« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An


Tóm tắt Xem thử

- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ.
- PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT.
- NAM - CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN.
- CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60340410.
- Khi nền kinh tế càng phát triển thì yếu tố vốn càng trở nên quan trọng, nó là yếu tố không thể thiếu đối với các chủ thể để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tại mỗi thời điểm luôn luôn xuất hiện hai nhu cầu: nhu cầu cần vốn để thay đổi công nghệ, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Ngân hàng thương mại một trung gian tài chính có vai trò rất quan trọng trong việc huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, tiến hành cho các chủ thể cần vốn vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của cả nền kinh tế..
- Hiện nay, các ngân hàng đang trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về vốn, nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ và công nghệ nhằm tăng hiệu quả hoạt động, gia tăng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận.
- Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn khi mà nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức hiện nay đã và đang được phân tán qua nhiều kênh huy động khác với hình thức ngày càng đa dạng và mang lại lợi nhuận hấp dẫn.
- Khó khăn trong công tác huy động vốn nói chung ở các ngân hàng và ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - chi nhánh tỉnh Nghệ An (BIDV Nghệ An) cũng không ngoại lệ.
- Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố cạnh tranh nêu trên do kinh tế của tỉnh Nghệ An có nhiều chuyển biến mạnh, các ngân hàng ngày càng mở rộng về quy mô và phạm vi hoạt động.
- Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, hoạt động huy động vốn còn chịu sự chi phối rất lớn.
- bởi các qui định từ phía Ngân hàng Nhà nước – với vai trò là Ngân hàng nhà nước trong việc điều hành thực thi chính sách tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội đất nước.
- Vì vậy việc đưa ra được giải pháp để vừa tăng trưởng và vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động dịch vụ huy động vốn là hết sức khó khăn đối với BIDV Nghệ An trong giai đoạn hiện nay..
- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn mà tác giả lựa chọn nghiên cứu “Phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn của mình..
- Câu hỏi nghiên cứu: Giải pháp nào để phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An trong thời gian tới?.
- Mục đích nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp nhằm Phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh tỉnh Nghệ An..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn của NHTM..
- Đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn của BIDV Nghệ An..
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn của BIDV Nghệ An..
- Đối tượng nghiên cứu.
- Hoạt động phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng.
- TMCP đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nghệ An..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Nội dung: Tình hình phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn..
- Không gian: Ngân hàng TMCP ĐT&PT Nghệ An..
- Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn của NHTM.
- Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn của BIDV Nghệ An.
- Qua đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn của BIDV Nghệ An..
- Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại.
- Chương 3: Thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tai BIDV Nghệ An.
- Chương 4: Giải pháp phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tai BIDV Nghệ An.
- TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA.
- Trong hoạt động ngân hàng, vốn là điều kiện tiên quyết, là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh.
- Do vậy, huy động vốn là điều kiện đầu tiên, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng và thực tiễn cho thấy cạnh tranh trên lĩnh vực huy động vốn chính là cuộc cạnh tranh nóng bỏng và gay gắt nhất của các NHTM.
- Xuất phát từ thực tiễn trên, trong thời gian qua vấn đề về vốn và huy động vốn tại các NHTM đã được rất nhiều các tác giả lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu trong một số vấn đề khoa học, trong các công trình nghiên cứu sinh và một số bài bình luận trên các tạp chí khoa học như:.
- Một số các công trình nghiên cứu khoa học:.
- Giải pháp tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Công thương Ba Đình.
- Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế quốc dân..
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh Hoàn Kiếm..
- Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc gia Hà Nội..
- Tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Hồ.
- Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân..
- Huy động vốn tại Ngân hàng ngoại thương chi.
- Luận văn thạc sỹ, Trường Học viện ngân hàng..
- Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội, chi nhánh Hoàn Kiếm.
- Giáo trình một số tác giả như:.
- Tác giả Võ Thị Thuý Anh và Lê Phương Dung, năm 2009 với giáo trình Nghiệp vụ tài chính của Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội..
- Tác giả Phan Thị Cúc, năm 2009 với giáo trình Bài tập – bài giảng nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh..
- Tác giả: Lê Vinh Danh, năm 2009 với giáo trình Tiền và hoạt động ngân hàng của Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hồ Chí Minh..
- Tác giả Nguyễn Đăng Dờn, năm 2009 với giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh..
- Tác giả Phan Thị Thu Hà, năm 2009 với giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại của Nhà xuất bản Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh..
- Tác giả Lê Thị Mận, năm 2010 với giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ của Nhà xuất bản Lao động Xã hội Hà Nội..
- Tác giả Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung, năm 2011 với giáo trình Tiền tệ ngân hàng của Nhà xuất bản Phương Đông thành phố Hồ Chí Minh..
- Tác giả Nguyễn Minh Kiều, năm 2011 với giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại của Nhà xuất bản Lao động Xã hội Hà Nội..
- Bàn về vấn đề các nguồn huy động vốn của NHTM, các tác giả có khá nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.
- Nhóm tác giả Nguyễn Minh Kiều, tác giả Lê Vinh Danh, tác giả Võ Thị Thuý Anh và Lê Phương Dung, tác giả Nguyễn Thị Hường, tác giả Nguyễn Thị Thủy cho rằng NHTM có thể huy động vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ.
- phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
- vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài.
- vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước..
- Trái ngược với quan điểm này, các tác giả: Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung, tác giả Lê Thị Mận và tác giả Phan Thị Cúc lại cho rằng: nguồn vốn huy động (NVHĐ) của NHTM không bao gồm nguồn vốn vay.
- Tác giả Nguyễn Đăng Dờn phân loại vốn huy động theo tính chất gồm 2 nhóm: vốn huy động định kỳ gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (TCKT) cá nhân và tổ chức tín dụng (TCTD) khác.
- vốn huy động định kỳ gồm: tiền gửi định kỳ, TGTK (tiền gửi tiết kiệm) của cá nhân và tổ chức, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu..
- Tác giả Vũ Thu Giang, Vũ Thị Kim Oanh phân chia NVHĐ theo thành phần, gồm: các NHTM có thể huy động vốn từ dân cư từ TGTK, tài khoản tiền gửi cá nhân, phát hành chứng từ có giá.
- huy động từ doanh nghiệp.
- huy động từ các tổ chức tín dụng qua vay từ NHTM và các TCTD khác, vay Ngân hàng nhà nước, nguồn vốn tài trợ ủy thác.
- Tác giả Vũ Thị Kim Oanh cũng phân loại NVHĐ theo hình thức và cho rằng: phát hành giấy tờ có giá về bản chất là đi vay nên NHTM huy động vốn từ tiền gửi và tiền vay gồm phát hành giấy tờ có giá, vay ngân hàng trung ương , vay các TCTD khác..
- Theo tác giả Trần Nhã Trân, Đỗ Minh Huệ thì NHTM huy động vốn qua vốn chủ sở hữu, vốn nợ bao gồm: vốn huy động từ tiền gửi, vốn vay trên thị trường liên ngân hàng, vốn vay trên thị trường vốn, vốn vay NHNN và huy động từ nguồn vốn khác.
- Tác giả Trương Thị Hải Yến cho rằng nguồn vốn huy động của NHTM bao gồm nguồn vốn tiền gửi, phát hành các giấy tờ.
- Bàn về quan niệm hiệu quả hoạt động huy động vốn, các tác giả:.
- Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Hằng Nga có cùng cách hiểu về hiệu quả huy động vốn của NHTM là kết quả huy động mà ngân hàng đạt được, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo được mục tiêu an toàn và sinh lợi cao cho ngân hàng trong từng thời kỳ.
- Tác giả Nguyễn Quỳnh Nga còn cho rằng hoạt động huy động vốn vốn đạt hiệu quả khi huy động vốn có khả năng tích hợp với dịch vụ mà ngân hàng đưa ra.
- Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương lại đưa ra quan niệm về chất lượng huy động vốn dựa trên định nghĩa của tổ chức quốc tế về chất lượng trong tiêu chuẩn hoá ISO “chất lượng là tổng thể các đặc điểm và đặc tính của một sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng của nó thỏa mãn được nhu cầu được nêu ra” hay nói ngắn gọn“ chất lượng là phù hợp với mục đích và sự sử dụng”.
- Theo vậy, tác giả đưa ra quan niệm như sau.
- chất lượng huy động vốn là sự phù hợp giữa khả năng huy động vốn và nhu cầu sử dụng vốn”.
- Tác giả Đỗ Văn Trường thì cho rằng huy động vốn có hiệu quả là huy động vốn ổn định, vừa đủ, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng..
- Bàn về các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn, hầu hết các tác giả đều sử dụng các tiêu chí: quy mô nguồn vốn tiền gửi, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi, cơ cấu nguồn vốn tiền gửi, chi phí huy động nguồn vốn tiền gửi qua các chỉ tiêu: chi phí lãi, chi phí phi lãi, cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
- Tác giả Nguyễn Thị Mai đưa thêm chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
- Tác giả Đỗ Văn Trường sử dụng thêm một vài chỉ tiêu: sự đa dạng của các hình thức huy động vốn như đa dạng của các công cụ huy động vốn, đa dạng về kỳ hạn và lãi suất, đa dạng về các loại tiền tệ.
- Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương sử dụng thêm các chỉ tiêu: chi phí huy động biên, xác định lãi suất huy động theo phương pháp định giá cá biệt, xác định chi phí lãi suất dựa trên tỷ lệ lạm phát và thu nhập kỳ vọng của người gửi tiền để đánh giá tính hợp lý.
- của chi phí huy động vốn..
- Ngoài ra, tác giả cho rằng bên cạnh các tiêu chí định lượng thì các tiêu chí định tính để đánh giá hoạt động huy động vốn cũng rất quan trọng, đó là độ hài lòng khách hàng, đảm bảo an toàn vốn huy động, khả năng mở rộng và phát triển hoạt động, mức độ thuận tiện và lợi ích của khách hàng gửi tiền..
- Bàn về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, nhiều tác giả đồng quan điểm khi đưa ra các nhân tố chủ quan là chính sách lãi suất.
- cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng.
- mạng lưới hoạt động uy tín, thương hiệu.
- sự đa dạng các dịch vụ, sản phẩm huy động, chiến lược kinh doanh.
- trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng và các nhân tố khách quan là pháp luật, chính sách Nhà nước.
- tình trạng nền kinh tế.
- Tác giả Nguyễn Hằng Nga và tác giả Nguyễn Thị Mai cho rằng các yếu.
- BIDV Nghệ An Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh của BIDV Nghệ An các năm Báo cáo Tổng hợp kết quả kinh doanh BIDV Nghệ An Nghệ An..
- Trương Đình Chiến (2010), Giáo trình quản trị marketing, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội..
- Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, TP Hồ Chí Minh..
- Nguyễn Thành Độ - Nguyễn Ngọc Huyền (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội..
- 5.Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội..
- Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
- Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông.
- Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Nghệ An Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm Nghệ An.
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Nghệ An Báo cáo Kế hoạch kinh doanh năm Nghệ An.