« Home « Kết quả tìm kiếm

Sự bạc màu đất đồng Bằng sông Cửu Long - Biện pháp quản lý


Tóm tắt Xem thử

- SỰ BẠC MÀU ĐẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - BIỆN PHÁP QUẢN LÝ Châu Thị Anh Thy 1 và Võ Thị Gương 2*.
- Hóa lý- sinh học đất, phân hữu cơ vi sinh, quản lý chất lượng đất, sự bạc màu đất.
- Sự bạc màu đất rất được quan tâm trên thế giới do tác động bất lợi đến an ninh lương thực.
- Sự bạc màu đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá qua các chỉ tiêu chất lượng đất thể hiện sự bạc màu đất về mặt hóa lý, và sinh học đất.
- Sự bạc màu đất rõ nét trong hệ thống canh tác lúa ba vụ, ruộng lúa bị mất tầng đất mặt, trên vườn cây ăn trái có tuổi liếp lâu năm.
- Bạc màu đất do kỹ thuật canh tác và quản lý dinh dưỡng đất chưa phù hợp của nông dân như bón phân vô cơ với lượng N, P cao, không cân đối dưỡng chất, rất ít hoặc không sử dụng phân hữu cơ đưa đến giảm khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất, tăng bệnh hại phát sinh từ đất, năng suất cây trồng giảm thấp.
- Kết quả nghiên cứu ở ĐBSCL cho thấy bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh được ủ hoai, đúng phương pháp, kết hợp bón phân vô cơ cân đối giữa N, P và K là biện pháp rất hữu hiệu giúp cải thiện và ngăn chặn sự bạc màu đất.
- Sự bạc màu đất đồng Bằng sông Cửu Long - Biện pháp quản lý.
- Sự xói mòn đất được hiểu theo nghĩa rộng hơn sự xói mòn lớp đất mặt do tác động của gió và nước, mà còn là sự suy thoái, sự bạc màu đất hay sự suy giảm chất lượng đất..
- nuôi (Else et al., 2018).
- Janvier et al., 2007.
- Else et al., 2018).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy sự bạc màu đất đã và đang xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các biện pháp cải thiện sự bạc màu đất cần được nghiên cứu, đánh giá để có những khuyến cáo phù hợp nhằm nâng cao độ phì nhiêu và sức khỏe của đất.
- Hình 1: Chất lượng đất và sức khỏe của đất liên quan đến cuộc sống con người 2 SỰ BẠC MÀU ĐẤT VÀ CHỈ THỊ ĐÁNH.
- GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT.
- Các hình thức bạc màu của đất được thể hiện qua sự bạc màu về hóa học đất, vật lý và sinh học đất với mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Sự bạc màu về hóa học đất quan trọng như giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất đưa đến giảm khả năng đệm pH, giảm khả năng cung cấp dinh dưỡng hữu dụng cho cây trồng..
- Sự bạc màu về vật lý đất làm ảnh hưởng đến cấu trúc đất, dung trọng và khả năng giữ nước của đất.
- Về mặt sinh học, việc giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất làm giảm sự cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho hoạt động và phát triển của vi sinh vật đất, giảm sự cạnh tranh sinh học đất (Schnecker et al., 2014).
- Như vậy, sự bạc màu đất qua giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất là hình thức rất quan trọng .
- Vì chất hữu cơ trong đất là thành phần chính, hỗ trợ các chức năng đa dạng của hệ sinh thái.
- Do đó, chất hữu cơ trong đất là một chỉ thị quan trọng.
- cho sự đánh giá về bạc màu của đất (Klaus et al., 2019).
- Sự giảm đa dạng sinh học đất cũng là một hình thức bạc màu đất.
- Quản lý đất kém, đưa đến giảm đa dạng sinh học đất, gây bạc màu đất và gây mất cân bằng các lợi ích trên (Wall et al., 2015)..
- Có sự tương quan giữa sự phân hủy chất hữu cơ trong đất và đa dạng sinh học đất.
- Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa chất hữu cơ trong đất, có tác động bất lợi khi giảm hoạt động của vi sinh vật đất, và cũng có tác động ngược lại.
- Sự xói mòn đất, sự mất tầng đất mặt và sự nén dẽ của đất đưa đến bạc màu đất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến độ phì.
- nhiêu hóa lý và sinh học đất.
- Một cách tổng quát, các hình thức bạc màu của đất đều ảnh hưởng bất lợi đến các tiến trình xảy ra trong đất như chu trình chuyển hóa dinh dưỡng, sự phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ.
- hoạt động sinh học đất..
- không khí, dinh dưỡng trong đất cho sự phát triển cây trồng, vật nuôi.
- Theo Else et al.
- Chất hữu cơ trong đất là chỉ tiêu quan trọng nhất, được sử dụng nhiều nhất, với tần số gần đạt 100%.
- pH đất là chỉ thị quan trọng thứ hai, kế đến là P và K hữu dụng trong đất.
- Đặc tính vật lý đất rất cần thiết được kết hợp với các chỉ thị về hóa học đất và sinh học đất cho sự đánh giá bạc màu đất (Antonello et al., 2019).
- Kết quả phân tích mẫu đất trình bày ở Bảng 1 cho thấy độ phì nhiêu đất suy giảm qua chỉ thị đánh giá sự bạc màu đất.
- Hàm lượng chất hữu cơ trong đất giảm, khả năng cung cấp N và P hữu dụng từ đất giảm (Dương Minh Viễn và ctv., 2013)..
- Bảng 1: Sự suy giảm độ phì nhiêu đất thâm canh lúa ba vụ tại Cai Lậy, Tiền Giang (Dương Minh Viễn và ctv., 2013, Chương trình VLIR-R3).
- Năm Chất hữu cơ.
- N hữu dụng.
- Trên vườn cây ăn trái, liếp vườn được lên liếp lâu năm thể hiện sự bạc màu đất qua pH đất thấp, lượng chất hữu cơ thấp.
- Theo Hồ Văn Thiệt và ctv..
- Vườn trồng chôm chôm có tuổi liếp 17 năm, pH đất chỉ đạt Châu Thị Anh Thy và ctv., 2013.
- Võ Văn Bình và ctv., 2014).
- Liếp vườn trồng cam từ 16 -33 năm tuổi có pH trong khoảng Võ Thị Gương và ctv., 2016).
- Đối với chất hữu cơ trong đất, liếp vườn trồng măng cụt được lên liếp trong thời gian 20 năm đến trên 60 năm, chất hữu cơ trong đất thuộc nhóm nghèo hữu cơ, chỉ đạt 2,3-2,7% (Hồ văn Thiệt và ctv., 2014).
- Trên đất liếp vườn ca cao xen dừa được lên liếp trong khoảng 10- 30 năm, hàm lượng C trong đất dao động trong khoảng 1,8-2,4% C (Tất Anh Thư và ctv., 2013)..
- Theo Nguyễn Ngọc Thanh và ctv.
- (2018), qua phân tích 20 mẫu đất liếp vườn trồng cam sành, hàm lượng chất hữu cơ trong đất dao động trong khoảng 2,7 - 3,2.
- Lượng N hữu dụng trong đất liếp vườn cam sành giảm thấp có ý nghĩa khi vườn được lên liếp trên 20 năm (Hình 3)..
- Trên ruộng lúa bị bán đi tầng đất mặt, sự bạc màu đất thể hiện rất rõ qua giảm có ý nghĩa các chỉ số đánh giá chất lượng đất.
- Chất hữu cơ chỉ còn 1,4%, giảm 85% so với đất còn tầng đất mặt.
- Lượng N hữu dụng giảm đi 30%, P hữu dụng trong đất giảm 56%, độ bền cấu trúc đất giảm 36% (Võ Thị Gương và ctv., 2016).
- Theo nghiên cứu của Trần Huỳnh Khanh và ctv., (2017), sự suy giảm độ phì nhiêu hóa lý đất, năng suất lúa sau 8 năm mất tầng đất mặt vẫn chưa phục hồi, dù nông dân phải tăng lượng phân bón vô cơ (Hình 4)..
- Hình 3: Lượng N hữu dụng theo tuổi liếp vườn cam sành tại Tam Bình, Vĩnh Long (Nguyễn Ngọc Thanh và ctv., 2018).
- Hình 4: Năng suất lúa ở ruộng còn và mất tầng đất mặt tại Sóc Trăng (Trần Huỳnh Khanh và ctv., 2017) ST_Y0: còn tầng đất mặt, ST_Y1: mất tầng đất mặt 1 năm, ST_Y8: mất tầng đất mặt 8 năm.
- 3 BIỆN PHÁP CẢI THIỆN SỰ BẠC MÀU ĐẤT Ở ĐBSCL.
- Cải thiện sự bạc màu về hóa lý và sinh học đất cho sản xuất nông nghiệp bền vững là vấn đề rất cần thiết được quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trong hiện tại và tương lai, không tác động xấu đến hệ sinh thái, môi trường và sức khỏe con người.
- Bedada et al., 2014).
- Sự thâm canh trong canh tác lúa, rau màu, cây ăn trái với lượng phân vô cơ cao, mất cân đối giữa N, P, K và các dinh dưỡng trung lượng như Ca, Mg, gần như không sử dụng phân bón hữu cơ, mất đi tầng canh tác là yếu tố quan trọng đưa đến sự bạc màu đất ĐBSCL.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều biện pháp cải thiện sự bạc màu đất như kỹ thuật làm đất có phơi đất hai tuần trong hệ thống canh tác ba vụ lúa, luân canh cây trồng hợp lý, giảm lượng phân vô cơ, đặc biệt phân P (,Trần Bá Linh và ctv., 2010 .
- Võ Thị Gương và ctv., 2010).
- Biện pháp lâu dài và bền vững là phải nâng cao hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
- Sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ đạt bốn tiêu chí: khả năng sản xuất, tác động đến môi trường, hiệu quả kinh tế và hiệu quả đến sự thịnh vượng của xã hội (Reganold et al., 2016).
- Tăng chất hữu cơ trong đất thông qua sử.
- dụng phân hữu cơ vi sinh giúp cải thiện đặc tính vật lý đất tăng sự thoáng khí, tăng độ bền cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước và thấm nước, tăng khả năng giữ và trao đổi cation dinh dưỡng, tăng chu trình chuyển hóa dưỡng chất, đưa đến tăng khả năng cung cấp dưỡng chất từ đất.
- tăng hoạt động sinh học trong đất qua tăng đa dạng loài động vật đất, vi sinh vật đất, tăng hoạt độ của các emzyme được tiết ra từ các tiến trình biến dưỡng trong đất, giảm bệnh hại phát sinh từ đất (Maria et al., 2015.
- Võ Thị Gương và ctv., 2016.
- Nguyễn Ngọc Thanh và ctv., 2018).
- Về mặt sinh học, chất hữu cơ là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho sự phát triển của vi sinh vật đất, gia tăng các tiến trình xảy ra trong đất như quá trình khoáng hóa dinh dưỡng và phân hủy của các chất ô nhiễm đất (Sradnick et al., 2017.
- Tian et al., 2017).
- Kết quả trình bày ở Bảng 2 cho thấy phân hữu cơ giúp tăng pH đất, tăng N hữu dụng trong đất, cation base và tăng năng suất trái chôm chôm có ý nghĩa.
- Trên đất vườn trồng măng cụt, năng suất trái đạt 58kg/cây khi bón phân hữu cơ vi sinh so với chỉ bón phân vô cơ với lượng N và P cao theo nông dân, năng suất chỉ đạt 28kg/cây (Võ Thị Gương và ctv., 2016).
- Hiệu quả kinh tế đạt được rất cao khi sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp vô cơ cân đối so với bón phân vô cơ cao như nông dân (Võ Văn Bình và ctv., 2017).
- Mặt khác, bón phân hữu cơ giúp giảm có ý nghĩa sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính (tính tương đương khí CO 2 ) so với chỉ bón phân vô cơ (Võ Văn Bình và ctv., 2014)..
- Bảng 2: Cải thiện một số đặc tính hóa học đất sau ba vụ bón phân hữu cơ trên đất vườn chôm chôm (Hồ Văn Thiệt và ctv., 2014).
- Năng suất trái (kg/cây).
- Phân hữu cơ kết hợp.
- Mazin et al., 2016).
- Theo Nguyễn Ngọc Thanh và ctv., (2018), sử dụng phân hữu cơ vi sinh có chủng nấm Trichoderma asperellum giúp giảm mật số nấm.
- trong đất.
- Sau 2 vụ canh tác có bón phân hữu cơ vi sinh, pH đất gia tăng và tăng có ý nghĩa lượng chất hữu cơ, N hữu dụng, K trao đổi trong đất.
- trong điều kiện bón phân hữu cơ vi sinh đất vườn trồng cam sành.
- NT1: Phân NPK NT2: Phân NPK cân đối NT3 và NT4: Phân hữu cơ vi sinh với chủng nấm Trichoderma asperellum (nấm phân lập từ đất vườn cam sành tại Vĩnh Long) (Nguyễn Ngọc Thanh và.
- ctv., 2018).
- Hình 6: Hiệu quả của bón phân hữu cơ vi sinh trong cải thiện năng suất trái cam sành.
- NT1: Phân NPK NT2: Phân NPK cân đối NT3 và NT4: Phân hữu cơ vi sinh với chủng nấm Trichoderma asperellum (nấm phân lập từ đất vườn cam sành tại Vĩnh Long) (Nguyễn Ngọc Thanh và ctv., 2018).
- Các kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy sự bạc màu đất, suy giảm độ phì nhiêu đất đã và đang xảy ra ở ĐBSCL .
- Trên đất canh tác lúa ba vụ, đất bị mất tầng đất mặt, sự bạc màu đất đưa đến năng suất lúa sụt giảm.
- Trên vườn cây ăn trái có tuổi liếp lâu năm, nông dân bón phân vô cơ với lượng N, P cao, không cân đối dưỡng chất, không sử dụng phân hữu cơ,.
- Như vậy, sự bạc màu đất thể hiện rõ qua giảm năng suất, bệnh hại dễ tấn công.
- Bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh được ủ hoai, đúng phương pháp, kết hợp bón phân vô cơ cân đối giữa N, P và K là biện pháp rất hữu hiệu, gia tăng hiệu quả kinh tế.
- Quản lý đất giúp cải thiện và ngăn chặn sự bạc màu đất là yếu tố vô cùng quan trọng, cần có sự quan tâm và hành động của các nhà khoa học, nhà sản xuất phân bón, nhà quản lý và nông dân.
- Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến một số đặc tính vật lý đất vườn cây ăn trái tại Huyện Chợ Lách, Bến Tre.
- Sự sụt giảm năng suất và hiệu quả phân hữu cơ trong cải thiện năng suất và độ phì nhiêu đất lúa ba vụ.
- Ảnh hưởng của phân hữu cơ và vô cơ đến họat động vi sinh vật đất vườn dừa trồng xen cacao tại Huyện Châu Thành Bến Tre.
- Cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất lúa canh tác ba vụ.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của phân hữu cơ trên vườn cây ăn trái ở đồng bằng.
- Ảnh hưởng của ẩm độ, hàm lượng N và chất hữu cơ đến sự phát thải khí nhà kính từ đất vườn chôm chôm ở Chợ Lách Bến Tre