« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội


Tóm tắt Xem thử

- Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.
- Luận văn ThS.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động cứu trợ xã hội (CTXH) như khái niệm, bản chất, nội dung.
- từ đó có cái nhìn tổng quan về CTXH nói riêng và an sinh xã hội nói chung.
- Phân tích và đánh giá thực trạng các quy định về CTXH với các nội dung cơ bản như đối tượng CTXH, điều kiện hưởng CTXH, tổ chức thực hiện…đồng thời chỉ ra những kết quả đạt được cũng như các nội dung còn hạn chế của pháp luật hiện hành về CTXH cần được hoàn thiện.
- Từ những kết quả rút ra được khi nghiên cứu và phân tích thực trạng về pháp luật CTXH tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quan trọng này..
- Pháp luật Việt Nam.
- Cứu trợ xã hội.
- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
- An sinh xã hội nói chung và cứu trợ xã hội (CTXH) nói riêng là một trong những thiết chế quan trọng của hầu hết các quốc gia nhằm giúp đỡ những người “yếu thế” trong xã hội khắc phục cuộc sống khó khăn và sớm ổn định, hòa nhập cộng đồng.
- CTXH ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu trong truyền thống dân tộc, với tinh thần “áo lành đùm áo rách”, “nhường cơm xẻ áo” khi cá nhân, gia đình gặp hoạn nạn khó khăn.
- Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, kinh tế thị trường phát triển một mặt thúc đẩy sức sản xuất, tăng sức cạnh tranh, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế nhưng mặt khác nó cũng tạo ra những rủi ro đối với môi trường sống và xã hội.
- Tình trạng ô nhiễm, phá hủy môi trường gây nên bão, lũ lụt, hạn hán triền miên, sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội ngày càng thể hiện rõ nét.
- Chính vì vậy, nghiên cứu nội dung CTXH là vấn đề mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết..
- Hơn nữa, an sinh xã hội cùng với kinh tế, chính trị là ba thiết chế cơ bản của nhà nước hiện đại.
- Một Nhà nước hiện đại không chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà phải cân bằng với chính trị ổn định và có nền an sinh tốt.Vì vậy, nghiên cứu pháp luật CTXH- một bộ phận cấu thành an sinh xã hội là chúng ta góp phần xây dựng các thiết chế của nhà nước hiện đại, phù hợp với tình hình thế giới trong điều kiện hội nhập hiện nay..
- Mặt khác, thời gian qua công tác về CTXH đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các quy định của pháp luật CTXH hiện hành vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội cũng như độ bao phủ tới các đối tượng CTXH..
- Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật CTXH, từ đó đưa ra định hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật CTXH đặc biệt có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
- Đây chính là những lý do cơ bản để tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội” cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- CTXH là một trong ba nội dung quan trọng của an sinh xã hội Việt Nam.
- Trong những năm gần đây, nghiên cứu về an sinh xã hội đã được các học giả, các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm.
- Ở bậc tiến sỹ, đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam” (năm 2008) của tác giả Nguyễn Hiền Phương.
- đề tài khoa học cấp Nhà nước“Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn năm 2009) do GS, TS Mai Ngọc Cường làm chủ nhiệm đề tài và ngoài ra có nhiều bài báo, tạp chí khác… nghiên cứu về lĩnh vực này.
- Với tư cách là một bộ phận của an sinh xã hội nên việc nghiên cứu nội dung CTXH các tác giả mới dừng lại ở mức độ khái quát nhất và chưa có những đánh giá cụ thể, sâu sắc từng nội dung của CTXH..
- Ngoài ra, một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên nghiên cứu về nội dung pháp luật CTXH, song nội dung của khóa luận không còn mang tính thời sự, số liệu cung cấp không phù hợp tại thời điểm nghiên cứu hiện nay.
- Việc tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội” mang một ý nghĩa thiết thực, trên cơ sở nghiên cứu đề tài tìm ra những vấn đề pháp lý cần bổ sung, hoàn thiện về pháp luật CTXH..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Mục đích của luận văn là nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật CTXH ở Việt Nam, từ đó đưa ra những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật CTXH.
- Nhằm đạt được mục đích này luận văn đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:.
- Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động CTXH như khái niệm, bản chất, nội dung…từ đó có cái nhìn tổng quan về CTXH nói riêng và an sinh xã hội nói chung..
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định về CTXH với các nội dung cơ bản như đối tượng CTXH, điều kiện hưởng CTXH, tổ chức thực hiện…đồng thời chỉ ra những kết quả đạt được cũng như các nội dung còn hạn chế của pháp luật hiện hành về CTXH cần được hoàn thiện..
- Thứ ba, từ những kết quả rút ra được khi nghiên cứu và phân tích thực trạng về pháp luật CTXH tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quan trọng này..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, trong quá trình tiếp cận và giải quyết những vấn đề mà luận văn đặt ra, tác giả dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu pháp luật về CTXH.
- Ngoài ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu đối với từng trường hợp cụ thể như:.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu, phân tích, tiếp thu có chọn lọc các nghiên cứu khoa học có giá trị của các nhà nghiên cứu đi trước, cũng như các quy định pháp luật của các nước trên thế giới trong một số nội dung nhất định..
- Phương pháp so sánh: Sử dụng trong các trường hợp phân biệt một số khái niệm và trong trường hợp cần thiết so sánh nội dung cụ thể của Pháp luật CTXH Việt Nam với quy định pháp luật các nước trên thế giới..
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
- Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp bậc sau đại học, luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động CTXH.
- nghiên cứu những nội dung cơ bản của các đối tượng CTXH thường xuyên và CTXH đột xuất mà không nghiên cứu các đối tượng khác như đối tượng nghèo đói, đối tượng tệ nạn xã hội nghiện hút, mại dâm, nhiễm HIV/AIDS..
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về cứu trợ xã hội và pháp luật cứu trợ xã hội Chương 2: Thực trạng chính sách và pháp luật cứu trợ xã hội ở Việt Nam Chương 3: Hoàn thiện pháp luật cứu trợ xã hội ở Việt Nam.
- Mạc Tiến Anh (2005), An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực, NXB Lao động Xã hội, Hà nội,.
- Nguyễn Hữu Chí (4/2010), tham luận “Chính sách, pháp luật về Cứu trợ xã hội ở Việt Nam hiện nay” tại hội thảo “chinh sách pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay” do viện KAS tại Việt Nam và Viện nhà nước và pháp luật tổ chức..
- Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia..
- Pruno Palier Louis- Charles Viossat (2003), Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hóa, Nxb.
- Cục bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TBXH (2008), “Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2008 và chương trình công tác năm 2009”.
- Cục bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TBXH (2009) “Báo cáo tình hình thực hiện các chính sách an sinh xã hội”.
- Cục bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TBXH (2009), “Báo cáo tình hình công tác cứu trợ đột xuất năm 2009”.
- Cục bảo trợ xã hội, Bộ LĐ- TBXH (2010), “Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2009 và chương trình công tác năm 2010”.
- Bùi Quang Dũng (4/2010) Tham luận “An sinh xã hội ở Việt Nam: hiện trạng và các vấn đề” tại hội thảo “chinh sách pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay” do viện KAS tại Việt Nam và Viện nhà nước và pháp luật tổ chức..
- Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Rober Leroy Bach (2005), Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam, Nxb thế giới 12.
- Hệ thống văn bản pháp luật về chính sách cứu trợ xã hội và các cơ sở bảo trợ xã hội.
- Trần Thị Nhung (2009), Đảm bảo xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay, Nxb từ điển bách khoa.
- Margaret, Carlo del Ninno, Emil Tesliuc và Azedine Ouerghi (2007), Thiết kế và triển khai các mạng lưới an sinh hiệu quả về bảo trợ và thúc đẩy xã hội, Nxb văn hóa, thông tin.
- Phạm Hữu Nghị (4/2010), Tham luận “tiêu chí đánh giá chính sách, pháp luật về an sinh xã hội” tại hội thảo “chính sách pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay” do viện KAS tại Việt Nam và Viện nhà nước và pháp luật tổ chức..
- Ngân hàng thế giới (2008), thiết kế và triển khai các mạng lưới an sinh hiệu quả về bảo trợ và thúc đẩy xã hội , Nxb văn hóa thông tin.
- Nghị định số Nghị định 13 /2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội..
- Nguyễn Hiền Phương (2008), Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội tại Việt Nam, đề tài luận án Tiến sỹ..
- Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020..
- Đinh Công Tuấn (2008), Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb khoa học xã hội..
- Trường Đại học Lao động - xã hội (2007), Giáo trình Cứu trợ xã hội, Nxb Lao động- xã hội.
- Trường Đại học Lao động - xã hội (2007), Giáo trình Nhập môn an sinh xã hội, Nxb Lao động- xã hội.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật an sinh xã hội, Nxb công an nhân dân..
- Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam (2010), Báo cáo tình hình tiếp nhận phân bổ tiền,hàng cứu trợ ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai năm 2009.
- Vụ bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TBXH (2006), Đánh giá về chính sách và công tác CTXH đột xuất giai đoạn 2000-2005.
- Vụ bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TBXH (2006), báo cáo tổng kết công tác bảo trợ xã hội và phương hướng nhiệm vụ các năm 2003-2007.