« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển chương trình nhà trường trong mối liên hệ với dạy học theo chủ đề và nhận thức của giáo viên: Nghiên cứu ở trường chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ VÀ NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN: NGHIÊN CỨU Ở TRƯỜNG CHUYÊN NGUYỄN THỊ MINH KHAI, TỈNH SÓC TRĂNG.
- Chương trình nhà trường, nhận thức của giáo viên, thiết kế dạy học theo chủ đề Keywords:.
- Giáo viên các trường phổ thông cần thiết kế dạy học theo chủ đề nhằm phát huy năng lực người học, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tuy nhiên, thực hiện chủ trương này gặp nhiều khó khăn do bị vướng trong phân phối chương trình hiện hành.
- Nhằm khắc phục tình trạng xây dựng chủ đề theo cách ghép cơ học các nội dung dạy học và hỗ trợ giáo viên sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực, trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, tỉnh Sóc Trăng đã phát triển chương trình nhà trường trong vài năm học gần đây.
- Thực tế việc xây dựng và ứng dụng chương trình nhà trường không chỉ đáp ứng mục tiêu giáo dục của trường chuyên mà còn làm thay đổi nhận thức của giáo viên..
- Phát triển chương trình nhà trường trong mối liên hệ với dạy học theo chủ đề và nhận thức của giáo viên: Nghiên cứu ở trường chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, tỉnh Sóc Trăng.
- Chương trình nhà trường (CTNT) đã được bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) cho phép thực.
- BGDĐT ngày 25/6/2013 hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013).
- khoa sư phạm và các trường phổ thông khác trên phạm vi cả nước tự nguyện tham gia từng phần hoặc toàn bộ các hoạt động thí điểm phát triển CT giáo dục nhà trường phổ thông” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013).
- Bên cạnh, một trong những yêu cầu quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học là tăng cường tính chủ động và hướng tới phát triển năng lực người học vốn đã được thực hiện tích cực và có hiệu quả trong khoảng 10 năm gần đây (Nguyễn Trọng Hoàn, 2017).
- Bước đầu nhiều trường đã khuyến khích tổ chuyên môn (CM) xây dựng các chủ đề dạy học theo cách sắp xếp các bài có nội dung gần nhau và bỏ đi những phần kiến thức trùng lặp..
- Tuy vậy, việc thiết kế theo cách này đã gặp phải một số trở ngại do phân phối chương trình hiện hành bố trí theo từng tiết học và theo tiến độ thời gian thống nhất trong toàn quốc.
- Kết quả là một số thầy cô giáo, theo năng lực hiểu biết của bản thân, đã lắp ghép cơ học các nội dung và thiết kế chắp vá các phương pháp dạy học để đáp ứng đòi hỏi của việc dạy theo chủ đề.
- Chỉ khi nào các trường phổ thông tự xây dựng một chương trình riêng với đặc điểm phù hợp thực tế địa hương và thực trạng đội ngũ, không vượt khỏi khung chương trình hiện hành thì khi đó nhà trường mới có khả năng hỗ trợ giáo viên khắc phục các trở ngại nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới..
- Xuất phát từ suy nghĩ đó, trong ba năm học trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, tỉnh Sóc Trăng đã phát triển CTNT với mong muốn xây dựng một chương trình dạy học đồng bộ, hỗ trợ tốt nhất cho việc dạy học theo chủ đề từ chương trình hiện hành.
- Phát triển CTNT vừa đáp ứng yêu cầu dạy học sinh (HS) các lớp chuyên vừa bước đầu đã làm thay đổi nhận thức trong đội ngũ giáo viên (GV)..
- 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
- 2.1 Phát triển CTNT và xây dựng chủ đề dạy học.
- Theo Trần Trọng Hà (2015), CTNT được hiểu là “Chương trình do nhà trường phát triển dựa trên chương trình quốc gia nhưng có điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với đối tượng HS, điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường”.
- Mặc dù do nhà trường ban hành nhưng việc phát triển CTNT cần “đảm bảo chuẩn kiến thức bậc học, đảm bảo tính cập nhật và hiện đại và đảm bảo các quy tắc, quá trình dạy học” (Trần Hữu Hoan, 2011).
- Theo Nguyễn Hữu Châu (2006) thì cơ sở quan trọng để xây dựng chương trình theo định hướng phát triển năng lực là hoạt động vì dạy học dựa trên các hoạt động nhằm khắc phục sự thụ động và đơn điệu trong học tập cũng như khắc phục sự tách rời khỏi nhu cầu và các mối quan tâm của HS trong chương trình truyền thống.
- cơ sở lí luận của chương trình này là con người chỉ có thể học những gì mà họ trải qua..
- Trong hướng dẫn xây dựng thí điểm CTNT, Bộ GD&ĐT (2013) đã đề xuất các công việc mà trường phổ thông phải thực hiện gồm (1) Điều chỉnh cấu trúc nội dung dạy học trong chương trình hiện hành và xây dựng kế hoạch giáo dục mới ở từng môn học, hoạt động giáo dục và của nhà trường.
- (2) Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HS và (3) Đổi mới quản lý hoạt động dạy học, giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả phát triển chương trình giáo dục nhà trường.
- Chính vì vậy, điều chỉnh nội dung của chương trình hiện hành và xây dựng kế hoạch giáo dục mới của từng môn học là những công việc khó nhất bởi lẽ nếu lấy phân phối chương trình hiện tại của Bộ GD&ĐT mà soạn bài theo chủ đề dạy học thì GV sẽ gặp khó khăn về mặt thời gian của mỗi tiết học.
- Nếu phát triển chương trình hiện hành thành chương trình giáo dục của riêng đơn vị theo hướng xóa bỏ những thông tin lạc hậu, trùng lặp, trên ngưỡng hoặc dưới ngưỡng tiếp nhận của HS thì GV sẽ rất chủ động về mặt thời gian.
- Nội dung dạy học được thiết kế theo kiểu chủ đề, trải dài trong nhiều tiết, mỗi tiết là một số hoạt động phục vụ cho chủ đề đó và thời gian có thể co dãn tùy vào đối tượng HS.
- Bộ GD&ĐT (2013) cũng đặc biệt yêu cầu các trường phổ thông cần xây dựng chủ đề liên môn trong khi phát triển CTNT.
- Chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học chưa được xây dựng trong chương trình các môn học hiện hành.
- Một chủ đề dạy học bao gồm các nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau (có thể đang trùng nhau) trong các môn học hiện hành có liên hệ nhau thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Từ đó, phạm vi kiến thức cũng không còn gói gọn trong chương trình dạy học mà sẽ vươn ra các vấn đề thời sự của địa phương và đất nước hoặc các lĩnh vực khác thuộc đời sống chính trị xã hội.
- Thẩm quyền quyết định thuộc về nhà trường “Xét nội dung của chủ đề liên môn, điều kiện về giáo viên.
- mỗi chủ đề liên môn được đưa bổ sung vào kế hoạch dạy học của một môn học nào đó do nhà trường quyết định”.
- Khi phát triển CTNT theo hướng như đã trình bày thì dạy học theo chủ đề sẽ rất thuận lợi cho GV cũng như cán bộ quản lí..
- Song song đó, việc xây dựng các chủ đề liên môn cũng giúp cho HS bớt đi nhàm chán do tình trạng lặp lại nội dung kiến thức ở các môn trong cùng một lĩnh vực khoa học..
- Về quy trình dạy học, nếu áp dụng thiết kế theo chủ đề thì một tiết học sẽ được tiến hành dựa trên các hoạt động dạy học và qua đó mục tiêu đạt đến là một đơn vị kiến thức hay kĩ năng cụ thể.
- Các bước dạy học trở nên linh động và sát với đối tượng HS hơn.
- 2.2 Cách thức phát triển CTNT theo chủ đề dạy học.
- Từ năm học Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Thị Minh Khai tỉnh Sóc Trăng đã bắt đầu chủ trương phát triển chương trình trường chuyên theo hướng thiết kế lại chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006).
- đơn vị vẫn chỉ mới dừng lại ở việc xây dựng lại phân phối chương trình, gom một số bài gần nhau để dạy chung và sách giáo khoa vẫn là tài liệu dạy học chính thức.
- Hai năm học tiếp theo, công tác phát triển chương trình cũng chưa thực sự tiến bộ nhiều mặc dù một số môn khác như Ngữ văn, Toán, Hóa học, Sinh học cũng bắt đầu tham gia sắp xếp lại chương trình.
- Nguyên nhân chính là GV chưa thực sự tuân thủ các bước xây dựng chương trình và cán bộ quản lí vẫn chưa tạo được “khoảng không gian tác nghiệp” cần thiết cho GV tham gia..
- Sau hai tháng chuẩn bị, tổ Ngữ văn trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai đã phát triển được chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11 theo hướng dạy học theo chủ đề.
- Trường sử dụng quan điểm của Trần Thanh Bình và Phan Tấn Chí (2014) để xây dựng chương trình gồm các bước sau:.
- Bước 2: Tiến hành phân tích chương trình hiện hành để thấy được những nội dung cơ bản cần đạt.
- Song song đó, Hiệu trưởng cũng chỉ đạo nhóm GV môn Lịch sử cùng thảo luận với GV Ngữ văn để tìm những vấn đề chung gần gũi giữa hai bộ môn nhằm xây dựng các chủ đề liên môn..
- Bước 4: Xây dựng chương trình môn học..
- Bước 5: Thiết kế các nội dung dạy học thành chủ đề, trong chủ đề có các hoạt động dạy học và một số hoạt động giáo dục khác..
- Sản phẩm của quy trình này này là khung chương trình và các thiết kế dạy học theo hành động.
- Ví dụ chương trình Ngữ văn 10 được biên soạn như sau:.
- Bảng 1: Chương trình Nhà trường theo chủ đề của môn Ngữ văn 10.
- Tuần Chủ đề Tên bài Số tiết.
- Chủ đề 1: Ngôn ngữ - Tạo lập và tiếp nhận.
- Chủ đề 2: Khúc ca người anh hùng thời cổ đại.
- Chủ đề 3: Bên lề lịch sử và cuộc đời.
- Chủ đề 5: Thơ dân gian – tâm tình người lao động.
- Tiết 31-36 Chủ đề 6:Thơ Trung đại Việt Nam.
- Từ CTNT môn Ngữ văn nêu trên, tổ CM tiến hành xây dựng các chủ đề dạy học.
- Trình tự xây dựng một chủ đề thường được tiến hành như sau (lấy ví dụ chủ đề 3: Bên lề lịch sử và cuộc đời).
- Bước 1: Phân tích bài học và xác định chủ đề tích hợp.
- Trước hết, cơ sở xây dựng chủ đề thường được dựa trên 3 yếu tố:.
- Vì vậy, tổ CM đã chọn chủ đề dạy học là “Bên lề lịch sử và.
- Bước 3: Xây dựng nội dung chủ đề.
- 2) Nội dung.
- Tập poster (báo tường) từ 5 đến 10 ảnh với chủ đề Những phận đời côi cút và cô Tấm trong cảm nhận của em.
- 2.3 Nhận thức của GV về phát triển CTNT Qua các bước nêu trên, các tổ CM đã dần có những buổi sinh hoạt hướng về các vấn đề phát triển chương trình nhiều hơn.
- Tuy vậy, từ đây cũng phát sinh những khó khăn nhất định như: (1) một số ít GV dù dạy theo chương trình mới nhưng tư duy và phương pháp vẫn theo lối cũ, còn nặng kiến thức, ham lí thuyết và ít hoạt động phát huy năng lực HS;.
- (2) xác định chuẩn kiến thức – kĩ năng cho từng chương trình chưa thật chặt chẽ bởi GV vẫn còn tâm lí đối phó với đề thi THPT Quốc gia của Bộ GD&ĐT, đặc biệt, tổ CM đã tránh động đến chương trình Ngữ văn lớp 12, chỉ thực hiện lớp 10 và 11..
- Nhằm đánh giá kết quả thực hiện việc phát triển CTNT, tác giả khảo sát ý kiến của GV trong đơn vị về việc quá trình xây dựng và áp dụng thực hiện.
- những khó khăn của việc xây dựng chương trình và những ý kiến của cá nhân GV đóng góp cho việc xây dựng CTNT hoặc công tác quản lí.
- Tỉ lệ này cho thấy GV các môn vừa nêu đã thực sự tham gia thực hiện xây dựng CTNT và có trải nghiệm dạy học nên tính chủ động tự nguyện cao.
- Trong câu này có hai phương án trả lời thì có 41,5% trả lời phương án một hệ thống nội dung kiến thức và kĩ năng mới phù hợp với đơn vị và 58,5% chọn một hệ thống nội dung kiến thức và kĩ năng được cải tiến từ chương trình hiện hành.
- Về những khó khăn khi phát triển CTNT, đánh giá của GV có sự phân tán.
- Kết quả này cho thấy, nếu GV thực sự làm việc, thực sự tham gia phát triển CTNT thì vấn đề này không khó.
- Hình 3: GV tự đánh giá về mức độ hiểu các vấn đề liên quan đến chương trình Với vấn đề phân biệt giữa chuẩn kiến thức.
- chương trình và nội dung trong sách giáo khoa, ý kiến của GV cũng phân hóa khá rõ.
- thay đổi thiết kế dạy học theo chủ đề.
- GV tự đánh giá khả năng vận dụng chuyển chương trình và nội dung sách giáo khoa khi thiết kế dạy học.
- (2) Cấu trúc chương trình: Trước khi đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, chính GV phải là những người có “tư duy mở”, cần chấp nhận những ý kiến trái chiều để phân tích vấn đề, hơn là ngại đổi mới, sợ khó khăn, thiếu năng động, thậm chí làm việc mang tính chống đối,… CTNT cần hướng đến phát triển năng lực người học.
- (3) Công tác của tổ CM: Xây dựng chương trình cần có sự phối hợp của tất cả các thành viên trong tổ CM, không phải là trách nhiệm của riêng ai.
- Thực tế, dù CTNT là do sự chỉ đạo của BGH nhưng người quản lý và điều tiết trực tiếp là tổ trưởng CM, nên vai trò của tổ trưởng CM trong việc xây dựng chương trình nhà trường là cực kỳ quan trọng.
- Tổ trưởng có thể không trực tiếp tham gia biên soạn chương trình nhưng họ cần có khả năng thấy được điểm mạnh trong công tác CM của từng thành viên trong tổ.
- Việc đánh giá chương trình cần thực hiện liên tục, không nhất thiết phải đợi hết năm học..
- Như vậy có thể sẽ thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp có ích cho chương trình.
- Ý kiến đóng góp cũng bộc lộ vai trò quan trọng của tổ trưởng CM trong việc tổ chức dẫn dắt GV bởi lẽ tổ trưởng không chỉ là người am hiểu mà còn có khả năng giải đáp những thắc mắc của GV, người có khả năng gạn lọc nội dung chương trình và xác định những nội dung nào thật sự không cần thiết để mạnh dạn cấu trúc chương trình..
- CTNT không phải là việc thay đổi toàn bộ cấu trúc nội dung dạy học theo một hướng hoàn toàn mới, cũng không phải là sự cải biến nội dung hiện tại sao cho phù hợp với thời lượng.
- CTNT là việc xác định mục tiêu dạy học và nội dung dạy học các chủ đề dựa trên thực trạng đơn vị, đội ngũ GV và thực tế địa phương.
- Các bước xây dựng CTNT và chủ đề dạy học có mối liên hệ mật thiết với nhau..
- Chủ đề dạy học chỉ có thể sát hợp với đối tượng khi trường có được chương trình riêng.
- Đa số GV thừa nhận việc phát triển.
- CTNT là một cách hỗ trợ hữu hiệu cho thiết kế các hoạt động dạy học theo chủ đề.
- Dù còn nhiều khó khăn nhưng việc phát triển CTNT là một định hướng cần thiết cho các trường phổ thông không chỉ cho chương trình hiện thời mà còn cho cả chương trình đổi mới sau năm 2020.
- Trong hệ thống trường chuyên biệt thì công việc này còn cần thiết gấp đôi bởi lẽ mục tiêu và nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong một bối cảnh cụ thể đòi hỏi cần có một chương trình mở, linh động và hiệu quả..
- Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông..
- Công văn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông..
- Năng lực quản lí và phát triển chương trình giáo dục ở Trung học phổ thông, tài liệu Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn 2.
- Quản lí chương trình giáo dục trung học phổ thông theo định hướng năng lực..
- Phát triển Chương trình giáo dục.
- Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực HS, ngày truy cập: 16/4/2019.
- Vấn đề xác định mục tiêu dạy học theo đổi mới dạy học môn Toán