« Home « Kết quả tìm kiếm

Sự đan xen các khuynh hướng thẩm mỹ trong thơ Huyền Quang


Tóm tắt Xem thử

- HUYỀN QUANG - Nghiên cứu trường hợp sáu bài thơ vịnh cúc.
- Huyền Quang hiện còn để lại một di sản văn chương vào loại khiêm tốn, với một bài phú Nôm Vịnh Hoa Yên tự phú và vài chục bài thơ chữ Hán, nhưng nếu nhìn trong tương quan với phần nhiều các tác gia thời kỳ Lý Trần thường chỉ còn lại vài ba bài, thì đó lại là một gia tài không nhỏ.
- Trong số 23 bài thơ chữ Hán, người viết đặc biệt hứng thú, quan tâm tới một chùm thơ vịnh hoa cúc gồm 6 bài.
- Sáu bài thơ vịnh hoa cúc được ghi số từ kỳ nhất (bài thứ nhất) tới kỳ lục (bài thứ sáu), đọc kỹ các bài thơ thấy chúng được viết vào các thời gian khác nhau.
- Các bài thơ này được tập hợp lại thành một chùm thơ chỉ vì cùng một đề tài vịnh hoa cúc, còn ngoài ra không thấy có mối liên hệ lô gic nào giữa chúng.
- Trình tự các bài thơ có thể đảo đi mà không ảnh hưởng gì tới nội dung của các bài.
- Bắt đầu bằng câu chuyện của thơ vịnh vật.
- Thơ vịnh vật là một tiểu loại của thơ đề vịnh.
- Đặc tính nổi bật của vật chỉ là chỗ dựa, là phương tiện, là một loại phù hiệu để thể hiện cho một tinh thần của chủ thể thẩm mỹ- tức người vịnh- thi nhân.
- Những đặc tính tự nhiên của vật là cái cớ không thể thiếu để triển khai tư tưởng, bày tỏ tình cảm, triết lý, nhưng nếu chỉ có thể hiện đặc tính của vật không thì nó lại chỉ là những câu đố về sự vật hay những bài đồng dao câu hát của trẻ con, dạy trẻ con về sự vật, sự việc, nó chưa phải là thơ vịnh vật.
- Do vậy có thể tạm định nghĩa về thơ vịnh vật: Thơ vịnh vật là tiểu loại của thơ đề vịnh, dùng sự vật làm đối tượng trung tâm của tác phẩm để thông qua những đặc điểm, tính chất của vật mà gửi gắm nỗi niềm.
- Thơ vịnh vật phản ánh tâm trạng, mang đậm dấu ấn cá nhân nhưng cũng đi theo thị hiếu thẩm mỹ của thời đại.
- Do chỗ mượn vật để nói chí, để triết lý, trữ tình, vì vậy thơ vịnh vật một cách tự nhiên luôn hướng tới kiến tạo những tầng thứ ngữ nghĩa ngoài ngôn từ.
- Tỷ hứng được huy động làm thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu của loại hình thơ đề vịnh nói chung và thơ vịnh vật nói riêng..
-  Thơ vịnh vật xuất hiện rất phổ biến trong hầu hết thi tập của các nhà nho, chẳng hạn như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm…Thơ vịnh vật xuất hiện trong thơ trung đại Việt Nam không thật sớm.
- Quan sát thơ của các thiền sư thời Lý Trần chúng ta thấy hầu như chưa thấy xuất hiện một số lượng đáng kể loại thơ vịnh vật với đặc trưng tiêu biểu của thể tài.
- Một chùm thơ vịnh vật cùng chủ đề, tập trung tới 6 bài của Huyền Quang là trường hợp sớm nhất.
- Vấn đề trở nên hấp dẫn chính là ở chỗ: Tại sao thơ các thiền sư đời Lý, Trần hầu như không vịnh vật nhiều? Tại sao tới Huyền Quang mới xuất hiện một cách tập trung như vậy? Giữa đặc trưng của thơ vịnh vật và sự xuất hiện muộn của tiểu loại này có gì tương liên với nhau? Những bài vịnh vật của Huyền Quang đã tiêu biểu cho tiểu loại này về các tiêu chí thể tài hay chưa? Sự xuất hiện loại hình thơ vịnh vật đó có ý nghĩa gì trong lịch sử văn học.
- Quan sát 6 bài thơ vịnh cúc của Huyền Quang ta thấy, có mấy bài thực sự tiêu biểu cho đặc trưng thể tài, như bài số 1, số 4 và bài số 6.
- Các bài số 2, số 3 và 5 cũng có thể coi là thơ vịnh vật ở một vài phương diện, nhưng không phải là những bài chuẩn theo tiêu chí thể tài.
- Bông cúc trong ba bài thơ này cũng chỉ là một sự vật được xuất hiện, được nhắc tới như những sự vật khác có trong những bài thơ đó mà thôi..
- Đây không phải là bài thơ vịnh mai, vì nó không ca vịnh tỷ hứng ký thác trên cơ sở đặc tính tự nhiên của bông mai.
- Nhành mai của sự ngộ đạo bất sinh bất diệt của Mãn Giác không giống với nhành mai trắng tinh khiết nở trong tiết xuân sớm, giữa tuyết trắng và băng giá biểu thị cho sự thanh khiết tinh thần và nhân cách trong sáng của sĩ phu thường gặp trong thơ vịnh mai..
- Bài này cũng không phải là bài thơ vịnh hồng.
- Cả hai bài trên nếu thay nhành mai bằng nhánh cây khác, thay bông hồng bằng bông hoa khác ta vẫn thấy không hề ảnh hưởng tới ý nghĩa của bài thơ, không ảnh hưởng tới sự thể hiện thiền ý sâu sắc của bài thơ..
- Bài này rõ ràng có khí khái hơi khác với tinh thần tùy duyên nhậm vận, một loại cảm hứng và một triết lý thiền tiêu biểu và nổi bật trong thơ Trần Nhân Tông, nó thiên về thơ ngôn chí kiểu Nho gia.
- Bài thơ thể hiện chí hướng muốn có được những phẩm chất hơn người, mong làm nên sự nghiếp đế vương như Hán Văn Đế, Đường Thái Tông.
- Bài này có thể ví như một bông hoa lạ báo hiệu sự nảy nở và bắt đầu của loại thơ vịnh vật..
- Dường như, với tính chất tiêu biểu là thơ ngôn chí, thơ vịnh vật chưa có chỗ đứng và thực sự không thật thích hợp với thơ của các Thiền sư.
- Việc diễn tả những thiền lý thiền thú cũng cần nhắc tới sự vật, cây cỏ, muông thú, nhưng đó không phải là thơ vịnh về chúng.
- Những đặc tính tự nhiên của vật được mượn để diễn tả về một thế giới tinh thần, phẩm chất đạo đức, tài năng của chủ thể, thì thế giới tinh thần phải mang tính thực tại, là hữu, là động… chứ không phải tinh thần thinh không tĩnh tịch, không phải là trạng thái tinh thần siêu việt thị phi, danh lợi, động tĩnh…Ngôn chí không phải là chuyện của Thiến sư..
- Huyền Quang có hẳn tới 6 bài thơ vịnh về hoa cúc, như vậy là đã “có chuyện” gì đó diễn ra trong lịch sử văn học..
- Đặc tính tự nhiên này của hoa cúc là nguồn gợi tứ cho thi nhân, là chất liệu để thi nhân ký thác, tỷ dụ cho những phẩm chất vượt trội của tinh thần người quân tử.
- Trong tinh thần của thi nhân xưa, hoa cúc nở vào mùa thu là sự hiện hữu sinh động cho sức mạnh tinh thần, do kết quả của công phu rèn luyện.
- Nó thể hiện cốt cách vượt trội và đạo đức thanh khiết.
- Đặc điểm tự nhiên này của bông cúc theo cách nhìn của nhà nho, nó được nhân hóa để làm biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và đạo đức, sự ưu trội của riêng một nhóm nhỏ kẻ sĩ.
- Trong những bài thơ đề vịnh của nhà nho, bông cúc hoàn toàn hiện diện với những mục đích ký thác tỷ dụ như vậy.
- Chẳng hạn bài thơ Nôm Cúc của Nguyễn Trãi:.
-  Nhà Nho coi bông cúc nở trong sương cũng giống như người quân tử tu dưỡng đạo đức, cốt cách, tinh thần.
- Cái đẹp của hình tượng bông cúc trong thơ vịnh của nhà nho là cái đẹp của tinh thần nội tại, của những phẩm chất đạo đức và tài năng vượt trội, của nhân vi, của sự cố gắng, cái đẹp đó mang tính thực tại, thực hữu..
- Với các bài thơ vịnh của Huyền Quang, trước hết xét 3 bài thơ mà theo tôi là tiêu biểu cho các tiêu chí của thơ vịnh trước, rồi sau sẽ xét tới 3 bài còn lại:.
- Nghĩa khí khác nhau không thể hòa hợp cẩu thả được, vừa thể hiện thiền ý về một bông cúc tự nhiên nhậm vận không lệ thuộc vào một tinh thần nào, một mong muốn hay ký ngụ nào, nhưng lại đồng thời cũng kín đáo thể hiện một tinh thần tự tín và cốt cách.
- Bài này vừa có thiền tứ lại vừa có dáng dấp kiểu loại thơ ngôn chí thể hiện cái đẹp kiểu thi ca nhà Nho, mặc dù chưa thực tiêu biểu..
- Đặc tính tự nhiên của loài cúc được khai thác, được khám phá, để thể hiện cho một loại tinh thần chủ thể thẩm mỹ giống như thông lệ các bài thơ vịnh vật để ngôn chí khác.
- Nó cũng không nhằm thể hiện một đặc tính vượt trội nào.
- Nó nở không phải để chứng minh hay thể hiện phẩm chất đặc biệt nào hết, nó cũng giống như muôn loài trong tiết xuân mà thôi.
- Một hình tượng bông cúc mang cái đẹp của sự thanh thoát, tự nhiên của tinh thần chủ thể mang đậm chất thiền và cũng đồng thời là cái đẹp tự nhiên nhi nhiên theo tinh thần của Đạo gia.
-  Bài này nổi bật cảm hứng và thẩm mỹ của Thiền, nhưng cũng có dấu ấn của Đạo gia xét về tinh thần tùy tục tùy thời, nhiệm tự nhiên, vô biệt, còn cách thể hiện, cách thức tìm công cụ để “ngoại hóa” cho một tâm linh tự lạc thì lại là cách của Nho gia..
- Hai câu cuối này thể hiện khá nhiều ý tứ.
- Không chỉ có vậy, việc nhắc tới hoa cúc kèm theo điển cố về Đào Uyên Minh “Thái cúc đông ly hạ, Du nhiên kiến Nam sơn”, lại còn cho thấy cả cái du nhiên tự tại của người ẩn sĩ bảo tồn thiên tính bất biết, con người trọn vẹn với bản tính tự nhiên hoang sơ mà cầu lạc theo tinh thần của Đạo gia.
- Bông cúc vẫn còn và còn mãi trên dậu nhà Đào Tiềm và những ẩn sĩ thi nhân khác thời kỳ trung cổ để biểu thị cho tinh thần thiên tính tự nhiên bất biến, không nổi chìm theo thế tục, không a dua theo thế nhân, thanh khiết, cốt cách, bền bỉ và ưu trội.
- Một bài thơ nổi ở nơi tầng trực diện cái đẹp của thơ vịnh cúc kiểu Nhà Nho, quán xuyến bởi triết lý Thiền và ẩn tàng cái đẹp tự nhiên thiên thành của Lão Trang..
- Qua 3 bài tiêu biểu cho tinh thần và tiêu chí của thơ vịnh ở trên, có thể thấy Huyền Quang đã dùng thi pháp của thơ vịnh, một loại thơ ngôn chí tiêu biểu để thể hiện một đời sống tinh thần phong phú, một thế giới thẩm mỹ phức hợp đan xen, đa chiều.
- Giữa cái đẹp nhậm vận, tự nhiên, lại đã thấy xen vào đó hình tượng bông cúc với cái đẹp tinh thần đạo đức ưu trội, cái đẹp tu dưỡng rèn luyện, nhân vi, thực tại, thực hữu, cảm xúc của nhà Nho.
- Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này sau khi quan sát tiếp 3 bài còn lại trong chùm thơ vịnh cúc..
- Hoa mai từng được trăm bài thơ vịnh phải nhường vẻ đẹp..
- Cả ba bài thơ cùng tô đậm một hình tượng người ẩn sĩ.
- Trong ba bài thơ trên, một chữ QUÊN (vong) quán xuyến và nổi bật.
- Thời gian không bị co vào hay giãn ra bởi một trạng thái tinh thần nào.
- Có thể nói tinh thần chung, cái đẹp của hình tượng thơ trong ba bài trên là cái đẹp tự nhiên, thoát ly khỏi đời sống xã hội, ưu hoạn của cuộc đời.
- Ảnh hưởng của tư tưởng và tinh thần thẩm mỹ của Đạo gia là nổi bật nhất.
- Đây lại là một trạng thái tinh thần vật ngã lưỡng vong, chủ khách lưỡng vong phổ biến trong cả Thiền và Đạo.
- Chỉ một câu thơ cuối cùng thôi, cũng đủ đưa bài thơ trở lại thế giới của thơ ngôn chí.
- Thế giới tinh thần và thế giới thẩm mỹ khó phân cắt nhất chính là bài thứ 2.
- Đọc cả ba bài thơ, người ta vẫn cảm nhận thấy một thế giới tinh thần thực tại, hiện hữu, trần thế, nó hướng vào thể hiện một thế giới nội tại nhiều tâm sự và thoáng chút buồn bã cô đơn.
- Tinh thần của một nhà Nho ẩn dật đã rất nổi bật trong thơ ông..
- Ông đã dùng phương cách tư duy nghệ thuật của nhà Nho để thể hiện một thế giới tinh thần, một thế giới thẩm mỹ đa dạng.
- Trong thế giới thẩm mỹ đó vừa có cái thanh tĩnh siêu thoát, tự nhiên nhậm vận của thiền, tiếp nối dòng mạch của văn chương Lý Trần, lại vừa có cái tự nhiên thiên thành, thanh tĩnh tự tại của Lão Trang và yếu tố thực tại, nội tại của tinh thần tôi luyện, cốt cách thanh cao kiểu của nhà Nho.
- Thơ ông vừa có cái thường của văn chương đời Trần, vừa có cái biến của buổi tinh thần nhà Nho ngày một mạnh lên..
- Cái gọi là khẩu khí nhà chùa thể hiện ở Thiền ngữ và Thiền lý thể trực diện và đậm đặc trong thi ca như thơ các thiền sư đời Lý thì quả không thể tìm thấy trong thơ Huyền Quang.
- Tuy nhiên, chất Thiền lại đằm sâu hơn trong tinh thần.
- Ba cảnh giới tinh thần của Thiền, Lão Trang và Nho gia cùng tồn tại ở một chừng mực không mâu thuẫn, không bị phá vỡ bởi sự nổi trội thực sự của một cực nào.
- Sự đan xen phức hợp các loại hình tượng, các khuynh hướng thẩm mỹ như vừa nói tới trong chùm thơ vịnh hoa cúc không phải là cá biệt trong toàn bộ sáng tác của ông.
- Nó hoàn toàn phù hợp với tình trạng đan xen hòa hợp trong những bài thơ vịnh hoa cúc đã được nói tới ở trên.
- Các sáng tác thơ của Huyền Quang phản ánh rất rõ hiện trạng của đời sống tinh thần tầng lớp trí thức, của các quan niệm thẩm mỹ, các thể tài văn học, giai đoạn cuối Trần.
- Cũng có rất đậm tinh thần của Lão Trang chen vào đó.
- Khi chúng cùng tồn tại trong một tinh thần của chủ thể, có lúc nó thể hiện ra bằng một hình tượng bao chứa tất cả, nhưng cũng tùy thời tùy cảnh nó thể hiện ra có thiên về phía này hay đậm về phía khác.
- Nhìn từ phương diện tư duy nghệ thuật và hình thức thể hiện, Huyền Quang không còn dùng những bài kệ để thuyết giáo như các thiền sư đời Lý, cũng không có những bài thơ đầy Thiền ngữ hoặc triết lý Thiền như Tuyệ trung Thượng sĩ hay Trần Nhân Tông.
- Chất Thiền bàng bạc của thơ ông thể hiện chủ yếu ở cái thiền thú, thiền cảnh.
- Những bài thơ đề vịnh hoa cúc của ông cho thấy loại hình thơ ngôn chí, cảm hoài theo phong cách nhà nho đã được ông vận dụng khá phổ biến.
- Loại thơ ngôn chí đề vịnh được dùng để chuyển tải, thể hiện cả cái mỹ cảnh của Thiền- Đạo – Nho..
- Trong từng cảnh huống khác nhau, nó sẽ thể hiện thiên về một phía nào đó.
- Xét về dụng thì tùy thời tùy cảnh tùy tình mà thể hiện thiên về một hướng nào đó.
- Có lúc tâm thanh tĩnh thể hiện ra bằng hình tượng siêu trần thoát tục, tự nhiên tự tại.
- Có lúc thể hiện bằng cái tâm tự ngã ý thức, tự ngã hoàn thiện, tự ngã tự tôn… theo cách của Nho gia.
- Tâm ông là tâm đa cảm, đem cái tâm đó để thể hiện Thiền tứ Thiền ý, chứ không phải tâm không vô sắc tướng.
- Sự đan xen các đặc trưng thẩm mỹ trong thơ của Huyền Quang với xu hướng gia tăng yếu tố thực tại, yếu tố trữ tình, yếu tố triết lý, ngôn chí, cảm hoài đánh dấu sự gia tăng dần những đặc tính của văn học nhà Nho và sự chuyển biến những đặc tính và cách thể hiện của văn học Phật giáo.
- Nguyễn Duy Hinh: Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam.
- Nguyễn Phạm Hùng: Văn học Lý -Trần nhìn từ thể loại.
- Nguyễn Phạm Hùng: Các khuynh hướng văn học thời Lý Trần- NXB ĐHQG, HN.
- Viện Văn học: Thơ văn Lý -Trần.
- Viện Văn học: Thơ văn Lý - Trần.
- Bùi Duy Tân: Khảo luận dòng văn học trung đại Việt Nam.
- Ngô Tất Tố: Văn học đời Trần Việt Nam.
- Nguyễn Duy Hinh: Phật giáo với văn học Việt Nam.
- 1330), một nhà Nho có tên tự là Cúc Ẩn, có hai bài thơ vịnh cúc, những bài của ông khá tiêu biểu cho loại thơ vịnh vật, cho loại thơ ngôn chí, ông là người cùng thời với Huyền Quang.
- Điều này sẽ góp phần củng cố cho nhận định của chúng tôi ở cuối bài viết về việc xuất hiện thơ vịnh vật theo hướng thơ ngôn chí là dấu hiệu của sự gia tăng tính chất và đặc trưng thẩm mỹ của văn học nhà Nho giai đoạn cuối Trần..
- [2] Nguyên tác các bài thơ của Huyền Quang được trích dẫn trong bài viết đều theo Thơ văn Lý Trần.
- [9] Xem : Trần Đình Sử- Thi pháp văn học trung đại.
- [10] Xem Nguyễn Phạm Hùng – Các khuynh hướng văn học thời Lý Trần- Huyền Quang và niềm xao động trước cuộc đời- tr 108- 112