« Home « Kết quả tìm kiếm

Phục Hồi Sinh Thái Rừng Gắn Với Phát Triển Kinh tế - Xã hội: Thực Tiễn Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI: THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.
- Trong xu thế toàn cầu, đảm bảo phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên là một yêu cầu cấp bách và nhiều ví dụ trên thế giới đã chứng minh hiệu quả môi trường và kinh tế-xã hội của những nỗ lực này khi mà đa dạng sinh học và hệ sinh thái vẫn đang cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho loài người, tương đương với giá trị GDP của cả thế giới làm ra trong 1 năm.
- Vì vậy, báo cáo này tập trung làm rõ khái niệm và hình thức phục hồi hệ sinh thái trên thế giới, những lợi ích của nó đem lại, đồng thời, tổng quan đánh giá thực tiễn phục hồi hệ sinh thái rừng ở Việt Nam, gắn với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời gian qua, làm cơ sở cho thực hiện phát triển bền vững trong thời gian tới..
- Một vấn đề đặt ra là phải thúc đẩy quá trình phục hồi các HST ở quy mô toàn cầu, cũng như theo quy mô khu vực và quốc gia, một mặt để giải quyết vấn đề môi trường, kìm hãm suy thoái ĐDSH, giảm nhẹ BĐKH và mặt khác thúc đẩy lợi ích kinh tế-xã hội.
- Việc phục hồi HST rừng luôn được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, và được đề cập trong các chiến lược phát triển và bảo vệ môi trường của Việt Nam, đặc biệt là trong “Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” (CHXHCN Việt Nam, 2004), trong “Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn trong “Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh” (2012) và trong “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm và góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển bền vững (PTBV) cũng như ứng phó với BĐKH Việt Nam (CHXHCN Việt Nam, 2012)..
- Báo cáo đề cập tổng quan phân tích đánh giá thực tiễn phục hồi HST nói chung, hệ sinh thái rừng nói riêng ở trên thế giới và ở Việt Nam, gắn với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và rút ra những bài học cho Việt Nam trong thời gian tới..
- Shepherd, 2004) và cách tiếp cận trong Đánh giá Hệ sinh thái thiên niên kỷ (Millennium Ecosystem Assessment, 2005), nhằm làm rõ mối tác động tương hỗ giữa phục hồi HST và phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt trong đảm bảo phúc lợi xã hội và xóa đói giảm nghèo..
- Báo cáo áp dụng các phương pháp tổng quan thực tiễn phục hồi HST trên thế giới, đặc biệt làm rõ từ khái niệm, nguyên tắc, nội dung các bước thực hiện phục hồi HST cũng như những bài học kinh nghiệm được rút ra..
- của Việt Nam từ trước đến nay, bao gồm cả công tác phục hồi rừng tại những vùng đất bị tác động của chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh..
- THỰC TIỄN CÔNG TÁC PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI 3.1.
- Một số khái niệm và hình thức phục hồi hệ sinh thái rừng trên thế giới.
- Phục hồi sinh thái là quá trình hỗ trợ sự phục hồi của một HST đã bị suy thoái, hư hại, hoặc bị phá hủy (Society of Ecological Restoration, 2010).
- Thực tiễn phục hồi sinh thái bao gồm các hoạt động như kiểm soát xói mòn, tái trồng rừng, sử dụng các loài bản địa, loại bỏ các loài ngoại lai và cỏ dại, tái phủ xanh khu vực bị tác động, trồng các loài bản địa, cũng như cải thiện môi trường sống và phạm vi đối với các loài chính.
- "Phục hồi sinh thái".
- là thuật ngữ chỉ việc ứng dụng trên thực tiễn chuyên ngành “Sinh thái học phục hồi” (Restoration Ecology)..
- Phục hồi rừng cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong cải thiện sinh kế và sức khỏe con người..
- Các hình thức phục hồi HST rừng bao gồm: (i) cải tạo (Reclamation).
- Cải tạo nhằm mục đích phục hồi năng suất (nhưng ít tính ĐDSH ban đầu) tại một vùng bị suy thoái.
- Phục hồi chức năng có mục đích tái lập lại chức năng, nhưng không nhất thiết tất cả các loài động thực vật được cho là từng đã có mặt tại vùng đó (vì lý do kinh tế hoặc điều kiện sinh thái, môi trường sống mới cũng có thể bao gồm các loài ban đầu không có mặt trong vùng).
- Phục hồi (toàn phần) là tái lập lại thành phần, cấu trúc, năng suất và ĐDSH các loài đặc trưng cho khu vực đã bị suy thoái, tổn thương hoặc bị phá hủy.
- Hai khái niệm này thường nằm trong hình thức phục hồi chức năng HST đã được trình bày ở trên..
- Phục hồi chủ yếu thông qua tái sinh theo chu trình tự sinh + Thay đổi thành phần loài do khai thác gỗ quá mức.
- Các cách phục hồi hệ sinh thái và mối liên hệ với lợi ích kinh tế/phát triển kinh tế-xã hội (chú thích xem trong bài).
- Hình 3.1 chỉ ra các cách khác nhau nhằm phục hồi HST và nâng cao giá trị kinh tế.
- Nói chung, rất khó để xây dựng phương pháp phục hồi tại một nơi nào đó, vừa tối ưu hóa lợi ích kinh tế và nâng cao sinh kế, lại vừa cải thiện giá trị ĐDSH (như ở phần phía trên bên phải).
- Phục hồi HST ở những nơi mà tỷ lệ đói nghèo cao thì phải quan tâm đồng thời đến cả 2 mục đích.
- Tùy thuộc vào tình trạng suy thoái của HST rừng, một loạt các phương pháp quản lý ít nhất có thể phục hồi một phần mức độ giá trị ĐDSH và của các dịch vụ HST trong khoảng thời gian phù hợp (năm) và đầu tư tài chính (vốn, cơ sở hạ tầng, và lao động).
- Kết quả của các phương pháp phục hồi cụ thể là: (i) phục hồi độ phì của đất nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Các mức thang của sự phục hồi hệ sinh thái Bảng 3.2.
- Một số thuật ngữ phục hồi rừng.
- Phục hồi chức năng (Rehabilitation).
- Tái sinh rừng tự nhiên có định hướng hoặc kết hợp trồng xen cho mục đích phục hồi rừng (Planting or assisted natural regeneration for forest restoration purposes).
- Phục hồi (Restoration).
- Những mục đích chính cho công tác phục hồi hệ sinh thái.
- Căn cứ vào mục đích thực hiện, phục hồi HSTcó thể chia thành các nhóm sau: (i) bảo tồn ĐDSH.
- Phục hồi hệ sinh thái nhằm bảo tồn đa dạng sinh học.
- Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mất môi trường sống là nguyên nhân trực tiếp làm mất mát các loài, vì vậy cơ chế để trả lại giá trị đa dạng loài là phục hồi HST hoặc môi trường sống (SER Science and Policy Working Group, 2010).
- Hơn nữa, phục hồi không nhất thiết phải đạt tới giá trị nguyên sơ của ĐDSH và dịch vụ HST như trong các HST nguyên sinh (Benayas và nnk., 2009) và cũng có rất nhiều ví dụ thuyết phục về các chương trình phục hồi sinh thái đã trả lại ĐDSH, bao gồm sự phục hồi của các loài và các HST bị đe dọa (Lindenmayer và nnk., 2010)..
- Phục hồi hệ sinh thái nhằm đảm bảo nguồn nước.
- Phục hồi hệ sinh thái nhằm đảm bảo sức khỏe và quản lý nước thải.
- Phục hồi các vùng đất ngập nước sẽ giúp lọc một số loại nước thải và đây có thể là một giải pháp rất hữu hiệu đối với những thách thức quản lý nước thải (Ko và nnk., 2004).
- Phục hồi hệ sinh thái để đảm bảo an ninh lương thực.
- Phục hồi các HST và đảo ngược tình trạng suy thoái đất có tầm quan trọng rất lớn, đặc biệt đối với những khu vực nghèo đói phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên để có năng suất, an ninh lương thực và y tế (Lal, 2009.
- Phục hồi hệ sinh thái để giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- Phục hồi hệ sinh thái để phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai.
- Lợi ích kinh tế của phục hồi hệ sinh thái chính là thông qua kinh tế xanh.
- Kết quả đánh giá của 89 dự án phục hồi HST lớn trên toàn thế giới đã rút ra kết luận rằng, phục hồi sinh thái làm tăng giá trị ĐDSH và dịch vụ HST tương ứng là 44% và 25% (Benayas và nnk., 2009).
- Trong một cuộc khảo sát của các nhà quản lý ở Mỹ trong tổng số 317 dự án phục hồi các dòng sông có gần hai phần ba tin tưởng rằng, các dự án đã hoàn toàn thành công.
- Một số nguyên tắc và đặc điểm phục hồi hệ sinh thái rừng.
- Với mục đích thúc đẩy nhanh hơn nữa việc phục hồi các khu rừng nhiệt đới bị suy thoái, Tổ chức Rừng Nhiệt đới Quốc tế (International Tropical Timber Organization) đã đưa ra Cẩm nang về Tái tạo, quản lý và phục hồi chức năng rừng nhiệt đới bị suy thoái và rừng thứ sinh (ITTO, 2002) để hỗ trợ các nước nhiệt đới.
- Tài liệu này đã đúc kết công tác phục hồi rừng nhiệt trên thế giới và.
- đưa ra 49 nguyên tắc quản lý và phục hồi kèm theo những khuyến cáo thực hiện.
- Những nguyên tắc này được chia thành 8 nhóm liên quan đến những lĩnh vực cũng như mục đích sau: (i) đạt được cam kết quản lý và phục hồi cảnh quan rừng bị suy thoái và rừng thứ sinh.
- Đúc kết những kinh nghiệm trong bảo tồn và phục hồi các HST, Cơ quan Quản lý các Vườn quốc gia Canađa (Parks Canada Agency, 2011) đã đưa ra những nguyên tắc và hướng dẫn phục hồi sinh thái một cách chi tiết, nhằm giúp các vườn quốc gia và các khu bảo tồn duy trì được tính toàn vẹn sinh thái, trong khi vẫn đảm bảo những dịch vụ của chúng.
- Những nguyên tắc và hướng dẫn này tập trung vào việc phục hồi các di sản thiên nhiên, bao gồm cả ĐDSH và chức năng HST.
- Những nguyên tắc và hướng dẫn phục hồi sinh thái bao gồm: (i) cải thiện nội dung chiến lược quản lý khu vực tự nhiên, như loại bỏ các động thái và nhiễu loạn tự nhiên, kiểm soát các loài sinh vật xâm lấn có hại, quản lý quần thể siêu phong phú.
- (ii) cải thiện những tác động tương hỗ hữu sinh, như tái tạo lại các quần xã bản địa hoặc môi trường sống, tái nhập các loài cho mục đích phục hồi chức năng.
- Thực tiễn phục hồi hệ sinh thái gắn với phát triển kinh tế-xã hội.
- Việc bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên nói chung, ĐDSH và các HST nói riêng đã là những nội dung và nguyên tắc được thông qua trong Chương trình Nghị sự 21 từ năm 1992 tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về Môi trường và phát triển tại Rio de Jainero (UN, 1992), được khẳng định trong Chương trình Hành động Phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững tại Jonhannesburg năm 2002 (UN, 2002) và mới đây lại được thể hiện trong Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc Rio+20 vào tháng 6/2012 tại Rio de Jainero “Tương lai chúng ta mong muốn” (UN, 2012) về phát triển nền kinh tế xanh gắn với bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và các HST và trong báo cáo tổng kết gần đây nhất của UNEP (2012) “Viễn cảnh môi trường toàn cầu 5 (Geo 5.
- Vì vậy, phục hồi HST bị suy thoái là cách thức hữu hiệu để phục hồi những dịch vụ của chúng bằng những cách tiếp cận khác nhau, trong đó, cách tiếp cận dựa trên HST cho quản lý là một trong những cách thức thực hiện hữu hiệu nhất (UNEP, 2012).
- Những nghiên cứu toàn cầu về phục hồi và bảo tồn dịch vụ HST chỉ ra rằng, bảo tồn và phục hồi là hình thức đầu tư chi phí thấp, lợi nhuận cao để duy trì dịch vụ HST.
- Nghiên cứu đánh giá hàng ngàn dự án phục hồi HST trên thế giới, từ vùng sa mạc, rừng mưa nhiệt đới đến HST thủy vực và ven biển của UNEP (Nellemann và Corcora, 2010) chỉ ra rằng, công tác phục hồi HST không những có thể thực hiện được, mà còn được chứng tỏ là hình thức đầu tư có lợi nhuận cao trên khía cạnh tiền tiết kiệm xã hội, thực hiện mục đích to lớn để xóa bỏ đói nghèo và đạt được sự bền vững.
- Vì vậy, đầu tư cho công tác phục hồi HST chính là để đảm bảo cuộc sống bền vững cho các thế hệ mai sau của chúng ta..
- (ii) đảm bảo rằng đầu tư vào phục hồi phải được kết hợp với quản lý HST lâu dài trong cả vùng được phục hồi và khu vực xung quanh, để đảm bảo quá trình phục hồi dần dần.
- (iii) dự án cơ sở hạ tầng gây thiệt hại cho một HST phải chi trả kinh phí để phục hồi lại HST đó đạt mức tương tự như ở những nơi khác trong một quốc gia.
- (iv) áp dụng phương pháp tiếp cận đa ngành cùng các bên liên quan để thực hiện việc đầu tư cho phục hồi HST đảm bảo thành công.
- (v) đảm bảo rằng các dự án phục hồi HST đã tính đến điều kiện thế giới đang thay đổi (như BĐKH, áp lực sử dụng đất đai, toàn cầu hóa.
- (vi) công tác phục hồi cần được thực hiện theo các cấp độ, từ việc tăng cường phục hồi ở những điểm nóng, sau đó đến khu vực với quy mô lớn hơn, cường độ cao hơn nhằm khắc phục những biến đổi về suy thoái đất đai.
- (vii) phải đảm bảo rằng việc phục hồi HST được thực hiện bằng những kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn được cập nhật đầy đủ.
- (viii) áp dụng phục hồi HST như một lựa chọn chính sách tích cực để giải quyết đồng bộ những thách thức về sức khỏe, cung cấp nước, quản lý chất lượng nước và nước thải, bằng cách cải thiện lưu vực sông và vùng đất ngập nước.
- (ix) áp dụng phục hồi HST như một lựa chọn chính sách tích cực để phòng chống và giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt, sóng thần, bão hoặc hạn hán.
- (x) tăng cường sử dụng việc phục hồi HST như là một biện pháp cho việc thu giữ cacbon, thích ứng và giảm nhẹ BĐKH.
- (xi) cải thiện tình hình an ninh lương thực thông qua việc phục hồi HST..
- THỰC TIỄN CÔNG TÁC PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG Ở VIỆT NAM 5.1.
- Phục hồi hệ sinh thái rừng trong hệ thống luật pháp và chiến lược.
- Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để định hướng cho công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH, trong đó bao gồm công tác phục hồi HST rừng, gắn với phát triển kinh tế-xã hội và nhiều các văn bản luật, văn bản dưới luật để triển khai thực hiện trên thực tế..
- Phục hồi HST và phát triển rừng đã được thể hiện trong các văn bản luật như Luật Bảo vệ môi trường (ban hành năm 1993, sửa đổi 2005), Luật Đa dạng sinh học (2009), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (ban hành năm 1991, sửa đổi năm 2005), đồng thời được đề cập trong các chiến lược phát triển như Định hướng chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (2004), Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh (2012), trong chiến lược phát triển ngành như Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn .
- Những văn bản pháp lý này là cơ sở quan trọng trong việc chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác bảo tồn ĐDSH và phục hồi HST..
- Những chương trình trồng rừng, phục hồi và phát triển rừng.
- Giai đoạn Tiến trình đổi mới mạnh mẽ và mở rộng quan hệ quốc tế, cũng như sự thúc ép về nhu cầu lâm sản, bảo vệ môi trường, chống thiên tai lũ lụt đã buộc mọi người phải quan tâm đến trồng rừng và phục hồi rừng.
- Diện tích rừng của Việt Nam đã tăng lên liên tục nhờ trồng rừng và những nỗ lực phục hồi rừng tự nhiên, bình quân mỗi năm tăng khoảng 282.600 ha, trong đó rừng tự nhiên tăng 148.900 ha/năm, rừng trồng tăng 133.700 ha/năm (Bộ NN&PTNT, 2010)..
- Trồng rừng và phục hồi rừng.
- Như vậy, nhìn một cách khái quát, các chương trình trồng rừng quy mô lớn ở Việt Nam mới đạt được mục đích tạo được độ che phủ của cây rừng và mức thang đầu tiên trong phục hồi HST (xem Hình 3.2) là phục hồi một số chức năng của HST và tạo ra sản phẩm có tính thương mại, phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương..
- Một số ví dụ về phục hồi hệ sinh thái rừng ở Việt Nam 5.4.1.
- Phục hồi hệ sinh thái rừng ở Mã Đà.
- Sau chiến tranh, các nhà khoa học và nhân dân địa phương đã nỗ lực rất lớn để phục hồi những HST rừng giàu có một thời này, đặc biệt là cố gắng đưa những giống cây bản địa trở lại trồng tại các khu vực thuộc rừng Mã Đà của tỉnh Đồng Nai vốn dĩ bị triệt phá nặng nề.
- Mặc dù tốn kém và mất nhiều lao động, việc phục hồi rừng ở Mã Đà đã trở thành một ưu tiên của chính quyền trung ương và địa phương, nhằm bảo vệ các vùng đầu nguồn của hồ chứa nước cung cấp nước ngọt cho 10 triệu dân, giảm tác động của công nghiệp hóa ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng và góp phần khôi phục ĐDSH và bảo tồn HST rừng ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai..
- Phục hồi rừng bảo vệ môi trường trên vùng khắc nghiệt có nguy cơ sa mạc hóa: Kinh nghiệm trồng rừng tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Phục hồi rừng Khộp và môi trường là một việc làm rất cần thiết, nhưng rất khó khăn.
- Hai loài cây này có ý nghĩa rất lớn vì phù hợp với điều kiện khắc nghiệt của địa phương và cũng là loài cây quan trọng trong việc phục hồi các HST rừng Khộp ở đây (Tổng cục Lâm nghiệp, 2012)..
- Phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ.
- Quá trình phục hồi thành công hệ thực vật rừng ngập mặn đã góp phần tạo ra môi trường sống cho các loài động vật trên cạn, dưới nước phát triển về chủng loài lẫn số lượng.
- Đây có thể nói là một điển hình phục hồi HST rừng ngập mặn ven biển, nhằm nâng cao tính ĐDSH và ứng phó với BĐKH..
- Trong xu thế toàn cầu thúc đẩy PTBV và ứng phó với BĐKH, phục hồi các HST tự nhiên là một yêu cầu cấp bách trên thế giới và nhiều ví dụ trên thế giới đã chứng minh hiệu quả môi trường và phát triển kinh tế-xã hội của những nỗ lực phục hồi này..
- Việc phục hồi HST nói chung và HST rừng nói riêng, một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển toàn cầu trong các tổ chức lớn trên thế giới, đặc biệt là tổ chức của Liên Hợp Quốc..
- Tuy nỗ lực trồng rừng là rất lớn, nay độ che phủ của rừng là khá cao, nhưng đó mới là bước đầu tiên trong việc phục hồi HST rừng và những khu rừng này chỉ đáp ứng được những chức năng cơ bản của rừng, tạo ra được sản phẩm nâng cao thu nhập cho người dân, chứ chưa đáp ứng đầy đủ các chức năng dịch vụ của HST rừng theo đúng nghĩa của chúng.
- Một số điển hình phục hồi.
- Để tiếp tục thúc đẩy tiến trình PTBV, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH và ứng phó với BĐKH, trong thời gian tới, một mặt cần tiếp tục phủ xanh những vùng đất bị suy thoái và mặt khác cần khuyến khích những giải pháp phục hồi HST rừng, đặc biệt là trồng rừng với các loài bản địa, để tăng giá trị ĐDSH và đồng thời đẩy mạnh công tác bảo tồn trong hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn..
- Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam.
- Những vấn đề ven biển và phục hồi rừng ngập mặn ở Việt Nam