« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển chương trình trong lĩnh vực dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ


Tóm tắt Xem thử

- Một trong những yếu tố có tính quyết định đầu tiên, đó là các hoạt động phát triển chương trình ngôn ngữ..
- Phát triển chương trình ngôn ngữ (PTCTNN) là một khía cạnh trong lĩnh vực hoạt động đào tạo, được biết đến như sự phát triển chương trình hay chương trình học (Curriculum studies)..
- Richards, một trong những nhà nghiên cứu đầy kinh nghiệm về phương pháp luận dạy tiếng đã tổng kết: "Phát triển chương trình là một hoạt động thực tiễn cơ bản nhằm tìm kiếm để hoàn thiện chất lượng giảng dạy thông qua việc sử dụng, phát triển kế hoạch có tính hệ thống, xem xét thực hành trên tất cả các lĩnh vực của chương trình ngôn ngữ".
- Nói cách khác, đó là tập hợp của các quá trình tương quan với nhau, tập trung vào việc tổ chức, thiết kế, xem xét lại, thực hiện và đánh giá chương trình ngôn ngữ..
- Như thế, phát triển chương trình ngôn ngữ nhằm giải quyết các vấn đề về xác định đối tượng học và nhu cầu của họ, bối cảnh của chương trình, cân nhắc các yếu tố tác động đến việc lập chương trình ngôn ngữ, tổ chức một khoá học như thế nào, sắp xếp nội dung và phân phối nội dung ra sao, lập kế hoạch và thiết kế đề cương môn học thế nào cho phù hợp với nhu cầu của người học, tổ chức lựa chọn và chuẩn bị tài liệu thế nào, và đánh giá chương trình theo tiêu chuẩn nào v.v….
- Lịch sử của phát triển chương trình trong dạy tiếng bắt đầu với khái niệm thiết kế đề cương môn học (Syllabus design).
- Thiết kế đề cương môn học là một phần nhỏ trong toàn bộ chương trình của nhà trường.
- Nó bao gồm các quá trình thường dùng để xác định nhu cầu của người học, phát triển mục tiêu cho chương trình nhằm chỉ ra cấu trúc của khoá học, phương pháp dạy, tài liệu dạy và tiến hành đánh giá kết quả của chương trình ngôn ngữ..
- Phát triển chương trình trong dạy tiếng như chúng ta biết ngày nay thực sự bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX.
- Thậm chí có những bài viết trước thời gian này khá lâu nhưng được đánh giá cao khi đề cập tới bản chất và quá trình của phát triển chương trình như bài viết của Tyler năm 1949.
- Richards cho rằng bài viết của Tyler đã mang lại một sức sống mới cho chương trình học suốt những năm 50 của thế kỷ trước.
- Trong bài viết này, Tyler đã đề cập tới 4 vấn đề cơ bản cần được giải quyết trong bất kỳ một chương trình nào về kế hoạch giảng dạy mà Jack C.
- Đánh giá lại chương trình (Xác định xem mục đích đạt được hay không)..
- và H.Nicholls trong cuốn Developing curriculum: A practical guide cũng miêu tả phát triển chương trình gồm 4 bước:.
- Xem xét cẩn thận và đưa ra sẵn các nguồn đánh giá hiểu biết và kiến thức, mục tiêu dạy, các khoá học với đối tượng đặc biệt hoặc về chương trình nói chung..
- Phát triển và thử nghiệm những phương pháp và tài liệu dạy dùng trong nhà trường để đạt được mục tiêu..
- Phát triển chương trình trong dạy tiếng không phải là một lĩnh vực mới.
- tiếng Việt.
- Trong tình hình thực tế hiện nay, khi tiếng Việt trở thành ngôn ngữ thứ hai của đông đảo Việt kiều và trở thành một ngoại ngữ đối với nhiều người nước ngoài thì việc dạy tiếng Việt càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao hơn.
- Vì vậy, phát triển chương trình trong lĩnh vực dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ là một yêu cầu cần thiết..
- Xuất phát từ tình hình thực tế trên, trong bài này, chúng tôi muốn đề cập tới một vài vấn đề trong việc phát triển chương trình trên lĩnh vực dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ – nhằm góp phần chuẩn hoá và hoàn thiện hơn việc giảng dạy đặng mang lại tính hiệu quả cho việc dạy và học tiếng Việt..
- C ơ sở của phát triển chương trình dạy tiếng Việt.
- Phát triển chương trình trên lĩnh vực dạy tiếng Việt trước hết cần dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu của đối tượng học, một số các yếu tố về bối cảnh chung như môi trường học, người dạy, người học.
- để tiến tới thiết lập các khoá học tiếng Việt.
- Nhu cầu học tiếng Việt cũng ngày càng lớn.
- Đối tượng học tiếng Việt hiện nay không chỉ gồm các nhà nghiên cứu về Việt Nam, nhân viên ở các sứ quán, ở các tổ chức quốc tế như nhiều năm trước đây mà khá đa dạng về ngành nghề cũng như lĩnh vực nghiên cứu.
- 1) Người nước ngoài và Việt kiều học nghe và nói tiếng Việt để phục vụ giao tiếp và trao đổi những thông tin cần thiết với người Việt Nam.
- Nhiều người trong số họ có thể tiếp tục học tiếng Việt và tham dự các khoá học khác theo nhu cầu riêng để phục vụ cho nghề nghiệp của mình sau này..
- 3) Sinh viên trong các chương trình trao đổi hợp tác giữa hai trường, hai chính phủ hoặc các tổ chức.
- Họ là những người đã từng học tiếng Việt trước khi sang Việt Nam.
- Đối tượng này khá đa dạng: một số là các sinh viên chuyên ngành tiếng Việt và Việt Nam học tại nước họ, một số học tiếng Việt như một ngoại ngữ..
- 4) Sinh viên hệ đào tạo dài hạn theo chương trình cử nhân: Những sinh viên này, sau bốn kỳ học tiếng Việt, họ sẽ bước vào học các chuyên đề rồi làm khoá luận tốt nghiệp.
- Hai năm cuối này, họ sẽ vừa nâng cao và hoàn thiện vốn tiếng Việt của mình, vừa học các chuyên đề ngôn ngữ và những chuyên đề thuộc các lĩnh vực mà họ quan tâm, đồng thời sưu tập tư liệu cho các môn học và cho luận văn của mình.
- Đối tượng này cũng như đối tượng trên, đều rất cần có kỹ năng đọc để có thể tiếp thu các kiến thức bằng tiếng Việt một cách hiệu quả..
- Học tiếng Việt ở nước ngoài không có nhiều ưu thế như học tiếng Việt tại Việt Nam, bởi tại đây có môi trường học tiếng Việt khá lý tưởng.
- Người nước ngoài hoà nhập với cuộc sống Việt Nam sẽ có điều kiện hiểu và thực hành tiếng Việt tốt hơn rất nhiều so với việc họ học ở nước khác..
- Giáo viên cũng là một yếu tố quan trọng trong khoá học.
- sinh viên một không khí dễ chịu để họ thấy thoải mái khi tiếp xúc một ngôn ngữ mới với đầy sự trúc trắc về thanh điệu như tiếng Việt.
- phát triển chương trình dạy tiếng Việt nhằm đáp ứng với đòi hỏi của thực tế là một việc tất yếu.
- Việc tổ chức các khoá học với đầy đủ chương trình, kế hoạch giảng dạy, thiết kế đề cương cho mỗi môn học và theo đó là các phương pháp giảng dạy cụ thể, cách đánh giá khoá học là nhiệm vụ trước hết của những người làm công tác đào tạo tiếng Việt..
- Tổ chức khoá học tiếng Việt.
- Phân tích nhu cầu của đối tượng học cũng như cân nhắc kỹ một số các yếu tố khác như đã đề cập ở trên tạo tiền đề thuận lợi cho việc tổ chức các khoá học tiếng Việt.
- Người thiết kế khoá học tiếng Việt cần xác định rõ khoá học dành cho ai, mục tiêu và bản chất của khoá học là gì, kiểu dạy và học sẽ được thực hiện trong khoá học thế nào,… Những điều này giúp cho việc hướng dẫn lập kế hoạch những bộ phận cấu thành khoá học, đảm bảo cho khoá học có thể đáp ứng được yêu cầu của người học.
- Một khoá học dài hạn của sinh viên học tiếng Việt trước khi tham gia vào học chương trình cử nhân về Văn hoá Việt Nam sẽ khác với một khoá học ngắn hạn trong chương trình JICA, bởi mục đích của người học ở tổ chức JICA là học những kỹ năng giao tiếp cơ bản cần có của tiếng Việt (với thời gian ngắn nhất) để có thể giao tiếp trong những tình huống khác nhau mà công việc yêu cầu (bao gồm cả việc hiểu một số từ địa phương và phát âm theo tiếng địa phương), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những tình nguyện viên Nhật Bản làm.
- Hiểu trình độ bắt đầu cũng như kết thúc khoá học của người học là cần thiết để lập kế hoạch khoá học tiếng Việt.
- Thông thường các chương trình ngôn ngữ thường phân chia thành các trình độ: cơ sở, nâng cao và hoàn thiện.
- Bằng những thông tin có được từ việc kiểm tra đầu vào (Placement Test), người học được phân loại vào các nhóm phù hợp và chương trình cũng sẽ được điều chỉnh..
- Chọn nội dung khoá học.
- Đây là vấn đề cơ bản nhất trong thiết kế khoá học.
- Dạy tiếng Việt không phải là ngoại lệ.
- Bất cứ một khoá học ngôn ngữ nào cũng có giới hạn về thời gian.
- Căn cứ trên mục tiêu đã đề ra, người thiết kế khoá học cần chỉ ra nội dung của khoá học là gì.
- Những thông tin tập hợp về phân tích nhu cầu sẽ góp phần tạo lập nội dung khoá học..
- Sắp xếp nội dung và phân phối nội dung khoá học.
- Một khoá học nói tiếng Việt ở trình độ trung cấp có nhiều chủ đề được lựa chọn như nói về các thói quen hàng ngày, kỹ năng gọi điện thoại, đặt phòng khách sạn, thuê nhà, trình bày ý kiến của mình về một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
- Lập kế hoạch và thiết kế đề cương môn học tiếng Việt.
- Lập kế hoạch và thiết kế đề cương cần dựa trên mục đích và mục tiêu đã xây dựng cho khoá học tiếng Việt..
- Ví dụ một khoá học về kỹ năng nói tiếng Việt sẽ dựa trên những yếu tố sau:.
- Tổ chức những chủ đề khác nhau và nói thế nào về những chủ đề này bằng tiếng Việt..
- Tổ chức những nhiệm vụ và các hoạt động khác nhau mà người học cần làm bằng tiếng Việt..
- Thực tế giảng dạy tiếng Việt ở một số nơi cho thấy không nhiều giáo viên thiết kế đề cương cho môn mình dạy.
- Trang bị cho giáo viên những kiến thức cần thiết về phương pháp luận dạy tiếng nói chung cùng những phương pháp cụ thể trong dạy tiếng Việt là việc nên làm ngay từ khi bắt đầu lên bục giảng..
- Chính vì vậy, người dạy tiếng Việt, ngoài kiến thức nền nói chung, cần có kiến thức sâu về ngôn ngữ tiếng Việt, nắm vững đặc trưng riêng của tiếng Việt, những điểm khác biệt giữa tiếng Việt với một số ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga… Sở dĩ chúng tôi phải nhấn mạnh điều này vì trên thực tế đã từng có quan niệm: Ai là người Việt cũng có thể dạy được tiếng Việt, và do đó việc tuyển giáo viên dạy tiếng Việt ở một vài nơi thiếu sự lựa chọn kỹ càng..
- Thiết kế tài liệu giảng dạy.
- Tài liệu giảng dạy đóng một vai trò quan trọng trong chương trình ngôn ngữ.
- Với người thiết kế một khoá học, phát triển tài liệu giảng dạy có nghĩa là sáng tạo, chọn lựa, mô phỏng, tổ chức, quản lý, giám sát và cách hoạt động như thế nào để người học có thể đạt được mục tiêu của khoá học..
- Giáo viên dùng hình thức tài liệu nào không quan trọng.
- Mục đích của khoá học cũng quyết định việc chọn tài liệu để dạy.
- Với mục đích đọc để học một ngôn ngữ, tài liệu đọc chính là nguồn dữ liệu ngôn ngữ.
- phải là tài liệu bổ ích, giúp cho người học có thể phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như trau dồi và tích luỹ tri thức..
- Sinh viên muốn phát triển được năng lực giao tiếp, những bài tập ở nhà, ở lớp phải là những tài liệu thực.
- nhất là các bài báo tiếng Việt hiện nay, chúng ta cần thận trọng khi chọn.
- Khi mục tiêu dạy là để có đủ khả năng truyền đạt thông tin thì tài liệu hàng ngày không chỉ dừng lại ở các bài mang phong cách văn chương mà sẽ có rất nhiều nội dung khác trên đủ các lĩnh vực của cuộc sống như lịch giờ tàu, xe buýt, báo chí, các quảng cáo, chương trình du lịch, chương trình tivi.
- Thông thường có ba xu hướng thiết kế tài liệu:.
- 1) Tài liệu được người dạy tự viết, lựa chọn và chuẩn bị nội dung theo một chủ đề đã định, đáp ứng mục đích và mục tiêu mà người dạy đề ra cho người học..
- Mặt khác, phải thoả mãn người học về nội dung kiến thức và kích thích tâm lý người học, làm cho họ thấy hứng thú với việc học tiếng Việt.
- Thực tế hiện nay không thiếu các tài liệu dạy tiếng Việt.
- Chúng tôi quan niệm không có cái gọi là giáo trình chuẩn bởi mỗi giáo trình đáp ứng một mục đích khác nhau của người học: Tiếng Việt thương mại phù hợp cho các nhà kinh doanh nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam hoặc làm việc có liên quan tới Việt Nam.
- Tiếng Việt du lịch thích hợp cho những khách du lịch hoặc các hướng dẫn viên du lịch là người nước ngoài.
- Mỗi người, tuỳ mục đích khác nhau mà có cách khai thác các tài liệu tiếng Việt khác nhau.
- Đương nhiên, điều này phụ thuộc cả vào khung chương trình học.
- Đánh giá chương trình.
- Đánh giá được tiến hành như một phần của quá trình phát triển chương trình ngôn ngữ.
- Richards đã đề cập tới nhiều mặt khác nhau của việc đánh giá một chương trình.
- Đánh giá tập trung vào những việc đang xảy ra trong quá trình phát triển và hoàn thiện chương trình.
- Đánh giá để tìm ra những khía cạnh khác nhau trong khi thực hiện chương trình nhằm cung cấp sự hiểu biết sâu hơn về quá trình dạy và học trong chương trình.
- Đánh giá hầu hết giáo viên và các nhà quản lý chương trình, tạo ra quyết định về giá trị của những mặt khác nhau trong chương trình học.
- Trong các chương trình ngôn ngữ ở nhiều nước trên thế giới, việc đánh giá chương trình thường tập trung vào một số mặt chính như:.
- Thiết kế chương trình (tổ chức và lập kế hoạch,...)..
- Cách tổ chức khoá học (kế hoạch khoá học, nội dung chương trình và đề cương môn học, phạm vi, tài liệu dạy học, cơ sở vật chất phục vụ khoá học,...)..
- Nội dung của khoá học (nội dung ngôn ngữ, kỹ năng thực hành,...)..
- Việc đánh giá chương trình mỗi khoá học là một trong những yếu tố góp phần mang lại thành công cho những khoá học sau.
- Sau mỗi lần đánh giá, các chương trình có thể được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của người học.
- Ở khoa chúng tôi mới chỉ tiến hành tổ chức đánh giá một số khoá học tiếng Việt.
- Hơn nữa, việc đánh giá cũng phiến diện, sơ sài và đơn giản, do đó, mức độ cải tiến cũng như phát triển chương trình ngôn ngữ dường như chậm chạp.
- Trong bài viết này, các yếu tố trong phát triển chương trình trên lĩnh vực dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ đã được đề cập.
- Trong tình hình hiện tại, khi việc dạy tiếng Việt đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi thì phát triển chương trình trong lĩnh vực dạy tiếng Việt một cách chuyên nghiệp là xu thế tất yếu.
- Phát triển chương trình trong dạy tiếng trên thế giới đã có lịch sử khá lâu nhưng trên lĩnh vực dạy tiếng Việt, dường như mới bắt rễ và đang phát triển..
- Sự liên kết, hợp tác giữa các cơ sở về đào tạo tiếng Việt cũng như nghiên cứu phương pháp luận dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ sẽ góp phần nhiều hơn vào phát triển và hoàn thiện việc dạy tiếng Việt hiện nay..
- [4] Nguyễn Việt Hương – Nguyễn Thanh Huyền, “Một số vấn đề về biên soạn bài đọc hiểu tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài”, trong Tiếng Việt và phương pháp dạy tiếng Việt, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.