« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO KỸ NĂNG THÔNG TIN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO KỸ NĂNG THÔNG TIN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM.
- ThS Đinh Thúy Quỳnh Giảng viên Khoa Thư viện Thông tin - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
- Từ nửa sau thế kỷ XX, cùng với sự đột phá vượt bậc của khoa học - công nghệ, các nước trên thế giới đã dần chuyển mình từ “xã hội công nghiệp” sang “xã hội hậu công nghiệp” hay còn gọi là “xã hội thông tin”.
- Nền tảng của xã hội này chính là dựa trên sản xuất, xử lý, lưu trữ, phổ biến, truy cập, sử dụng thông tin và tri thức dưới mọi hình thức, dựa trên hạ tầng cơ sở viễn thông phát triển.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự ra đời của nhiều ngành khoa học mới,… đã làm cho khối lượng thông tin gia tăng nhanh chóng dẫn tới hiện tượng.
- “bùng nổ thông tin”.
- Các nhà khoa trắc học đã đưa ra số liệu tăng trưởng như sau: “Nếu ta coi lịch sử phát triển của thông tin – tri thức bắt đầu từ khi chúa giáng sinh, thì chu kỳ nhân đôi lượng thông tin tri thức của nhân loại có thể phác hoạ:.
- Sự “bùng nổ” này nếu xem xét ở khía cạnh tích cực thì nó giúp chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng thông tin một cách nhanh chóng.
- Nhưng nếu xem xét ở khía cạnh khác thì nó cũng dẫn đến một hệ quả -đó chính là sự “nhiễu tin” trong tra cứu và khai thác thông tin.
- Vậy vấn đề đặt ra là “Làm thế nào để có thể tìm được chính xác, đầy đủ, kịp thời những thông tin mình cần và sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất.
- Đó chính là chúng ta cần phải được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc khai thác và sử sụng thông tin một cách có hiệu quả và có hệ thống.
- Hay nói cách khác, chúng ta cần phải được đào tạo về kỹ năng thông tin..
- Hệ thống giáo dục không thể tiếp tục hướng vào các kỹ năng tác nghiệp cụ thể được nữa mà cần đặt trọng tâm vào việc phát triển cho người học kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề và dạy cho người học cách tự học và học từ người khác”.
- Điều này đồng nghĩa với việc các trường đại học cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đào tạo kỹ năng thông.
- Vậy kỹ năng thông tin là gì?.
- Thuật ngữ này khi chuyển thể sang tiếng Việt cũng đã được dịch theo nhiều cách khác nhau như: “Kiến thức thông tin” (Trương Đại Lượng, Lê Văn Viêt, Trần Mạnh Tuấn.
- “Năng lực thông tin” (Nghiêm Xuân Huy), “Hiểu biết thông tin” (Cao Minh Kiểm),.
- Thông thạo thông tin” (Nguyễn Hữu Viêm) hay “Kỹ năng thông tin” (Huỳnh Thị Trúc Phương).
- Tuy cách dịch khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất nội hàm của thuật ngữ này, đó chính là khả năng nhận dạng nhu cầu tin, tìm kiếm, thu thập, đánh giá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả và hợp pháp.
- Sau đây, tác giả xin tạm dịch là Kỹ năng thông tin..
- Khái niệm “Kỹ năng thông tin” bắt nguồn từ các nước phương Tây.
- Nó được nhắc đến lần đầu bởi Paul Zukowski - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp thông tin Hoa Kỳ- trong Đề xuất gửi đến Ủy ban Quốc gia về Khoa học Thông tin - Thư viện (NCLIS) vào năm 1974.
- Trong đó, khái niệm của Hiệp hội các thư viện đại học và nghiên cứu Hoa Kỳ được sử dụng nhiều nhất: “Kỹ năng thông tin là tập hợp các khả năng cho phép mỗi cá nhân có thể nhận ra khi nào họ cần thông tin, có khả năng định vị, đánh giá và sử dụng thông tin cần thiết có hiệu quả” và người có kiến thức thông tin là người “đã học được cách thức để học.
- Họ biết cách học bởi họ nắm được phương thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin, do đó những người khác có thể học tập được từ họ.
- Họ là những người được đã chuẩn bị cho khả năng học tập suốt đời, bởi lẽ họ luôn tìm được thông tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào một cách chủ động”.
- Như vậy, chúng ta có thể thấy, kỹ năng thông tin là năng lực cần thiết đối với mọi người trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức, là một trong những yếu tố tạo nên nền tảng vững chắc cho việc học tập và học tập suốt đời (Life long learning)..
- Công tác đào tạo kỹ năng thông tin tại các thư viện trường đại học ở Việt Nam.
- Từ những nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng thông tin và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, hiện nay nhiều thư viện trường đại học đã và đang từng bước xây dựng, phát triển chương trình đào tạo kỹ năng thông tin – Information Literacy Instruction Program – hướng đến tất cả đối tượng người dùng tin như Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội, Thư viện trường Đại học Hà Nội, Thư viện trường Đại học Y tế công cộng, Trung tâm học liệu Huế, Trung tâm học liệu Cần Thơ, Thư viện trường Đại học Khoa học tự nhiên Tp.
- Đa phần các thư viện đều triển khai theo mô hình sau:.
- Các thư viện chủ yếu tập trung đào tạo một số nội dung cơ bản như:.
- Giới thiệu tổng quan thư viện như Nguồn tài nguyên thông tin.
- Hướng dẫn sử dụng thư viện: Cách thức khai thác các sản phẩm và dịch vụ thông tin có sẵn tại thư viện như hệ thống mục lục truyền thống, mục lục điện tử (OPAC).
- Hướng dẫn tra cứu thông tin trên Internet: Giới thiệu tổng quan về Internet và các nguồn thông tin trên Internet.
- Kỹ thuật tìm kiếm và truy cập thông tin từ các công cụ tìm tin trên Internet (Google, Google Scholar).
- Các tiêu chí thẩm định nội dung thông tin và chất lượng nguồn tin trên Internet….
- Hướng dẫn tra cứu thông tin trên Cơ sở dữ liệu (CSDL) điện tử: Giới thiệu các CSDL và phạm vi thông tin của CSDL.
- Kỹ thuật tìm kiếm và truy cập thông tin từ công cụ hỗ trợ tìm tin trên CSDL.
- Các tiêu chí thẩm định nội dung thông tin và chất lượng nguồn tin….
- Hướng dẫn các kỹ năng thông tin chuyên ngành: Giới thiệu tổng quan về các nguồn tài nguyên thông tin điện tử và các CSDL khoa học chuyên ngành.
- Kỹ thuật tìm kiếm và truy cập thông tin từ các công cụ hỗ trợ tìm tin trực tuyến.
- Hoạch định chiến lược và thực hành tìm kiếm thông tin theo chuyên đề (bao gồm: Xác định nhu cầu thông tin, chọn nguồn thông tin để khai thác, tìm hiểu cơ chế hoạt động và chức năng của các nguồn thông tin đó, triển khai việc định vị và truy cập thông tin, đánh giá lại quy trình để điều chỉnh và cải tiến chiến lược tìm kiếm).
- Thẩm định nội dung thông tin và chất lượng nguồn tin….
- Hiện nay, công tác đào tạo kỹ năng thông tin tại các thư viện trường đại học thường được triển khai theo 3 hình thức sau:.
- Dựa trên tình hình thực tế mà mỗi thư viện lựa chọn triển khai theo một hình thức khác nhau.
- Nhìn chung, hình thức đào tạo kỹ năng thông tin tại các thư viện khá linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi để người dùng tin có thể tham gia một cách tích cực nhất.
- Đặc biệt, có những thư viện đã đưa hoạt động đào tạo kỹ năng thông tin vào trong chương trình giảng dạy trên lớp của nhà trường với thời lượng khoảng 20 – 30 tiết.
- Tùy theo chương trình học cũng như số lượng người dùng tin mà mỗi thư viện tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng thông tin với quy mô từ nhỏ đến lớn: từ những nhóm nhỏ khoảng 15 -20.
- Ngoài hình thức tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng thông tin theo nhóm, theo lớp hay theo đối tượng, các thư viện cũng phát triển thêm các sản phẩm và công cụ hỗ trợ để phục vụ cho hoạt động đào tạo đạt hiệu quả tốt hơn như các bài giảng điện tử, video, tờ rơi giới thiệu tổng quan về thư viện, các bản hướng dẫn tìm tin theo nhiều yếu tố khác nhau.Thêm vào đó, các nội dung hướng dẫn về quy trình sử dụng thư viện, cách tra cứu OPAC và cách sử dụng một số CSDL cũng được cập nhật lên website của thư viện để người dùng tin có thể tham khảo dễ dàng..
- Ngoài ra, sau mỗi khóa đào tạo, một số thư viện cũng đã tổ chức kiểm tra hay lấy ý kiến khảo sát từ học viên để đánh giá chất lượng đào tạo.
- Đây cũng là cơ sở tốt để thư viện có thể cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo của mình..
- Nhìn chung, công tác đào tạo kỹ năng thông tin tại các thư viện trường đại học được triển khai khá bài bản và bước đầu đạt được những kết quả tích cực.
- Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét một cách sâu sắc và toàn diện thì công tác đào tạo kỹ năng thông tin hiện nay còn gặp một số hạn chế cơ bản sau:.
- Nội dung chương trình đào tạo chưa bao quát đầy đủ tất cả các kỹ năng thông tin mà chủ yếu thiên về hướng dẫn sử dụng thư viện.Theo nghiên cứu, khái niệm kỹ năng thông tin sẽ rộng hơn khái niệm hướng dẫn sử dụng thư viện.
- Chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa hướng dẫn sử dụng thư viện và kỹ năng thông tin trong bảng so sánh dưới đây:.
- Hướng dẫn sử dụng thư viện Kỹ năng thông tin Đào tạo cho người dùng tin các tình huống.
- cụ thể trong việc sử dụng thư viện.
- Bao hàm cả việc phát triển kỹ năng học tập suốt đời bằng cách giáo dục người dùng tin cách thức khai thác, sử dụng, đánh giá, trình bày và trao đổi thông tin một cách hiệu quả Tập trung đào tạo NDT phương pháp tìm tài.
- liệu của thư viện.
- Quan tâm tới tiến trình tìm kiếm và sử dụng thông tin nói chung bao gồm cả những nguồn tin trong và ngoài thư viện.
- Bao gồm tập hợp các kỹ năng Không chỉ bao gồm tập hợp các kỹ năng mà còn đề cập đến rèn luyện tư duy phê phán và kỹ năng giải quyết vấn đề.
- hiểu biết các vấn đề đạo đức, pháp lý, các vấn đề kinh tế, văn hóa và xã hội liên quan đến việc sử dụng và phổ biến thông tin.
- Nếu như kỹ năng thông tin bao hàm việc phát triển kỹ năng học tập suốt đời bằng cách giáo dục người dùng tin cách thức khai thác, sử dụng, đánh giá, trình bày và trao đổi thông tin.
- một cách hiệu quả thì hướng dẫn sử dụng thư viện chủ yếu chỉ đào tạo cho người dùng tin các tình huống cụ thể trong việc sử dụng thư viện.
- Hay kỹ năng thông tin quan tâm tới tiến trình tìm kiếm và sử dụng thông tin nói chung bao gồm cả những nguồn tin trong và ngoài thư viện thì hướng dẫn sử dụng thư viện chỉ hướng dẫn người dùng tin phương pháp tìm tài liệu của thư viện.
- Mặc dù, hiện nay, một số thư viện có đưa thêm phần hướng dẫn tra cứu đánh giá thông tin trên mạng Internet, hướng dẫn kỹ năng tra cứu CSDL trực tuyến và khai thác các nguồn tin miễn phí.
- Song số lượng này chưa phải là nhiều và nhất là còn thiếu các kỹ năng cơ bản khác như kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày thông tin, kỹ năng sử dụng thông tin, kỹ năng lập danh mục tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học, vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ, đạo văn và cách phòng tránh đạo văn,….
- Đội ngũ cán bộ tham gia công tác đào tạo kỹ năng thông tin còn yếu và thiếu.
- Bởi hiện nay, đội ngũ tham gia đào tạo kỹ năng thông tin chủ yếu là được tuyển chọn từ đội ngũ cán bộ thư viện, hầu như không có sự tham gia của đội ngũ giảng viên.
- Bên cạnh đó, đại đa số cán bộ lại chưa có điều kiện tham gia các hội thảo, chuyên đề chuyên sâu về kỹ năng thông tin, chưa được học các lớp kỹ năng thông tin một cách bài bản.
- Thiếu sự phối hợp với các khoa chuyên ngành trong việc thiết kế và triển khai chương trình đào tạo kỹ năng thông tin..
- Sự hợp tác giữa giảng viên và thư viện.
- Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng lồng ghép kỹ năng thông tin vào chương trình giảng dạy đại học là con đường tốt nhất để trang bị kỹ năng thông tin cho sinh viên.
- Tuy nhiên, để tích hợp kỹ năng thông tin vào chương trình đào tạo thành công cần sự phối hợp giữa thư viện và giảng viên trong việc thiết kế chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và đánh giá sinh viên, cung cấp và hướng dẫn khai thác các nguồn học liệu liên quan đến môn học..
- Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã làm cho lượng thông tin tăng lên nhanh chóng.
- Chính vì vậy, việc đào tạo kỹ năng thông tin không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu và hướng dẫn người dùng tin khai thác thông tin trong phạm vi một thư viện cụ thể mà cần phải mở rộng nội dung hướng tới việc trang bị và rèn luyện cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng khác như: kỹ năng nhận dạng nhu cầu tin.
- tìm kiếm và đánh giá thông tin từ các nguồn trong và ngoài thư viện.
- khai thác và sử dụng có ích các thông tin tìm được và trên cơ sở đó, biến thông tin thành tri thức.
- hiểu biết các vấn đề pháp lý liên quan đến truy cập và sử dụng thông tin.
- kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề dựa trên thông tin..
- viện khó có thể làm tốt công tác đào tạo kỹ năng thông tin một cách đầy đủ được.Việc hợp tác với các giảng viên là điều cần thiết và tất yếu.
- Vì giảng viên chính là người nắm rõ nhất sinh viên cần cái gì và cũng là người đi đầu trong việc trực tiếp lồng ghép đào tạo kỹ năng thông tin trong từng môn học được giảng dạy trên lớp.
- Thư viện cần hợp tác với giảng viên từ việc xây dựng chương trình cho đến lựa chọn phương thức, hình thức đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh viên sao cho hiệu quả nhất..
- Phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giátrực tiếp tác động đến nhu cầu kỹ năng thông tin của sinh viên.
- Họ không cần phải tìm kiếm, xử lý, đánh giá và sử dụng thông tin khoa học từ nhiều nguồn khác trong quá trình học tập.
- Điều này đồng nghĩa với việc họ không cần kỹ năng thông tin.
- Nhưng ngược lại, nếu giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực: giảng viên là người nêu vấn đề, người hướng dẫn còn sinh viên là người phải tự sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu và giải đáp vấn đề dựa trên sự định hướng của giảng viên, đồng thời kết hợp với phương thức đánh giá kết quả cả ở 3 mức độ: Nhớ, Hiểu – Vận dụng, Phân tích – Tổng hợp – Đánh giá thông tin thì sẽ làm tăng nhu cầu kỹ năng thông tin của sinh viên.
- Từ đó, đòi hỏi sinh viên phải có ý thức trang bị kiến thức và kỹ năng thông tin một cách đầy đủ để có thể đáp ứng được các yêu cầu học tập và nghiên cứu đề ra..
- sinh viên - thư viện.
- sinh viên - sinh viên và sinh viên – kỹ năng thông tin.
- Vì vậy, việc thư viện kết hợp với giảng viên trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển kỹ năng thông tin là điều tất yếu..
- Công cuộc đổi mới giáo dục mà đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học (đổi mới về chương trình học, phương pháp đào tạo và qui mô đào tạo) đã tác động rất lớn và làm biến đổi nhu cầu tin của người dùng tin nói chung và giảng viên nói riêng.Giảng viên vừa là chủ thể sáng tạo ra thông tin thông qua các bài giảng, giáo trình, công trình nghiên cứu và các dự án,… đồng thời vừa là người sử dụng thông tin để phục vụ cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu.
- hợp với chương trình đào tạo của nhà trường cần có sự hợp tác chặt chẽ với giảng viên, thường xuyên liên hệ để giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng nguồn lực thông tin đa dạng và phong phú của mình.
- Từ đó, thư viện cũng sẽ dần hoàn thiện nguồn học liệu của mình cả về nội dung và loại hình, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về thư viện của trường, có cái nhìn mới về thư viện, đồng thời sinh viên cũng phát triển thêm nhiều kiến thức và kỹ năng thông tin phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu..
- Như vậy, chúng ta có thể thấy để phát triển kỹ năng thông tin một cách toàn diện cho sinh viên thì thư viện không thể làm việc một cách độc lập được mà cần có sự hợp tác chặt chẽ với đội ngũ giảng viên – những người trực tiếp tham gia giảng dạy và định hướng nghiên cứu cho sinh viên.
- Tuy nhiên, để thư viện và giảng viên có thể phối hợp được với nhau cần đến văn hóa hợp tác trong môi trường đại học.
- Ngoài kiến thức về thư viện, cán bộ thư viện cần có kiến thức về các chuyên ngành mà giảng viên đảm nhiệm.
- Kiến thức chuyên ngành là cầu nối giúp giảng viên và cán bộ thư viện có thể phối hợp với nhau, giúp cán bộ thư viện nắm được nhu cầu thông tin của cả giảng viên và sinh viên.
- Từ đó giới thiệu cho họ các nguồn thông tin phù hợp nhất..
- Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin: Từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội..
- Trương Đại Lượng (2013), “Đào tạo kiến thức thông tin tại một số thư viện đại học ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Hội thảo phương hướng,chiến lược và sáng kiến cho một ngành thông tin – thư viện phát triển liên tục và bền vững, Đại học Huế, Huế.