« Home « Kết quả tìm kiếm

Sự đa dạng của bọ đuôi bật (Collembola) ở vườn quốc gia ba vì


Tóm tắt Xem thử

- SỰ ĐA DẠNG CỦA BỌ ĐUÔI BẬT (COLLEMBOLA) Ở VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ Nguyễn Thị Thu Anh.
- Phòng Sinh thái môi trường đất, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và phân bố của bọ đuôi bật (Collembola) được thực hiện trên 3 kiểu sinh cảnh đại diện của hệ sinh thái rừng thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì: rừng tự nhiên, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi.
- Quần xã Collembola ở vườn quốc gia Ba Vì khá đa dạng về thành phần họ, giống, loài..
- Trong 3 sinh cảnh nghiên cứu, rừng tự nhiên là sinh cảnh đa dạng nhất, được đặc trưng bởi sự có mặt của các loài có nguồn gốc từ rừng, đó là Lepidonella annucornis, Callyntrura sp.
- Loài đặc trưng cho sinh cảnh rừng trồng là Pseudachorutes dubius.
- Đa dạng các nhóm phân loại, nhóm dạng sống của Collembola thay đổi khác nhau phụ thuộc vào điều kiện sinh thái cụ thể của sinh cảnh.
- Chúng là thành phần quan trọng tạo nên tính đa dạng của thế giới động vật đất..
- Cấu trúc quần xã bọ đuôi bật (Collembola) ở đất bao gồm đa dạng thành phần loài, độ phong phú, đặc điểm phân bố,… có liên quan chặt chẽ đến điều kiện khí hậu và môi trường, với loại đất, kiểu thảm phủ thực vật và loại cây trồng hay chế độ canh tác đất và phân bón (Nguyễn Trí Tiến, 1995).
- Cấu trúc này được xem như một chỉ thị sinh học, chỉ thị các biến đổi tự nhiên và nhân tác của môi trường đất (Stach, 1965.
- Nguyễn Trí Tiến, 1995.
- Nguyễn Trí Tiến và ctv., 2007.
- Nguyễn Trí Tiến và ctv., 2008.
- Nguyễn Thị Thu Anh &.
- Nguyễn Trí Tiến, 2005a, 2005b;.
- Nguyễn Thị Thu Anh và ctv., 2013).
- nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.
- một số nhóm côn trùng và thực vật khác (Nguyễn Thị Thu Anh và ctv., 2017), các nhóm động vật không xương sống trong đất trong đó có bọ đuôi bật (Collembola) lại chưa được nghiên cứu.
- Bài báo là những kết quả bước đầu nghiên cứu về đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của bọ đuôi bật, góp phần đánh giá đa dạng động vật không xương sống ở đất VQG, làm cơ sở cho việc nghiên cứu sự thay đổi chất lượng môi trường đất nhằm bảo vệ tài nguyên đất, đa dạng các nhóm động vật sống trong đất..
- VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Sơ đồ điểm thu mẫu Collembola ở VQG Ba Vì Mẫu Collembola được thu 4 đợt từ tháng 01 năm.
- 2017 đến tháng 12 năm 2018 trên 3 kiểu sinh cảnh đại diện của hệ sinh thái rừng thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì, khu vực Hà Nội bằng phương pháp thu mẫu đã được mô tả bởi Gormy and Grum rừng thưa nhiệt đới: kiểu thảm thực vật này phân bố đều khắp ở vành đai độ cao 400m-700m xung quanh.
- sườn núi Ba Vì, rừng phát triển trên loại đất Feralit vàng đỏ có mùn trên núi thấp, tầng đất mỏng có nơi tầng đất trung bình phát triển trên đá Pocphirit độ dốc cao bình quân 26-350, tầng mùn mỏng xói mòn mạnh tỷ lệ đá lẫn cao độ chua lớn.
- tiến hành vào 2 mùa trong năm (mùa mưa: từ tháng 5 đến thang 10 và mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4) lấy ở lớp đất bề mặt từ 0-10 cm bằng dụng cụ chuyên dụng, cho vào túi nilon kèm theo nhãn (ghi đủ thông tin về địa điểm, ngày thu, sinh cảnh.
- Nguyễn Trí Tiến (2017).
- Toàn bộ tiêu bản định loại và các mẫu vật được bảo quản tại phòng Sinh thái môi trường đất, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam..
- Đa dạng thành phần bọ đuôi bật ở Vườn Quốc gia Ba Vì.
- Bảng 1 cho thấy có 83 loài Collembola thuộc 46 giống, 15 họ của 4 phân bộ phân bố trong 3 sinh cảnh đại diện của hệ sinh thái rừng VQG Ba Vì, trong số này, 71 loài (chiếm 85, 54%) đã xác định tên khoa học, 12 loài (chiếm 14,46%) còn ở dạng chưa xác định tên loài.
- 1 , khi so sánh với các tài liệu hiện có – có thể xem đây là những loài mới được ghi nhận ở vườn quốc gia Ba Vì và sẽ được mô tả trong thời gian tới..
- Danh sách các loài Collembola ở vườn quốc gia Ba Vì.
- STT Thành phần loài Rừng tự nhiên Rừng trồng Trảng cỏ.
- STT Thành phần loài Rừng tự nhiên Rừng trồng Trảng cỏ XI Họ Dicyrtomidae Borner, 1903.
- độ giống và loài, phân bộ Entomobryomorpha lại có tỷ lệ giống, loài chiếm vị trí cao nhất (45,65 % tổng số giống, 55,41 % tổng số loài) (Bảng 2)..
- Số lượng giống, loài trong các họ, bộ Collembola ở VQG Ba Vì.
- TT Phân bộ và Họ Số Giống Số Loài Tỷ lệ % so với.
- Như vậy, độ đa dạng của Collembola ở VQG Ba Vì khá cao ở mức độ giống và loài.
- So với một số VQG, khu hệ Collembola VQG Ba Vì có mức độ đa dạng tương đương VQG Xuân Sơn (Nguyễn Trí Tiến và ctv, 2007b), nhưng lại cao hơn so với VQG Cát Bà và VQG Hoàng Liên về số lượng bậc taxon (loài, giống, họ) (Nguyễn Trí Tiến và ctv., 2007a.
- Đa dạng các nhóm phân loại Collembola Bọ đuôi bật hình thành một quần xã gồm nhiều loài, phản ánh tính khảm của quần xã thực vật trên mặt đất.
- Khi phân tích các dẫn liệu, các nhóm sau thường được dùng để đánh giá mức độ cân bằng trong quần xã Collembola, đó là: Poduromorpha, Isotomidae, Entomobryidae, Symphypleona và Collembola khác, bởi vì các nhóm này đóng vai trò như nhau trong quần xã Collembola và khi đó, tạo ra mức cân bằng trong chính quần xã này (Betsch et al., 1981)..
- Thực nghiệm đã chỉ ra rằng một quần xã Collembola phát triển tối ưu trong môi trường tự nhiên khi có sự cân bằng của các nhóm này và sự đóng góp của các loài trong mỗi nhóm sẽ là cơ sở để phản ánh điều kiện môi trường sinh thái nơi sinh vật cư trú (Betsch et al., 1981)..
- Tỷ lệ các nhóm trong quần xã bọ đuôi bật theo sinh cảnh ở VQG Ba Vì (Betsch et al., 1981) Chú thích: Coll.
- Phân tích Collembola trong các sinh cảnh nghiên cứu ở VQG Ba Vì theo 5 nhóm kể trên cho thấy tỷ lệ các nhóm thay đổi ở các sinh cảnh khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện môi trường nơi sinh vật cư trú..
- Tính chung trong cả hệ sinh thái, nhóm Entomobryidae chiếm tỷ lệ cao nhất (32,97.
- 2 nhóm Poduromorpha và Symphypleona chiếm tỷ lệ tương tự nhau (22,72 % và 23,86 % tương ứng).
- 2 nhóm Isotomidae và Collembola khác cũng có tỷ lệ xấp xỉ nhau (9,09% và 11,36.
- Đối với 3 sinh cảnh nghiên cứu, tỷ lệ của nhóm Poduromorpha tăng lên.
- và nhóm Symphypleona lại giảm đi ở sinh cảnh rừng trồng.
- Nhóm symphypleona đạt tỷ lệ cao hơn ở trảng cỏ, trong khi đó, nhóm Collembola khác có tỷ lệ cao nhất ở rừng tự nhiên.
- Tỷ lệ các nhóm phụ thuộc vào sự có mặt của các cư dân và điều kiện sinh thái cụ thể của sinh cảnh.
- Ở đây, tỷ lệ nhóm Collembola khác cao nhất đạt được ở rừng tự nhiên vì liên quan đến sự có mặt của các đại điện thuộc họ Paronellidae với 5/71 loài (chiếm 7,04% số loài của sinh cảnh), mà hầu hết các đại diện của họ này chỉ cư trú và phát triển ở rừng tự nhiên với lớp thảm vụn hữu cơ dầy,.
- ưa ánh sáng, thường ưa thích các sinh cảnh mở với lớp thảm là cây thân thảo..
- Đa dạng các nhóm dạng sống Collembola.
- Dựa trên cơ sở bảng phân loại các nhóm dạng sống theo Stebaeva (1988) và Nguyễn Trí Tiến (1995), phân tích toàn bộ các mẫu vật Collembola thu được ở VQG Ba Vì, các loài đã gặp thuộc vào 3 nhóm dạng sống chính: nhóm sống trên bề mặt thảm và không gian (nhóm thảm).
- nhóm này chiếm các tỷ lệ số lượng khác nhau và thay đổi theo từng sinh cảnh, theo từng mùa..
- Đối với cả hệ sinh thái rừng của VQG Ba Vì, nhóm thảm - đất và nhóm đất có tỷ lệ tương đương nhau, nhưng đối với từng sinh cảnh riêng, tỷ lệ các nhóm này thay đổi: nhóm thảm-đất giảm theo trật tự: rừng tự nhiên >.
- rừng trồng >.
- trảng cỏ, ngược lại, tỷ lệ của nhóm đất tăng lên từ rừng tự nhiên >.
- trảng cỏ.
- Nhóm thảm có tỷ lệ thấp nhất ở trảng cỏ.
- Chiều hướng tăng, giảm tỷ lệ các nhóm này, rõ ràng tương ứng với điều kiện sinh thái cụ thể của sinh cảnh: lớp thảm vụn hữu cơ mỏng dần đến không có từ rừng tự nhiên qua rừng trồng đến trảng cỏ.
- Tỷ lệ% các nhóm dạng sống Collembola theo sinh cảnh ở VQG Ba Vì 3.4.
- thích nghi của Collembola với sinh cảnh sống ở VQG Ba Vì.
- Trong số 83 loài ghi nhận ở VQG Ba Vì, có 12 loài (chiếm 14,46 % tổng số loài) thuộc nhóm phân bố sinh thái rộng (là những loài có mặt trong cả 3 sinh cảnh và ở 5-6 lượt mùa thu mẫu), bao gồm:.
- Đây có thể xem là tập hợp những loài Collembola đại diện cho hệ sinh thái rừng VQG Ba Vì.
- Một số loài chỉ mới gặp ở một sinh cảnh nghiên cứu, hoặc rừng tự nhiên, hoặc rừng trồng, hoặc trảng cỏ, cụ thể:.
- Rừng tự nhiên với 13 loài: Onychiurus saphianus, Odontella sp.
- Xét về số lượng loài riêng của từng sinh cảnh cho thấy tính đa dạng của rừng tự nhiên vượt trội so với rừng trồng và trảng cỏ.
- Khá nhiều loài chỉ ghi nhận được ở rừng tự nhiên mà không có mặt ở rừng trồng và trảng cỏ.
- Sinh cảnh rừng (rừng trồng hay rừng tự nhiên) đa dạng về số loài hơn so với sinh cảnh còn lại và sự khác nhau về thành phần loài của quần xã bọ nhảy (Collemboala) ở sinh cảnh rừng với sinh cảnh còn lại đã phản ánh các điều kiện môi trường của sinh cảnh.
- Nếu theo chiều hướng tác động nhân tác (rừng tự nhiên → rừng trồng → trảng cỏ cây bụi), thì có thể thấy sự có mặt của những loài có nguồn gốc từ rừng không được tìm thấy ở các quần xã Collembola ở sinh cảnh có tác động của các hoạt động nhân tác.
- Như vậy, sự thay đổi số lượng loài ghi nhận được ở các sinh cảnh nghiên cứu có liên quan đến sự thay đổi thảm thực vật và mức độ tác động của con người.
- Điều này cũng đã được ghi nhận ở các nghiên cứu trước đây của Nguyễn Trí Tiến (2001), Nguyễn Trí Tiến và ctv.
- (2008), Nguyễn Thị Thu Anh &.
- Nguyễn Trí Tiến (2005), Nguyễn Thị Thu Anh và ctv.
- Xét về số lượng cá thể riêng từng loài, cũng như sự có mặt của chúng ở các kiểu sinh cảnh khác thuộc các địa điểm ngoài HST rừng Ba Vì, có thể nhận định chỉ có một vài loài Collembola có tên sau đây là có thể xem đặc trưng cho kiểu sinh cảnh mà chúng cư trú: Đặc trưng cho sinh cảnh rừng tự nhiên:.
- Các loài còn lại khác, số lượng cá thể rất ít, hơn nữa, cũng chỉ thu được mẫu trong một hoặc hai lần thu nên hiện tại, chúng chỉ xem là những loài bắt gặp ngẫu nhiên trong đợt điều tra, không phải là loài đặc trưng cho sinh cảnh nơi chúng cư trú..
- Cho đến nay, đã ghi nhận được được 83 loài Collembola (bao gồm cả các dạng sp.) thuộc 46 giống, 15 họ phân bố trong 3 sinh cảnh nghiên cứu của VQG Ba Vì.
- Mức độ đa dạng của Collembola ở VQG Ba Vì khá cao ở mức độ giống và loài.
- Tập hợp các nhóm phân loại và nhóm sinh thái của Collembola thay đổi ở các sinh cảnh khác nhau và phụ thuộc vào điêu kiện sinh thái cụ thể của từng sinh cảnh.
- cho sinh cảnh rừng tự nhiên Lepidonella annucornis, Callyntrura sp.
- đặc trưng cho trảng cỏ: Sminthurus sp.
- Có thể xem 12 loài sau là tập hợp những loài Collembola đại diện cho hệ sinh thái rừng VQG Ba Vì: Folsomides exiguus, Proisotoma submuscicola, Isotomodes pseudoproductus (Isotomidae);.
- Sự phân bố về số lượng và thành phần loài Collembola theo từng sinh cảnh cho thấy tính đa dạng của rừng tự nhiên vượt trội so với rừng trồng và trảng cỏ..
- Mức độ thay đổi về đa dạng thành phần loài và phân bố của Collembola ở các sinh cảnh nghiên cứu có liên quan đến sự thay đổi thảm thực vật và mức độ tác động của con người.
- Sp., premier Collembole cavernicole du Vietnam (Collembola, Paronellidae).
- Nguyễn Thị Thu Anh.
- Trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật (trang 1284-1291).
- Thành phần loài ve giáp (Acari: Oribatida) tại sinh cảnh rừng tự nhiên, rừng trồng và vùng phụ cận vườn quốc gia Ba Vì.
- Khoa học tự nhiên và Công nghệ..
- Nguyễn Trí Tiến.
- Một số đặc điểm định lượng và các nhóm dạng sống, nhóm sinh thái của bọ nhảy (Insecta:.
- Collembola) phân bố theo sinh cảnh trong hệ.
- sinh thái đô thị ở vùng đồng bằng sông Hồng..
- Một số đặc điểm cấu trúc quần xã bọ nhảy (Collembola) ở các hệ sinh thái Bắc Việt Nam (Luận án Phó tiến sĩ khoa học sinh học).
- Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội..
- Nguyễn Trí Tiến, Nguyễn Thị Định &.
- Đa dạng loài và phân bố của bọ nhảy (Insecta: Collembola) ở khu vực phía tây tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Quảng trị.
- Đa dạng sinh học, đặc điểm phân bố của bọ nhảy (Collembola) ở vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng.
- Trong: Hội nghị khoa học Toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3 (trang 608-613).
- Khu hệ Collembola vườn quốc gia Xuân Sơn.Trong: Hội nghị toàn quốc những vấn đề NCCB trong KHSS (trang 195-198)