« Home « Kết quả tìm kiếm

Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học


Tóm tắt Xem thử

- RÈN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
- Cũng như bộ SGK Tiếng Việt Tiểu học cải cách giáo dục cũ, bộ SGK Tiếng Việt tiểu học mới tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn Tập đọc, Từ ngữ - Ngữ pháp, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện và Tập làm văn..
- Cấp tiểu học là cấp học nền tảng, quan trọng trong hệ thống các cấp học ở nước ta vì đây là cấp học mở đầu cung cấp những kiến thức cơ bản, ban đầu cho học sinh đồng thời thông qua các hoạt động học tập đó người giáo viên còn dạy cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn chuẩn bị cho các cấp học tiếp theo..
- Phân môn Tập đọc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói.
- Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật…) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh..
- Phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp được gọi bằng tên mới là Luyện từ và câu, cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc cho học sinh..
- Trong giờ Chính tả, nhiệm vụ của học sinh là viết một đoạn văn (nhìn – viết, nghe – viết, nhớ - viết).
- Các bài chính tả nhiều khi cũng cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống..
- Trong giờ kể chuyện, học sinh kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ điểm mà các em đã học (Trong sách SGK hoặc trong các sách khác), nghe thầy, cô hoặc bạn kể rồi kể lại một câu chuyện bằng lời của mình, trả lời câu hỏi hoặc ghi lại những chi tiết chính của câu chuyện đó..
- Trong giờ Tập làm văn, học sinh được cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài tập (nói, viết) xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành của văn bản..
- Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, Tiếng Việt là môn học rất cần phải tạo điều kiện cho học sinh tự giác tập luyện và rút kinh nghiệm qua thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Trong kinh nghiệm này, tôi xin đề cập đến vấn đề: “Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2”.
- Đó chính là lí do mà tôi đã chọn đề tài “Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2” để trao đổi với các bạn đồng nghiệp giúp cho công tác giảng dạy trong nhà trường ngày một tốt hơn..
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 theo hướng lấy học sinh làm trung tâm..
- Kĩ năng nói của học sinh lớp 2 cần đạt các yêu cầu sau:.
- Trong các tình huống giao tiếp tôi cố gắng đưa vào những nghi thức của lời nói như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, đồng ý, không đồng ý, từ chối…để xem phản ứng của học sinh.
- Do các tiết học có thời lượng rất ngắn nên GV không thể cho nhiều học sinh được thực hành nhiều các nghi thức giao tiếp..
- Hiện tại, một số học sinh ở địa bàn Thụy Khuê khi nói các em vẫn sai nhiều lỗi phát âm và một số học sinh do bố mẹ xuất thân ở tỉnh ngoài nên cũng ảnh hưởng lối phát âm của địa phương..
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM “RÈN KĨ NĂNG NÓI TRONG GIỜ HỌC TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH LỚP 2”.
- Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu giáo dục nhằm quan sát giờ dạy của giáo viên và học tập của học sinh trên lớp đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua những lời phát biểu của học sinh trong giờ luyện nói của mỗi tiết học, qua lời nói của học sinh với mọi người xung quanh mọi nơi, mọi lúc qua các bài tập thực hành trong vở bài tập Tiếng Việt in..
- Ngoài những sổ sách do nhà trường quy định, giáo viên có thêm một quyển sổ ghi chép những điều quan sát, nhận xét từng học sinh trong lớp.
- Đó là cuốn sổ: “Theo dõi đánh giá hành vi, cử chỉ, lời nói học sinh”.
- Trong cuốn sổ này, giáo viên ghi chép những hành vi, lời nói giao tiếp, những thói quen và cả những khuyết điểm còn khiếm khuyết của học sinh, để từ đó có cái nhìn khái quát về việc sử dụng vốn ngôn ngữ biểu cảm của học sinh.
- Từ đó giáo viên dễ dàng phân loại khả năng giao tiếp của từng học sinh giỏi và học sinh xuất sắc, luyện kĩ năng nói sao cho đạt trình độ chuẩn cho học sinh khá và học sinh trung bình.
- Quan sát phản ánh khá trung thực tình trạng của học sinh..
- Ưu điểm của phương pháp này là: Sau khi phân loại học sinh, giáo viên chọn lọc những câu hỏi, câu gợi mở sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh để các em phát huy hết khả năng giao tiếp của bản thân trong phần luyện nói của tiết học môn tập đọc và các môn khác trong chương trình..
- Qua những ghi chép cá nhân của giáo viên và những số liệu thống kê, giáo viên xử lý những thông tin ấy bằng cách phân tích, tổng hợp những mẫu lời nói thu thập được từ phía học sinh.
- Từ đó có thể có sự đánh giá sát thực hơn về tình trạng học sinh..
- Giáo viên tiến hành phân nhóm học sinh theo những nhóm sau:.
- Nhóm học sinh có lời nói lưu loát, mạch lạc, biết thể hiện lời nói biểu cảm trong giao tiếp.
- Đây chính là những nhóm trưởng, những người dẫn chương trình trong các giờ luyện nói trên lớp, những nhân vật nòng cốt trong các tiểu phẩm của các tiết Tiếng Việt mà học sinh tham gia rèn luyện kĩ năng nói trên lớp..
- Nhóm học sinh có lời nói tương đối trôi chảy, rõ ràng tuy nhiên chưa thể hiện được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét..
- Nhóm học sinh ngại giao tiếp, khả năng giao tiếp kém, hầu như không biết sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp..
- Sau khi phân tích đặc điểm cũng như khả năng giao tiếp của từng học sinh trong lớp, giáo viên tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho phân bố đều khắp 3 đối tượng học sinh nêu trên trong các tổ, các nhóm..
- Ưu điểm của biện pháp này là: Sự tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh là việc làm hết sức bổ ích và mang tính khả quan.
- Qua phân tích tổng hợp khả năng giao tiếp của học sinh, tôi thống kê chất lượng học sinh đầu năm như sau:.
- Khả năng Số học sinh Tỷ lệ.
- Với phương pháp này, học sinh thường xuyên được thực hành luyện tập.
- Việc “nói” sao cho trôi chảy, mạch lạc, lời văn thể hiện biểu cảm rõ ràng, từ đó giáo viên đánh giá một cách chính xác khả năng học tập của học sinh..
- Ở phần này, giáo viên chú ý đối tượng học sinh phát âm chưa chuẩn các từ tiếng khó cần rèn luyện đọc trong phần luyện đọc ở tiết 1..
- Lập danh sách những học sinh phát âm chưa chuẩn, để rèn cho các em trước hết phải phát âm đúng chính xác, từ đó các em mới bình tĩnh, tự tin phát biểu hay đưa ra những ý kiến riêng của bản thân và lời nói trong giờ luyện nói mới có thể tự nhiên, trong sáng..
- Cách tiến hành: Giáo viên lựa chọn các loại âm, vần địa phương thường phát âm sai chuẩn trong từng bài tập đọc để học sinh luyện phát âm thật đúng và chính xác.
- Đa số học sinh trong lớp 2I do tôi làm chủ nhiệm các em thường phát âm sai l/n, phát âm sai dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng..
- Ví dụ: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Thi đọc nhanh và đúng.
- Giáo viên và học sinh có thể tự nghĩ ra hoặc sưu tầm một số câu thơ, câu văn có những cặp âm đầu, vần, thanh dễ đọc, viết lẫn lộn (do đặc điểm của cách phát âm ở địa phương) rồi ghi vào mảnh giấy “làm đề bài” thi đọc trong nhóm..
- Chương trình SGK mới đặc biệt đã tạo điều kiện cho học sinh lớp 2 được thực hành rất nhiều loại bài tập này.
- Trong các phần luyện nói ở các bài học tập đọc, kể chuyện và tập làm văn, luyện từ và câu học sinh được chơi đóng vai, đóng kịch kể lại.
- Theo từng chủ đề của bài học, học sinh được tham gia chơi.
- Trước hết để giờ luyện nói đạt kết quả tốt, giáo viên cần dành thời gian nghiên cứu nội dung của bài luyện nói để đưa ra những câu hỏi dẫn dắt sao cho phù hợp với nội dung bài cũng như phù hợp với đối tượng học sinh của mình..
- Với từng nội dung của bài luyện nói, giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo đưa ra những tiểu phẩm, tình huống ngắn gọn phù hợp với nội dung bài để học sinh tập sắm vai thể hiện ngôn ngữ của bản thân thật tự nhiên, trong sáng….
- o Trên đường đi học về, bạn trai đưa cho bạn gái chai nước uống - 1 túi sách to đựng một số đồ vật, 1 chiếc bút chì màu, 1 chai nước uống - GV làm trọng tài, cử hai học sinh trong lớp giúp việc cho trọng tài..
- phân công 2 học sinh tham gia 1 tình huống của trò chơi.
- Mỗi nhóm cử hai học sinh tham gia trò chơi ở tình huống thứ nhất.
- Học sinh tham gia trò chơi bước lên trước bảng lớp để các học sinh khác tiện theo dõi..
- Học sinh đại diện cho từng nhóm lần lượt lên chơi trò đóng vai ở mỗi tình huống đã cho trong khoảng 1 phút..
- Ví dụ: 2 học sinh đại diện cho hai nhóm tham gia chơi.
- o Sau khi đại diện cả 4 nhóm đã chơi xong về một tình huống, trọng tài yêu cầu hai học sinh giúp việc đọc to lời của hai vai trong nhóm để cả lớp cùng nghe lại và bình chọn lời nói đúng.
- o Học sinh tiếp tục chơi ở các tình huống khác theo gợi ý nói trên 2.
- 4 học sinh chơi đóng vai lần lượt từ tình huống thứ nhất đến tình huống thứ tư theo cách đã hướng dẫn.
- Khi 2 học sinh trong nhóm chơi xong ở tình huống thứ nhất thì nhóm cử 2 học sinh khác chơi ở tình huống tiếp theo.
- 2 học sinh giúp việc trọng tài ghi lại câu nói của 2 bạn tham gia chơi ở từng tình huống.
- Mỗi học sinh giúp việc cho trọng tài chỉ chuyên ghi lại lời nói của một vai (vai cảm ơn hoặc vai đáp lại cảm ơn)..
- Lưu ý: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh kết hợp cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ để thể hiện lời nói của mình với từng tình huống giao tiếp khác nhau..
- Đây là loại bài tập học sinh tham gia trò chuyện cùng nhau, trả lời phỏng vấn, cùng nhau tranh luận về một đề tài theo nội dung bài học của mình, một câu có nội dung đề nghị bạn trả lời đúng đồ dùng cho mình..
- GV làm trọng tài, 2 học sinh giúp trọng tài làm việc..
- Ví dụ: 2 học sinh đại điện cho nhóm 4 tham gia chơi.
- Một học sinh đóng vai bạn gái đoạt giải nhất trong kỳ thi “Viết chữ đẹp” của trường.
- Một học sinh đóng vai bạn gái lên chúc mừng bạn được giải và nói: “Chúc mừng bạn! Chúng tớ vui lắm!” rồi xiết chặt tay bạn.
- 3 nhóm học sinh chơi đóng vai lần lượt từ tình huống đầu đến tình huống cuối theo cách đã hướng dẫn.
- Khi 2 học sinh trong nhóm chơi xong ở tình huống đầu thì nhóm lại cử hai học sinh khác chơi ở tình huống tiếp theo.
- 2 học sinh giúp việc trọng tài ghi lại câu nói của hai bạn tham gia trò chơi ở từng tình huống, mỗi học sinh giúp việc trọng tài chỉ chuyên ghi lại lời nói của một vai (vai chúc mừng hoặc vai đáp lời chúc mừng)..
- Cần chú ý hướng dẫn học sinh có tư thế, có giọng kể thích hợp, biết sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ hỗ trợ, đặc biệt nẵm vững câu chuyện định kể..
- soạn thành “Màn kịch ngắn” như dưới đây để hướng dẫn học sinh tham gia dựng lại câu chuyện (lời dẫn trong ngoặc đơn nhằm gợi ý về thái độ, cử chỉ, hành động của nhân vật hoặc gợi ý tạo dựng bài trí khung cảnh…).
- Câu chuyện Những quả đào, Tiếng Việt 2, Tập 2, Trang 91 có thể được dựng lại thành kịch bản cho màn kịch ngắn như dưới đây để hướng dẫn học sinh tham gia dựng lại câu chuyện (lời dẫn trong ngoặc đơn nhằm gợi ý về thái độ, cử chỉ, hành động của nhân vật hoặc gợi ý tạo dựng bài trí khung cảnh…).
- Quần áo cho học sinh đóng vai người ông, vai người bà (có thể hóa trang về râu, tóc cho phù hợp).
- GV cho học sinh nhận vai, học thuộc lời thoại, nắm vững yêu cầu thể hiện tình cảm, thái độ (qua ánh mắt, cử chỉ, động tác, giọng nói…) của nhân vật trong chuyện..
- Học sinh trình diễn “màn kịch ngắn” trước lớp.
- GV cho cả lớp nhận xét, bình chọn những học sinh diễn xuất giỏi để biểu dương, khen thưởng..
- Qua một số phương pháp luyện nói cho học sinh đã nêu ở trên, tôi đã thu được những kết quả chủ yếu trong dạy học như sau:.
- Đa số học sinh trong lớp có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh rất tốt như: các em nhận thức được cần phải lễ phép với người trên, phải xưng hô đúng cách, phải biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi đúng chỗ, đúng nơi, đúng lúc..
- Khi giao tiếp với thầy cô giáo trong trường theo đúng nghi thức, hầu hết học sinh đều biết sử dụng lời nói biểu cảm để bày tỏ sự lễ phép của mình..
- Trong tất cả các giờ học trên lớp, học sinh đã biết trả lời các câu hỏi của giáo viên với nội dung đầy đủ ý nghĩa, biết cách trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, trả lời cả câu…Việc giao tiếp với bạn bè trong lớp cởi mở, tự tin hơn rất nhiều..
- Các giờ học diễn ra sôi nổi, nhẹ nhàng thu hút được sự chú ý của học sinh đến tận cuối giờ học.
- Giáo viên không phải gò bó học sinh tiếp thu kiến thức mà học sinh chủ động, hào hứng, tự tin trong học tập.
- Bảng thống kê khả năng nói – giao tiếp của học sinh lớp 2I đến giữa học kỳ II năm học 2011-2012.
- Với kết quả 2 mặt giáo dục như đã nêu trên, tôn tin tưởng các em học sinh lớp 2 do tôi chủ nhiệm ở năm học 2011-2012 này, các em đủ điều kiện lên lớp 3 để tiếp tục học tập và tiếp cận với chương trình các lớp trên và có khả năng giao tiếp tốt trong mọi trường hợp..
- Môn Tiếng Việt ở tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.
- Nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao, giáo viên phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu giáo dục nhằm thỏa mãn nhu cầu ham học hỏi của học sinh.
- Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần phối hợp linh hoạt các phương pháp và có các hình thức dạy học tạo không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi để học sinh tiếp thu bài học với hiệu quả cao nhất.
- Bên cạnh đó, sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với việc học tập của con em mình chính là động lực mạnh mẽ nhất giúp học sinh thực sự trở thành những con ngoan, trò giỏi, là những công dân văn minh, lịch sự, có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội..
- Có thể nói, việc áp dụng một số hình thức dạy học khi hướng dẫn cho học sinh làm bài tập chính tả là một việc làm rất thiết thực.
- Nó giúp cho người giáo viên thể hiện được tài năng sư phạm của mình đồng thời giúp cho học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức.
- Khi thiết kế bài giảng, giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng hệ thống câu hỏi gợi ý phù hợp từng đối tượng học sinh, đặc biệt chú trọng tới học sinh còn chậm, tự kỷ, học sinh yếu kém..
- Khi thực hiện giáo viên phải phân tích kỹ nội dung, yêu cầu của từng bài để học sinh không lúng túng (đối với bài quá khó có thể làm mẫu cho học sinh).
- Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hình thức để tránh nhàm chán cho học sinh.
- Giáo viên cũng nên động viên, khuyến khích để các em học sinh còn chậm, tự kỷ, học sinh yếu kém có điều kiện hoà đồng, tích cực tham gia học tập cùng với các bạn trong lớp..
- Đối với học sinh.
- Khi làm việc theo nhóm khuyến khích học sinh phải tích cực suy nghĩ động não, tránh ỷ lại các bạn nhóm trưởng.
- Tuy nhiên, đối với học sinh còn chậm, tự kỷ, học sinh yếu kém cần phải có sự hỗ trợ tích cực của các bạn trong nhóm..
- PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM “RÈN KĨ NĂNG NÓI TRONG GIỜ HỌC TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH LỚP 2”...6