« Home « Kết quả tìm kiếm

Sau 65 năm, nhìn lại cách nhận diện và định nghĩa từ tiếng Việt


Tóm tắt Xem thử

- CÁCH NHẬN DIỆN VÀ ĐỊNH NGHĨA TỪ TIẾNG VIỆT GS.TS NGUYỄN THIỆN GIÁP Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia Hà Nội Một trong những lí do gây nên cảnh “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” là cách xác định đơn vị cơ bản của tiếng Việt chưa thống nhất.
- Cách xác định thế nào là “có nghĩa”chưa thống nhất Khi xác định từ và hình vị tiếng Việt, nhà Việt ngữ học nào cũng nêu tiêu chuẩn phải “có nghĩa”, nhưng không mấy ai nói rõ thế nào là “có nghĩa”.
- Qua cách phân loại hình vị về mặt ý nghĩa của Đỗ Hữu Châu, chúng ta có thể hiểu quan niệm của ông về “có nghĩa”là thế nào.
- Ông viết: “Hình vị thực như nhà, áo, xe, máy, đường, trời, nước, sơn (núi), thủy, hỏa tức là những hình vị mà ý nghĩa của chúng liên hệ với những sự vật, hiện tượng có thể hình dung được hay nhận thức được một cách cụ thể.
- Hình vị hư như nhưng, rất, đã, sẽ, đang, nếu, thì, mà,…là những hình vị mà ý nghĩa thường chỉ quan hệ hoặc hình thái – tức những biểu hiện của sự vật, hiện tượng hoặc chỉ cách nói năng (các hành vi ngôn ngữ), chỉ quan hệ giao tiếp – hết sức chung và trừu tượng”.
- Diễn giải về nghĩa như trên không sai, nhưng nếu căn cứu vào đó để nhận diện từ hoặc hình vị thì không phải bao giờ cũng làm được.
- Những người chủ trương trong tiếng Việt có hình vị nhỏ hơn âm tiết đã dựa vào sự lặp lại của bộ phận nào đó của âm tiết.
- Như ta biết, âm tiết của tiếng Việt tương đương với âm vị của các ngôn ngữ Ấn Âu.
- Do đó, âm tố hay yếu tố ngữ âm nhỏ hơn âm tiết trong tiếng Việt không thể có được tư cách là đơn vị ngữ âm độc lập bên ngoài âm tiết.
- Nếu như trong các ngôn ngữ Ấn Âu, âm vị có thể tự thân dùng làm đơn vị mang nghĩa, chẳng hạn, и “và”, в “ở, trong”, к “về phía, tới”, с “từ”của tiếng Nga, thì trong tiếng Việt, bộ phân âm tiết không thể ngữ nghĩa hóa một cách độc lập.
- Không chú ý đến những đặc điểm trên đây của tiếng Việt, một số nhà nghiên cứu cố vạch đường ranh giới hình vị đi qua âm tiết, do đó không tránh khỏi những mâu thuẫn nội tại và còn kéo theo nhiều điều tắc rối, phức tạp, không cần thiết.
- Tính chất chưa nhất quán, chưa hợp lí, chưa phù hợp với thực tế trong việc xác định từ tiếng Việt thể hiện ở những điểm sau đây: 1.
- đều đề cập tới tiêu chuẩn ngữ âm, thậm chí cả tiêu chuẩn chữ viết, nhưng trong thực tế xác định từ tiếng Việt lại chỉ chú ý đến đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp.
- Những đơn vị được các ông coi là từ của tiếng Việt đều có thể là đơn tiết cũng như đa tiết, viết liền cũng như viết rời.
- Biện minh cho tính hoàn chỉnh về ngữ âm của từ, Nguyễn Kim Thản viết: “Không phải là trong tiếng Việt không tìm ra được những dấu hiệu thể hiện sự hoàn chỉnh về ngữ âm của từ.
- Không đếm xỉa tới đặc trưng ngữ âm và chữ viết của từ, những đơn vị được coi là từ của tiếng Việt, thực chất chỉ đáp ứng tiêu chuẩn từ từ điển học mà thôi.
- Trừ Nguyễn Tài Cẩn là người coi “tiếng”là đơn vị gốc của ngữ pháp tiếng Việt, ông bắt đầu miêu tả ngữ pháp tiếng Việt từ cái đơn vị gọi là tiếng là hợp lí.
- Những tác giả khác đều coi từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, hình vị (còn được gọi là ngữ tố, nguyên vị, từ tố.
- chỉ là đơn vị cấu tạo từ đơn vị không độc lập về cú pháp.
- ấy thế nhưng họ cũng bắt đầu miêu tả từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt bằng việc xác định hình vị.
- Theo Nguyễn Kim Thản, “từ là những đơn vị vật liệu sẵn có trong ngôn ngữ, là những đơn vị hiện thực nhất”, “trong các đơn vị của ngôn ngữ, từ là đơn vị cơ bản”.
- Đã thừa nhận từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ thì khi miêu tả từ vựng và ngữ pháp của ngôn ngữ phải xác định từ đầu tiên.
- Trên cơ sở các từ mới tiếp tục phân tích để xác định đơn vị cấu tạo nên nó là hình vị.
- Nhiều nhà Việt ngữ học đã đi theo con đường ngược lại: trước hết xác định đơn vị nhỏ nhất có nghĩa mà họ gọi là nguyên vị, ngữ tố hay từ tố.
- rồi mới miêu tả những cách thức kết hợp những đơn vị ấy thành từ.
- Theo Đỗ Hữu Châu, ‘phương thức tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho ta các từ.
- Tiếng Việt sử dụng ba phương thức sau đây: từ hóa hình vị, ghép hình vị và láy hình vị”.
- Ông nhấn mạnh chức năng cấu tạo từ của hình vị: “Hình vị là những yếu tố nhỏ nhất có thể di vào trong ba phương thức tạo từ để cho các từ của tiếng Việt”.
- Trước hết, muốn coi một yếu tố nào đó là hình vị thì phải chứng minh yếu tố đó có nghĩa và những tổ hợp mà chúng tham gia cấu tạo là từ.
- Đỗ Hữu Châu chưa chúng minh các tổ hợp mà một yếu tố tham gia cấu tạo là từ nên không thể coi yếu tố ấy là hình vị.
- Thứ hai, Đỗ Hữu Châu chưa chứng minh ghép và láy là phương thức cấu tạo của riêng từ nên cũng không thể coi những yếu tố có thể đi vào những phương thức đó là hình vị.
- Cuối cùng, đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ kết hợp lại với nhau (theo phương thức ghép hoặc láy) có thể tạo thành từ mà cũng có thể tạo thành cụm từ và câu.
- Nhiều nhà Việt ngữ học định trước đơn vị nào đó là từ, rồi mới đi tìm cách những chứng minh bằng cách viện dẫn lí luận này lí luận kia trong ngôn ngữ học.
- 1.Một số nhà Việt ngữ học xác định hình vị với tư cách là một cấp độ dưới từ một cách trừu tượng, không phù hợp với thực tiến.
- Trần Ngọc Thêm viết: “Hiện nay, quan niệm “từ cấu tạo từ hai hình vị trở lên” đã trở thành một định kiến nặng nề tới mức nhiều nhà nghiên cứu thường quên rằng chính họ vẫn nó là câu “Mưa” về hình thức trùng với từ, hình vị và âm tiết “mưa”.
- Sự khác biệt về chất giữa âm tiết và hình vị là nghĩa, giữa hình vị và từ là tính độc lập về cú pháp, giưa từ và câu là ngữ điệu và tình huống.
- Cả việc không thừa nhận hình vị “mưa” theo Boduen lẫn cách nó “mưa vừa là từ vừa là hình vị”theo Bloomfield đều là hậu quả của việc bỏ qua sự khác biệt này”.
- để chỉ hình vị.
- “mưa”→ {mưa} {mưa.
- Ông viết: “Cấp độ -tôn ti của các đơn vị cấu trúc ngôn ngữ không phụ thuộc vào lịch sử hình thành của đơn vị ngôn ngữ.
- Thí dụ: Trong thực tế, từ ra đời trước nguyên vị, nhưng trong hệ thống của cấp độ - tôn ti thì nguyên vị là đơn vị cấu trúc bậc thấp để từ đó cấu tạo nên từ là đơn vị cấu trúc bậc cao.
- Song trong hệ thống cấp độ - tôn ti thì giữa từ “mưa”và các âm vị /m/ /ш/ /a/, còn có hai loại đơn vị: nguyên vị “mưa”và âm tiết “mưa”.
- Tóm lại, các loại đơn vị chuẩn trong hệ thống ngôn ngữ phải được xác định theo phương pháp cấp độ - tôn ti” Như ta biết, sự khác nhau giữa các cấp bậc.
- chức năng của hình vị là chức năng ngữ nghĩa.
- Quan hệ giữa các cấp bậc là quan hệ hai chiều: đơn vị bậc thấp “nằm trong”đơn vị bậc cao, ngược lại, đơn vị bậc cao “bao gồm”đơn vị bậc thấp.
- Nói đơn vị bậc cao bao gồm các đơn vị bậc dưới không có nghĩa là từ bắt buộc phải gồm hai hình vị trở lên.
- Người nào diễn đạt “từ cấu tạo từ hai hình vị trở lên”, “mưa vừa là từ vừa là hình vị”như Trần Ngọc Thêm đã nêu là chưa hiểu bản chất của vấn đề.
- Không nên lẫn lộn lí luận về cấp bậc với việc nhận diện các đơn vị thuộc các bậc.
- Xác lập hình vị chỉ dựa vào sự hậu thuẫn tạm thời của một thực tế cục bộ như Hồ Lê đã làm là không thực tế.
- Quan hệ giữa hình vị và từ cũng không phải một chiều.
- Lúc đầu, không phải con người có ngay một “kho”hình vị để cấu tạo từ.
- Trái lại, lúc ban đầu, xã hội biết từ trước khi biết hình vị.
- Đến một giai đoạn phát triển nhất định, xã hội mới biết phân xuất hình vị từ từ và sau đó mới sử dụng hình vị để tạo ra từ mới”.
- Với lí luận của Trần Ngọc Thêm, Hồ Lê và Đỗ Hữu Châu về hình vị thì đứng trước một từ như “mưa”, ta phải hình dung trước đó có một hình vị “mưa”, rồi hình vị “mưa”mới đi vào phương thức từ hóa để trở thành từ “mưa”như cách lập luận của Đỗ Hữu Châu, hoặc hình vị “học”kết hợp với tính độc lập cú pháp để trở thành từ “học”như lập luận của Trần Ngọc Thêm.
- Các ông Hồ Lê, Trần Ngọc Thêm nhận diện từ và hình vị một cách riêng rẽ (ở từng cấp độ) và chỉ ở bình diện trừu tượng.
- Vấn đề nhận diện từ và hình vị không thể thực hiện riêng rẽ, không tính đến mối liên hệ với những đơn vị bậc thấp hơn và bậc cao hơn đồng thời, cũng không thể tiến hành bằng những diễn dịch trừu tượng không trên cơ sở thực tế.
- Không ai thấy có quá trình từ hóa nào cả, có chăng chỉ là quá trình giảm dần tính chất từ, tăng cường tính chất hình vị của những tiếng đó mà thôi.
- Tuy quan niệm về hình vị tiếng Việt giống với Trần Ngọc Thêm nhưng V.M.
- Solncev tôn trọng thực tế trong việc nhận diện hình vị.
- Ông coi hình vị là kết quả của sự phân xuất cái đơn vị được coi là từ mà có được.
- Rõ ràng, đẹp trước hết, hiển nhiên là một từ, khi sử dụng nó trong tổ hợp tốt đẹp, nó mang phẩm chất của một hình vị.
- Ông viết: “Các đơn vị ghép là các từ ghép và phái sinh.
- Các đơn vị đơn trong cấu tạo của đơn vị ghép đã mất tính độc lập cú pháp, đó là các hình vị”.
- Vấn đề cần bàn thêm là ở chỗ: đúng là các đơn vị đơn trong cấu tạo của đơn vị ghép đã mất tính độc lập cú pháp, nhưng đã đến mức trở thành hình vị hay chưa? 3.
- Tuyên bố hình vị phải có nghĩa nhưng vẫn coi những tiếng vô nghĩa là hình vị! Nguyễn Tài Cẩn coi tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp tiếng Việt, trong đó có một loại ông coi là vô nghĩa, thí dụ: dãi trong dễ dãi, cộ trong xe cộ, bù và nhìn trong bù nhìn, a và xít trong a xít,…Lưu Vân Lăng cũng coi tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp tiếng Việt, trong đó bao gồm cả những tiếng mà ông coi là vô nghĩa, ví dụ: gàng trong gọn gàng, ni và lông trong ni lông.
- Trong ba loại hình vị của Đỗ Hữu Châu cũng có một loại là “hình vị không có nghĩa”, thí dụ: bươu trong ốc bươu, hâu trong diều hâu, xít trong bọ xít, nẹt trong bọ nẹt, róm trong sâu róm, dàng trong dễ dàng, lúng trong lúng túng.
- Cách biện minh cho điều phi lí trên – hình vị mà lại vô nghĩa – của các tác giả chưa hợp lí.
- hiện nay Đỗ Hữu Châu xếp vào loại không có nghĩa, nhưng ông vẫn coi là hình vị vì ông giả định trong quá khứ chúng có ý nghĩa.
- Từ một phụ âm vô nghĩa biến thành một âm tiết vô nghĩa thì làm sao có thể dẫn đến kết luận thế này được: “Như vậy, hoàn toàn có lí do để cho rằng những yếu tố hiện nay không có nghĩa trong các từ đã dẫn cũng là hình vị đúng theo định nghĩa, có điều chúng đã biến đổi do tác động của những quy luật khác của tiếng Việt, song không phải quy luật cấu tạo từ”.
- Ông giải thích như sau: “mặc dù chúng không có nghĩa trong trạng thái tiếng Việt hiện nay, song những từ chứa chúng lại nằm trong cùng một kiểu cấu tạo với những từ do hai hình vị tự thân có nghia tạo nên”.
- Để có thể coi những tiếng vô nghĩa là hình vị, ông thay đổi định nghĩa về hình vị.
- Ông viết: “Hình vị là đơn vị nhỏ nhất, đơn giản nhất về mặt tổ chức mà lại có giá trị về mặt ngữ pháp”.
- о = hình vị chỉ có tác dụng nối hình vị пар với hình vị Воз.
- nhưng các nhà ngôn ngữ học vẫn định nghĩa hình vị là “đơn vị nhỏ nhất mà có ý nghĩa”, bởi vì số lượng các hình vị nối rất ít (trong tiếng Nga có hai liên tố là /o/ và /e.
- Thay đổi định nghĩa về hình vị để mở đường cho việc chấp nhận tất cả những âm tiết vô nghĩa trong các từ phiên âm tiếng nước ngoài như may ô, ô tô, pê ni xi lin, ki lô, v.v..
- cũng là hình vị như Nguyễn Tài Cẩn đã làm có phần khiên cưỡng.
- Cùng một tiếng duy nhất, khi thì coi là từ, khi thì coi là hình vị.
- Thí dụ: bạc trong “cha mẹ thói đời ăn ở bạc”là từ, nhưng cũng từ ấy trong bạc phận, bạc đức, bạc màu,… lại được coi là hình vị.
- bay trong chim bay là một từ , nhưng bay trong máy bay lại là hình vị.
- đả trong đả đảo, đả phá,… là hình vị , nhưng đả trong “phải đả nó một trận”lại là từ.
- Theo tài liệu của chúng tôi, 63% tổng số tiếng trong tiếng Việt là như vậy.
- Như ta biết, hình vị không thay đổi giá trị nghĩa trong quá trình sử dụng, còn từ thì có thể thay đổi giá trị nghĩa trong quá trình sử dụng.
- nhưng cũng có thể kết hợp với các từ khác để cấu tạo những đơn vị từ vựng mới, ví dụ: học bạ, học phí, văn học,… Đây là một hiện tượng rất bình thường trong tất cả các ngôn ngữ.
- Miêu tả hình vị bằng từ loại, quan hệ trong từ bằng quan hệ cú pháp Như ta biết, hình vị thường được chia ra thành hình vị cấu tạo từ và vĩ tố.
- hình vị cấu tạo từ gồm chính tố (từ căn) và phụ tố.
- Các hình vị ở trong từ có quan hệ với nhau về nghĩa nhưng không có quan hệ cú pháp.
- Lẽ ra chỉ các từ mới thuộc về từ loại nào đó, nhưng Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đã chú từ loại cho cả những tổ hợp định danh gồm các tiếng đều độc lập, có nghĩa rõ ràng, ví dụ.
- là danh từ Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên còn chú từ loại cho cả những cụm từ được gọi là những thành ngữ, ví dụ.
- Muốn khắc phục tình trạng “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, cần có một giải pháp nhất quán, đúng với lí luận của ngôn ngữ học đại cương, lại phù hợp với thực tế của tiếng Việt.
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt.
- 5) Nguyễn Thiện Giáp, 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
- 6) Glebova I.I., Mấy suy nghĩ về ranh giới các đơn vị cấp độ hình vị và từ vị trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 4, 1975.
- 9) Nguyễn Kim Thản Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1997 10) Trần Ngọc Thêm, Bàn về hình, Ngôn ngữ, số Thompson L.C., A Vietnamese Grammar, Seattle, 1965 12) Solncev V.M., Về cấp độ hình vị trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 1, 1990 � Nguyễn Kim Thản Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1997, tr.35-36 � Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009, tr.34 � I.I.
- Glebova trong bài “Mấy suy nghĩ về ranh giới các đơn vị cấp độ hình vị và từ vị trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 4, 1975, viết: “Khi chia nhỏ các yếu tố của các cấu trúc phức hợp ra thành loạt có nghĩa (hình vị) và loại không có nghĩa (âm tiết mất nghĩa) không tránh khỏi có phần chủ quan: chẳng hạn những người bản ngữ nào biết tiếng Hán dù có kiến thức ngôn ngữ học cũng quy các yếu tố vĩ (vĩ đại), ấu, trĩ, (ấu trĩ) vào các yếu tố có nghĩa, trong khi đó những người bản ngữ khác cảm thấy các yếu tố đó như là nhuwngzx yếu tố không nghĩa.
- Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt.
- Trần Ngọc Thêm, Bàn về hình vị tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học đại cương, “Ngôn ngữ”, số 1, 1984 � Xem: Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1985 � Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1997, tr.42 � Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1997, tr.
- 33 � Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009, tr.29.
- Trần Ngọc Thêm, Bàn về hình vị tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học đại cương, “Ngôn ngữ”, số 1, 1984 � Hồ Lê, Vị trí của âm tiết, nguyên vị và từ trong tiếng Việt, “Ngôn ngữ”, số 2, 1985.
- Solncev, Về cấp độ hình vị trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 1, 1990, tr11 � Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009, tr.
- 33 � Đỗ Hữu Châu, Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Hà Nội, 1986, tr.156 � Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt