« Home « Kết quả tìm kiếm

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DI CƯ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- Cũng trong quá trình này, sự chuyển đổi theo không gian của lực lượng lao động diễn ra theo hướng làm cho mật độ cao hơn, khoảng cách ngắn hơn và ít sự chia cắt hơn, đô thị hoá diễn ra cũng là một tất yếu kinh tế..
- Áp lực việc làm với khu vực nông thôn ngày càng gia tăng làm cho dòng lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị cũng diễn ra mạnh mẽ.
- Với sức hấp dẫn về nhiều mặt, Hà Nội đã tạo ra sự thu hút rất lớn đối với lực lượng lao động các vùng ngoại vi và các tỉnh lân cận đến tìm cơ hội việc làm và cải thiện cuộc sống..
- Trong bối cảnh Hà Nội mở rộng địa giới hành chính và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá, vấn đề quản lý nhà nước đối với lực lượng lao động di chuyển về Hà Nội được đặt ra cấp thiết nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực quan trọng này cho sự phát triển bền vững của Thủ đô.
- Bài nghiên cứu sẽ điểm lại một số lý thuyết kinh tế học phát triển về tính quy luật của di chuyển lao động trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và ảnh hưởng của các lý thuyết đó đối với quản lý và hoạch định.
- Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- chính sách cho lao động nhập cư.
- phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với lao động nhập cư của Hà Nội hiện nay và đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lao động nhập cư về Hà Nội trong thời gian tới..
- Tính quy luật của di chuyển lao động trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá Cùng với sự cải thiện công nghệ giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng, sự di chuyển của lao động trong phạm vi một quốc gia đã tăng đều đặn trong suốt thế kỷ XX và tăng đặc biệt nhanh trong hai thập kỷ cuối.
- Các nhà kinh tế học đã có những quan điểm khác nhau về động lực thúc đẩy lao động di chuyển và vai trò của sự di chuyển lao động xuất phát từ những lý thuyết tăng trưởng và sự hội tụ.
- Sự có mặt của những lao động di cư sẽ làm chậm mức tích lũy vốn trên mỗi công nhân và sự tăng trưởng của mức lương.
- Ngược lại, mức tích lũy vốn trên mỗi công nhân ở những nơi mà lao động rời đi sẽ được đẩy mạnh vì khi họ đi, tiền lương cho những lao động ở lại sẽ tăng.
- Những học thuyết đầu tiên về di chuyển lao động bắt đầu từ sự phân tích tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.
- Theo Lewis, quá trình tích lũy tư bản liên tục trong khu vực hiện đại sẽ thu hút dần lao động dư thừa trong khu vực truyền thống ở các quốc gia vừa mới công nghiệp hoá.
- Do vậy, luồng lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm là một quy luật kinh tế tất yếu.
- Hơn nữa, mức thu nhập cao hơn và cơ hội việc làm sẵn có đủ để bù đắp những phí tổn của lao động nông thôn khi họ phải dời bỏ làng quê để lên đô thị kiếm sống.
- Giống như Lewis, Harris và Todaro 2 (1970) cũng cho rằng, dòng lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị là một quy luật kinh tế tất yếu đối với mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá.
- Trong lý thuyết về di chuyển lao động của mình, Harris và Todaro cho rằng những người di cư tiềm năng sẽ quyết định có di chuyển hay không bằng cách so sánh giữa dòng thu nhập kỳ vọng trong tương lai mà họ có thể kiếm được ở thành phố với ở quê nhà, sau khi đã tính đến chi phí di chuyển thực tế và chi phí tìm kiếm việc làm.
- Tuy nhiên, khi ứng dụng các mô hình trên vào phân tích vấn đề việc làm và di chuyển lao động ở các nước đang phát triển còn phải chú ý tới sự tồn tại song song một khu vực kinh tế (kinh tế phi chính thức) với khu vực kinh tế hiện đại ở các vùng thành thị.
- Trong thực tế ở các nước đang phát triển, khu vực kinh tế này là nơi hấp thụ gần như toàn bộ số lao động di cư từ nông thôn ra đô thị kiếm việc làm..
- Theo lý thuyết di cư cổ điển, cứ thêm một lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị là sẽ hạ thấp cơ hội việc làm, góp phần làm tăng thất nghiệp thành thị và chi phí tắc nghẽn.
- Theo Lucas, thành phố là nơi lao động nhập cư có thể tích lũy những kỹ năng mà công nghệ sản xuất hiện đại đòi hỏi.
- Ý nghĩa chính sách khi nhìn nhận vấn đề di chuyển lao động theo cách của lý thuyết cổ điển và lý luận mới có sự khác biệt sâu sắc.
- Các nhà quản lý kinh tế và hoạch định chính sách theo cách nhìn cổ điển sẽ hạn chế sự di chuyển lao động, đặc biệt là dòng lao động di chuyển từ làng quê đến các thị trấn và thành phố.
- Ngược lại, các nhà quản lý kinh tế và hoạch định chính sách thừa nhận những lợi ích ngoại ứng của vốn con người sẽ tạo điều kiện cho di chuyển lao động và sự quy tụ, đặc biệt của lao động lành nghề..
- Thực trạng quản lý nhà nước đối với lao động nhập cư vào Hà Nội hiện nay.
- Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã diễn ra mạnh mẽ ở Hà Nội trong những năm vừa qua.
- Quá trình này diễn ra cùng với việc di chuyển lao động nói riêng, di cư nói chung từ các vùng ngoại vi vào trung tâm Hà Nội.
- Các số liệu từ nhiều nghiên cứu khác nhau đều cho thấy xu hướng tăng dần của quy mô di cư vào Hà Nội trong những năm gần đây.
- Nếu năm 1999, tỷ lệ nhập cư vào Hà Nội là 2,12% thì con số này vào các năm 2004 là 2,96%.
- Lao động di cư vào Hà Nội có những đóng góp không thể phủ nhận đối với sự phát triển của thành phố như: góp phần cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng (cán bộ được đào tạo về khoa học kỹ thuật, quản lý…) cho các ngành kinh tế - xã hội.
- góp phần hình thành thị trường lao động phù hợp đối với một số ngành nghề đặc thù (vệ sinh, xây dựng.
- góp phần thúc đẩy việc hình thành các khu đô thị mới… Tuy nhiên, ở góc độ quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, làn sóng di chuyển lao động ồ ạt vào Hà Nội trong thời gian qua đã đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền.
- Trước hết là nguy cơ mất cân đối cơ cấu lao động xã hội khi một bộ phận lớn lao động nhập cư vào Hà Nội hiện nay là lao động giản đơn di cư tự do từ nông thôn, chủ yếu tìm kiếm việc làm ở khu vực kinh tế phi chính thức.
- Bùng phát lao động nhập cư còn có tác động xấu đến khung cảnh sống tại đô thị do sự hình thành và bành trướng tự phát của các khu ổ chuột, nơi nương thân của những người lao động nhập cư nghèo, tạo sức ép cơ sở hạ tầng, tăng thêm gánh nặng cho công tác quản lý trật tự an toàn xã hội… Theo tính toán của Bộ Xây dựng, nếu Hà Nội tăng dân số cơ học trên 3% thì hạ tầng đô thị sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân.
- Để quản lý lao động di cư hiện nay, chính quyền thành phố mới sử dụng phương pháp hành chính là chủ yếu.
- Quản lý hành chính đối với dân cư và lao động di chuyển vào Hà Nội nói riêng, ở các tỉnh thành khác trong cả nước nói chung được thực hiện thông qua hệ thống đăng ký hộ khẩu.
- Đa số nhân khẩu KT4 là công nhân khu công nghiệp và lao động ngoại tỉnh, thường tập trung ở các nhà trọ, nhà tạm.
- Theo thống kê của công an thành phố Hà Nội, đến 2010, Hà Nội có hơn 6,5 triệu nhân khẩu sinh sống (chưa kể số người tạm trú, định cư không cố định).
- Với sự tăng lên nhanh chóng và khó kiểm soát của dòng lao động nhập cư vào Hà Nội, đã xuất hiện ý tưởng quản lý theo kiểu “siết chặt” quy chế nhập cư đối với lao động ngoại tỉnh vào Hà Nội.
- Ý tưởng này thể hiện cách nhìn nhận về di chuyển lao động theo quan điểm cổ điển, muốn tăng cường hơn nữa các biện pháp hành chính để quản lý và hạn chế lao động di chuyển vào thành phố..
- Một số “cửa ải” người ngoại tỉnh phải vượt qua để thành công dân Hà Nội.
- Muốn làm việc ở Hà Nội phải xin giấy phép.
- Người không thường trú hoặc tạm trú tại Hà Nội muốn làm việc tại Thủ đô phải có giấy phép lao động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của thành phố cấp.
- Quy định này không áp dụng đối với những người được chính quyền thành phố có chính sách ưu tiên tuyển dụng về làm việc tại Hà Nội..
- Dự thảo Luật Thủ đô chỉnh sửa lần thứ ba đã đưa ra một số quy định mang tính đặc thù để quản lý chặt việc nhập cư vào Hà Nội.
- Tuy nhiên, nếu thực hiện theo dự thảo Luật Thủ đô chỉnh sửa lần thứ ba thì chính sách đối với người lao động di cư vào Hà Nội sẽ không phù hợp với quy định của Luật Cư trú 2007.
- Hơn nữa, cách quản lý như vậy là thụ động, mang tính chất đối phó và không hiện thực trong bối cảnh tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá rất nhanh của Hà Nội tạo ra sức hút ngày càng lớn đối với dòng lao động di cư.
- Thực tế cho thấy không thể ngăn cản lao động di chuyển vào Hà Nội theo cách này vì một số lượng lớn người di cư sẽ giữ tình trạng đăng ký tạm trú hoặc không đăng ký hộ khẩu tại nơi đến, chấp nhận các điều kiện nhà ở không đầy đủ, thiếu thốn dịch vụ hoặc chấp nhận các dịch vụ đắt đỏ tại nơi đến.
- Đối với những người lao động này, di cư vẫn là một sự lựa chọn thay thế tốt hơn không di cư.
- Với dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi lần thứ tư, việc quản lý dân cư của Hà Nội và quản lý lao động nhập cư đã thể hiện quan điểm mềm dẻo hơn, kết hợp quản lý theo quy hoạch chung và quản lý hành chính đối với lao động nhập cư tự phát vào khu trung tâm thành phố..
- Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lao động di chuyển vào Hà Nội.
- Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lao động di chuyển vào Hà Nội, trước hết cần thống nhất một số quan điểm cơ bản như: (1) Coi lao động di cư là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phân bố lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống.
- Lao động di cư cần trở thành một cấu thành của chiến lược phát triển bền vững.
- Đối với Thủ đô Hà Nội, cần coi trọng hàng đầu việc thu hút và sử dụng có hiệu quả đội ngũ lao động trình độ cao, có kỹ năng nghề nghiệp và phong cách lao động đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai;.
- (2) Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền thành phố trong việc lập quy hoạch xây dựng Thủ đô trong dài hạn, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô theo lộ trình, trong đó có tính toán quy mô, cơ cấu dân số và lao động phù hợp với từng giai đoạn phát triển..
- Trên cơ sở các quan điểm nói trên, Hà Nội có thể thực hiện một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lao động nhập cư như sau:.
- Một là, nâng cấp hệ thống thông tin phục vụ cho việc hoạch định chính sách quản lý và điều tiết lao động di cư vào Hà Nội..
- Để hoạch định chính sách đối với lao động và thực hiện việc quản lý lao động di chuyển vào Hà Nội, chính quyền thành phố cần có thông tin đầy đủ, cập nhật về số lượng và cơ cấu của lao động di cư.
- Tuy nhiên cho đến nay chưa có số liệu thống kê một cách hệ thống số lượng lao động di chuyển vào Hà Nội qua các năm.
- Các thông tin về di chuyển lao động vào Hà Nội có thể được lấy từ Tổng điều tra dân số, từ một số cuộc điều tra với quy mô lớn khác.
- Nhưng trên thực tế, thông tin về một số loại hình lao động di chuyển ngắn hạn, theo mùa vụ, di chuyển không đăng ký thường không được thu thập do không nằm trong định nghĩa về di cư của các cuộc điều tra này [6].
- Như vậy, chính sách quản lý lao động di chuyển vào Hà Nội hiện nay chưa thể bao trùm toàn bộ các đối tượng lao động nhập cư, đặc biệt là bộ phận lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức.
- Việc chưa thống kê đầy đủ số lượng lao động di chuyển vào Hà Nội trong các cuộc điều tra lớn cũng dẫn tới việc đầu tư chưa đầy đủ trong hoạt động quy hoạch và lập kế hoạch đô thị.
- Để có các số liệu về di chuyển lao động phục vụ cho công tác hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng, cần chỉnh sửa lại các bảng hỏi và mẫu điều tra nhằm thu thập được thông tin của tất cả các loại hình lao động di cư (bao gồm cả di cư mùa vụ, di cư ngắn hạn và di cư không đăng ký hộ khẩu).
- Trên cơ sở đó phân tích và lồng ghép số liệu phù hợp về lao động di cư vào các hoạt động lập kế hoạch và hoạch định chính sách kinh tế - xã hội cho Thủ đô..
- Hai là, lập và thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ trong từng giai đoạn phát triển để điều tiết dòng lao động nhập cư..
- Trên cơ sở các định hướng chính phát triển vùng Thủ đô, Hà Nội cần có quy hoạch cụ thể hơn bao gồm: Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch các ngành, các cấp (từ thành phố đến quận, huyện), quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung và chi tiết).
- Trên cơ sở quy hoạch phát triển tốt, lực lượng lao động của Hà Nội và lực lượng lao động ngoại tỉnh di chuyển vào Hà Nội sẽ được điều tiết vào các địa điểm, các ngành, các lĩnh vực,.
- Một trong số những “lực hút” quan trọng kéo lao động di chuyển về Hà Nội là sự sôi động của thị trường lao động với nhiều cơ hội việc làm, mức thu nhập cao hơn ở các khu vực nông thôn và ngoại vi.
- Vì vậy, để kéo dãn dòng lao động di chuyển vào trung tâm thành phố, việc xây dựng các đô thị vệ tinh xung quanh Hà Nội, phát triển các khu công nghiệp ra vùng ngoại vi theo quy hoạch, kế hoạch cần đặc biệt chú trọng và đẩy nhanh tiến độ..
- Ba là, tăng cường điều tiết và quản lý lao động di chuyển vào Hà Nội bằng các phương pháp kinh tế, phù hợp với cơ chế thị trường và quy luật phát triển Thủ đô..
- Hà Nội cần chú ý hạn chế tiếp nhận các dự án đầu tư cần nhiều lao động phổ thông ở đô thị nhằm tạo ra hàng rào kỹ thuật và công nghệ để gián tiếp hạn chế di cư lao động phổ thông vào thành phố.
- Vùng đô thị hạt nhân trung tâm cần khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, công nghệ tiên tiến không gây ô nhiễm, sử dụng ít đất, sử dụng lao động có lựa chọn và gắn với các trung tâm nghiên cứu.
- Để phát triển kinh tế Thủ đô bền vững, các chính sách quản lý lao động nhập cư vào Hà Nội cần tập trung theo hướng tạo điều kiện cho lao động có trình độ cao.
- Hà Nội là một trung tâm đào tạo lớn nhất cả nước, mỗi năm có một lượng lớn lao động có trình độ cao ra trường.
- Bốn là, hoàn thiện bộ máy quản lý đô thị, nâng cao hiệu quả quản lý lao động nói chung và quản lý lao động di cư nói riêng ở Hà Nội..
- Nâng cao hiệu quả quản lý lao động di cư vào Hà Nội không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan công an, quản lý hộ khẩu mà còn cần thiết phải có một bộ phận chuyên trách thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hỗ trợ chính quyền thành phố, đề xuất chính sách, cơ chế và trực tiếp quản lý bộ phận lao động nhập cư.
- Ngoài ra, uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn và quận, huyện của Hà Nội, các trung tâm giới thiệu việc làm cũng cần có thêm chức năng theo dõi, trợ giúp và quản lý lao động nhập cư vào Hà Nội.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức nêu trên sẽ là yếu tố quan trọng góp phần quản lý tốt hơn lực lượng lao động nhập cư vào Hà Nội, tạo điều kiện hỗ trợ người lao động tiếp cận các dịch vụ xã hội thiết yếu và khai thác có hiệu quả nguồn lực này cho phát triển kinh tế Thủ đô..
- Năm là, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và phát triển mạnh các khu kinh tế vệ tinh của Hà Nội, giảm dần các yếu tố thuộc “lực đẩy” người lao động di chuyển khỏi nơi cư trú..
- Theo các nhà phân tích chính sách đối với việc điều tiết lao động di cư, thay vì cố gắng chống lại sức hút của tính kinh tế nhờ tích tụ đối với người lao động và gia đình họ ở các đô thị lớn, chính quyền các cấp cần cố gắng xoá bỏ những nhân tố đang xô đẩy người lao động “ly hương”.
- Làm được như vậy, Chính phủ sẽ cải thiện được chất lượng lao động di cư và khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
- Đối với Hà Nội, việc phát triển các khu kinh tế vệ tinh, các làng nghề tại địa phương quanh địa bàn Hà Nội sẽ thu hút lao động nông thôn tại chỗ, tạo sự liên kết kinh tế giữa các khu công nghiệp với nông thôn, giữa sản xuất công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ.
- Mối liên kết kinh tế giữa Hà Nội với các vùng phụ cận, vùng đệm của thành phố cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm ổn định với mức lương hấp dẫn đối với người lao động, góp phần giảm thiểu di cư tự phát của lao động về Hà Nội..
- Bên cạnh đó, Hà Nội cũng như các địa phương có lao động di cư cần chú trọng công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng sống cho người lao động, nhất là lao động trẻ..
- Việc kết hợp giữa dạy nghề và bồi dưỡng kiến thức xã hội giao tiếp cộng đồng giúp người lao động nông thôn có tác phong làm việc nghiêm túc, tuân thủ kỷ luật lao động, có tinh thần hợp tác… Đó là những kỹ năng và phẩm chất cần thiết giúp họ thích nghi với môi trường lao động của nông thôn mới và của các khu đô thị.
- Trong khi nhiều người lao động di chuyển để tìm kiếm một công việc tốt hơn thì một số người khác lại tìm kiếm một nền giáo dục và chăm sóc y tế cơ bản cho gia đình họ.
- Di chuyển lao động giữa các địa phương trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá là một tất yếu kinh tế, Hà Nội cũng như nhiều thành phố trong cả nước đều phải đối mặt với thực tế này.
- Lao động nhập cư có vai trò quan trọng không thể phủ nhận đối với quá trình phát triển kinh tế ở các khu vực mới đô thị hoá, ở các thành phố lớn và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế nói chung trên bình diện quốc gia.
- Tuy nhiên, với khoảng 12 - 13 vạn người nhập cư vào Hà Nội hàng năm và xu thế tăng 50 - 60% năm sau so với năm trước, Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mới nảy sinh trong công tác quản lý nhà nước đối với bộ phận lao động di chuyển này.
- Nếu không có các phương án giải quyết kịp thời, vấn đề “quá tải” lao động nhập cư có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của Thủ đô.
- Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với lao động di chuyển vào Hà Nội trong thời gian tới, các cấp chính quyền thành phố cần kết hợp chặt chẽ hơn phương pháp quản lý hành chính với phương pháp kinh tế theo các quy luật thị trường..
- Hà Nội cũng cần sự hỗ trợ, phối hợp của Trung ương và các địa phương lân cận để đồng bộ hoá các giải pháp, góp phần điều tiết, quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động quan trọng này cho sự phát triển Thủ đô bền vững..
- Phạm Văn Dũng (2004), Khu vực kinh tế phi chính thức: thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Thái Dương (2009), “Làn sóng nhập cư về Hà Nội: Hệ lụy và biện pháp quản lý”, tạp chí Thuế Nhà nước, số 21 (235)..
- Phan Huy Đường (2010), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Nguyễn Thị Kim Nhã (2007), “Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội”, tạp chí Thương mại, số 34..
- Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 10/2008..
- Dự thảo Luật Thủ đô Hà Nội lần thứ 4.