« Home « Kết quả tìm kiếm

Sắc phong và đối tượng được ban sắc ở tỉnh Đồng Tháp


Tóm tắt Xem thử

- SẮC PHONG VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BAN SẮC Ở TỈNH ĐỒNG THÁP Đỗ Thị Hà Thơ.
- Sắc phong là loại hình văn bản độc bản, là nguồn tài nguyên quý, có giá trị trên nhiều phương.
- Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp may mắn lưu giữ được số lượng tương đối các văn bản sắc phong có niên đại thuộc nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn.
- Qua khảo cứu, sắc phong chủ yếu ban cho thần linh và những nhân vật có công trạng với đất nước.
- Từ đó cho thấy những tác động trực tiếp của sắc phong đến đời sống văn hóa, tâm linh cũng như hoạt động thờ tự của người dân địa phương thời hiện đại..
- Sắc phong và đối tượng được ban sắc ở tỉnh Đồng Tháp.
- Tỉnh Đồng Tháp may mắn còn giữ được trữ lượng tư liệu Hán Nôm khá lớn, thuộc các chủng loại khác nhau.
- Sắc phong là một trong số đó.
- So với các chủng loại tư liệu Hán Nôm khác, sắc phong là loại hình văn bản độc bản, do đích thân nhà vua ban tặng..
- Nghiên cứu thu thập các dữ liệu sơ cấp từ các cuộc khảo sát thực địa và dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tư liệu liên quan như các bộ sách Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ,… và các công trình nghiên cứu về sắc phong.
- Đối với dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu tiến hành khảo sát thực địa ở các tự tích như đình, miếu, đền, lăng, tư gia trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Trên cơ sở đó, nghiên cứu tập hợp, thống kê và phân loại các văn bản sắc phong thu thập được.
- 3.1 Vài nét về sắc phong tỉnh Đồng Tháp Từ kết quả khảo sát có thể thấy, các văn bản sắc phong hiện còn ở tỉnh Đồng Tháp đều có niên đại thuộc nhà Nguyễn chỉ có ba đạo sắc có niên đại thời Lê Cảnh Hưng.
- Các đạo sắc này chủ yếu được lưu giữ ở đình, miếu, đền, lăng và tư gia với số lượng cụ thể như sau:.
- Bảng 1: Số lượng sắc phong hiện còn của tỉnh Đồng Tháp.
- TT Nơi lưu giữ Số lượng sắc phong.
- Trong tổng số 85 ngôi đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp còn có 16 đình, mỗi đình 1 sắc phong, có sắc còn nguyên vẹn, có sắc bị rách nát hoàn toàn, riêng đình Tân Xuân (huyện Châu Thành) có 4 sắc, đình Thường Lạc (huyện Hồng Ngự) có 3 sắc, song chưa thể tiếp cận được sắc phong ở hai đình này.
- Do vậy bảng số liệu kê trên chỉ thống kê đối với những đình khảo sát được văn bản sắc phong.
- Kết quả khảo sát cho thấy, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có đình chỉ có 1 sắc phong, có đình lại có đến 6 sắc phong như đình Tân An, Mỹ Ngãi (Tp.
- lý thú là ở Đồng Tháp hiện có bốn đạo sắc đặc biệt ban cho Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Bình Bắc Đại Nguyên soái Trần Thủ Độ và Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm được cất giữ cẩn thận tại tư gia họ Thái (Tp.
- Theo thông tin từ bác Thái Trường Khương, hậu duệ Thái Quý Công và Thái Gia Quân cho biết các đạo sắc này được tổ tiên để lại và không rõ vì sao có bốn đạo sắc nói trên.
- Một đạo sắc gia tặng cho Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn lên hàng Thượng đẳng thần năm 1823 nhân dịp vua Minh Mệnh nối ngôi và chuẩn hứa cho thôn Tân Liêu, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà tiếp tục thờ phụng như trước, đóng ấn 敕命之寶Sắc mệnh chi bảo..
- Bốn đạo sắc này được cuộn tròn vào 8 đạo sắc khác, được cất cẩn thận trong tủ.
- Tám đạo sắc được nhắc đến ban cho Tả quân Lê Văn Duyệt, Lưu thủ dinh Long Hồ Tống Phước Hiệp, Hòa Quận công Tống Phước Hòa, Sĩ Hòa hầu Nguyễn Hữu Nhân, Bình môn Tướng quân Nguyễn Văn Thống, Kinh môn Quận công Nguyễn Văn Nhơn, Anh võ Tướng quân Thái Quý Công, Thượng quốc công Thái Gia Quân cùng vào ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924) nhân dịp mừng thọ 40 tuổi của vua Khải Định, đều thuộc tỉnh Vĩnh Long.
- Ngoài ra, còn có 1 đạo sắc ban cho Thái Quý Công cũng vào năm Cảnh Hưng Đỗ Thị Hà Thơ, 2018, tr.
- Sắc phong hiện còn của tỉnh Đồng Tháp có niên đại sớm nhất được tìm thấy vào năm Cảnh Hưng 41 (1781).
- Sắc phong thuộc niên đại triều Nguyễn sớm nhất được hiện còn là vào năm Gia Long 2 (1803), ở đình Tân Khánh (Tp.
- Sa Đéc) ban cho Khâm sai Chưởng cơ Nguyễn Văn Thống và một đạo sắc ban cho Thư Ngọc hầu Nguyễn Văn Thư vào năm Gia Long 13 (1814) lưu giữ ở tư gia ông Nguyễn Văn Mương (huyện Cao Lãnh).
- Do điều kiện khách quan nên ở một số đình, sắc phong bị hư hao nặng, ban trị sự và các bậc cao niên ngồi họp bàn và sao chép lại.
- bản sắc phong đó.
- Theo thời gian, bản sắc phong gốc đã không còn giữ được nữa, các bác giữ đình chỉ cho xem lại bản sao.
- Như sắc phong đình Tân Thành (huyện Lai Vung) phong cho Bổn cảnh Thành Hoàng thôn Tân Lộc, huyện Vĩnh An ban năm Tự Đức 5 (1852) được sao chép lại vào ngày mồng 3 tháng 7 năm Nhâm Dần trên chất liệu giấy thủ công màu cam, sắc phong đình Tân Hòa (huyện Thanh Bình) phong cho Bổn cảnh Thành Hoàng thôn Tân Hưng, huyện Đông Xuyên ban năm Tự Đức 5 (1852) không ghi năm sao chép, được viết trên chất liệu giấy dó bình thường.
- Một số đình bị mất hẳn sắc phong như đình Phong Mỹ (huyện Thanh Bình), đình Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh) đều có 2 đạo sắc, tuy nhiên các đạo sắc này đều bị nát vụn trong trận chiến tranh vệ quốc của địa phương, không thể khôi phục được.
- Tuy nhiên, hai đạo sắc này bị hư hỏng nặng, phần văn bản rách nát mất nhiều chữ.
- Đồng thời, ban trị sự cũng cố gắng sao lại nguyên văn hai đạo sắc nói trên và được Chủ tịch xã xác nhận bản sao vào ngày 02 tháng 3 năm 2001..
- Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy, bản sao chép nguyên văn chữ Hán hai đạo sắc trên có chỗ chưa thể khôi phục đúng nguyên trạng chữ Hán của văn bản gốc.
- Thực tế cho thấy, việc bảo quản sắc phong ở tỉnh Đồng Tháp còn rất đơn giản.
- Điều này khiến những đạo sắc quý càng bị hư hao và những dữ liệu giá trị không thể đến được với người đương đại như trường hợp ở đình Phong Mỹ, Mỹ Thọ, Phú Thành A đã đề cập đến bên trên..
- 3.2 Đối tượng được ban sắc ở tỉnh Đồng Tháp Qua các văn bản sắc phong khảo sát được trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cho thấy, đối tượng được.
- Dựa vào nguồn tư liệu dân gian và qua kết quả thống kê cho thấy, triều đình Nguyễn ban tổng cộng 65 đạo sắc phong cho thần Thành Hoàng vào các triều vua Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định, Bảo Đại..
- Với số lượng bằng sắc này, thần Thành Hoàng chính thức trở thành vị thần đại diện cho thiên tử nhà Nguyễn quản lý dân ở những vùng xa Trung ương như tỉnh Đồng Tháp.
- Tuy vậy thần Thành Hoàng được thờ ở khắp đình làng tỉnh Đồng Tháp đã giữ/.
- Trong tổng số 125 đạo sắc phong hiện còn ở tỉnh Đồng Tháp khảo sát được, có 31 đạo ban cho thần Đại Càn Quốc gia Nam hải Tứ vị Thánh nương.
- Tuy nhiên, số lượng tự tích thờ vị thần Đại Càn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay không nhiều..
- Theo khảo sát gần đây, tỉnh Đồng Tháp chỉ có một miếu thờ thần Đại Càn duy nhất nằm trong khuôn viên đình Mỹ Hội (huyện Cao Lãnh).
- Mặc dù số lượng sắc phong ban cho vị thần Đại Càn tương đối nhiều nhưng sự ít ỏi về số lượng tự tích thờ vị thần này phản ánh sức giảm sút mức ảnh hưởng của vị thần Đại Càn đối với đời sống tâm linh cư dân Đồng Tháp.
- Qua nội dung thể hiện trên các đạo sắc phong cho biết, thần được ban mỹ tự đầy đủ qua các lần gia tặng là 含弘光大至德溥博顯化莊徽Hàm hoằng Quang đại Chí đức Phổ bác Hiển hóa Trang huy và được phong lên hàng 上等神Thượng đẳng thần song vị thần Đại Càn ở tỉnh Đồng Tháp chỉ được thờ trong đình với tư cách phối tự, thậm chí còn không có ban/ khánh thờ riêng.
- So với các tỉnh Tây Nam Bộ, miếu An Khương may mắn lưu giữ được một đạo sắc phong ban cho thần Hà Bá.
- Nội dung đạo sắc cho biết, danh xưng của thần là 水府河壩龍 宫Thủy phủ Hà Bá Long cung vốn được thờ ở tổng An Trung, huyện Vĩnh An, tỉnh Sa Đéc, từng được ban mỹ tự là泓恩廣澤泓博靈靜旺潤澄湛Hoằng ân Quảng trạch Hoằng bác Linh tĩnh Vượng nhuận Trừng trạm, thuộc hàng 尊神Tôn thần.
- Số lượng mỹ tự kể trên có thể thấy, thần Hà Bá được ban sắc tổng cộng 6 lần, tuy nhiên số sắc phong của các lần phong tặng trước đã không còn.
- Nội dung đạo sắc phong này cụ thể như sau:.
- Hình 1: Sắc phong ban cho thần Hà Bá lưu giữ tại miếu An Khương 3 (Nguồn: Ảnh chụp lại, Đỗ Thị Hà Thơ).
- Hoằng ân Quảng trạch Hoằng bác Linh tĩnh Vượng nhuận Trừng trạm Tôn thần, hộ quốc tý dân, nhẫm trứ linh ứng tiết mông, ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự.
- Sắc cho tổng An Trung, huyện Vĩnh An, tỉnh Sa Đéc phụng thờ Thủy phủ Hà bá Long cung chi thần, được phong là Hoằng ân Quảng trạch Hoằng bác Linh tĩnh Vượng nhuận Trừng trạm Tôn thần, giúp nước yên dân, linh ứng đã lâu, từng được ban sắc phong chuẩn hứa cho thờ phụng.
- Qua nội dung thể hiện trên các đạo sắc phong cho biết, ngoài những đạo sắc được triều Hậu Lê, triều Nguyễn ban trực tiếp để vinh danh những công thần, còn có các đạo sắc ban cho phụ mẫu của các vị công thần triều Nguyễn, nhằm tỏ rõ uy đức cũng như khích lệ công lao khó nhọc của các vị dốc sức cho cuộc xây dựng cơ đồ.
- Tính tới thời điểm hiện tại, tỉnh Đồng Tháp hiện còn 4 đạo sắc ban cho phụ mẫu của các công thần, cụ thể như sau:.
- Về đạo sắc ban cho thân mẫu Bùi Đức Minh là bà Thị Huệ bị rách nát mất nhiều thông tin ở các vị trí ghi họ của bà, mỹ tự được gia tặng, phần tán dương….
- Một đạo sắc ban cho thân phụ đã mất của Tuyên Trung hầu Nguyễn Văn Tuyên là ông Phan Văn Hậu được ban vào ngày 25 tháng 6 năm Minh Mạng thứ 9 (1828), đóng ấn 制告之寶Chế cáo chi bảo và một sắc ban cho thân mẫu là bà Võ Thị Đức.
- vốn thuộc loại hình văn bản chế phong, dùng phong tặng cho các viên quan từ chánh nhất phẩm đến tòng ngũ phẩm, được thống nhất xếp vào loại văn bản sắc phong dành cho nhân vật..
- Xét về mốc thời gian ban sắc, còn ít nhất 2 đạo sắc ban cho hai ông bà, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chỉ còn lại hai tờ sắc nói trên.
- Hai đạo sắc phong còn lưu lại ở từ đường họ Thái là thông tin hiếm hoi về vị khai quốc công thần này.
- Theo đó đạo sắc ban vào năm Cảnh Hưng thứ 41 cho biết, Thái Gia Quân thụy là 忠勇 Trung Dũng, vốn trước đã được ban sắc phong với số lượng mỹ tự là 顯應 靈通英踹大王 Hiển ứng Linh thông Anh đoán Đại vương và lần ban sắc này ông được vua Lê gia tặng cho thêm hai mỹ tự nữa là 弘偉 Hoằng vĩ.
- Tuy nhiên, hiện nay mới tìm thấy đạo sắc ban lần thứ tư của vua Lê Hiển Tông cho ông vào năm 1781 ở tỉnh Đồng Tháp.
- Cũng giống như hai đạo ban cho phụ mẫu Bùi Đức Minh, mô thức khởi đầu này kết hợp với nội dung văn bản là ban thưởng cho nhân vật nên thống nhất xếp vào loại hình văn bản sắc phong (chế phong/ cáo mệnh)..
- Căn cứ vào nội dung đạo sắc ban cùng vào ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 cho biết, Thái Quý Công thụy là 奮揚 Phấn Dương vốn được thờ cùng Thái Gia Quân ở thôn Tân Phú Đông thuộc tổng An Trung, huyện Vĩnh An, tỉnh Vĩnh Long.
- So với Thái Gia Quân, Thái Quý Công được nhà Nguyễn ban tặng nhiều đạo sắc hơn.
- Từ kết quả khảo sát cho biết, tỉnh Đồng Tháp hiện còn lưu giữ được đạo sắc ban cho các vị công thần từ đầu triều Nguyễn đến triều Bảo Đại, tập trung nhiều nhất ở niên hiệu Khải Định .
- Bảng 2: Số lượng sắc phong ban cho công thần triều Nguyễn.
- TT Đối tượng được sắc phong Số lượng Niên đại.
- Nguyễn Văn Thư được ngưỡng vọng lập phủ, mộ thờ ở cả hai tỉnh, song tỉnh Đồng Tháp may mắn còn giữ được đạo sắc phong của vua Gia Long ban cho ông vào năm 1814.
- Sa Đéc) còn lưu giữ 5 đạo sắc phong ban cho Tống Phước Hòa lần lượt ban vào ngày 24 tháng 9 năm Minh Mệnh thứ 3 (1850), ngày 2 tháng 7 năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), ngày 2 tháng 7 nhuận năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), ngày 8 tháng 11 năm Tự Đức thứ 3 (1850) đều phong ông hàng Trung đẳng thần, với đầy đủ mỹ tự của đợt ban tặng sau cùng là 廣恩植德樹功 揚名光懿 Quảng ân Thực đức Thụ công Dương danh Quang ý.
- Đạo sắc ban ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924) tìm thấy ở từ đường họ Thái cho biết, Tống Phước Hòa vốn được thờ ở thôn Vĩnh Phước, tổng An Trung, huyện Vĩnh An với tư cách của một vị huân liệt công thần, thụy là 忠肅 Trung Túc được gia phong mỹ tự là 廣恩植德靈扶翊保中 興 Quảng ân Thực đức Linh phù Dực bảo Trung hưng.
- Đạo sắc ban ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924) hiện còn cho biết, giống với Tống Phước Hòa, Tống Phước Hiệp được thờ ở tổng An Trung, huyện Vĩnh An, tỉnh Vĩnh Long cũng với tư cách của một vị huân liệt công thần, đã được tôn thần với tổng cộng 56 mỹ tự.
- Sa Đéc) còn lưu giữ một đạo sắc phong ban cho Khâm sai Chưởng cơ Nguyễn Văn Thống vào ngày 16 tháng 1 nhuận năm Gia Long 2, do con của ông là Nguyễn Văn Lộc sao lại không có dấu ấn.
- Sau khi lên ngôi, vua Gia Long sắc phong ông là 廣恩中等神 Quảng ân Trung đẳng thần.
- Sa Đéc) lưu giữ 1 đạo sắc phong ban vào ngày 24 tháng 9 năm Minh Mạng thứ 3 (1822) cấp cho Cai cơ Đông Khẩu đạo Nhơn Hòa hầu/ Sĩ Hòa hầu.
- Đạo sắc này được đóng ấn 封贈 之寶 Phong tặng chi bảo và kết thúc bằng chữ 故敕 cố sắc (cho nên ban sắc).
- Ngoài ra, còn có một đạo sắc ban cho ông vào ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924) cho biết trong đợt ban sắc này, ông được gia tặng mỹ tự là 卓偉 Trác vĩ và thăng lên hàng Thượng đẳng thần..
- Vì trước đây loại hình văn bản chiếu vừa được dùng để sắc phong ban thưởng, được đóng ấn Chế cáo chi bảo制誥之寶, một số văn bản được đóng ấn Sắc mệnh chi bảo敕命 之寶.
- Theo nội dung đạo chiếu ban cho Nguyễn Văn Tuyên, đây là văn bản dùng để sắc phong ban thưởng, được xếp vào loại hình văn bản sắc phong.
- Cũng giống như trường hợp của Nguyễn Văn Tuyên, 2 văn bản chiếu ban cho Nguyễn Trường Cửu được đóng ấn 敕命 之寶Sắc mệnh chi bảo là văn bản dùng để sắc phong ban thưởng.
- Bên cạnh đó, triều đình Huế nhiều lần ban sắc vinh danh công trạng và tinh thần chiến đấu không mỏi của ông, song hiện nay ở Đồng Tháp chỉ còn một đạo sắc của vua Khải Định ban cho ông vào năm 1924.
- Nội dung đạo sắc cho biết, ông từng được ban sắc 8 lần với đầy đủ mỹ tự của các lần ban sắc trước đó là 護國咸夫弘濟善助勇烈廣威忠直英踹 Hộ quốc Hàm phu Hoằng tế Thiện trợ Dũng liệt Quảng uy Trung trực Anh đoán và lần ban sắc này được gia tặng thêm mỹ tự là 端肅Đoan túc, liệt vào hàng Tôn thần..
- Ông là Phó tướng của Thiên hộ Dương trong cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở vùng Đồng Tháp Mười.
- Qua nội dung đạo sắc vua Khải Định ban năm 1924 hiện còn cho biết, ông được ban tổng cộng 10 đạo sắc với mỹ tự được tặng đầy đủ 護國咸夫弘濟.
- Hoàng cô Nguyễn Phúc Hồng Nga được ban sắc phong vào năm 1924.
- Nội dung đạo sắc cho biết, Hoàng cô vốn trước từng được ban sắc tặng mỹ tự là 淳壹紅人博義芳潔徳心端莊豔麗善慶長公主 Thuần nhất Hồng nhân Bác nghĩa Phương khiết Đức tâm Đoan trang Diễm lệ Thiện khánh Trưởng Công chúa, sau vua Khải Định gia phong thêm mỹ tự là 明儀太長公主Minh nghi Thái trưởng Công chúa..
- Đóng góp của ông được triều đình Nguyễn nhiều lần vinh danh, tuy nhiên hiện chỉ còn một đạo sắc phong được ban vào năm Bảo Đại thứ.
- Nội dung đạo sắc cho biết, ông vốn được thờ ở thôn Mỹ Trà, tỉnh Sa Đéc.
- Sắc phong ban cấp cho thần linh hiện còn ở tỉnh Đồng Tháp chủ yếu thuộc triều Nguyễn.
- Thông qua những đạo sắc phong này, nhà Nguyễn càng khẳng định vị thế của mình (ông vua trần tục) đối với thế giới siêu nhiên và khoanh vùng đối tượng thờ tự để quản lý dân ở những vùng xa trung ương.
- Nội dung thể hiện trên sắc phong ban cấp cho nhân vật có công với đất nước thường là thăng phẩm trật (đối với quan viên còn sống), gia tặng mỹ tự và xếp hạng thần (đối với quan viên và cha mẹ quan viên đã mất).
- Việc chuẩn hóa/ hợp thức hóa vấn đề thờ tự ở địa phương qua các đạo sắc phong biểu thị sự tôn vinh của vương triều (nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn) cùng cộng đồng đối với mỗi vị thần linh và những nhân vật lịch sử được tôn thần.
- Từ kết quả khảo cứu có thể thấy, sắc phong thực sự là nguồn di sản quý trên nhiều phương diện.
- Trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, tỉnh Đồng Tháp may mắn lưu giữ được nguồn di sản này.
- Tuy nhiên, hiện nay sắc phong đang dần bị thất thoát, mất mát, hư hỏng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nghiên cứu và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử địa phương.
- Do đó, các cơ quan ban ngành sở tại cần phối hợp với giới chuyên môn tiến hành đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của sắc phong cả về mặt tư liệu lẫn văn bản.
- Cụ thể cần số hóa các văn bản sắc phong phục vụ cho việc lưu trữ và khai thác thông tin liên quan.
- Cùng với đó, tập hợp và giới thiệu một cách hệ thống nội dung sắc phong của tỉnh Đồng Tháp cho lớp hậu học biết về loại hình văn bản độc bản này..
- Giới thiệu sắc phong tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ