« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển nguồn nhân lực thông qua chính sách đổi mới Giáo dục đại học- kinh nghiệm một số quốc gia và bài học cho Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- 1 Phát triển nguồn nhân lực thông qua chính sách đổi mới Giáo dục đại học- kinh nghiệm một số quốc gia và bài học cho Việt Nam.
- Trịnh Ngọc Thạch Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phát triển nguồn nhân lực (NNL) là một trong những chiến lược ưu tiên của tất các quốc gia trên thế giới.
- Thông qua chính sách phát triển GD ĐH, các quốc gia Đông Á và Mỹ đã thành công trong phát triển NNL.
- Qua phân tích những bài học về phát triển GDĐH làm cơ sở để phát triển NNL của các quốc gia nêu trên đã thấy được một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, NNL là tài nguyên quý giá của quốc gia.
- Để phát triển NNL cần phải đầu tư phát triển giáo dục, đặc biệt là GDĐH..
- Thứ hai, Các quốc gia đều chọn chính sách phát triển đồng bộ hợp lý ba hệ thống giáo dục : tinh hoa, đại chúng và nghề nghiệp nhằm cung cấp NNL phù hợp theo yêu cầu của các loại trình độ phát triển kinh tế, xã hội.
- Thứ ba, đầu tư để thực hiện các chương trình đào tạo NNL chất lượng cao trong các cơ sở GD ĐH làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng đào tạo NNL trong điều kiện giáo dục đại chúng ngày một phát triển đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Từ kinh nghiệm của các quốc gia Đông Á và Hoa Kỳ, Việt Nam có thể rút ra bài học về phát triển NNL thông qua đổi mới chíh sách GD ĐH: Thứ nhất, duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục đại chúng để đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao dân trí của xã hội.
- bên cạnh đó phải mở rộng quy mô để nâng tỷ lệ người trong độ tuổi học đại học được vào đại học từ 15% hiện nay lên khoảng 50% vào năm 2020 khi mà Việt Nam trở thành nước công nghiệp (như mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam đề ra).
- Để đáp ứng yêu cầu này, quy mô GDĐH sẽ phải tăng (số lượng cơ sở giáo dục, số lượng GV và số lượng SV).
- Thứ hai, tập trung mọi nguồn lực để đào tạo chất lượng cao một số ngành KHCB, kinh tế, xã hội mũi nhọn, để có thể « đi tắt, đón đầu » trong cuộc cạnh tranh quyết liệt về NNL hiện nay khi Việt Nam cam kết gia nhập « sân chơi » về GD ĐH của thế giới (hiệp định GAST đã có hiệu lực từ 1/1/2009).
- Sao cho đến 2020, Việt Nam có ít nhất 2 trường đại học lọt vào top 200 các đại học được xếp hạng trên thế giới (như mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đề ra trong Nghị quyết 14/NQ-CP về đổi mới toàn diện GD ĐH đề ra).
- Biện pháp hiệu quả đã được chứng tỏ những năm vừa qua là « xã hội hóa » giáo dục theo phương thức chia sẻ chi phí (Cost-Sharing) giữa ba chủ thể : Nhà nước, người học và xã hội.
- Đây là một bài học quý giá mà hầu hết các nước phát triển đã đúc kết được.
- Để giải quyết vấn đề này, cần phải sớm trao các quyền tự chủ một cách đầy đủ cho các trường đại học.
- phải đổi mới căn bản phương thức quản lý trong các trường đại học theo hướng quản trị doanh nghiệp và cần phải sớm công khai nội dung và mục tiêu của « thị trường giáo dục.
- Phát triển nguồn nhân lực (NNL) là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu mà hầu hết các quốc gia trên thế giới luôn coi trọng.
- Để thực hiện chiến lược này, không một quốc gia nào không quan tâm đầu tư phát triển giáo dục đại học (GDĐH), coi đó là nền tảng và động lực trong phát triển NNL .
- Bài báo này tập trung phân tích chính sách coi trọng GDĐH của một số quốc gia tiêu biểu trong đào tạo và phát triển NNL.
- Chính sách đổi mới GDĐH của một số quốc gia Đông Á Sau thập niên 70 của thế kỷ trước, chiến lược phát triển GDĐH của các quốc gia Đông Á đã có nhiều thay đổi.
- Trọng tâm của chiến lược này thể hiện ở bốn điểm cơ bản: một là, định hướng giáo dục phục vụ cho phát triển kinh tế và đổi mới công nghệ.
- hai là, chú ý nhiều hơn tới chất lượng giáo dục.
- ba là, tạo ra môi trường học tập suốt đời và bốn là, tiến tới phổ cập giáo dục bậc đại học và cao đẳng.
- Tại Hàn Quốc vào khoảng cuối thập niên 60 thế kỷ XX, sau khi ban hành và thực hiện Luật về đào tạo nghề, các ngành đóng tàu, chế tạo máy, sản xuất thép, công nghiệp hoá chất, công nghiệp hoá dầu được phát triển rất mạnh.
- Nhưng Chính phủ đã nhận thức được vai trò cung tấp NNL cho các ngành kinh tế là cực kỳ quan trọng đối với các trường đại học và các viện nghiên cứu.
- Bởi vậy ngay sau đó, Chính phủ thành lập thêm các trường đại học, các viện quốc gia và trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo NNL trình độ và chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ.
- Nhờ đó, tỷ lệ người trong độ tuổi học đại học (18-22) ở Hàn Quốc tăng rất nhanh (hiện nay đạt hơn 60% (trong khi đó ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ này khoảng trên 15.
- Để có thể chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức thì trước hết lao động trong các ngành phần lớn phải là tầng lớp trí thức, đó là những người được đào tạo bậc đại học trở lên.
- Hàn Quốc cũng là quốc gia đầu tư rất mạnh cho cải cách giáo dục, đặc biệt coi trọng GD ĐH.
- Trong vòng 2 năm Uỷ ban cải cách giáo dục trực thuộc Tổng thống Hàn Quốc đã 4 lần trình lên Tổng thống đề án cải cách giáo dục với những nội dung cải cách mang tính hiện đại và khả thi.
- Kết quả là sau các cuộc cải cách khá triệt để, GDĐH Hàn Quốc hiện nay đã có thể so sánh được với nền GDĐH ở các quốc gia phát triển Âu, Mỹ.
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản chú trọng đầu tư cho giáo dục phổ thông, tạo ra lực lượng lao động có trình độ trung bình, sản xuất ra nhiều hàng hoá tiêu dùng giá rẻ, có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
- Sau đó, Nhật Bản đã nhanh chóng đổi mới hệ thống GDĐH, chuyển từ giáo dục áp đặt (bắt buộc) sang giáo dục phát huy sáng tạo, tập trung ưu tiên vào giáo dục chất lượng cao cho bộ phận người học có điều kiện và khả năng tốt hơn.
- Các mục tiêu và nội dung đổi mới GDĐH được tập trung vào ba khâu: đổi mới phương pháp giảng dạy, chương trình và phương thức đào tạo, đặc bệt kết hợp chặt chẽ giữa GDĐH với phát triển KHCN.
- Đến nay, tỷ lệ người trong độ tuổi học đại học (18-22) ở Nhật Bản đã tăng gần xấp xỉ của Hàn Quốc( trên 50.
- đặc biệt tổng số người có bằng ThS và TS về công nghệ cao đạt ngang bằng với các nước công nghiệp phát triển.
- Phát triển NNL chất lượng cao ở Trung Quốc đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm và có chính sách ưu tiên rất cụ thể.
- Các trường đại học trọng điểm được quyền chọn những HS xuất sắc nhất của các trư​ờng THPT trong cả nư​ớc vào học không phải thi tuyển.
- Những SV tốt nghiệp loại giỏi trở lên ở những trường đại học này được tuyển thẳng vào học chương trình đào tạo sau đại học, trong khi đó các SV tốt nghiệp loại xuất sắc của các trường đại học khác phải qua thi tuyển..
- Chính sách GDĐH hướng tới chất lượng đào tạo NNL của Trung Quốc thể hiện qua một số điểm sau.
- Thông qua nhiều nguồn kinh phí khác nhau để cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường đại học, viện nghiên cứu, tập đoàn công nghiệp, kinh doanh hàng đầu ở các nước phát triển trên thế giới.
- tăng cường các điều kiện để cử các GV của các trường ĐH tham gia các dự án KH&CN quốc tế, đặc biệt chú trọng hợp tác với các nước phát triển ở Châu Âu và Mỹ.
- Đầu tư các nguồn lực để mời các GS, các nhà khoa học, các doanh nhân tài năng, các nhà lãnh đạo xuất sắc trong và ngoài nư​ớc tham gia giảng dạy, hướng dẫn NCKH và tổ chức hội thảo khoa học tại các trường đại học, ưu tiên cho các đại học trọng điểm.
- Liên kết tối đa giữa đào tạo và phát triển NNL với sản xuất, kinh doanh trong nư​ớc và quốc tế để thực hiện các chương trình đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ.
- Vai trò của GDĐH với đào tạo NNL chất lượng cao ở Hoa Kỳ Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới về sự thành công trong phát triển NNL thông qua giáo dục đại học.
- Năm 1958, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Đạo luật về giáo dục phục vụ quốc phòng”, trong đó quy định hỗ trợ 1 tỷ USD cho các trường đại học để tăng cường đào tạo NNL các ngành KHCB với mục tiêu: “Không để một SV tài năng nào phải từ chối tiếp nhận học vấn đại học chỉ vì thiếu tiền để chi phí cho việc học tập”.
- Những năm 70 của thế kỷ XX, Hoa Kỳ đã có một hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng tinh hoa trong các trường đại học.
- 2) nguyên tắc tham gia trực tiếp của toàn xã hội vào việc đào tạo bồi dưỡng nhân tài và 3) nguyên tắc thích ứng nhanh chóng của giáo dục với những yêu cầu của cuộc sống luôn luôn biến đổi.
- Năm 2001, Hoa Kỳ đã áp dụng chương trình đào tạo tài năng về KH&CN (gọi là "chương trình BEST": Building Engineering and Science Talent) trong một số trường đại học có uy tín.
- Mục tiêu của chương trình này là mở rộng qui mô lực lượng lao động KH&CN tài năng, thông qua việc thu hút những người giỏi nhất còn trẻ tuổi vào các hoạt động KH&CN thay thế những người đã lớn tuổi.
- Chương trình này chủ trương tập trung cao độ cho việc đào tạo các công dân sinh ra trên đất Mỹ.
- Năm 2003, các trường đại học danh tiếng đã thiết kế và áp dụng 124 chương trình đào tạo (Curriculum) về KH&CN thuộc diện đào tạo ưu tiên theo chương trình BEST.
- Trong 127 trường đại học lớn ở Hoa Kỳ, năm 2000 đã cấp tới 78% tổng số bằng cử nhân, 87% tổng số bằng ThS về KH&CN.
- Theo kế hoạch của BEST, các trường đại học lớn phải gánh vác trách nhiệm chính trong việc đào tạo NNL tài năng trẻ.
- Bên cạnh các chương trình đào tạo NNL về khoa học và công nghệ, các trường đại học có uy tín của Hoa Kỳ từ hơn 100 năm nay đã chú trọng chương trình đào tạo quản lý kinh doanh (Business Administration).
- Chương trình đào tạo đại học được chia thành hai hệ: hệ chất lượng cao (Honors Program- HP) và hệ tài năng điều hành (Exercutive Program- EP) và các chương trình đào tạo sau đại học về quản trị kinh doanh.
- Sinh viên được tuyển chọn một cách nghiêm ngặt và được đào tạo theo phương pháp phát huy sáng tạo gắn với các hoạt động thực tế.
- Đội ngũ GV là những người có trình độ chuyên môn cao, kiến thức về lý luận và thực tiễn luôn được bổ sung thông qua các chương trình nghiên cứu cập nhật.
- Hầu hết các SV của chương trình HP và EP đều có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và có thu nhập cao qua công việc mà họ đảm nhận.
- Đại học Harvard thường xuyên đứng đầu trong Top 10 trường đại học tốt nhất thế giới.
- Nhưng Chương trình đào tạo tài năng kinh doanh mới thực sự làm cho ĐH Harvard nổi tiếng thế giới.
- Harvard Business School – HBS- là cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình này.
- Năm 2003 có 1800 SV theo học chương trình ThS và 91 SV theo học chương trình TS về Quản trị kinh doanh, đồng thời có tới 7000 SV theo học chương trình HP.
- Mỗi năm, HBS chỉ tuyển chọn được khoảng 1/10 số lượng thí sinh dự tuyển vào Chương trình này.
- Ngoài ĐH Harvard, Hoa kỳ còn có một số trường đại học danh tiếng khác như ĐH Chicago, Viện công nghệ Massaachusetts (MIT), ĐH Columbia, ĐH Stanford cũng tổ chức chương trình đào tạo tài năng kinh doanh).
- Nhiều người thừa nhận rằng, càng được tiếp cận nhiều với chương trình đào tạo kinh doanh thì rủi ro trong kinh doanh càng bị hạn chế.
- Theo số liệu thống kê của Trường ĐH Harvard về kết quả của chương trình BEST, chương trình HP và EP có khoảng 50 đến 80% số SV tham gia học tập đã tốt nghiệp và tự kiếm được việc làm với thu nhập cao.
- Do đó, số SV tham dự các kỳ thi tuyển để theo học các chương trình này đang tăng nhanh.
- Tóm lại, thông qua GDĐH một số quốc gia Đông Á và Hoa Kỳ đã thành công trong phát triển NNL và mang lại lợi thế cạnh tranh rất cao cho các nền kinh tế này.
- Từ sự phân tích những bài học về phát triển GDĐH làm cơ sở để phát triển NNL của các quốc gia nêu trên, có thể rút ra một số vấn đề sau đây:.
- Thứ nhất, NNL là tài nguyên quý giá của mọi quốc gia.
- Để phát triển NNL thì phải đầu tư phát triển giáo dục, nhất là GDĐH.
- Luận điểm này được nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khái quát là: «thắng trong giáo dục sẽ thắng trong tất cả mọi lĩnh vực.
- Thứ hai, để phát triển NNL đáp ứng yêu cầu của CNH, hầu hết các quốc gia đang phát triển đều chú trọng phát triển hợp lý ba hệ thống giáo dục : tinh hoa, đại chúng và nghề nghiệp nhằm cung cấp NNL phù hợp theo yêu cầu của các loại hình kinh tế, xã hội.
- Thứ ba, đầu tư phát triển các cơ sở GDĐH chất lượng cao (trường đại học, viện nghiên cứu) để thực hiện các chương trình đào tạo và phát triển NNL đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của các nền kinh tế..
- Một số khuyến nghị cho Việt Nam về chính sách đầu tư cho GDĐH gắn với phát triển NNL Việt Nam bước vào thời kỳ CNH-HĐH trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển ở trình độ thấp.
- Trong khi đó, hệ thống GDĐH còn nhiều bất cập, chưa thể đáp ứng được yêu cầu cung cấp NNL chất lượng cao cho sự nghiệp CNH-HĐH và phát triển KT-XH.
- Có thể khái quát hai mâu thuẫn và thách thức mà GD ĐH Việt Nam đang phải đối mặt là : Thứ nhất, những mâu thuẫn và thách thức nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện qua một số mặt sau:.
- Áp lực của sự phát triển KT-XH dựa trên cơ sở của KH&CN, đặc biệt là công nghệ cao đã đặt ra yêu cầu rất khắt khe về chất lượng đào tạo NNL từ các trường đại học.
- Cạnh tranh về trình độ NNL giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển đang diễn ra quyết liệt.
- Vì vậy, GDĐH phải tạo ra bước đột phá về chất lượng đào tạo NNL mới có thể giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh quyết liệt này.
- Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng quy mô đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu về số lượng lao động có trình độ tương xứng với trình độ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất và đồng thời phải đào tạo nhân lực trình độ cao và chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện KH&CN đã trở thành cơ sở và động lực chủ yếu của sự phát triển KT-XH.
- Thứ hai, những mâu thuẫn và thách thức nảy sinh từ bản thân nền giáo dục thể qua một số mặt sau:.
- Quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ giáo dục tinh hoa sang đại chúng đặt ra yêu cầu phải thực hiện đồng thời ba loại hình giáo dục với những mục tiêu khác nhau: i) giáo dục tinh hoa (cho số ít) với mục tiêu đào tạo ra một bộ phận nhân lực trình độ cao và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu NNL của CNH-HĐH trong điều kiện KH&CN đã trở thành cơ sở và động lực chủ yếu của sự phát triển KT-XH.
- ii) giáo dục đại chúng (cho số đông) với mục tiêu đào tạo số lượng lớn nhân lực để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH theo diện rộng.
- iii) giáo dục nghề nghiệp (cho bộ phận nhân lực kỹ thuật, chưa có điều kiện tham gia GDĐH) với mục tiêu đào tạo thợ lành nghề, đáp ứng yêu cầu nhân lực kỹ thuật của sự phát triển KT-XH.
- Giáo dục đại học hiện nay phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cơ bản: i) thực hiện chương trình đào tạo “đại trà” với quy mô lớn và chất lượng theo mục tiêu đã xác định, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển KT-XH.
- ii) thực hiện những chương trình đào tạo đặc biệt: tài năng, chất lượng cao, tiên tiến đạt trình độ quốc tế…đáp ứng yêu cầu NNL trình độ cao, chất lượng cao cho sự nghiệp CNH-HĐH và phát triển kinh tế tri thức..
- Trong những năm qua, Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, nhất là GD ĐH, đối với phát triển KT-XH.
- Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã chú trọng đến phát triển giáo dục trên cơ sở coi « giáo dục là quốc sách hàng đầu.
- là cơ sở và nền tảng của sự phát triển KT-XH.
- Từ kinh nghiệm của các quốc gia Đông Á và Hoa Kỳ, có thể nêu lên một số bài học sau đây cho Việt Nam trong đầu tư cho phát triển giáo dục làm cơ sở để phát triển NNL: Thứ nhất, duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục đại chúng để đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao dân trí của xã hội.
- Báo cáo của Uỷ ban cải cách giáo dục trực thuộc Tổng thống Hàn Quốc (2006), Cải cách giáo dục cho thế kỷ XXI bảo đảm để dẫn đầu trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hoá, NXB Giáo dục.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005): Đề án đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
- Chiến lư​ợc phát triển giáo dục NXB Giáo dục.
- Lê Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục - đào tạo, kinh nghiệm của Đông Á, NXB Khoa học Xã hội.
- Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996): Phát Triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm thế giới và thực tiễn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
- Đặng Ứng Vận (2007), Phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Chiến l​ược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI-kinh nghiệm của các quốc gia, NXB Chính trị Quốc gia