« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRÊN NỀN TẢNG 1000 NĂM VĂN HIẾN, ANH HÙNG


Tóm tắt Xem thử

- Thăng Long - Hà Nội..
- Kể từ đó, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành trung tâm đầu não chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá của cả nước, nơi lắng hồn núi sông, nơi kết tinh, toả sáng và lan rộng những giá trị tốt đẹp nhất của nền văn minh - văn hiến Đại Việt - Việt Nam..
- Giờ đây, bên ngưỡng cửa thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, dân tộc Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đang đứng trước những vận hội và thách thức lịch sử mới của kỷ nguyên văn minh trí tuệ, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức.
- Đây chính là thời điểm thích hợp nhất để Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nói chung, lãnh đạo và nhân dân Hà Nội nói riêng hướng tầm mắt tới tương lai từ đỉnh cao trí tuệ, nhân văn của Thủ đô tròn 1000 tuổi, cân nhắc và định hướng chiến lược phát triển bền vững trên cơ sở nghiên cứu, phát huy những giá trị văn minh - văn hiến, những nguồn lực vật chất và tinh thần của đất và người Thăng Long - Hà Nội, tạo nên nguồn xung lực phát triển mạnh mẽ Thủ đô trên tầm cao của thiên niên kỷ thứ III..
- Phát huy những giá trị cốt lõi trong tảng nền văn minh - văn hiến Thăng Long - Hà Nội Với ý nghĩa là Thủ đô của nước Việt Nam, trong lịch sử cũng như hiện tại, Thăng Long - Hà Nội là nơi tiêu biểu cho cả nước, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị và truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc.
- Vì vậy nói đến những giá trị cốt lõi trong nền tảng văn minh, văn hiến của Thăng Long - Hà Nội thì trên một mức độ nào đó cũng có nghĩa là nói đến những giá trị cốt lõi của toàn dân tộc Việt Nam.
- văn hoá - lịch sử cụ thể, Thăng Long - Hà Nội cũng có những giá trị, những sắc thái và truyền thống văn hoá riêng..
- Hệ giá trị và các truyền thống văn hoá của Thăng Long - Hà Nội đã được đề cập đến trong khá nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài 3 .
- Thứ nhất, “yêu nước” chính là giá trị cốt lõi, là yếu tố nền tảng của nền văn minh - văn hiến Việt Nam nói chung và của Thăng Long - Hà Nội nói riêng..
- Với tính cách là đế đô - Thủ đô, Thăng Long - Hà Nội từ 1000 năm nay luôn luôn là biểu tượng ngời sáng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của tinh thần đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm và cũng là biểu trưng cho tính thống nhất và khối đại đoàn kết dân tộc.
- Tinh thần yêu nước và tính chất biểu trưng cho đại nghĩa dân tộc trong tảng nền văn hiến - văn minh của Thăng Long - Hà Nội không chỉ ngời sáng lên trong những trang sử vàng đấu tranh chống ngoại xâm, loại trừ nội phản mà còn chủ yếu được thể hiện trong vai trò của chốn đế đô - nơi hội tụ ý chí, tình cảm và niềm tin của toàn cộng đồng dân tộc.
- Với tính cách là trung tâm đầu não chính trị - hành chính, kinh tế - văn hoá, sự tồn tại, thịnh suy, hưng vong của Thăng Long - Hà Nội tượng trưng cho sự phồn thịnh, hưng vong của xã tắc muôn đời.
- Đó chính là nét riêng có của Thăng Long - Hà Nội với tính cách là con tim, là khối óc của cả nước..
- Giá trị cốt lõi thứ hai trong cơ tầng văn minh, văn hiến Thăng Long - Hà Nội cần được nhấn mạnh và phát huy chính là truyền thống trọng hiền, coi trọng tài năng và trí tuệ..
- Với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, Thăng Long - Hà Nội là nơi tụ hội của nhân tài bốn phương.
- Mặt khác, truyền thống này cũng xuất phát từ nhu cầu phát triển tự thân của Thăng Long - Hà Nội.
- Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn” không chỉ là nơi tuyên ngôn cho chính sách trọng hiền của một triều đại quân chủ mà chính là sự đúc kết một kinh nghiệm lịch sử lớn và là sự khẳng định một giá trị cốt lõi, hằng xuyên của truyền thống văn hiến Thăng Long - Hà Nội..
- Tất cả đã cùng làm nên một Thăng Long - Hà Nội trí tuệ, sâu lắng và hào hoa..
- Đây chính là cơ sở quan trọng chắp cánh cho Hà Nội và cả nước trong kỷ nguyên mới của thời đại cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức..
- Ngày nay, Hà Nội đã trở thành thành phố đại học, thành trung tâm khoa học công nghệ quan trọng bậc nhất cả nước.
- Truyền thống thượng hiền, trọng dụng nhân tài phải thực sự biến thành những chủ trương, những giải pháp thực tiễn để làm cho Hà Nội tiếp tục xứng đáng là nơi tụ hội của nhân tài bốn phương và là biểu tượng của trí tuệ Việt Nam..
- Giá trị cốt lõi thứ ba trong cơ tầng văn minh - văn hiến của Thăng Long - Hà Nội là nhân văn, nhân ái, khoan hậu, dung hoà..
- Đây cũng là truyền thống, là đạo lý lớn của toàn dân tộc được kết tinh trong lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài, nhưng không rõ ở đâu giá trị, truyền thống và đạo lý đó lại toả sáng và hiện thị rõ ràng như tại không gian văn hoá Thăng Long - Hà Nội.
- Giá trị cốt lõi thứ tư và cũng là một nét văn hoá đặc trưng của người Thăng Long - Hà Nội là hào hoa, thanh lịch trong lối sống, trong ứng xử hằng ngày..
- Là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương, Thăng Long - Hà Nội đã luôn mở rộng lòng mình đón nhận những tinh hoa văn hoá được những dòng người từ mọi vùng quê, mọi ngả đường đất nước mang chuyển về bằng những phương tiện và phương thức khác nhau, trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau.
- Từ rất sớm, Thăng Long - Hà Nội cũng đã trở thành một đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng nhất của cả nước, qua đó những tinh hoa văn hoá Đông - Tây đã được tiếp thu, thẩm thấu có chọn lọc, đồng thời những giá trị và thế ứng xử dân tộc có điều kiện tiếp xúc, giao lưu, cọ xát và sàng lọc.
- Đó chính là nét hào hoa, thanh lịch riêng có của đất và người Thăng Long - Hà Nội..
- Trong những thời điểm và những hoàn cảnh nhất định, do tác động của những nhân tố cụ thể nào đó mà những dáng nét hào hoa, dung dị của Thăng Long - Hà Nội bị va đập, biến dạng, lu mờ, thậm chí chỉ còn lại như những hoài niệm “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo - nền cũ lâu đài bóng tịch dương”.
- Lại có lúc dường như vẻ hào hoa, thanh lịch vốn có của Hà Nội bị đe dọa nghiêm trọng bởi những sự gấp gáp, xô bồ, lai căng của thời kỳ kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế.
- Tuy nhiên, điều gì đã và đang xảy ra với Hà Nội cũng là những gì đã và đang xảy ra với cả nước và với thủ đô của nhiều nước trên.
- Đường lối văn hoá của Đảng nhằm xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chính là kim chỉ nam đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung trong việc thực hiện những giải pháp thực tiễn để phát huy cao độ những tinh hoa văn hoá truyền thống, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh hiện đại của nhân loại, đưa văn minh - văn hiến Việt Nam lên tầm cao mới của thời đại..
- Thứ năm, tiên phong, hiện đại, đổi mới chính là một trong những giá trị cốt lõi được chung đúc, kết tinh trong cơ tầng văn hiến của Thăng Long - Hà Nội..
- Đức Lý Thái Tổ chính là người đã phát hiện ra thế đất “rồng bay” của Thủ đô Hà Nội.
- Trải qua 1000 năm, Thăng Long - Hà Nội đã và vẫn luôn xứng đáng với vị thế “rồng bay” của mình.
- Trong thời đại Hồ Chí Minh, tính tiên phong của Hà Nội ngày càng được phát huy và toả sáng.
- Cũng chính Hà Nội là nơi đã đập tan ý chí xâm lăng của Mỹ trong trận Điện Biên Phủ trên không oai hùng.
- Tiếp đó, Hà Nội lại là nơi khơi nguồn cho ánh sáng trí tuệ của công cuộc Đổi mới, mở đường cho công cuộc chấn hưng dân tộc và hội nhập quốc tế..
- Những giá trị cốt lõi trên đây không tồn tại tách biệt nhau, mà ngược lại cùng hoà quyện, tạo nên bản sắc và cơ tầng văn minh - văn hiến của đất và người Thăng Long - Hà Nội trong suốt 1000 năm qua và tiếp tục là bệ đỡ tinh thần, là yếu tố dẫn đường và quy tụ sức mạnh tổng hợp của Thủ đô trong thiên niên kỷ mới..
- Phát huy những nguồn lực và lợi thế phát triển.
- Trong bối cảnh của kỷ nguyên văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, Thủ đô Hà Nội đang đứng trước những bài toán phát triển với những cơ hội vô cùng thuận lợi cùng với những thách thức cam go, nan giải.
- Để xây dựng và triển khai có hiệu quả chiến lược và các kế hoạch phát triển bền vững, Hà Nội cần phát huy tốt nhất các nguồn lực và lợi thế..
- Hà Nội ở tọa độ địa lý thuận lợi về nhiều mặt, với 105 0 87 kinh độ đông và 21 0 05 vĩ độ bắc.
- Phía bắc có dải Tam Đảo cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km nơi hội tụ các dãy núi và thung lũng.
- Thiên nhiên Hà Nội phong phú, tươi đẹp, nơi hội tụ núi - sông - hồ.
- Sau 1000 năm, Hà Nội ngày nay và Thăng Long xưa tuy khác nhau nhiều về địa lý, tự nhiên nhưng những điểm ưu việt của điều kiện địa lý và tự nhiên của Thăng Long cùng với những ưu thế mới sau khi mở rộng vẫn tạo ra những thế mạnh cho Hà Nội.
- Từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã của Bắc Bộ cũng như của cả nước rất dễ dàng bằng cả đường ô tô, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
- Thêm nữa, với cảnh sắc tươi đẹp và con người thanh lịch, Hà Nội là nguồn cảm hứng sáng tạo thơ ca, nhạc, họa, tạo nên sức hút du khách bốn phương… Đó là những yếu tố thuận lợi gắn bó chặt chẽ Hà Nội với cả nước và tạo điều kiện để Hà Nội giao lưu, hội nhập quốc tế, khu vực, tham gia vào quá trình phát triển năng động của vùng Đông Nam Á - Thái Bình Dương..
- Về kinh tế, đồng thời với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, Hà Nội có nhiều ngành nghề truyền thống có giá trị kinh tế và văn hoá cao.
- những giá trị truyền thống và các thành tựu văn hoá nếu được phát huy đầy đủ, hiệu quả, sẽ chuyển hoá trực tiếp thành các tác nhân kinh tế cho quá trình phát triển..
- Với tư cách là Thủ đô, Hà Nội có một số thuận lợi cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Hà Nội được Đảng, Nhà nước chỉ đạo, tập trung đầu tư về mọi mặt trong quá trình xây dựng và phát triển.
- Hà Nội cũng là nơi đặt đại sứ quán của nhiều quốc gia trên thế giới và diễn ra các hoạt động ngoại giao quan trọng.
- Hà Nội là nơi tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao, phần lớn các chuyên gia đầu ngành đang công tác, nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở Thủ đô.
- Hà Nội đã và sẽ giữ vai trò là trung tâm kinh tế lớn nhất ở Bắc Bộ, trung tâm kinh tế lớn của cả nước có sức hút và khả năng lan toả rộng lớn, tác động trực tiếp tới quá trình phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước.
- Với dân số hơn 6,5 triệu người, Hà Nội là một thị trường lớn, đồng thời có khả năng khai thác thị trường rộng lớn của vùng và của cả nước để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm công, nông nghiệp và dịch vụ..
- Nguồn lực quan trọng bậc nhất và cũng là lợi thế hàng đầu của Hà Nội chính là nguồn tài nguyên văn hoá và nguồn lực con người..
- Hà Nội trước đây được xây dựng, phát triển trên nền tảng vững chắc của quá khứ với Cổ Loa - Thăng Long - Hà Nội, và sau khi mở rộng, có thêm phần đất của 4 xã Lương Sơn - Hoà Bình, huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc và toàn bộ tỉnh Hà Tây - vùng đất của trấn.
- Đó là nguồn tài nguyên vô giá, là nguồn lực nội sinh đặc biệt mà Hà Nội phải gìn giữ, phát triển, phát huy trên con đường đi tới văn minh, hiện đại..
- Chủ thể trực tiếp xây dựng, bảo vệ kinh đô - thủ đô, sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hoá, văn hiến độc đáo và giàu có trên mảnh đất nghìn năm là cộng đồng người Thăng Long - Hà Nội.
- Là Tổng hành dinh cơ quan lãnh đạo cao nhất đất nước, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế, giao thương quốc tế, Thăng Long - Hà Nội luôn luôn là địa bàn thu hút, tập hợp những lực lượng tinh túy nhất trong cộng đồng dân tộc.
- Hiện nay, Hà Nội có dân số 6,5 triệu người - một nguồn nhân lực dồi dào, trong đó có hàng vạn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan trung ương và thành phố.
- hàng chục vạn đảng viên sinh hoạt tại Đảng bộ Hà Nội và các đảng bộ trực thuộc Trung ương.
- Đây là nguồn lực quan trọng và quý giá nhất, là lợi thế duy nhất có của Hà Nội cần phải được đánh giá và phát huy tốt nhất trong thời kỳ mới..
- Đồng thời với những thuận lợi, những nguồn lực và lợi thế, trong quá trình phát triển, Hà Nội đã, đang và sẽ còn phải đối phó, giải quyết với nhiều khó khăn, thách thức gay gắt.
- 1000 năm qua, các thế hệ người Thăng Long - Hà Nội ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về sử dụng, phát huy ngày càng hiệu quả các nguồn lực phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ kinh đô - thủ đô và để lại cho các thế hệ hôm nay những bài học lịch sử quí giá.
- Đó là bài học nhận thức đúng vai trò, vị trí của Thăng Long - Hà Nội để hoạch định chính xác kế sách phát triển, bảo vệ Kinh đô - Thủ đô.
- bài học về xây dựng con người, cộng đồng và đội ngũ lãnh đạo, quản lý có tâm, có tầm và có tài sử dụng, phát huy các nguồn lực để phát triển bền vững Thăng Long - Hà Nội.
- vẫn vẹn nguyên giá trị và đó cũng chính là hành trang không thể thiếu để Hà Nội vững bước vào tương lai..
- Góp phần định hướng phát triển bền vững Thủ đô trong thiên niên kỷ mới.
- Ở thời điểm cuối thập niên thứ nhất, chuẩn bị bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, sự nghiệp phát triển, bảo vệ Thủ đô Hà Nội nói chung, quá trình khai thác, phát huy các nguồn lực để phát triển Thủ đô nói riêng, ngày càng gắn bó sâu sắc với công cuộc phát triển, bảo vệ đất nước.
- Giải bài toán tạo nguồn lực, động lực phát triển Thủ đô được xem xét, thực hiện ở tầm quốc gia và tầm nhìn quốc tế.
- Trong phạm vi quốc gia, vấn đề quy hoạch, phân bổ, khai thác, bảo vệ nguồn lực của Hà Nội phải gắn chặt với quy hoạch, phân bổ, khai thác các tiềm lực của vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và quy hoạch tổng thể của cả nước.
- Rộng hơn, trên phạm vi toàn cầu, phải đặt quá trình phát triển Hà Nội trong dòng chảy của thời đại, với phương châm tiến kịp thời đại - để có một Thủ đô văn minh, hiện đại, không thể không hình thành một tầm nhìn như vậy.
- Hà Nội vâ ̃ n chủ động dự báo, tranh thủ các nhân tố quốc tế thuận lợi để phát triển nhanh và dự phòng, chuẩn bị đối phó, khắc phục sự tác động của các nhân tố tiêu cực, các rủi ro, hiểm họa.
- Tỉnh táo phân tích, đánh giá tiềm lực và trình độ phát triển của Hà Nội trong tương quan so sánh với Thủ đô các nước.
- Nhìn lại lịch sử 1000 năm, đánh giá hiện trạng và dự báo xu hướng phát triển, cần thiết và có thể đưa ra một tầm nhìn trung hạn và dài hạn cho chặng đường phát triển tới của Thủ đô Hà Nội, với hai cột mốc quan trọng..
- Cột mốc thứ nhất vào thời điểm năm 2020, khi Hà Nội trở thành Thủ đô của một đất nước có hơn 100 triệu dân.
- Đến thời điểm đó, Hà Nội đã hoàn thành và triển khai một bước quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội.
- Cột mốc thứ hai vào giữa thế kỷ XXI, Hà Nội trở thành Thủ đô văn minh, hiện đại với quy mô dân số hơn 10 triệu người.
- có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, nền giáo dục chất lượng cao, khoa học, công nghệ tiên tiến, môi trường xã hội lành mạnh, văn hoá phát triển phong phú.
- Hà Nội sẽ là một trong những thủ đô giàu đẹp, có vị thế xứng đáng trong khu vực và trên thế giới..
- Từ nay đến năm 2020 nhiệm vụ lịch sử đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô là tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp khả thi theo quan điểm chỉ đạo nhất quán trên cơ sở tính toán và chuẩn bị các phương án phát triển..
- Trong bối cảnh lịch sử mới, kế thừa những thành quả to lớn của 25 năm Đổi mới, quan điểm phát triển Thủ đô phải thể hiện được những tư duy mới của toàn Đảng, bắt.
- Phải phát huy đến mức cao nhất hiệu quả của nguồn lực tổng hợp của Hà Nội, của Trung ương, của cả nước, của quốc tế để phát triển Thủ đô nhanh, toàn diện, bền vững, trong đó phải đặc biệt coi trọng phát huy các tài nguyên văn hoá và tiềm lực trí tuệ vốn là thế mạnh của Thủ đô.
- Thủ đô Hà Nội phải thật sự là thành phố kiểu mẫu của cả nước, vững về chính trị, giàu về kinh tế, cao về trí tuệ, đẹp về văn hoá, nhân văn về xã hội, xanh sạch về môi trường..
- Để luôn ở tư thế chủ động, tránh lâm vào tình thế bị động, Hà Nội cần nâng cao khả năng, trình độ dự báo, chuẩn bị đồng thời kịch bản phát triển ở cả 3 cấp độ: phương án phát triển tối đa, phương án phát triển trung bình và phương án phát triển tối thiểu..
- Muốn phát triển toàn diện, bền vững, trong 10 năm tới, Hà Nội tất yếu phải triển khai đồng bộ các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại nhằm khai thác, phát huy tất cả các nguồn lực vốn có và có thể tạo thêm.
- (3) Xây dựng con người, cộng đồng thanh lịch, văn minh và phát triển văn hoá.
- Nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định thành bại của quá trình phát triển Thủ đô trong thời kỳ mới - có thể xem là kinh nghiệm hàng đầu, là khâu đột phá của đột phá, chính là chất lượng đội ngũ cán bộ, chất lượng của cộng đồng dân cư.
- Tổng kết một năm thực hiện chủ trương điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô, Thành ủy Hà Nội.
- Khơi dậy niềm vinh dự, tự hào và ý thức trách nhiệm của người Hà Nội đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô, nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp nhân dân” 6 .
- Ở thời điểm năm 2010, khi Hà Nội tròn 1000 năm tuổi, Thủ đô đứng trước thời cơ, vận hội phát triển vô cùng to lớn.
- Đảng bộ, chính quyền và hơn 6,5 triệu người dân Hà Nội đang phấn chấn, tích cực lao động, sáng tạo với tâm nguyện đóng góp công sức chuẩn bị vào tổ chức Đại lễ 1000 năm.
- Đảng bộ Hà Nội đang tích cực chuẩn bị, tiến hành đại hội đảng các cấp và Đại hội Đại biểu thành phố lần thứ XV - Đại hội có trách nhiệm đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển Thủ đô trong 5 năm tới và định hướng chiến lược phát triển Thủ đô tới năm 2030 và tầm nhìn 2050.
- Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp với thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô… Đường hướng phát triển Thủ đô ngày càng sáng tỏ.
- các nguồn lực và điều kiện để phát triển Thủ đô đã được chuẩn bị sẵn sàng.
- Dù còn không ít khó khăn, thách thức, song sự thật, chưa bao giờ Hà Nội lại hội tụ đủ các nhân tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” để cất cánh như ở thời điểm kết thúc lịch trình phát triển 1000 năm, bước vào thiên niên kỷ phát triển thứ hai..
- Lịch sử hào hùng, hiện tại đổi mới, triển vọng tốt đẹp, cho phép tin tưởng vững chắc vào tương lai tươi sáng của Hà Nội giàu đẹp, thanh lịch, văn minh - Thủ đô anh hùng, văn hiến, hoà bình..
- “Phương hướng, giải pháp lớn phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hoá để phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội đến năm 2020”, do GS.
- 6 Thành ủy Hà Nội: Báo cáo kết quả một năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính của Thủ đô, số 63 BC/TU, ngày