« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh lớp 11 qua giờ thực hành tiếng Việt


Tóm tắt Xem thử

- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC.
- PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 11 QUA GIỜ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT.
- Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn).
- Đỗ Việt Hùng đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình..
- Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Đại học giáo dục, Ban Chủ nhiệm Khoa sau Đại học, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập..
- Xin cảm ơn tới Phòng GD-ĐT Ý Yên đã tạo điều kiện để tôi có thời gian học tập và nghiên cứu..
- BGD Bộ Giáo dục.
- ĐHSP Đại học sư phạm.
- ĐT Đào tạo.
- GD Giáo dục.
- PPDH Phương pháp dạy học.
- PTTH Phổ thông trung học.
- THCS Trung học cơ sở.
- THPT Trung học phổ thông.
- TN Thực nghiệm.
- CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
- Đặc điểm dạy học theo quan điểm phát triển năng lực.
- Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 11.
- Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh lớp 11.
- THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 11 QUA GIỜ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT.
- Thực trạng giảng dạy tiếng Việt nhằm phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh trung học phổ thông.
- Thực trạng giảng dạy tiếng Việt.
- Thực trạng giảng dạy tiếng Việt qua các giờ thực hành với việc phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh lớp 11.
- Giải pháp phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh lớp 11 qua giờ thực hành tiếng Việt.
- Nội dung thực hành tiếng Việt trong chương trình lớp 11 Trung học phổ thông ban cơ bản.
- Các giải pháp phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ qua giờ thực hành tiếng Việt lớp 11 ban cơ bản.
- THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.
- Mục đích thực nghiệm.
- Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm.
- Đối tượng và địa bản thực nghiệm.
- Thời gian thực nghiệm.
- Chọn mẫu và nội dung thực nghiệm.
- Thiết kế bài thực nghiệm.
- Phương pháp tiến hành thực nghiệm.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm.
- Trang Bảng 2.1.Thống kê tỉ lệ tiết tiếng Việt SGK Ngữ văn lopws 10,11,12.
- ban cơ bản và nâng cao.
- Thống kê chương trình tiếng Việt lopws 11 trong bộ SGK ban cơ bản.
- Thống kê các bài tập thực hành tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10, 11,12 ban cơ bản.
- Đối tượng và địa bàn thực nghiệm.
- Thống kê kết quả thực nghiệm.
- Thống kê ý kiến của giáo viên sau khi dự giờ thực nghiệm.
- Kết quả điều tra hứng thú học tập và khả năng vận dụng của học sinh qua dạy học thử nghiệm.
- Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới là một đòi hỏi bức thiết đối với giáo dục đào tạo.
- Vì vậy, cần phải có một sự đổi mới sâu sắc và toàn diện trong mọi khâu của quá trình đào tạo, trong đó đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một khâu rất quan trọng.
- Đây là một vấn đề cấp bách trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo ở nước ta.
- Yêu cầu thực tiễn của đất nước và xu thế thời đại đang cần những con người có trình độ khoa học, có kỹ năng và có năng lực..
- Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học không phải là những phát hiện mới mẻ mà vốn đã có từ lâu.
- Ở nước ta, những năm 1960 phong trào cải tiến đổi mới PPDH đã xuất hiện ở nhiều trường phổ thông.
- Từ đó đến nay rất nhiều nhà nghiên cứu, rất nhiều sách viết về đổi mới PPDH nhằm phát huy năng lực sáng tạo, nghệ thuật sư phạm trong quá trình giảng dạy của người giáo viên để đạt hiệu quả cao nhất.
- Bởi vậy, đổi mới PPDH không phải là lớn lao vĩ đại mà đó là sự sử dụng hợp lý, sáng tạo cách dạy, cách truyền thụ để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất, từ đó giúp người học vừa nắm chắc kiến thức, vừa có kỹ năng thực hành..
- Thực chất của đổi mới PPDH là sự cải tiến hoàn thiện các phương pháp dạy học đang sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học;.
- là việc bổ sung phối hợp nhiều phương pháp để khắc phục mặt hạn chế của các phương pháp dạy học đang sử dụng nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra, đồng thời là sự thay thế phương pháp đang sử dụng bằng phương pháp dạy học mới tối ưu, kết hợp với việc sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại từ đó hình thành nên các „„kiểu” dạy - học mới với mong muốn đem lại hiệu quả cao hơn.
- Cho dù đổi mới ở mức độ nào thì việc dạy học cũng phải hướng đến “ lấy người học làm trung tâm”.
- Chỉ có đổi mới PPDH mới là.
- động lực làm thay đổi căn bản chất lượng đào tạo nguồn nhân lực toàn diện đáp ứng được yêu cầu đổi mới đất nước trong thời đại hiện nay.
- Phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề đựơc rất nhiều giới, ngành, các nhà chính trị, kinh doanh, nghiên cứu, và giáo dục quan tâm trong thời gian gần đây.
- Điểm trung tâm của những nỗ lực phát triển nguồn nhân lực đựơc mọi người nhất trí và chú trọng tập trung vào chủ đề chính là “Học tập và nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ”.
- Việc chú trọng vào nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tiếp cận dựa trên năng lực là rất phổ biến trên toàn thế giới.
- Tiếp cận năng lực được hình thành và phát triển rộng khắp tại Mỹ vào những năm 1970 trong phong trào đào tạo và giáo dục các nhà giáo dục và đào tạo nghề dựa trên việc thực hiện nhiệm vụ, các tiếp cận về năng lực đã phát triển một cách mạnh mẽ trên một nấc thang mới trong những năm 1990 với hàng loạt các tổ chức có tầm cỡ quốc gia ở Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales, v.v....
- Xây dựng và đào tạo theo các tiêu chuẩn năng lực được thúc đẩy và khuyến khích bởi những áp lực chính trị của các nước, như là cách thức để chuẩn bị lực lượng lao động cho nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu.
- Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ này là do rất nhiều học giả và các nhà thực hành phát triển nguồn nhân lực xem tiếp cận này là cách thức có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, để cân bằng giáo dục, đào tạo và những đòi hỏi tại nơi làm việc, và là “cách thức để chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, và “một câu trả lời mạnh mẽ đối với các vấn đề mà các tổ chức và cá nhân đang phải đối mặt trong thế kỷ thứ 21..
- Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
- Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS theo hướng cộng.
- tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
- Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp..
- Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá.
- Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau..
- Từ những năm 1970 trở lại đây, việc giảng dạy ngôn ngữ càng ngày càng chuyển dần sang đường hướng phát triển năng lực.
- Đường hướng này được xem như là kết quả của một sự chuyển dịch từ quan điểm coi ngôn ngữ như một hệ hình sang quan điểm coi ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp..
- Thực chất của vấn đề này là xác định mục tiêu của việc học ngôn ngữ là năng lực giao tiếp.
- Đây luôn là mục tiêu cơ bản của hầu hết các phương pháp giảng dạy ngôn ngữ từ trước tới nay.
- Do vậy mà mục tiêu của các bài học tiếng Việt cần phải tập trung vào tất cả các yếu tố tạo nên năng lực sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, chứ không chỉ hạn chế ở năng lực ngữ pháp và năng lực ngôn ngữ chung chung..
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp cho người học luôn là mục tiêu của mọi chương trình đào tạo trong trường học.
- Quá trình phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ phải luôn luôn được thực hiện theo nguyên tắc lồng ghép bốn kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc và viết.
- Phân môn tiếng Việt trong chương trình ngữ Văn trong nhà trường giúp các em học hỏi và tích lũy cho mình vốn kiến thức về ngôn ngữ thông qua những bài học cụ thể..
- Phát triển năng lực ngôn ngữ không phải chỉ có bộ môn ngữ Văn mới làm được.
- Tuy nhiên, môn ngữ Văn trong nhà trường nói chung và phân môn tiếng Việt nói riêng có những ưu điểm và lợi thế nhất định.
- Trong quá trình.
- Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội,1997..
- Lê A, Lê Xuân Soan, Hoàng Mai Thao, Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Ngữ văn.
- Nxb Giáo dục, 2007..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12.
- Nxb Giáo dục, 2011..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông, 2014..
- Bùi Minh Toán, Câu trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012..
- Bùi Minh Toán, Nguyễn Ngọc San, Giáo trình Tiếng Việt, tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998..
- Phan Phƣơng Dung - Đặng Kim Nga, Hoạt động giao tiếp với dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, 2009..
- Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 11 – Ban cơ bản, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007..
- Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 11 – Ban cơ bản, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007..
- Lý Toàn Thắng, Lí thuyết hoạt động ngôn ngữ và dạy học tiếng Việt ở trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998..
- Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn nâng cao.
- NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006..
- Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Sách giáo viên Ngữ văn nâng cao.
- 15.Nguyễn Trí, Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học, Nxb Giáo dục, 2009.