« Home « Kết quả tìm kiếm

QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - EU NĂM 2007: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG


Tóm tắt Xem thử

- Năm 2007 là năm đánh dấu EU tròn 50 tuổi.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực đồng Euro năm 2007 tăng 2,6%, cao hơn năm 2006.
- Quan hệ kinh tế Việt Nam với EU có một số điểm mới so với các năm trước.
- Về phía Việt Nam, năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện cam kết WTO với tư cách là thành viên chính thức thứ 150.
- Vị thế mới, tạo tiền đề cho Việt Nam mở rộng thị trường buôn bán bình đẳng với các nước thành viên khác, trong đó có 27 nước thuộc EU, phù hợp với cam kết WTO và luật pháp quốc tế.
- Do vậy, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với EU tiếp tục được mở rộng cả về phạm vi, số lượng và chất lượng trên tất cả các lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch..
- Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam EU năm 2007 2.1.
- Năm 2007 đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của EU vào Việt Nam.
- Tổng số vốn đăng ký mới của EU vào Việt Nam đạt trên 5,2 tỷ USD, tăng khoảng 20% so năm 2006 và đứng vị trí thứ nhất so với các nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam năm 2007.
- Tính đến hết năm nước EU có trên 664 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với số vốn đăng ký khoảng trên 12,1 tỷ USD, tăng 40,7%.
- Kết quả này tuy còn nhỏ so với tiềm năng của khu vực chiếm gần 28% GDP của toàn thế giới, nhưng lại là lớn so với Việt Nam.
- Các dự án của EU không nhiều, vốn không lớn như các dự án của Hàn Quốc, Mỹ, Singgapore và Hồng Kông, nhưng lại tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp dầu khí, điện nước, xây dựng kết cấu hạ tầng, chế biến nông sản thực phẩm công nghệ cao như sữa, đồ uống, viễn thông… Đó là những ngành thuộc công nghệ cao, sản phẩm sạch, tận dụng ưu thế về khoa học kỹ thuật, hàm lượng chất xám lớn, có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới rất cần cho kinh tế Việt Nam.
- Điểm mới về thu hút vốn FDI từ EU năm 2007 là có 56 dự án đầu tư mới với số vốn đăng ký trên 4,26 tỷ USD và vốn điều lệ trên 1,35 tỷ USD (quần đảo Virgin thuộc Anh)..
- Đầu tư trực tiếp từ các nước EU vào Việt Nam năm 2007.
- Năm 2007 nhiều tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp của EU đã mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các doanh nghiệp Việt Nam.
- đã ký kết với Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam (Vinashin) đóng mới các tàu biển chở hàng, công suất lớn từ 53 nghìn tấn đến 104 nghìn tấn trị giá hàng tỷ Euro.
- Hình thức liên kết kinh tế khác như gia công hàng dệt may, sản xuất chế biến sữa, đồ uống rượu, bia, nước giải khát, dược phẩm, dụng cụ y tế, thực phẩm cao cấp, ngân hàng, bảo hiểm… cũng không ngừng mở rộng nhằm tận dụng lợi thế về nguyên liệu và nhân công rẻ của các doanh nghiệp Việt Nam với máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại, chuyên gia lành nghề của các doanh nghiệp EU.
- Lĩnh vực liên kết giữa EU và Việt Nam năm 2007 là các lĩnh vực giáo dục, đào tạo bậc đại học, trên đại học đang được triển khai và đạt kết quả khá cao, có nhiều triển vọng..
- Năm 2007 có nhiều dự án hỗ trợ thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường của các nước như Đan Mạch (Halida), Thuỵ Điển (Suda), Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Hà Lan dành cho Việt Nam.
- Tổng số vốn ODA của EU dành cho Việt Nam vừa ký kết tháng 11 năm 2007 cho năm 2008 lên tới trên 1,2 tỷ USD, đứng ở vị trí thứ 2 sau Nhật Bản..
- Kết quả hoạt động của các lĩnh vực đầu tư 2007 đã nâng quan hệ kinh tế Việt Nam - EU lên tầm cao mới, góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đồng thời biến EU trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam trong giai đoạn mới.
- mới chỉ bằng 29,5% tổng vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam cả năm 2007, bằng 116% của Hàn Quốc và gấp 2 lần Singapore.
- Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU năm 2007 đạt 8,17 tỷ USD so với mức 7,1 tỷ USD của năm 2006, tăng 1 tỷ USD (15.
- nhưng thấp hơn tốc độ tăng 2006 là 20,7% so năm 2005, chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu nói chung.
- Các nước có kim ngạch nhập khẩu hàng hoá Việt Nam nhiều nhất của EU trong năm 2007 với kim ngạch trên 1 tỷ USD là Vương quốc Anh, Cộng hoà Liên bang Đức.
- Với 8,17 tỷ USD, EU trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam trong năm 2007, chỉ đứng sau Mỹ (10,3 tỷ USD), vượt cả Nhật Bản (5,7 tỷ USD), các nước ASEAN (8 tỷ USD) và gấp hơn 2,7 lần Trung Quốc (3,2 tỷ USD).
- Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU chủ yếu là dệt may, giày dép, thuỷ sản, cà phê, khoáng sản (than đá) và hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động như: đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ… với chất lượng, mẫu mã và tiêu chuẩn phù hợp với người tiêu dùng châu Âu..
- EU là thị trường nhập khẩu giày dép lớn của Việt Nam trên thế giới, sau nhiều năm đứng thứ 2 (sau Hoa Kỳ) và được coi là thị trường trọng điểm về mặt hàng này.
- Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU đạt 2,1 tỷ USD, tăng 8%.
- Giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU có 33 mã hàng giày thể thao và giày mũ da bị áp thuế chống phá giá, còn các chủng loại khác vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan của EU nên khá thuận lợi so với các mặt hàng khác.
- Vì vậy, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào EU năm 2007 đạt 8% là còn thấp xa so với tiềm năng..
- Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu vào EU tiếp tục tăng cao, năm 2007 đạt 920 triệu USD, tăng 27% so năm 2006 và đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ (1,1 tỷ USD) và vượt Nhật Bản (700 triệu USD).
- Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường này chủ yếu là tôm, mực đông lạnh, cá tra, cá ba sa.
- So với các năm trước, năm 2007 số doanh.
- nghiệp thuỷ sản Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU tăng do chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hoá tăng..
- Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU năm 2007 đạt 1,5 tỷ USD, chiếm 9% kim ngạch xuất khẩu vào khu vực này và tăng 12% so với năm 2006.
- EU là thị trường lớn thứ 2 về xuất khẩu dệt may của Việt Nam sau Hoa Kỳ (4,4 tỷ USD), gấp hơn 2 lần Nhật Bản (648 triệu USD).
- Mặt hàng cà phê, EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với cà phê Việt Nam..
- Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU năm 2007 đạt 815 triệu USD, chiếm gần 44%.
- kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cả năm của Việt Nam (1.854 triệu USD).
- Các nước nhập khẩu cà phê Việt Nam nhiều trong EU là Đức, Pháp, Anh, Thụy Điển, Áo..
- EU là thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới, nên trong năm 2007 các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã khai thác tốt thị trường này.
- Có nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ngoài trời thích hợp với thị trường EU.
- Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 600 triệu USD, tăng trên 22% so với năm 2006 và chiếm 25,3% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cả năm nhưng chỉ bằng 50% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ (1,2 tỷ USD).
- Đồ gỗ Việt Nam đã xâm nhập vào thị trường hầu hết các nước EU, trong đó những nước nhập khẩu chính là: Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch.
- Mặt hàng đồ gỗ thích hợp đối với thị trường EU là đồ gỗ các doanh nghiệp sản xuất ngoài trời, khác với thị hiếu đồ gỗ nội thất như thị trường Hoa Kỳ..
- Bên cạnh các mặt hàng truyền thống, hàng xuất khẩu sang EU có thêm một số mặt hàng tiêu dùng chất lượng cao, thông qua liên doanh, gia công cho các doanh nghiệp EU và từng bước xây dựng thương hiệu Việt Nam.
- Điều đáng mừng là cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU năm 2007 đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng hoá chất lượng cao, thực phẩm sạch, thủ công mỹ nghệ, giảm tỷ trọng hàng chất lượng trung bình, hàng nông sản thô....
- để phù hợp với thị trường tiêu dùng vốn rất khó tính này..
- Sau khi Việt Nam vào WTO, một số rào cản kỹ thuật, các vụ kiện bán phá giá và những quy định bất bình đẳng trước đây được bãi bỏ hoặc hạn chế, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá nói chung sang EU.
- Chính tác động của WTO giúp Việt Nam có tiến bộ đó.
- Nếu như năm 2007, Hoa Kỳ vẫn còn có sự đối xử thiếu công bằng bởi chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam thì với EU lại không xảy ra như năm 2006.
- kiện thuận lợi góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu vào thị trường này năm 2007 và cả những năm tới..
- Bên cạnh những tiến bộ đạt được, xuất khẩu sang thị trường EU năm 2007 cũng còn nhiều hạn chế.
- Nhiều nước trong EU có quan hệ kinh tế truyền thống với Việt Nam như các nước Đông Âu (Rumani, Bungari, Ba Lan, Hunggari.
- tốc độ khôi phục thị trường các nước này rất chậm....
- Hàng nhập khẩu từ thị trường EU năm 2007 ước đạt trên 4,1 tỷ USD, tăng gần 1 tỷ USD so với năm tỷ USD) và vượt xa năm tỷ USD).
- Như vậy xuất siêu của Việt Nam sang thị trường này cả năm lên tới 4,07 tỷ USD, tăng 0,07 tỷ USD so với năm 2006 (4,0 tỷ USD).
- Kim ngạch nhập khẩu từ EU năm 2007 vào Việt Nam chỉ chiếm 6,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước 60,8 tỷ USD và thấp hơn tỷ lệ này của năm 2006 (7%) bằng 33% của khối ASEAN 12 tỷ USD.
- Ngoài ra, hàng nhập khẩu từ EU năm 2007 còn một số hoá chất, nguyên liệu như bột mì, sữa bột, dầu mỡ động thực vật, thức ăn gia súc, phân bón, phụ liệu dệt may cần thiết cho công nghiệp hoá chất, công nghiệp dệt may, chế biến thực phẩm chất lượng cao của Việt Nam.
- Tổng quát, quy mô kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU năm 2007 đã lên tới trên 12,27 tỷ USD tăng 2 tỷ USD so năm 2006 và tăng 4 tỷ USD so với năm 2005.
- Như vậy, xuất siêu của Việt Nam vào thị trường EU năm 2007 lên tới trên 4,07 tỷ USD, là mức cao nhất trong những năm gần đây.
- Năm 2007 đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ du lịch giữa Việt Nam và EU.
- Số lượt khách du lịch các nước thuộc EU đến Việt Nam tăng nhanh..
- Tổng số lượt khách du lịch từ EU đến Việt Nam đạt trên 600 triệu lượt, tăng 20%.
- Thị trường du lịch Việt Nam ngày càng hấp dẫn khách du lịch các nước EU nhờ chất lượng du lịch có tiến bộ, hoạt động quảng bá du lịch sang châu Âu nói chung được Nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm..
- Thêm vào đó tình hình chính trị - xã hội Việt Nam rất ổn định..
- Kết quả đạt được tuy có cao hơn năm 2006 nhưng quy số lượng khách EU đến Việt Nam năm 2007 còn quá khiêm tốn, chỉ bằng 14,2% tổng lượt khách quốc tế.
- Bên cạnh một số nước tăng khá cao vẫn còn một số tăng chậm, thậm chí giảm như Hà Lan giảm 7,2%, nước có lượt khách đến Việt Nam nhiều nhất là Pháp cũng chỉ có 183,7 nghìn lượt người..
- Tóm lại: Những chuyển biến tích cực trong quan hệ đầu tư, hợp tác kinh tế, thương mại và du lịch giữa Việt Nam - EU trong năm 2007 là kết quả của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó quan trọng nhất là xuất phát từ hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư của cả Việt Nam và EU phù hợp với bối cảnh mới..
- Về phía Việt Nam.
- Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của EU trong chiến lược phát triển kinh tế.
- Theo đó, Việt Nam cam kết không phân biệt đối xử với các công ty của EU và thực hiện một số biện pháp mở cửa thị trường trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp EU quan tâm, kể cả những lĩnh vực nhạy cảm như tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm với tư cách là thành viên WTO..
- Trong những năm qua, nhất là năm 2007, đã có nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của các nước EU và lãnh đạo Uỷ ban Châu Âu (EC) cùng hàng trăm nhà doanh nghiệp đã đến Việt Nam tìm hiểu thị trường và cơ hội đầu tư, thương mại, du lịch..
- Barôsô thăm chính thức Việt Nam.
- Nam đã chính thức khởi động đàm phán Hiệp định về đối tác và hợp tác (PCA) Việt Nam - EU nhằm đưa quan hệ kinh tế giữa hai bên lên tầm cao mới theo phương châm: Quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài và tin cậy vì hoà bình và phát triển..
- Năm 2008, kinh tế Việt Nam được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao về khả năng thu hút vốn FDI và xuất khẩu, sau 1 năm trở thành thành viên chính thức của WTO.
- Ngay từ đầu năm 2008, tại Hội nghị chủ đề "Việt Nam - ngôi sao đang lên của châu Á".
- ở Hà Nội, nhiều tập đoàn kinh tế lớn của EU đã có mặt để tìm hiểu thị trường đầu tư, kinh doanh, du lịch với các đối tác Việt Nam.
- Đáng chú ý nhất là đoàn doanh nghiệp của Vương quốc Anh đại diện cho 14 tập đoàn kinh tế lớn do ngài Mark Kent, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam dẫn đầu dự hội nghị đã đánh giá cao môi trường đầu tư hấp dẫn của Việt Nam và khẳng định sẽ đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
- Các tập đoàn cũng đề đạt nguyện vọng với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam được mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện và tăng vốn đầu tư.
- Cùng với Anh, các nước khác của EU chắc chắn cũng có nhiều bước tiến mới về thương mại và đầu tư vào Việt Nam như Đức, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Cộng hoà Séc, Rumania.
- Quan hệ chính trị, ngoại giao được củng cố, mở rộng khi Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
- Do vậy, triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam - EU sẽ có bước phát triển mới cả về lượng và chất..
- Dự báo, năm 2008, tốc độ tăng trưởng ngoại thương hai chiều giữa Việt Nam - EU sẽ đạt khoảng 25% và đầu tư của EU vào Việt Nam sẽ tăng trên 33% so với năm 2007..
- Với triển vọng đó, dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu trong quan hệ kinh tế Việt Nam - EU năm 2008 sẽ như sau:.
- Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang EU đạt khoảng 10,5 tỷ USD, tăng 23,6% so năm 2007, trong đó:.
- Tốc độ này có thể đạt được vì thị trường EU còn lớn, trong khi nhiều chủng loại giày dép Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan của EU và không bị hạn chế về số lượng..
- Năm 2008, EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may với Trung Quốc, nên hàng dệt may của Việt Nam sang EU phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc.
- Hàng thuỷ sản đạt khoảng 1,15 tỷ USD, tăng 25% do nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đạt tiêu chuẩn vào thị trường EU và nguồn cung trong nước tăng, trong đó sản lượng thuỷ sản sản xuất năm 2007 đạt trên 4,1 triệu tấn, tăng 11,5%, chủ yếu tăng sản lượng nuôi trồng đạt trên 2 triệu tấn, tăng 23,1% so năm 2006..
- Đồ gỗ đạt khoảng 820 triệu USD, tăng 30% do một số doanh nghiệp chuyển sang sản xuất đồ gỗ nội thất xuất sang thị trường Hoa Kỳ..
- Bên cạnh các mặt hàng chủ lực trên, năm 2008, thị trường EU còn có khả năng nhập khẩu từ Việt Nam một số mặt hàng mới như sản phẩm cơ khí, chế tạo (gia công), linh kiện điện tử và máy vi tính..
- Khách du lịch đến Việt Nam từ EU đạt khoảng 800 triệu lượt, tăng 33% so năm 2007..
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ EU vào Việt Nam năm 2008 đạt khoảng 6,3 tỷ USD, tăng 1,1 tỷ USD, (21,1%) so năm 2007.
- [1] Hiệp định về tiếp cận thị trường song phương Việt Nam - EU, 12/2004..
- [2] Quyết định số 143/2005/QĐ-TTg về Đề án Tổng thể quan hệ Việt Nam - EU và chương trình hành động của Chính phủ về quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2010..
- [3] Báo cáo của Bộ Thương mại về xuất nhập khẩu năm 2007..
- Đầu tư về đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007..
- [5] Báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội năm 2007..
- [8] Các trang web của Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương năm 2007.