« Home « Kết quả tìm kiếm

Phương thức tiếp nhận văn minh phương Tây trong Duy Tân Minh Trị Nhật Bản và những giải pháp nhằm thay đổi tình trạng văn hóa - giáo dục ở Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- TRONG DUY TÂN MINH TRỊ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP.
- Duy Tân Minh Trị, văn hóa Nhật Bản, văn hóa Việt Nam, giáo dục Việt Nam, tiếp nhận văn minh phương Tây.
- Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi, bắt đầu công cuộc canh tân đất nước bằng phương thức tiếp nhận văn minh phương Tây trên cơ sở nền văn hóa-xã hội truyền thống Nhật Bản.
- Thành công của công cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản thời cận đại không chỉ giúp Nhật Bản giữ được độc lập mà còn trở thành cường quốc hàng đầu châu Á.
- Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, văn hóa – giáo dục Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách trong việc lựa chọn và tiếp thu văn hóa, văn minh từ bên ngoài.Trên cơ sở phân tích phương thức tiếp nhận văn minh phương Tây của Nhật Bản trong Duy Tân Minh Trị, tác giả phân tích những giá trị, bài học và đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng văn hóa–giáo dục ở Việt Nam hiện nay..
- Phương thức tiếp nhận văn minh phương Tây trong Duy Tân Minh Trị Nhật Bản và những giải pháp nhằm thay đổi tình trạng văn hóa - giáo dục ở Việt Nam hiện nay..
- Ngày nay, Nhật Bản được vinh danh như một dân tộc hàng đầu châu Á với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, con người.
- kinh tế cạnh tranh ở vị trí nhất nhì thế giới, Nhật Bản còn khiến thế giới nghiêng mình trước những hành động đẹp về văn hóa, ứng xử.
- Để có được sự phát triển như ngày hôm nay, Nhật Bản đã trải qua.
- Có thể nói, sự hưng khởi của văn minh Nhật Bản hiện đại được đặt nền móng ban đầu từ công cuộc Duy Tân Minh Trị thời cận đại (1868)..
- Trong quá trình hội nhập và phát triển văn hóa – giáo dục của Việt Nam hiện nay, người Việt nói chung và thế hệ trẻ nói riêng đang đứng trước những khó khăn và thử thách nhất định trong việc lựa chọn và tiếp nhận những luồng văn hóa từ bên ngoài đồng thời phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Việc tìm hiểu phương thức tiếp nhận văn minh thời Duy tân Minh Trị Nhật Bản có thể đúc kết những bài học giá trị về phương thức tiếp nhận văn minh, văn hóa cho xã hội và giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa..
- 2.1 Phương thức tiếp nhận văn minh của người Nhật qua công cuộc Duy tân Minh Trị (1868).
- Trong số các nước châu Á, duy nhất chỉ có Nhật Bản thành công trên con đường lựa chọn phương thức gìn giữ độc lập dân tộc và phát triển đất nước trở thành cường quốc.
- Con đường mà Nhật Bản đã lựa chọn để chấn hưng dân tộc và phát triển đất nước là tiếp nhận văn minh phương Tây.
- Trong bối cảnh rối ren cuối triều đại Mạc phủ Tokugawa, cũng như nhiều quốc gia phong kiến phương Đông, chế độ phong kiến Nhật Bản trên đà suy yếu, khủng hoảng trầm trọng.
- 1 Hay còn gọi là Tokugawa Keiki tướng quân cuối cùng của Mạc phủ Tokugawa, Nhật Bản..
- Có thể thấy, sợi chỉ đỏ xuyên suốt công cuộc canh tân đất nước của chính quyền Minh Trị là tiếp thu, học tập và ứng dụng những thành tựu văn minh phương Tây trên nền tảng văn hóa – xã hội Nhật Bản..
- Về mặt văn hóa, thời kỳ cổ trung đại Nhật Bản từng được xem là “con đẻ” của nền văn minh Trung Hoa.
- Tuy nhiên, với vị trí biệt lập so với nền văn minh gốc (Trung Hoa), dân tộc Nhật Bản có khả năng phát triển theo nhiều hướng độc đáo và chuyển thể những ảnh hưởng văn minh Trung Hoa thành mô hình văn minh riêng biệt..
- Theo Reischauer: “Mặc dù sự biệt lập về mặt địa dư đã khiến họ rất ý thức về sự vay mượn từ bên ngoài này, nhưng sự biệt lập ấy cũng đã dẫn họ tới sự phát triển được một trong những nền văn hóa có những nét đặc biệt nhất có thể gặp thấy ở bất kỳ khu vực văn minh nào có kích thước tương tự”.
- Thực tế chứng minh, văn hóa Nhật Bản thời kỳ cổ trung đại là một nền văn hóa độc đáo, riêng biệt chứ không phải là một sự bắt chước đơn thuần từ văn minh Trung Hoa..
- Đầu thời cận đại, chính quyền Nhật Bản thực hiện công cuộc duy tân.
- Một lần nữa, Nhật Bản lại tiến hành “vay mượn và bắt chước” để tạo nên một nền văn minh cận đại mang giá trị lịch sử sâu sắc đối với Nhật Bản nói riêng và tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Á nói chung.
- Những thành tựu mà Nhật Bản đạt được sau công cuộc duy tân chứng minh rằng người Nhật biết cách chọn lựa và thành công trong việc tiếp thu văn minh bên ngoài để làm giàu văn hóa dân tộc và đưa đất nước đến văn minh..
- Tại thời điểm chính phủ Minh Trị được thành lập, về phương diện khoa học kỹ thuật, Nhật Bản đi chậm hơn các nước phương Tây khoảng 200 năm..
- Khi các điều ước bất bình đẳng được chính quyền Tokugawa ký với Tây phương, kinh tế - chính trị Nhật Bản bị đe dọa nghiêm trọng trước sức ép mạnh mẽ từ các quốc gia này.
- nhiều quốc gia châu Á khác tìm cách nhượng bộ, thương lượng với các nước phương Tây nhằm đổi lấy hòa bình, chính quyền Nhật Bản ý thức được rằng cần phải canh tân đất nước, phải phát triển đất nước ngang bằng họ để đổi lấy sự bình đẳng trong giao thương.
- Sự biệt lập tạo cho người Nhật sự mặc cảm và khó khăn trong việc hiểu và tiếp thu những yếu tố văn hóa từ dân tộc khác.
- Như vậy, trong điều thứ 5, chính quyền Minh Trị đã ghi rõ phương pháp canh tân Nhật Bản là tiếp thu tri thức trên thế giới.
- Theo đó, Nhật Bản đã chủ động học tập phương Tây về mọi mặt, bao gồm kinh tế, kỹ thuật, tư tưởng và văn hóa..
- Tháng 11/1871, Nhật Bản cử phái đoàn do đại thần Iwakura Tomoni dẫn đầu đến viếng thăm Mĩ và các nước châu Âu.
- Mục đích ban đầu của chuyến đi nhằm thương lượng với các nước Âu – Mĩ để sửa đổi các điều khoản về đặc quyền ngoại giao và kinh tế mà Nhật Bản đã ký kết trước đó..
- Mặc dù ý định thuyết phục các nước Âu – Mĩ sửa đổi những điều khoản trong các hiệp ước bất bình đẳng không thành công nhưng phái đoàn Nhật Bản đã có dịp quan sát tận mắt đời sống chính trị và sự phát triển công nghiệp của các nước.
- Sự thất bại trong việc thương thuyết với các nước Tây phương càng thúc đẩy mạnh mẽ quyết tâm của chính quyền Thiên hoàng trong việc phát triển đất nước, đưa Nhật Bản đến gần với văn minh phương Tây..
- Nhật Bản không theo đuổi một mô hình kinh tế, chính trị, văn hóa của riêng bất kỳ quốc gia phương Tây nào.
- Nhật Bản chủ động tìm hiểu, chủ động lựa chọn những đặc thù ở các lĩnh vực cần thiết, quan trọng và phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của Nhật Bản lúc bấy giờ..
- Để chấn hưng quân đội và tăng cường sức mạnh quân sự, Nhật Bản thực hiện cải cách quân đội.
- Kèm theo đó, Nhật Bản cho mời các giảng viên quân sự nước ngoài về để giảng dạy và đưa các sinh viên sĩ quan đến một số nước như Anh, Pháp học tập..
- Không chỉ cử các phái đoàn đến các nước phương Tây quan sát, học hỏi, Nhật Bản còn chủ động mời rất nhiều chuyên viên, giáo sư từ các nước phương Tây về giúp họ.
- Đa số các chuyên viên, giáo sư làm việc tại Nhật Bản lúc bấy giờ là người Anh, Pháp, Mỹ và Đức.
- Tiến sĩ Murray làm cố vấn cho Thứ trưởng bộ Giáo dục Nhật Bản Tanaka Fujimaro.
- Ngoài ra còn có ông Marion Scott, người hỗ trợ cho giáo dục Nhật Bản phát triển về phương pháp sư phạm, chú trọng dùng vật mẫu và hình ảnh cụ thể khi giảng dạy..
- Khi chủ động lựa chọn và học tập văn minh, khoa học kỹ thuật Tây phương, trình độ dân trí của Nhật Bản không ở mức thấp.
- Dưới thời Mạc phủ Tokugawa, giáo dục Nho học phát triển mạnh mẽ, đời sống văn hóa và tri thức trong xã hội Nhật Bản đa dạng, khởi sắc.
- Đầu thế kỷ XVIII, dựa trên sự tiếp xúc với người Hà Lan ở Nagasaki, nhiều học giả Nhật Bản bắt đầu học tiếng Hà Lan để tìm hiểu về nền khoa học Tây phương.
- Các nhóm học giả đã tiến hành dịch thuật nhiều sách khoa học của Hà Lan và lưu hành ở các thành phố lớn của Nhật Bản..
- Chính nhờ lực lượng này mà người dân Nhật Bản có cơ hội tiếp xúc sớm với văn minh phương Tây, nhận thức được nhu cầu tất yếu cần phải mở cửa giao thương với bên ngoài..
- Ước tính từ khi Nhật Bản ký hòa ước giao thương với Tây phương cho đến năm 1890, có khoảng 3000 chuyên viên người nước ngoài đã được mời sang làm cố vấn cho Nhật Bản.
- Trong suốt thời kỳ Minh Trị riêng trong ngành giáo dục đã có khoảng 170 giáo sư được mời sang giảng dạy tại Nhật Bản (chiếm 80% tổng số giáo sư được mời đến Nhật)..
- Tham khảo chế độ giáo dục của Pháp, chính quyền Minh Trị chia Nhật Bản làm các khu đại học, trung học và tiểu học.
- Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn chủ trương giữ lại những nội dung thuộc về văn hóa truyền thống, xã hội Nhật Bản.
- Để làm cho Nhật Bản nhanh chóng phát triển, ngoài việc thuê các chuyên gia ngoại quốc, Nhật Bản cũng chú trọng việc gửi sinh viên đi du học ở các nước phương Tây.
- Năm 1873, Nhật Bản có khoảng 373 sinh viên du học ở nước ngoài, nhiều nhất là Hoa Kỳ và Anh.
- Năm 1874, Nhật Bản có 91 trường dạy tiếng nước ngoài với tổng số sinh viên khoảng 13.000 người..
- Không chỉ thoát khỏi được nguy cơ xâm lược từ các nước thực dân phương Tây, Nhật Bản còn từng bước xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng, giành lại quyền tự chủ ngoại giao và tiến hành chiến tranh, bành trướng thế lực ra bên ngoài.
- Sau công cuộc duy tân Minh Trị, Nhật Bản thay đổi toàn diện, sâu sắc..
- Cho đến nay, mặc dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng không thể phủ nhận những giá trị và thành tựu từ công cuộc duy tân Minh Trị đã mang đến cho kinh tế-xã hội Nhật Bản những thay đổi mang tính chất thời đại..
- Nét độc đáo trong phương thức tiếp nhận văn minh Phương Tây của Nhật Bản là mặc dù tiếp nhận các yếu tố khoa học, kỹ thuật, văn hóa phương Tây trên nhiều phương diện nhưng Nhật Bản vẫn giữ được nền tảng văn hóa – xã hội truyền thống của mình..
- 2.2 Những đề xuất nhằm cải thiện tình trạng văn hóa – giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
- “rối loạn” văn hóa.
- tầng lớp tiếp thu nhanh và nhiều nhất các luồng tư tưởng, văn hóa mới nhanh chóng du nhập và tiếp nhận nhiều loại hình văn hóa khác nhau mà không được định hướng các giá trị.
- Xã hội Nhật Bản thời hiện đại, kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, quân sự, quốc phòng… hiện đại và phát triển không kém gì Âu – Mỹ nhưng văn hóa xã hội Nhật Bản vẫn lưu giữ nhiều giá trị truyền thống về vật chất lẫn tinh thần.
- Trong khi đó, ở Việt Nam, các giá trị văn hóa dân tộc hiện đang đan xen lẫn lộn với các giá trị văn hóa bên ngoài, bao gồm cả văn hóa Á – Âu – Mỹ)..
- Giáo dục văn hóa cho thế hệ trẻ bắt đầu từ gia đình, nhà trường sau đó là xã hội.
- Nhìn lại chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam hiện nay, định hướng các giá trị văn hóa-xã hội không tồn tại ở bất kỳ môn học nào.
- Hệ quả sau mười năm, không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc các ngành khoa học xã nhân văn ở giáo dục đại học khan hiếm nhân tài mà hệ quả còn lan tràn khắp xã hội khi các giá trị đạo đức bị suy giảm, định hướng văn hóa của thanh thiếu niên bị lệch lạc và tệ nạn xã hội gia tăng..
- Có thể thấy, tại Việt Nam hiện nay, thế hệ trẻ dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận các luồng văn hóa Âu-Mỹ và các nước châu Á từ bên ngoài vào trong khi không mấy am hiểu về văn hóa và các giá trị truyền thống dân tộc.
- Tại sao thanh thiếu niên cuồng nhiệt và say mê với các trào lưu văn hóa Hàn Quốc, Âu – Mỹ mà không biết hoặc không thể giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa.
- Nhìn lại lịch sử Nhật Bản những lần tiếp nhận văn hóa bên ngoài, bao gồm thời cổ đại tiếp nhận văn minh Trung Hoa, thời cận đại tiếp nhận văn minh phương Tây.
- Những lần xã hội Nhật Bản mở cửa giao lưu và tiếp nhận văn hóa bên ngoài đều trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hóa, văn minh ngoại lai trên cơ sở văn hóa – xã hội bản địa.
- Nhìn lại lịch sử Việt Nam, dưới thời Bắc thuộc, văn hóa Việt Nam tiếp cận văn minh Trung Hoa không tự nguyện, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
- Thời cận đại, Việt Nam từ chối tiếp nhận văn minh phương Tây.
- Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế đang phát triển, văn hóa Việt Nam hiện nay không có giá trị mẫu hình, đạo đức xã hội suy thoái..
- Từ bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, chúng ta nhìn lại công cuộc duy tân Minh Trị, tính hệ thống và hiệu quả của quá trình cải cách toàn bộ nền kinh tế - văn hóa - xã hội Nhật Bản thời cận đại, có thể rút ra những bài học giá trị cho quá trình phát triển văn hóa - xã hội của Việt Nam..
- Thứ nhất, Việt Nam nên thay đổi phương thức tiếp nhận văn minh bên ngoài, tiếp nhận có chọn lọc kết hợp gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa- xã hội truyền thống.
- Thực trạng đó đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi phương thức đổi mới, tiếp cận với những giá trị khoa học kỹ thuật, kinh tế văn hóa từ bên ngoài vào.
- thì Nhật Bản đã chủ động học hỏi, tiếp nhận và phát triển, không những tránh được nguy cơ mất nước mà còn có thể trở thành cường quốc.
- Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách mở cửa, tiếp nhận văn minh bên ngoài cần gắn liền với việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam..
- Nếu chúng ta chỉ chủ động tiếp nhận mà không có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đến một lúc nào đó chúng ta có thể đánh mất nền văn hóa bản địa của mình..
- Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, không đơn thuần làm vài khẩu hiệu, băng rôn, các cuộc vận động, các chiến dịch hô hào bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc..
- Muốn gìn giữ bản sắc văn hóa lâu dài, bền vững, Việt Nam phải thực hiện thông qua việc giáo dục thế hệ trẻ, bắt đầu từ giáo dục.
- Bên cạnh việc học hỏi những thành tựu văn hóa Tây phương, trong quá trình canh tân đất nước Nhật Bản vẫn giữ lại những nét văn hóa truyền thống về đạo đức, lối sống, phong tục tập quán dân tộc trong chương trình giáo dục các cấp bậc.
- Khoảng 80% giáo trình của Nhật Bản lúc bấy giờ được biên soạn theo mẫu giáo trình Tây phương, 80% nội dung là tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa Tây phương.
- Ông cho rằng nền giáo dục Khổng giáo tầm chương trích cũ đã quá lỗi thời, Nhật Bản cần xây dựng một nền giáo dục thực học (jitsugaku) gắn liền với đời sống hằng ngày, dựa trên tinh thần khoa học độc lập và óc phê phán.
- Ngoài ra, chương trình đào tạo cần xây dựng trên nền tảng văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh thế giới chứ không áp dụng rập khuôn, máy móc toàn bộ văn hóa bên ngoài vào xã hội Việt Nam..
- Thứ ba, chú trọng phát triển con người, con người Việt Nam hiện đại, nhân văn và tiến bộ bằng cách định hướng các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
- Đây là điều cực kỳ nguy hiểm đối với nền văn hóa dân tộc và tình hình xã hội đất nước.
- Ông cho rằng: “Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) liên quan mật thiết đến lĩnh vực chính trị xã hội, đạo đức nhân cách, tư tưởng, văn hóa của dân tộc cho nên đây là một lĩnh vực rất quan trọng.
- Nếu thế hệ trẻ có định hướng văn hóa tốt, họ sẽ biết lựa chọn những giá trị văn hóa tích cực để theo đuổi và thực hiện, hạn chế được tình trạng “hỗn loạn” về mặt văn hóa và suy thoái đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay..
- Chính quyền Minh Trị dành rất nhiều ưu đãi về lương bổng, chính sách xã hội, kinh tế… tạo những điều kiện tốt nhất để các chuyên viên an tâm làm việc, đóng góp công sức cho sự phát triển của Nhật Bản.
- Về chính sách nhân lực, có thể nói cho tới hiện nay Việt Nam vẫn chưa thể làm hiệu quả được như Nhật Bản thời duy tân Minh Trị.
- Lịch sử đã chứng minh Nhật Bản đã sử dụng một cách hiệu quả “phương tiện” văn minh phương Tây để thực hiện công cuộc canh tân đất nước thành công, giúp Nhật Bản giữ được độc lập dân tộc và trở nên giàu mạnh.
- chọn phương thức tiếp nhận có chọn lọc văn minh từ bên ngoài mà Nhật Bản đã thực hiện cách đây hàng thế kỷ.
- Một phương thức chưa bao giờ lỗi thời và hiệu quả của nó được chứng minh bằng thực tế một đất nước Nhật Bản giàu mạnh và văn minh..
- Nhật Bản duy tân 30 năm.
- Nhật Bản – quá khứ và hiện tại (bản dịch của Nguyễn Nghị, Trần Thị Bích Ngọc).
- Chiến lược con người trong thần kỳ kinh tế Nhật Bản.
- 40 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: thành quả và triển vọng.
- Nhật Bản cận đại