« Home « Kết quả tìm kiếm

So sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- So sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế.
- Luật kinh tế.
- Quyền sở hữu trí tuệ.
- Liên minh Châu Âu.
- Pháp luật Việt Nam.
- Trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy quá trình đàm phán gia nhập WTO giai đoạn một loạt các luật mới liên quan đến kinh doanh, thương mại đã được ra đời, trong đó có Luật Cạnh tranh.
- Luật Cạnh tranh được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2005 đã có ảnh hưởng nhất định tới môi trường kinh doanh của nước ta.
- Đến nay, Luật Cạnh tranh đã đi vào thực tế đời sống được gần 7 năm, đã có 3 vụ việc HCCT và gần 40 vụ cạnh tranh không lành mạnh với hơn 50 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kinh doanh trên thị trường Việt Nam được giải quyết và xử lý theo các quy định của Luật này.
- Sự ra đời của Luật Cạnh tranh đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện phát triển bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế và bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng..
- Cũng ra đời gần với thời gian ra đời của Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, đã được sửa đổi, bổ sung vào ngày 19 tháng 6 năm 2009.
- Luật Sở hữu trí tuệ được đánh giá là một công cụ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay, đồng thời là biện pháp của Nhà nước để khuyến khích và bảo đảm giá trị của các tài sản trí tuệ..
- Mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ thực sự chưa được đề cập và nghiên cứu nhiều ở Việt Nam nhưng đã được bàn luận sôi nổi ở nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới.
- Nếu như Luật Cạnh tranh có chức năng kiểm soát các hành vi mang tính chất hạn chế, ảnh hưởng bất lợi đến môi trường kinh doanh thì Luật Sở hữu trí tuệ lại có chức năng bảo vệ các quyền, lợi ích mang tính độc quyền của người sở hữu các tài sản trí tuệ.
- Theo nhiều nghiên cứu về vấn đề này, thực chất, mối quan hệ giữa hai luật này là sự bổ sung cho nhau bởi cả hai đều có.
- Để góp phần tìm hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ cũng như sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với các hoạt động thương mại có liên quan đến quyền SHTT thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này là rất cần thiết và có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trong điều kiện chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam về vấn đề này.
- Trong khuôn khổ có hạn của một bản luận văn thạc sĩ luật học, luận văn không có tham vọng đi sâu tìm hiểu tất cả các nội dung của pháp luật về các thỏa thuận HCCT trong các hoạt động thương mại liên quan đến quyền SHTT mà chỉ tập trung nghiên cứu theo hướng “So sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam” với mong muốn tìm hiểu, học tập các kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu và góp phần hoàn thiện pháp luật về các thỏa thuận HCCT trong các hoạt động thương mại có liên quan đến quyền SHTT..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Như đã đề cập ở trên, đề tài nghiên cứu của Luận văn chưa thực sự được nghiên cứu sâu rộng tại Việt Nam.
- Hiện nay, về vấn đề này, có Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thanh Tú năm 2009 với nội dung “Nghiên cứu pháp luật cạnh tranh trong chuyển giao công nghệ theo Hiệp định TRIPS và rút ra các kinh nghiệm áp dụng pháp luật cạnh tranh trong chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển”, Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Thị Thu năm 2009, Luận văn Thạc sĩ Luật học “Kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh - những vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 2006 của Đồng Ngọc Dám.
- Ngoài ra, còn có những bài báo, bài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí trong thời gian vừa qua.
- Các công trình trên là những nguồn tài liệu tham khảo quý báu đối với luận văn.
- Trong phạm vi luận văn này, tác giả luận văn có mong muốn nghiên cứu vấn đề trên theo hướng so sánh luật, một cách tiếp cận khác so với các công trình kể trên.
- Cụ thể, luận văn sẽ trình bày những nội dung cơ bản trong việc điều chỉnh của pháp luật EU với các điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT để rút ra kinh nghiệm cho việc xây dựng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT tại Việt Nam hiện nay..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Dựa trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, Luận văn với đề tài “So sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam” có đối tượng và phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:.
- (i) Đối tượng nghiên cứu.
- Nhằm mục đích tập trung nghiên cứu theo hướng gần nhất với thực tế của pháp luật hiện tại, Luận văn hướng tới đi sâu nghiên cứu các đối tượng sau:.
- Hệ thống các quan điểm, quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thỏa thuận HCCT, các quy định của pháp luật điều chỉnh các thỏa thuận HCCT trong các hợp đồng có các đối tượng của quyền SHTT;.
- Các quan điểm, quy định của Liên minh Châu Âu điều chỉnh hành vi cạnh tranh trong các hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT, đặc biệt là các quy định về miễn trừ áp dụng các quy định về thỏa thuận HCCT của Liên minh Châu Âu;.
- (ii) Phạm vi nghiên cứu.
- Trong khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về hành vi HCCT, mà cụ thể là thỏa thuận HCCT trong các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT mà phổ biến nhất là hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng của quyền SHTT hay còn được biết đến với tên gọi hợp đồng li-xăng mà không đề cập đến nội dung về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền,.
- cạnh tranh không lành mạnh cũng như cơ quan quản lý cạnh tranh và thủ tục điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT.
- đánh giá so sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam để từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay..
- Với mục đích nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau:.
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT;.
- Đánh giá so sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam;.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:.
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Phương pháp bình luận, phương pháp lịch sử… được sử dụng trong Chương 1 nghiên cứu những vấn đề chung về quyền SHTT, hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT và điều khoản HCCT trong các hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT;.
- Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp đánh giá, phương pháp đối chiếu… được sử dụng trong Chương 2.
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn giải… được sử dụng trong Chương 3 nghiên cứu xác lập định hướng và đưa ra những giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật về điều chỉnh các thỏa thuận HCCT trong các hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT..
- Đóng góp khoa học của luận văn.
- Luận văn được hoàn thành sẽ có những đóng góp về mặt khoa học chủ yếu sau đây:.
- Góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa cạnh tranh và sở hữu trí tuệ;.
- Cung cấp các thông tin có giá trị tham khảo bổ ích về một số quy định của các tổ chức quốc tế và các quốc gia trong việc xử lý các thỏa thuận HCCT trong các hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT..
- Góp phần xác lập những luận cứ khoa học của việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các điều khoản HCCT trong hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT tại nước ta;.
- Kết cấu của Luận văn.
- luận văn được kết cấu thành 3 Chương.
- Chương 1 : Một số vấn đề lý luận chung về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;.
- Chương 2: Điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam từ cách tiếp cận Luật so sánh..
- Chương 3: Định hướng và các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về điều khoản thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ từ kết quả nghiên cứu so sánh..
- Bộ Công Thương, Tổ công tác tổng kết 5 năm Luật cạnh tranh (2011), Báo cáo tổng hợp đánh giá, tổng kết 05 năm thực thi pháp luật cạnh tranh, Hà Nội..
- Bộ Công Thương, Lịch sử ra đời Pháp luật cạnh tranh của EC, nguồn:.
- MUTRAP, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, (2009), Hành vi hạn chế cạnh tranh một số vụ.
- việc điển hình của châu Âu, Hà Nội.
- MUTRAP, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, (2009), Báo cáo hỗ trợ Bộ Công thương nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật của Việt Nam về thương mại và phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế, Hà Nội.
- Quốc hội, Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11.
- Nguyễn Thanh Tâm (2006) Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Thanh Tâm, (2003) “Về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta”, Tạp chí Thương mại, (Số 42) 9.
- Nguyễn Thanh Tú, (2010), Pháp luật cạnh tranh chuyển giao công nghệ và hiệp định TRIPs.
- Nguyễn Thanh Tú (2006), Pháp luật cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, nguồn: http://www.luatvadoanhnhan.com/law_club.php?cid=6&id=31..
- Nguyễn Thanh Tú, (2007) “Pháp luật cạnh tranh trong WTO và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (Số 91).
- Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật cạnh tranh, NXB Đại học quốc gia TP.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật cạnh tranh, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2004), Các văn bản pháp quy điều tiết cạnh tranh của Pháp và Liên minh châu Âu (EU), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Lê Danh Vĩnh (chủ biên) (2006), Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, NXB Tư pháp.
- Hà Nội