« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ THĂNG LONG - HÀ NỘI: QUY LUẬT CHUNG VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC THÙ


Tóm tắt Xem thử

- Kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội đã có một bề dày lịch sử hàng ngàn năm, được bồi tụ và nâng cao qua các thời đại, gắn liền với sự ra đời và hưng thịnh của Thủ đô.
- Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội đang đứng trước những đòi hỏi và thách thức phát triển mới.
- Xây dựng thành công nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam là tuỳ thuộc vào việc khơi dậy, phát huy những truyền thống tích cực, trên cơ sở kết hợp tốt giữa khai thác nội lực với tranh thủ ngoại lực để thoả mãn các yêu cầu thời đại.
- Do đó, cần thiết phải nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học và đầy đủ về lịch sử kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội.
- Việc nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi: Liệu có một nền kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội hay không?.
- Đặc trưng và nhân tố ảnh hưởng tới nó là gì? Những tính quy luật chung và sự khúc xạ của quy luật này trong môi trường lịch sử - cụ thể Thăng Long - Hà Nội như thế nào? Điều gì tạo nên sức sống trường tồn cũng như nguyên nhân sự trì trệ, ngưng đọng, kém phát triển của kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội cho.
- Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội..
- đến ngày nay? Mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng sẽ kế thừa và phát triển quá khứ như thế nào, mối liên hệ giữa lịch sử và lôgic ở đây là gì?.
- Quy luật chung phát triển kinh tế hàng hoá ở các thủ đô.
- Lịch sử sản xuất của nhân loại đi từ kinh tế tự nhiên, tự cấp chuyển lên kinh tế hàng hoá và thị trường.
- điều này được phản ánh trong thay đổi kết cấu kinh tế - xã hội của thời đại, kéo theo sự biến đổi của phương thức sản xuất vật chất.
- Tất cả những thay đổi này nằm trong phạm vi hình thái kinh tế - xã hội (xã hội kinh tế) hay nói cách khác, là thể hiện bước tiến hoá của hình thái kinh tế - xã hội.
- Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất Á châu, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội” (1).
- Như vậy, kinh tế hàng hoá là giai đoạn tất yếu đỉnh cao của văn minh nhân loại.
- Các quốc gia muốn phát triển đều phải trải qua kinh tế thị trường.
- Chúng ta cũng thấy, kinh tế hàng hoá đã tồn tại và phát triển trong nhiều chế độ xã hội và các phương thức sản xuất khác nhau, bản chất xã hội của nó bị quy định bởi quan hệ sản xuất giữ vai trò chủ đạo chi phối trong hệ thống kết cấu kinh tế - xã hội của một thời đại.
- Tuy nhiên, kinh tế hàng hoá chỉ đạt tới trình độ cao và phồn thịnh dưới thời đại tư bản chủ nghĩa.
- chủ nghĩa tư bản cũng là xã hội đầu tiên đã sử dụng thành công kinh tế thị trường phục vụ cho mục tiêu phát triển và tạo ra của cải làm giàu cho xã hội..
- Nếu như kinh tế hàng hoá là quy luật phát triển chung cho mọi quốc gia, dân tộc.
- thì đa phần các thủ đô - thành thị lớn trên thế giới, do những điều kiện và lợi thế đặc thù về địa - chính trị, kinh tế, văn hoá và thể chế, hơn đâu hết lại là những trung tâm hàng đầu phát triển kinh tế hàng hoá và do đó, là thể hiện sinh động của quy luật tiến hoá trên đây.
- Nhờ thế, các thủ đô - thành thị lớn trên thế giới đồng thời giữ vai trò động lực, có sức lan toả và chi phối mạnh mẽ đối với toàn bộ sự phát triển kinh tế của đất nước..
- Trước hết, điều này được lý giải bởi lý do nằm ngoài kinh tế - những điều kiện thuận lợi đặc biệt về chính trị, hành chính..
- Có thể nói, đây là yếu tố đầu tiên và căn bản cho sự ra đời, phát triển kinh tế hàng hoá ở các thành phố - thủ đô.
- Quyền lực chính trị đẻ ra kinh tế hay ít ra lúc đầu là như vậy.
- Và thế là hình thành các lĩnh vực cung ứng hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bộ máy nhà nước.
- cũng như nhu cầu tiêu dùng (thậm chí xa xỉ) của các tầng lớp vua chúa, quan lại trong bộ máy nhà nước đã kích thích mạnh mẽ sản xuất hàng hoá phát triển.
- Lịch sử cũng cho thấy rằng khi mới ra đời, kinh tế hàng hoá chịu ảnh hưởng nhiều của thị trường bên trong hơn là bên ngoài.
- Tóm lại, sự ra đời của kinh tế hàng hoá trong lịch sử, ngoài tính quy luật thông thường (sự phân công lao động và chế độ tư hữu), trên thực tế còn bị chi phối bởi một logic khác: đó là yếu tố chính trị - quyền lực, còn gọi yếu tố "thành".
- Giả định, loại bỏ yếu tố này thì chắc chắn sự ra đời ban đầu của kinh tế hàng hoá sẽ rất khó khăn và lâu dài.
- chúng ta sẽ không thể lý giải vì sao ban đầu kinh tế hàng hoá lại chỉ xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở một số trung tâm chính trị - hành chính lớn.
- Cho đến ngày nay, các thành phố - thủ đô vẫn và sẽ là những trung tâm và động lực của kinh tế hàng hoá..
- có vai trò thúc đẩy tích cực nhưng không ngoại trừ nó cũng kìm hãm, một khi yếu tố này quá mạnh lấn át và chi phối một cách hành chính quan liêu tới đời sống kinh tế.
- lại vừa có "thế thủ", nơi thuận lợi tập trung các hoạt động kinh tế và thương mại sầm uất.
- Có thể nói, những lợi thế này là điều kiện địa lý - tự nhiên khách quan cho phát triển kinh tế hàng hoá ở các thủ đô..
- Ngoài ra, Bắc Kinh còn giàu có tài nguyên, tập trung đông dân số, có quy mô thị trường to lớn, thuận lợi cho kinh tế hàng hoá phát triển..
- Để đáp ứng yêu cầu củng cố vị thế - quyền lực chính trị, tập trung về kinh tế và dân cư, các đô thị - thủ đô luôn luôn phải mở rộng quy mô, xây dựng mới và cải tạo lại các khu nhà ở, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng.
- Nhờ thế, có thể thực hiện chuyên môn hoá và hợp tác, thúc đẩy và bổ sung cho nhau giữa các thành phố trong phát triển sản xuất và giao lưu hàng hoá..
- Đây cũng là lợi thế về tiềm năng con người của các thủ đô đối với phát triển kinh tế hàng hoá mà không đâu có thể so sánh.
- Nó là thứ tài sản vô hình, nhưng hết sức quan trọng cho phép kết nối và khai thác, phát huy một cách tốt nhất, hiệu quả nhất các lợi thế - điều kiện vừa nói trên đây vào phát triển kinh tế hàng hoá.
- Đặc thù của phát triển kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội a) Các nhân tố ảnh hưởng và điều kiện phát triển.
- Ngoài những nhân tố và tính quy luật chung chi phối sự phát triển kinh tế hàng hoá ở các thủ đô, kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội ra đời và phát triển qua suốt chiều dài 1.000 năm lịch sử còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố đặc thù..
- nhu cầu tiêu dùng của quan lại và bộ máy chính quyền trung ương là những kích thích ban đầu mạnh mẽ cho phát triển kinh tế hàng hoá Thăng Long.
- Thứ tư, nhân tố kinh tế - xã hội: nơi tập trung các hoạt động buôn bán, công nghiệp và ngành nghề thủ công truyền thống, được phát triển từ khá sớm và sầm uất với “36 phố phường“, “Thứ nhất Kinh kỳ thứ nhì phố Hiến“.
- Trong đó, nhà nước phong kiến tập quyền đứng bên trên và thống nhất các công xã, thực hiện một số chức năng chung, như tu bổ và quản lý hệ thống đê điều - thuỷ lợi, phòng chống thiên tai địch hoạ, kiểm soát việc sử dụng các nguồn lợi kinh tế chủ yếu, có quyền chiếm hữu trực tiếp một phần lao động và sản xuất của các công xã.
- Công xã nông thôn hay thể chế làng xã cổ truyền, được coi là cơ sở xã hội của nền kinh tế nông dân - tiểu nông, có đặc điểm tự trị về chính trị, tự cấp về kinh tế, đồng nhất về xã hội, ít thay đổi và có tính cố kết bền vững qua thời gian.
- Trong công xã, các quan hệ địa chủ - tá điền, hành động tập thể và việc huy động đóng góp chung (lao động và sức kéo)… có tác dụng nhằm bảo vệ cộng đồng và chia sẻ rủi ro trước những tác động của ngoại cảnh (như thiên tai, mất mùa và địch hoạ), nhằm chống lại sự khủng hoảng của nền kinh tế tự cấp.
- Chế độ ruộng công lấy các đơn vị kinh tế gia đình - tiểu nông làm tế bào..
- Các đơn vị kinh tế gia đình thiên về dùng kỹ thuật canh tác cổ truyền, sử dụng lao động phụ nữ và trẻ em, sản xuất chủ yếu cho nhu cầu sinh tồn của bản thân.
- Chính điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng kìm nén kinh tế hàng hoá phát triển..
- b) Đặc trưng của phát triển kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội.
- Do những điều kiện và nhân tố lịch sử hình thành vừa nêu trên, phát triển kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội có đặc trưng cơ bản sau đây:.
- Thứ nhất, không thể phủ nhận những thành tựu và bước phát triển nhất định của kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội, sự phân công chuyên môn hoá khá sâu và đạt đến trình độ tinh luyện của một số ngành nghề, làng nghề thủ công..
- sản vật hàng hoá phong phú và đặc sắc không đâu sánh kịp.
- Cũng dễ hiểu, xu hướng hướng nội (hướng tâm) vẫn mạnh hơn là xu hướng hướng ngoại (lan toả) của kinh tế hàng hoá Thăng Long ra các vùng miền..
- và cơ hội phát triển.
- Trái lại, ảnh hưởng lan toả của kinh tế hàng hoá Thăng Long có thể nói là không lớn, vì những hàng hoá - dịch vụ cao cấp, xa xỉ như vậy không phải nơi nào cũng cần,.
- Đây cũng là lý do cắt nghĩa vì sao kinh tế hàng hoá Thăng Long chỉ giới hạn trong một phạm vi thị trường và không gian địa lý tương đối hẹp - Kinh thành Thăng Long, mà không phát huy tác dụng và ảnh hưởng ra các vùng nông thôn - làng xã rộng lớn xung quanh Kinh thành và trong cả nước, vì thế, không chứng tỏ được ưu thế và chiến thắng đối với kinh tế gia đình - tiểu nông..
- Thứ hai, tuy kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội ra đời sớm và đạt được bước phát triển nhất định, nhưng do bị một số nhân tố ức chế kìm hãm, đặc biệt nhân tố phương thức sản xuất châu Á như đã nêu, nên bị ngưng đọng lâu trong trạng thái lạc hậu, chủ yếu vẫn là kinh tế hàng hoá giản đơn.
- Nói cách khác, phát triển kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội không tuân theo lôgic lịch sử chung;.
- trong suốt quá trình tồn tại 1000 năm, đã không diễn ra những thay đổi về chất và các bước chuyển quyết định để đưa kinh tế nông nghiệp - tiểu nông sang kinh tế hàng hoá giản đơn.
- từ kinh tế hàng hoá giản đơn chuyển sang kinh tế hàng hoá phát triển và kinh tế thị trường hiện đại..
- Vấn đề gây tranh luận là vì sao có sự trì trệ, ngưng đọng lâu của kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội cũng như Việt Nam? Có thể cắt nghĩa như sau: Ban đầu, kinh tế Thăng Long - Hà Nội phát triển dựa vào những thuận lợi nhất định về thể chế nhà nước phong kiến tập quyền, chế độ làng xã kiểu công xã nông thôn có tính bền vững và cố kết, nền nông nghiệp gia đình - tiểu nông và chế độ sở hữu ruộng công chiếm ưu thế, hệ thống ngành nghề và thị trường phát triển khá sớm..
- Trái lại, trường hợp kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội và Việt Nam cũng như một số quốc gia phương Đông, chế độ công xã nông thôn đóng kín và nền kinh tế tiểu nông gần ngưỡng tự cấp vẫn tồn tại theo logic riêng (Tchayanov).
- Thứ ba, trong khi ngưng đọng và chậm phát triển, kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội lại bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các cuộc chiến tranh liên miên kéo dài trong lịch sử thời phong kiến.
- Những điều kiện - yếu tố nêu trên vừa có tác dụng thúc đẩy lại vừa kìm hãm sự ra đời, phát triển và làm nên nét đặc trưng của kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội.
- Đặc trưng này quy định nó không chỉ khác biệt với kinh tế hàng hoá các quốc gia khác, mà còn phân biệt với kinh tế hàng hoá của các địa phương và đô thị khác trong nước (như Huế - Hội An, Sài Gòn - Gia Định.
- Nó cắt nghĩa vì sao kinh tế hàng hoá Thủ đô bị ngưng đọng lâu ở trình độ sơ khai, không thể bứt phá vươn lên trở thành chủ đạo trong hệ thống phức hợp các quan hệ sản xuất của phương thức sản xuất châu Á.
- Có thể nói trong 10 thế kỷ, kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội chủ yếu vẫn là kinh tế hàng hoá nhỏ mang tính thủ công, phường hội, đan xen và chưa tách khỏi "cái cuống nhau".
- nông nghiệp, không trở thành phương thức kinh tế độc lập mà bị lệ thuộc vào các phương thức kinh tế tự nhiên và phong kiến..
- c) Mô hình phát triển mới của kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội.
- Trong thời kỳ mới, kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội đang đứng trước những thách thức và thời cơ phát triển to lớn..
- Trình độ phát triển kinh tế hàng hoá Thủ đô còn rất thấp, lực lượng sản xuất lạc hậu, tồn tại nhiều thành phần kinh tế, chỉ mới bước đầu vận hành theo cơ chế thị trường, thực hiện nền kinh tế mở và phát triển giao lưu hợp tác với nước ngoài;.
- Trình độ kinh tế hàng hoá chưa phát triển đang đặt ra thách thức và áp lực về hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển rút ngắn, khắc phục khoảng cách tụt hậu;.
- Kinh tế Hà Nội gần đây có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa đảm bảo chất lượng, hiệu quả và sự phát triển bền vững, khối doanh nghiệp nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn nhưng kinh doanh kém hiệu quả, làm suy giảm sức cạnh tranh của hàng hoá - dịch vụ Thủ đô nói chung;.
- Đến nay Hà Nội vẫn là một thủ đô nghèo so với nhiều thủ đô của các nước trong khu vực và thế giới, vai trò trung tâm kinh tế của cả nước chưa thật nổi bật, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội còn nhiều yếu kém, chất lượng chưa cao;.
- Về nhân tố tích cực và thuận lợi: kinh tế hàng hoá Thủ đô cũng có những điều kiện thuận lợi cơ bản là chúng ta đang đẩy mạnh quá trình đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng đồng bộ các loại hình thị trường, đa dạng hoá các loại hình sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài, hoàn thiện thể chế - pháp luật kinh tế và thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia....
- Đặc biệt, chống nguy cơ tụt hậu và khắc phục khoảng cách phát triển, chủ yếu là khoảng cách về trình độ kinh tế hàng hoá, đang là thử thách gay gắt đối với chúng ta.
- Sự phát triển yếu kém của kinh tế hàng hoá cùng với những tập tục, truyền thống và các phương thức sản xuất cổ truyền còn bám rễ dai dẳng đang là những trở lực trên bước đường phát triển.
- Kế thừa và phủ định như thế nào đối với di sản kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội trong những điều kiện mới đang là bài toán đặt ra..
- Định hướng cho mô hình phát triển kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội thời kỳ mới cần phải đáp ứng yêu cầu nền kinh tế thị trường hiện đại và nền kinh tế hàng hoá mở, nội sinh.
- Nó không đóng kín mà chủ động tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, hội nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu hoá.
- Cần khẳng định, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đặc trưng nổi bật của kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội hiện đại..
- Thực tiễn sinh động của thế giới ngày nay chứng minh rằng sự phát triển kinh tế hàng hoá theo con đường tư bản chủ nghĩa đang gặp phải những giới hạn và mâu thuẫn nội tại không thể vượt qua.
- Để đáp lại lương tri, nguyện vọng và yêu cầu phát triển khách quan, nhân loại phải tìm kiếm cho mình con đường đi mới, vượt ra khỏi khuôn khổ và quy tắc của thời đại tư bản chủ nghĩa: đó là định hướng xã hội chủ nghĩa của quá trình phát triển kinh tế thị trường.
- Điều này chỉ có thể bắt đầu bằng việc thay đổi lại tư duy kinh tế - chính trị - xã hội, bằng nỗ lực trong hoạt động chủ động và tự giác để xây dựng thể chế kinh tế mới - thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, làm tiền đề và nền tảng để cải tạo toàn bộ các quan hệ kinh tế - xã hội và hình thành nền kinh tế mới - nền kinh tế vị nhân sinh, theo đúng nội dung và ý nghĩa nhân văn của khái niệm, định hướng xã hội chủ nghĩa..
- Đối với Việt Nam và Hà Nội, điều quan trọng là phải biết kết hợp giữa định hướng xã hội chủ nghĩa ngay từ đầu với quá trình phát triển kinh tế hàng hoá..
- Điều này nhằm thực hiện chiến lược phát triển rút ngắn, hạn chế tối đa mặt trái và mâu thuẫn của kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa, loại bỏ nguy cơ thất bại và rủi ro cao trong phát triển thị trường ngày nay, đảm bảo xây dựng thành công nền kinh tế thị trường hiện đại trên đất nước.
- Vấn đề không phải là chúng ta có phát triển kinh tế thị trường hay không mà là chúng ta sẽ lựa chọn xây dựng một nền kinh tế hàng hoá như thế nào: kinh tế hàng hoá hiện đại, năng động, giàu sức sống và được định hướng cao về mặt xã hội (như các quốc gia phát triển) hay kinh tế hàng hoá lạc hậu, xơ cứng và không được định hướng xã hội (như các quốc gia chậm phát triển và như quá khứ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội)?.
- Thực tế, trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, cùng với bước quá độ đặc biệt từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thị trường, trên thế giới đã xuất hiện các mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc và kinh tế thị trường định h- ướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Cũng giống như mô hình kinh tế hàng hoá của các nước NICs là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cơ chế thị trường phương Tây với các giá trị truyền thống Khổng giáo phương Đông để tạo nên mô hình kinh tế thị trường châu Á năng động và giàu sức sống.
- nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa lại là ví dụ sinh động về mô hình kinh tế hàng hoá đặc thù mang đậm chủ nghĩa nhân văn và truyền thống xã hội chủ nghĩa của các quốc gia châu Á.
- Việc lựa chọn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam và Hà Nội ngoài nguyên nhân thời đại thì còn có những lý do riêng: đó là từ trong cội nguồn sâu xa của văn hoá và lịch sử Thăng Long - Hà Nội, các giá trị nhân văn, chủ nghĩa cộng đồng, tinh thần làng nước, truyền thống.
- Mác, Góp phần phê phán chính trị kinh tế học.
- 3 ) Đào Thế Tuấn, Các nền kinh tế nông dân..
- Nguyễn Hồng Phong, Một số vấn đề về các hình thái kinh tế - xã hội Việt Nam trong lịch sử, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2004..
- Mác, Các phương thức sản xuất tiền tư bản chủ nghĩa và Lời tựa Góp phần phê phán chính trị kinh tế học, NXB Sự thật, Hà Nội, 1964..
- [5] Nguyễn Hồng Phong, Một số vấn đề về hình thái kinh tế - xã hội, văn hoá và phát triển, NXB Khoa học Xã hội, 2000..
- [7] Nguyễn Văn Khánh, “Sự hình thành nền kinh tế thuộc địa ở Việt Nam đầu thế kỷ XX”, tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 2/1999..
- [9] Nguyễn Thừa Hỷ, Sự phát triển kinh tế công thương nghiệp Thăng Long, NXB Hà Nội, 2000..
- [10] Nguyễn Trí Dĩnh, Kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội: đặc trưng và kinh nghiệm phát triển, đề tài cấp Nhà nước, Hà Nội, 2008.