ứng nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp, cũng như các thành phần kinh tế khác.
- Trong quá trình phát triển kinh tế, không một doanh nghiệp nào hoạt động mà không cần có vốn.
- Vốn là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, tích cực chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nên nhu cầu về vốn lại càng trở nên cấp thiết.
- Các tổ chức tín dụng là một loại hình doanh nghiệp đặc thù với lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nên vô cùng nhạy cảm với nền kinh tế.
- Với tư cách là “trung gian tài chính”, ngân hàng thương mại- một tổ chức tín dụng (TCTD) điển hình ở Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng đối với việc huy động mọi nguồn vốn trong dân cư để cung ứng cho nền kinh tế với những điều kiện nhất định.
- Vốn là yếu tố cần thiết để ngân hàng thương mại (NHTM) tiến hành và phát triển các hoạt động kinh doanh của mình.
- Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh không chỉ bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu là nguồn vốn huy động được.
- Do đó có thể nói hoạt động huy động vốn có tác động rất lớn đến các tổ chức tín dụng cũng như toàn bộ nền kinh tế.
- Với tầm quan trọng đó của hoạt động huy động vốn, Nhà nước cần phải xây dựng một hành lang pháp lý an toàn và thông thoáng, tạo điều kiện cho NHTM thực hiện hoạt động này một cách dễ dàng và hiệu quả.
- Vậy pháp luật Việt Nam đã quy định như thế nào về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại? Hình thức huy động vốn chủ yếu nhất của Ngân hàng thương mại là gì ? Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại ở Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình..
- Mục đích nghiên cứu.
- Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, thực tiễn áp dụng các quy định đó tại NHTM để chỉ ra những ưu điểm cũng như những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong quá trình huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi và nguyên nhân của thực trạng đó.
- từ đó đưa ra một số định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại ở Việt Nam..
- Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá các quy định hiện hành về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
- Ngân hàng thương mại có nhiều cách thức huy động vốn khác nhau, nhưng hình thức chủ yếu nhất vẫn là nhận tiền gửi của khách hàng.
- Luận văn đi sâu vào phân tích các quy định liên quan đến huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng thương mại, các chính sách lãi suất, các loại tiền gửi cùng với các quy chế liên quan đến việc gửi tiền của khách hàng.
- Thực tiễn áp dụng các quy định về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi, những hạn chế từ thực tiễn áp dụng pháp luật, trên cơ sở đó nêu ra hướng hoàn thiện pháp luật về huy động vốn dưới hình thức tiền gửi của NHTM ở Việt Nam..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lê Nin, dựa trên đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phương pháp nghiên cứu này nhằm kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn để góp phần đánh giá, nhận xét chính xác về các quy định hiện hành về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng, những thành quả cũng như hạn chế trong thực tiễn áp dụng các quy định này..
- Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học ở cấp thạc sĩ đề cập đến các vấn đề lý luận, thực tiễn của pháp luật về huy động vốn của các tổ chức tín dụng chủ yếu là của ngân hàng thương mại, mà hình thức huy động vốn chủ đạo là nhận tiền gửi của khách hàng.
- Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh đặc thù, cũng như bao đơn vị kinh doanh khác cũng cần có vốn để hoạt động kinh doanh cho nên huy động vốn là hoạt động đầu tiên cốt lõi trước khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán.
- Vì vậy, cần thiết ban hành cơ sở pháp lý an toàn để điều chỉnh nghiệp vụ huy động vốn này của ngân hàng thương mại.
- Luận văn được nghiên cứu trong bối cảnh đã có nhiều văn bản luật về ngân hàng được ban hành.
- Cụ thể là Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và cùng với các chính sách tiền tệ được thay đổi liên tục.
- Luận văn đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ huy động vốn này, cũng như chính sách lãi suất huy động liên tục thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội..
- Thứ nhất làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại, thế nào là tiền gửi tại NHTM, tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi, hình thức nhận tiền gửi là hoạt động huy động vốn chủ đạo của NHTM.
- Nhận tiền gửi làm nên đặc trưng của NHTM so với các loại hình doanh nghiệp khác.
- Bởi vì đây là hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến sự an toàn của ngân hàng thương mại..
- Từ đó mà xây dựng nên các quy định pháp luật tương ứng nhằm điều chỉnh hoạt động huy động.
- vốn của ngân hàng thương mại đi đúng hướng với chính sách phát triển kinh tế xã hội mà Đảng, Nhà nước đã đề cập sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước..
- Thứ hai là phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại ở các khía cạnh chủ thể tham gia quan hệ huy động vốn này, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, hình thức pháp lý của quan hệ, hoạt động quản lý nhà nước trong việc kiểm tra giám sát hoạt động cũng như ban hành mức lãi suất huy động vốn phù hợp với từng thời kỳ …quá trình áp dụng các quy định này trong thực tiễn có phù hợp hay không.
- Những thành quả huy động vốn đã đạt được khi áp dụng các quy định của pháp luật, cũng như các quy định này có bất cập gì khi thực hiện trên thực tế không đem lại hiệu quả như mong muốn..
- Thứ ba là sau khi đã nghiên cứu về lý luận cũng như thực trạng pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng, kết hợp với thực tế các tổ chức tín dụng đã huy động vốn bằng hình thức này như thế nào, để có thể tìm ra cơ sở định hướng cho việc khắc phục những bất cập của các quy định này đồng thời tiếp tục xây dựng pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi cho phù hợp với thời kỳ phát triển của đất nước..
- Liên quan đến hoạt động huy động vốn của NHTM đã có các công trình nghiên cứu cơ bản được công bố sau:.
- 1) Luận án “Các giao dịch thương mại chủ yếu của ngân hàng thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, năm 2004, Nguyễn Văn Tuyến, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội..
- 2) Luận văn tốt nghiệp “Pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, năm 2007, Vũ Mạnh- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- 3) Luận văn tốt nghiệp “Một số vấn đề pháp lý về hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, năm 2002, Bùi Thị Thu- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Như vậy, các công trình nghiên cứu về Pháp luật huy động vốn của NHTM chỉ ở góc độ chung chung, không cụ thể, chưa đi sâu vào việc phân tích các quy định pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi.
- Ngoài ra, cùng với việc ban hành Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, các chính sách về tiền tệ thay đổi liên tục, có những đổi mới đáng kể.
- Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích sự thay đổi về chính sách pháp luật của hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi, phân tích các quy chế liên quan đến các loại tiền gửi, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi cũng như các quy định của Ngân hàng nhà nước quy định về mức lãi suất huy động vốn.
- Chương 1 - Những vấn đề lý luận về hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại..
- Chương 2 - Thực trạng pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại ở Việt Nam..
- Chương 3 - Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại ở Việt Nam..
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2012), “Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác chi trả và thanh lý tổ chức tham gia BHTG” [trực tuyến], cập nhập ngày tham khảo ngày.
- Chính phủ (2000), Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản của khách hàng, Hà Nội..
- Chính phủ (2011), Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Hà Nội..
- Lê Vinh Danh (1997), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội..
- Anh Đào (2011), “Thêm ngân hàng vượt rào lãi suất” [trực tuyến], tinmoi.vn, cập nhật ngày tham khảo ngày địa chỉ truy cập : <http://www.tinmoi.vn/them- ngan-hang-vuot-rao-lai-suat-01604817.html>.
- Cao Huệ (2013), “Thêm nhiều ngân hàng hạ lãi suất huy động” [trực tuyến], vcci.com.vn, cập nhật ngày tham khảo ngày địa chỉ truy cập : <.
- Vũ Mạnh (2007), Pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam (1996), Luật ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng một số nước, Hà Nội..
- Ngân hàng nhà nước (2004), Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 về Quy chế nhận tiền gửi tiết kiệm, Hà Nội..
- Ngân hàng nhà nước (2006), Quyết định 47/2006/QĐ-NHNN ngày 25/9/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Hà Nội..
- Ngân hàng nhà nước (2002), Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 về Quy chế Hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Hà Nội..
- Ngân hàng nhà nước (2002), Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày ban hành Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức tín dụng, Hà Nội..
- Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư 08/2013/TT-NHNN ngày 25/3/2013 về quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
- Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư 15/2013/TT-NHNN ngày thay thế thông tư 08/2013 về quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
- Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 về quy định lãi.
- suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, Hà Nội..
- Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội..
- Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng nhà nước, Hà Nội..
- Đỗ Hồng Thái (2008), “Bản chất của giao dịch nhận tiền gửi là hợp đồng vay tiền”[trực tuyến], thongtinphapluatdansu.edu.vn, cập nhật ngày tham khảo ngày địa chỉ truy cập : <http://thongtinphapluatdansu.edu.vn gt.
- Bùi Thị Thu (2002), Một số vấn đề pháp lý về hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông.
- Minh Thư (2008), “Chống rửa tiền trong hệ thống ngân hàng” [trực tuyến], luattaichinh.wordpress.com, cập nhật ngày tham khảo ngày.
- Nguyễn Văn Tuyến (2004), Các giao dịch thương mại chủ yếu của ngân hàng thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.