« Home « Kết quả tìm kiếm

SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CÂY BẮP RAU (ZEA MAYS L.) ĐỐI VỚI PHÂN LÂN TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI TRÊN MẪU ĐẤT CHUYÊN CANH RAU MÀU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- Trên các vùng chuyên canh rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long, phân lân được sử dụng cho cây trồng với liều lượng rất cao.
- Điều này đã dẫn đến sự gia tăng hàm lượng lân dễ tiêu trong đất, có thể dẫn đến sự đáp ứng thấp của cây trồng đối với phân lân.
- Do đó đề tài được thực hiện nhằm đánh giá sự đáp ứng của cây bắp rau với phân lân trên các vùng trồng rau lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong điều kiện nhà lưới.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố có bón lân (90kg P 2 O 5 /ha) và không bón lân trên 40 loại đất có hàm lượng lân dễ tiêu (Bray 1) từ thấp đến cao ở Thốt Nốt – Cần Thơ mgP/kg), Chợ Mới – An Giang mgP/kg), Bình Tân - Vĩnh Long mgP/kg), và Châu Thành - Trà Vinh mgP/kg).
- Kết quả thí nghiệm cho thấy nhìn chung đa số đất thí nghiệm có hàm lượng lân dễ tiêu cao, nên việc bón lân không làm tăng chiều cao cây, đường kính thân, sinh khối và năng suất bắp rau, ngoại trừ trên đất ở một số điểm mặc dù có hàm lượng lân trung bình hoặc cao, nhưng có sự đáp ứng của cây trồng đối với phân lân.
- Do đó thí nghiệm cần được tiếp tục thực hiện để xác định hiệu quả của việc bón lân sau nhiều vụ canh tác, tìm hiểu khả năng cố định và đệm lân trên các đất thí nghiệm làm cơ sở cho việc khuyến cáo bón phân lân hợp lý trên đất trồng rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long..
- Từ khóa: Bắp rau, phân lân, rau màu, lân dễ tiêu trong đất, đồng bằng sông Cửu Long.
- Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
- Trên đa số các loại cây trồng ở đồng bằng sông Cửu Long, nhất là rau màu, phân lân được sử dụng với liều lượng rất cao mà chưa chú ý đến đặc tính độ phì khác nhau của từng cánh đồng.
- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa et al.
- Kết quả điều tra cho thấy nông dân ở vùng khảo sát đã sử dụng phân lân rất cao kg P 2 O 5 /ha/vụ) để bón cho các loại cây trồng.
- Mặc khác, kết quả nghiên cứu gần đây ở Trà Vinh cho thấy cây bắp có đáp ứng rất cao khi bón phân đạm nhưng lại có đáp ứng rất thấp đối với phân lân (Nguyễn Mỹ Hoa, 2008).
- (2010) ở các vùng chuyên canh rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy hàm lượng lân dễ tiêu trong đất phân tích theo phương pháp Bray 1 đạt cao chiếm 50% số mẫu khảo sát, và đạt cao đến rất cao chiếm 73% số mẫu khảo sát khi phân tích hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Olsen..
- Việc khẳng định sự đáp ứng của cây trồng đối với phân lân trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao là rất cần thiết để có cơ sở khoa học khuyến cáo việc bón phân lân cho cây trồng.
- Do đó đề tài “đáp ứng của cây bắp rau (Zea mays L.) đối với phân lân trên đất chuyên Sự canh rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện nhà lưới” đã được thực hiện..
- 2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.
- 2.1 Thời gian và Đất thí nghiệm.
- Thí nghiệm trồng bắp trong chậu được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2009 tại nhà lưới của bộ môn Khoa Học Đất – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại học Cần Thơ..
- Đất thí nghiệm là 40 mẫu được chọn từ 123 mẫu đất phân tích ở 4 tỉnh có hàm lượng lân dễ tiêu (Bray 1) từ thấp đến cao như sau: đất Thốt Nốt - Cần Thơ có hàm lượng lân dễ tiêu từ mgP/kg, đất Chợ Mới - An Giang có hàm lượng lân dễ tiêu mgP/kg, đất Bình Tân - Vĩnh Long có hàm lượng lân dễ tiêu mgP/kg, và đất Châu Thành - Trà Vinh có hàm lượng lân dễ tiêu mgP/kg được ký hiệu như sau:.
- Bảng 1: Hàm lượng lân dễ tiêu ở các đất thí nghiệm STT Ký hiệu đất.
- thí nghiệm Hàm lượng lân dễ.
- thí nghiệm Hàm lượng lân dễ tiêu (Bray 1) (mP/kg).
- Giống bắp rau được chọn nghiên cứu là Giống bắp rau Amazing (Râu trắng) có thời gian sinh trưởng khoảng 60 ngày, thu hoạch trái non vào khoảng 55 đến 60 ngày sau khi gieo, là loại cây sử dụng như thực phẩm rau, có triệu trứng biểu hiện thiếu hoặc thừa dinh dưỡng rõ nên được chọn để khảo sát sự đáp ứng của cây trồng đối với phân lân trong thí nghiệm..
- Bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm được bố trí thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại.
- Các nhân tố thí nghiệm bao gồm: nhân tố 1 bao gồm 2 mức độ bón lân (bón 90 kg P 2 O 5 /ha và không bón lân), nhân tố 2 bao gồm 10 loại đất có hàm lượng lân dễ tiêu từ thấp đến cao.
- Thí nghiệm được thực hiện tương tự nhau cho 40 loại đất ở 4 tỉnh như đã nêu trên..
- Sinh khối và năng suất trái bắp ở giai đoạn thu hoạch được sấy khô ở 70 O C trong 2 ngày.
- Ghi nhận triệu chứng biểu hiện về thừa hoặc thiếu lân trên cây trồng.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Ảnh hưởng của phân lân trên sinh trưởng cây bắp rau.
- Kết qủa trình bày ở bảng 2 cho thấy nhìn chung không có sự khác biệt về chiều cao cây và đường kính thân giữa nghiệm thức có bón lân và nghiệm thức không bón lân.
- Trên các loại đất Thốt Nốt - Cần Thơ, Chợ Mới - An Giang, Bình Tân - Vĩnh Long, chiều cao cây ở nghiệm thức có bón lân có khuynh hướng cao hơn so với không bón lân, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê..
- Bảng 2: Chiều cao (cm), đường kính thân trung bình (cm) của cây trên các loại đất ở nghiệm thức có bón và không bón lân.
- Nghiệm thức.
- Thốt Nốt - Cần Thơ.
- Bình Tân - Vĩnh Long.
- ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê.
- khác biệt mức ý nghĩa 5%..
- 3.2 Ảnh hưởng của phân lân trên sinh khối và năng suất 3.2.1 Trên đất Thốt Nốt – Cần Thơ.
- Qua kết quả Hình 1 cho thấy bón lân không làm tăng sinh khối có ý nghĩa thống kê trên hầu hết tất cả các loại đất của Thốt Nốt.
- Việc bón lân cũng không làm gia tăng năng suất trái có ý nghĩa thống kê trên hầu hết các loại đất.
- Tuy nhiên, trên đất TN4 có hàm lượng lân dễ tiêu 37,15 mg P/kg việc bón lân đã làm gia tăng năng suất có ý nghĩa thống kê so với các đất có hàm lượng lân thấp hơn như TN1, TN2, TN3.
- TN1 TN2 TN3 TN4 TN5 TN6 TN7 TN8 TN9 TN10 Loại đất.
- Sinh khối (g/cây) Có lân Không lân.
- Năng suất (g/cây) Có lân.
- Không lân.
- Hình 1: So sánh sinh khối (a) và năng suất trái (b) giữa nghiệm thức có bón lân và không bón lân trên từng loại đất ở thí nghiệm đất Thốt Nốt - Cần Thơ.
- Ghi chú: Hàm lượng P dễ tiêu trong các loại đất TN1 (13,1 mg/kg), TN2 (24,71 mg/kg), TN3 (29,23 mg/kg), TN4 (37,15 mg/kg), TN5 (54,07 mg/kg), TN6 (62,20 mg/kg), TN7 (82,43 mg/kg), TN8 (92,41.
- 3.2.2 Trên đất Chợ Mới - An Giang.
- Tương tự như trên đất Thốt Nốt - Cần Thơ, kết quả Hình 2 cho thấy không có sự khác biệt rõ về sinh khối giữa hai nghiệm thức có bón lân và không bón lân trên các loại đất ở Chợ Mới - An Giang.
- Đối với năng suất trái, trên các loại đất CM2 và CM3 có hàm lượng lân dễ tiêu ban đầu thấp đến trung bình (7,26 mgP/kg và 15,59 mgP/kg theo thứ tự), năng suất ở nghiệm thức có bón lân cao hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bón lân.
- Ở các nghiệm thức còn lại có hàm lượng lân dễ tiêu từ khá đến đến giàu có thể đã đủ lân cung cấp cho cây trồng nên việc bón lân không làm tăng năng suất có ý nghĩa thống kê.
- Ngoại trừ trên đất CM1 có hàm lượng lân dễ tiêu ban đầu thấp nhưng việc bón lân không làm tăng năng suất có ý nghĩa thống kê cần được khảo sát thêm về khả năng đệm và cung cấp lân cho cây trồng của đất nầy..
- CM1 CM2 CM3 CM4 CM5 CM6 CM7 CM8 CM9 CM10 Loại đất.
- Sinh khối (g/cây).
- Có lân Không lân.
- Năng suất (g/cây).
- Hình 2: So sánh sinh khối (a) và năng suất trái (b) giữa nghiệm thức có bón lân và không bón lân trên từng loại đất ở thí nghiệm đất Chợ Mới - An Giang.
- Ghi chú: Hàm lượng P dễ tiêu trong các loại đất CM1 (6,82 mg/kg), CM2 (7,26 mg/kg), CM3 (15,59 mg/kg), CM4 (20,51 mg/kg), CM5 (31,80 mg/kg), CM6 (36,15 mg/kg), CM7 (47,34 mg/kg), CM8 (51,03 mg/kg), CM9 (56,62 mg/kg), CM10 (87,22 mg/kg)..
- 3.2.3 Trên đất Bình Tân - Vĩnh Long.
- Qua kết quả hình 3 cho thấy không có sự khác biệt rõ về sinh khối giữa hai nghiệm thức có bón lân và không bón lân trên các loại đất Bình Tân - Vĩnh Long, ngoại trừ trên đất BT9 (56,37 mg P 2 O 5 /kg) sinh khối ở nghiệm thức có bón lân đạt cao hơn khác biệt so với nghiệm thức không bón lân..
- Về chỉ tiêu năng suất trái, đa số ở các loại đất của Bình Tân - Vĩnh Long việc bón lân bón lân không làm gia tăng năng suất cây trồng so với nghiệm thức không bón lân.
- Trên đất BT2 và BT3 có hàm lượng lân dễ tiêu thấp đến trung bình, việc bón lân đã làm tăng năng suất cây trồng khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê..
- BT1 BT2 BT3 BT4 BT5 BT6 BT7 BT8 BT9 BT10 Loại đất.
- Sinh khối (g).
- Hình 3: So sánh sinh khối (a) và năng suất trái (b) giữa nghiệm thức có bón lân và không bón lân trên từng loại đất ở thí nghiệm đất Bình Tân - Vĩnh Long.
- Ghi chú: Hàm lượng P dễ tiêu trong các loại đất BT1 (5,68 mg/kg), BT2 (8,35 mg/kg), BT3 (10,55 mg/kg), BT4 (13,19 mg/kg), BT5 (20,11 mg/kg), BT6 (33,09 mg/kg), BT7 (35,21 mg/kg), BT8 (44,99 mg/kg), BT9 (56,37 mg/kg), BT10 (76,91 mg/kg)..
- 3.2.4 Trên đất Châu Thành - Trà Vinh.
- Trên các loại đất ở Trà Vinh, sinh khối cây trồng ở nghiệm thức có bón lân khác biệt không ý nghĩa thống kê với nghiệm thức không bón lân (Hình 4).
- Điều này do hàm lượng lân dễ tiêu trong các loại đất Trà Vinh cao nên có thể cung cấp đủ lân cho cây trồng.
- Việc bón lân cũng không làm tăng năng suất cây trồng, ngoại trừ trên đất CT8 năng suất ở nghiệm thức có bón lân cao hơn so với nghiệm thức không bón lân.
- Do đó cần khảo sát thêm năng suất ở vụ kế tiếp để khẳng định kết quả và khảo sát thêm khả năng đệm lân của biểu loại đất này để có thể tìm hiểu nguyên nhân của sự đáp ứng lân cao trên đất trên đất CT8 là đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao (127,13 mgP/kg)..
- CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 CT9 CT10 Loại đất.
- Năng suất (g/cây) Có lân Không lân.
- Hình 4: So sánh sinh khối (a) và năng suất trái (b) giữa nghiệm thức có bón lân và không bón lân trên từng loại đất ở thí nghiệm đất Châu Thành - Trà Vinh.
- Ghi chú: Hàm lượng P dễ tiêu trong các loại đất CT1 (4,12 mg/kg), CT2 (17,19 mg/kg), CT3 (25,87 mg/kg), CT4 (31,08 mg/kg), CT5 (49,07 mg/kg), CT6 (52,99 mg/kg), CT7 (119,72 mg/kg), CT8 (127,13 mg/kg), CT9 (217,11 mg/kg), CT10 (223,97 mg/kg)..
- Từ những kết quả về sinh khối và năng suất bắp rau trên thí nghiệm ở các loại đất cho thấy cần khảo sát thêm về thành phần lân trong đất, khả năng cố định và đệm lân giữa các loại đất, để có thể xác định các yếu tố làm gia tăng năng suất và sinh.
- khối cây ở những loại đất có hàm lượng lân ban đầu cao.
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhìn chung việc bón lân không làm gia tăng năng suất cây trồng, do đó cần tiếp tục thí nghiệm ở những vụ tiếp theo và ở điều kiện đồng ruộng để có thể khẳng định sự đáp ứng của cây trồng đối với phân lân và nghiên cứu khuyến cáo lượng phân bón phù hợp, tránh lãng phí phân bón, tăng thu nhập cho nông dân..
- 3.3 Ảnh hưởng của việc bón lân đến hàm lượng lân tổng số trong lá mang trái của bắp trên đất ở các tỉnh khảo sát.
- Qua kết quả phân tích ở bảng 3 cho thấy hàm lượng lân trong lá mang trái trên tất cả các loại đất ở các tỉnh khảo sát đều đạt rất cao trung bình từ 0,41 đến 0,58 % P 2 O 5 .
- Theo Dương Minh (1999), lá bắp thiếu lân khi lượng lân ở mức thấp từ 0,11.
- Bảng 3: Hàm lượng lân trong lá mang trái.
- P 2 O 5 ) trên các loại đất tại 4 tỉnh khảo sát Thốt Nốt-Cần Thơ.
- Không lân a Có bón lân b Chợ Mới – An Giang.
- CM1 CM2 CM3 CM4 CM5 CM6 CM7 CM8 CM9 CM10 Trung bình Không lân Có bón lân ns Bình Tân- Vĩnh Long.
- BT1 BT2 BT3 BT4 BT5 BT6 BT7 BT8 BT9 BT10 Trung bình Không lân a Có bón lân b Chấu Thành -Trà Vinh.
- CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 CT9 CT10 Trung bình Không lân a Có bón lân b.
- Kết quả phân tích cũng cho thấy hàm lượng lân trong lá mang trái của bắp trồng trên đất ở nghiệm thức có bón lân đạt cao hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hàm lượng lân trong lá mang trái ở nghiệm thức không bón lân.
- Tuy nhiên ở các nghiệm thức không bón lân hàm lượng lân trong lá mang trái từ 0,34 % P 2 O 5 đến 0,54 % P 2 O 5 vẫn ở ngưỡng đủ lân cho cây trồng.
- Kết quả nghiên cứu của Võ Minh Luân (2010) trên cây bắp rau cho thấy hàm lượng lân trong cây ở các nghiệm thức không bón lân đạt từ 0,45% P 2 O 5 đến 0,52% P 2 O 5 cao tương đương với hàm lượng lân trong cây ở các nghiệm thức bón lân (90kg/ha và 300kg/ha)..
- Nhìn chung việc bón lân không làm gia tăng năng suất cây trồng trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu từ thấp đến cao ở các điểm khảo sát ở 4 tỉnh.
- Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ, năng suất gia tăng trên đất có hàm lượng lân trung bình hoặc cao.
- Việc bón lân làm gia tăng hàm lượng lân trong lá mang trái, tuy nhiên hàm lượng lân trong lá ở nghiệm thức không bón lân vẫn ở ngưỡng đủ cho cây trồng.
- Thí nghiệm cần được tiếp tục thực hiện ở những vụ kế tiếp và cần nghiên cứu thêm về khả năng cố định và đệm lân trên những lọai đất nầy để đánh giá được khả năng cung cấp lân cho cây trồng trên các vùng đất nầy..
- Đại học Cần Thơ.
- Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu trong đất trồng rau màu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bằng phương pháp Bray 1, Melich 2 và Olsen.
- Khảo sát ảnh hưởng của việc bón lân cao trên sinh trưởng của bắp rau (Zea mays L.) ở các nhóm đất khác nhau trong điều kiện nhà lưới.
- Đại học Cần Thơ.