« Home « Kết quả tìm kiếm

SỬ DỤNG SINH KHỐI ARTEMIA LÀM THỨC ĂN TRONG ƯƠNG NUÔI CÁC LOÀI THỦY SẢN NƯỚC LỢ


Tóm tắt Xem thử

- SỬ DỤNG SINH KHỐI ARTEMIA LÀM THỨC ĂN TRONG ƯƠNG NUÔI CÁC LOÀI THỦY SẢN NƯỚC LỢ.
- Bài báo tổng kết các nghiên cứu sử dụng sinh khối Artemia làm thức ăn cho các loài thủy sản nước lợ.
- Trong thí nghiệm 1, bổ sung thức ăn chế biến chứa sinh khối Artemia tươi và khô trong ương ấu trùng tôm sú Penaeus monodon đã được thực hiện.
- Kết quả về tỉ lệ sống và tăng trưởng của postlarvae 15 cho thấy thức ăn viên phối chế chứa sinh khối Artemia có thể thay thế một phần thức ăn thương mại để làm thức ăn bổ sung trong ương ấu trùng tôm sú.
- Thí nghiệm 2 đánh giá tiềm năng sử dụng sinh khối Artemia-sản phẩm phụ từ sản xuất trứng bào xác trong ương cá kèo, Pseudapocryptes elongatus.
- Kết quả chỉ ra rằng sinh khối Artemia khô làm thức ăn trực tiếp hoặc phối chế thức ăn viên đều là thức ăn thích hợp cho cá kèo giống.
- Thí nghiệm 3 sử dụng các dạng sinh khối Artemia khác nhau làm thức ăn trong ương cua biển, Scylla paramamosain đã được thử nghiệm..
- Kết quả thí nghiệm này chứng tỏ rằng sinh khối Artemia tươi sống là thức ăn lý tưởng cho cua con và sinh khối Artemia đông lạnh có thể được sử dụng trong thời gian thiếu thức ăn tươi sống hoặc sử dụng cho các trại giống ở xa vùng nuôi Artemia.
- Trong sản xuất giống và ương nuôi cũng như trong nuôi thương phẩm các loài thủy sản, thức ăn luôn đóng vai trò rất quan trọng và là yếu tố quyết định đến năng.
- suất và hiệu quả kinh tế do thức ăn chiếm hơn 50% tổng chi phí sản xuất (Watanabe, 2002.
- Thực tế, bột cá là loại nguyên liệu được sử dụng phố biến nhất làm nguồn đạm chính trong thức ăn công nghiệp cho ngành chăn nuôi và thủy sản.
- Ở nước ta, sử dụng bột cá để làm thức ăn thủy sản đang tăng nhanh trong khi nguồn bột cá cung cấp trong nước không thể đáp ứng nhu cầu, vì thế khoảng 90% lượng bột cá chất lượng cao sử dụng cho ấu trùng và hậu ấu trùng tôm, cá phải được nhập khẩu từ nước ngoài với giá cao trong nhiều năm qua (Edwards et al., 2004.
- rẽ tiền và sẵn có tại địa phương để thay thế một phần hoặc hoàn toàn bột cá trong phối chế thức ăn hoặc sử dụng làm thức ăn trực tiếp nhằm góp phần giảm chi phí sản xuất (Watanabe, 2002.
- Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong số các nguồn nguyên liệu khác, Artemia sinh khối có thể được xem là đối tượng rất có tiềm năng để thay thế bột cá trong chế biến thức ăn hoặc làm thức ăn trực tiếp trong ương nuôi các loài thuỷ sản nước lợ với những lợi thế sau.
- Lim et al., 2001) chúng có thể được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau (tươi sống, đông lạnh, sấy khô…) làm thức ăn trực tiếp hoặc phối chế với thành phần khác đều là thức ăn rất thích hợp trong ương nuôi tôm, cá (Lim et al., 2001;.
- Vì thế, tổng hợp các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng sinh khối Artemia làm thức ăn đến tỉ lệ sống và tăng trưởng trong ương nuôi các loài thủy sản nước lợ là rất cần thiết, nhằm khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, giảm được chi phí sản xuất và có thể góp phần giảm sử dụng nguồn bột cá trong thức ăn thủy sản, đồng thời giúp người nuôi Artemia đa dạng hoá sản phẩm và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích..
- 2.1.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá sử dụng sinh khối Artemia làm thức ăn bổ sung trong ương ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon).
- Thức ăn thí nghiệm (Bảng 1) được phối chế có hàm lượng đạm và 45,8%) và chất béo và thức ăn thương mại (INVE Aquaculture NV, Belgium) tương ứng là LANSY-Shrimp ZM, FRIPPAK Fresh # 1CAR và FRIPPAK Ultra PL+150, theo các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm sú.
- Trong đó, sinh khối Artemia tươi và khô được dùng làm nguồn đạm chính trong công thức thức ăn.
- Gồm 5 nghiệm thức thức ăn bổ sung và 3 lần lặp lại..
- Thức ăn thương mại (nghiệm thức đối chứng.
- Thức ăn phối chế từ sinh khối Artemia tươi (FA.
- Thức ăn phối chế từ sinh khối Artemia khô (DA.
- Thức ăn nhân tạo (thức ăn thương mại và thức ăn thí nghiệm) được cho ăn bổ sung từ giai đoạn zoea 2 trở đi.
- Kỹ thuật ương ấu trùng tôm sú, cách cho ăn và liều lượng thức ăn theo quy trình sản xuất giống của Thạch Thanh et al.
- Bảng 1: Nguyên liệu phối chế trong 100 g thức ăn theo trọng lượng khô (TLK) và thành phần hoá học (%TLK) của thức ăn thí nghiệm trong ương tôm sú.
- Thành phần hoá học thức ăn thí nghiệm.
- Thành phần hoá học thức ăn thương mại.
- 2.1.2 Thí nghiệm 2: Sử dụng sinh khối Artemia -sản phẩm phụ từ sản xuất trứng bào xác, làm thức ăn trong ương cá kèo giống (Pseudapocryptes elongatus) Năm loại thức ăn thí nghiệm được phối chế thay thế đạm bột cá bằng đạm Artemia (Bảng 2).
- Trong đó, nghiệm thức đối chứng chứa bột cá là nguồn đạm chính trong thức ăn chế biến.
- Các mức thay thế là and 100% đạm bột cá và được so sánh với hai loại thức ăn khác là thức ăn thương mại (GROBEST-GB640) và sinh khối Artemia khô (được nghiền có kích cỡ hạt bằng với viên thức ăn thương mại)..
- Cá kèo giống sau khi mua được thuần dưỡng 1 tuần để thích nghi với tập tính ăn thức ăn trên sàn.
- Sau 1,5 giờ cho ăn, thu lượng thức ăn thừa trong sàn ăn, sấy khô để xác định lượng thức ăn ăn vào.
- Bảng 2a: Nguyên liệu (g/100g trọng lượng khô) phối chế thức ăn thí nghiệm cá kèo.
- trọng lượng khô) của 7 loại thức ăn trong thí nghiệm cá kèo Nghiệm thức CF DA 0%A 25%A 50%A 75%A 100%A Đạm Béo .
- CF: thức ăn thương mại, A: Artemia.
- 2.1.3 Thí nghiệm 3: Nghiên cứu sử dụng các dạng sinh khối Artemia khác nhau trong ương cua biển giống (Scylla paramamosain).
- Bốn nghiệm thức thức ăn gồm thịt tép tươi (thức ăn đối chứng), sinh khối Artemia tươi sống, sinh khối Artemia đông lạnh và sinh khối Artemia khô chế biến thức ăn viên (50% đạm và 10% chất béo)..
- trọng lượng khô) thức ăn thí nghiệm ương cua biển Thịt tép tươi Artemia tươi sống Artemia đông lạnh Artemia chế biến Đạm Béo .
- Nguyên liệu phối chế thức ăn (g/100g TLK) gồm sinh khối Artemia khô: 79,23g;.
- Ngoài việc quản lý chất lượng nước thích hợp cho loài nuôi, thức ăn là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu này (Watanabe, 2002.
- Tất cả 3 thí nghiệm được thực hiện trong trại sản xuất giống, do đó việc quản lý môi trường nước ương đã đảm bảo tối ưu nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn là nhân tố chính lên tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm, cá và cua được thử nghiệm..
- 3.1 Đánh giá sử dụng sinh khối Artemia làm thức ăn bổ sung trong ương ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon).
- Kết quả biểu thị ấu trùng tôm sú được bổ sung các loại thức ăn khác nhau đến giai đoạn postlarve 15 (PL15) đã thu được tỉ lệ sống tương tự nhau (Bảng 4).
- Chiều dài và trọng lượng của PL15 ở nghiệm thức thức ăn thương mại (CF) lớn hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức thức ăn chế biến từ sinh khối Artemia tươi (FA) hoặc khô (DA).
- Khi được bổ sung kết hợp với hai loại thức ăn này (CF+FA) hoặc (CF+DA), tăng trưởng của PL15 đã được cải thiện đáng kể so với tôm chỉ được bổ sung thức ăn chế biến chứa Artemia (P<0,05) và khá tốt hơn thức ăn thương mại.
- Sự tăng trưởng (chiều dài và trọng lượng khô) chậm hơn được tìm thấy ở nhóm tôm được bổ sung thức ăn chế biến chứa Artemia so với nhóm đối chứng.
- Điều này có thể khác nhau về chất lượng đạm và béo trong thức ăn thí nghiệm.
- Trong thức ăn chứa 0,41% cystine, nhu cầu về tổng axit amin sulfur (methionine + cystine) có thể là 1,3% trong khẩu phần ăn hoặc 3,5% của đạm.
- Vì thế, điều này có thể không cân bằng về acit béo thiết yếu trong thức ăn chứa sinh khối Artemia nên ấu trùng tôm ăn thức này có sự sinh trưởng kém hơn nhóm được bổ sung thức ăn đối chứng và nhóm tôm được bổ sung kết hợp..
- Bảng 4: Chiều dài (mm) và trọng lượng khô của tôm postlarvae15 (PL15) được bổ sung các loại thức ăn khác nhau.
- Ngoài ra, tăng trưởng chậm của nhóm tôm được bổ sung thức ăn viên Artemia có thể liên quan đến kỹ thuật chế biến khác nhau giữa thức ăn thí nghiệm và thức ăn thương mại.
- Thực tế, thức ăn thương mại (INVE) được sản xuất công nghệ cao với viên thức ăn dạng vi nang có tính ổn định trong nước cao, trong khi thức ăn thí nghiệm được chế biến thủ công chỉ tạo vi hạt (không có bao nang) các chất dinh dưỡng trong viên thức ăn dễ hoà tan trong nước.
- Các nghiên cứu đã khẳng định rằng chất lượng thức ăn tôm không những được xác định bởi thành phần dinh dưỡng mà còn bởi tính chất vật lý, đặc biệt tính ổn định trong nước.
- Viên thức ăn tan rã nhanh trong nước có thể gây ra các chất dinh dưỡng bị hoà tan và giảm chất lượng nước trong bể nuôi kết quả là dẫn đến sự tăng trưởng của tôm chậm hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp hơn (Obaldo et al., 2002.
- Tóm lại, kết quả biểu thị thức ăn chế biến chứa sinh khối Artemia có thể thay thế 50% thức ăn thương mại làm thức ăn bổ sung trong ương ấu trùng tôm sú.
- Tuy nhiên, thức ăn chế biến chứa Artemia cần được cải tiến về tính ổn định của viên thức ăn (lâu tan rã trong nước) và chất lượng bằng cách bổ sung một số axit amin và axit béo thiết yếu để thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng tôm sú Penaeus monodon..
- 3.2 Sử dụng sinh khối Artemia -sản phẩm phụ từ sản xuất trứng bào xác trong ương cá kèo giống (Pseudapocryptes elongatus).
- Bảng 5: Tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá kèo giống sau 30 ngày thí nghiệm với các loại thức ăn khác nhau.
- Lượng thức ăn.
- elongatus được cho ăn các loại thức ăn khác nhau dao động từ 79,2% đến 85,8%, không có sự khác biệt về thống kê (P>0,05).
- Trọng lượng và tăng trưởng tương đối (SGR) của cá kèo ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau nằm trong khoảng 1,54-2,95 g và 7,01-9,16.
- Trọng lượng của nhóm cá ăn thức ăn thương mại (CF) tương tự với nhóm cá ăn thức ăn đối chứng (%A).
- Nhóm cá ăn sinh khối Artemia khô (DA) có trọng lượng tương đương với nhóm 50%A và 75%A..
- Tổng lượng thức ăn ăn vào dao động từ 2,10 đến 3,17 g/con, với lượng thức ăn nhiều nhất được tìm thấy ở nghiệm thức 75%A và 100%A, hai nghiệm thức này khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các nghiệm thức khác.
- Thêm vào đó, lượng thức ăn ăn vào cũng tăng theo hàm lượng đạm Artemia có trong thức ăn viên (y = 0,0118x+1,9669.
- Do đó, tăng trưởng của cá ăn thức ăn chứa Artemia tốt hơn so với thức ăn đối chứng chỉ chứa đạm bột cá (0%A) do thức ăn Artemia có mùi vị thơm ngon và hấp dẫn hơn kích thích cá ăn nhiều hơn.
- Thực tế, quan sát lúc cho ăn cá kèo phản ứng nhanh với thức ăn là Artemia khô và thức ăn chứa Artemia hơn so với cá ăn thức ăn thương mại và thức ăn đối chứng.
- Nhóm cá ăn thức ăn Artemia đạt thoả mãn trong 20-30 phút và hầu hết chúng có bụng phình to, trong khi không tìm thấy ở nhóm cá ăn thức ăn thương mại và thức ăn đối chứng.
- Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước, lượng thức ăn ăn vào có tác động nhiều đến mức tăng trưởng của cá và giáp xác (Teshima, et al., 2000)..
- (2007), vấn đề liên quan đến lượng thức ăn ăn vào là tiêu chuẩn chủ yếu trong việc đánh giá vị ngon của thức ăn.
- sự khác nhau có ý nghĩa về lượng thức ăn ăn vào giữa thức ăn đối chứng và thức ăn thí nghiệm phản ánh mùi vị thơm ngon của nguyên liệu thử nghiệm được phối chế trong thức ăn.
- (2003), giàu hoá thuốc erythromycin cho Artemia tươi sống và trộn thuốc này vào sinh khối Artemia khô và thức ăn viên để cho cá hồi đỏ Oncorhynchus nerka (Walbaum) ăn và tìm thấy rằng cả hai loại thức ăn Artemia được cá hồi ăn ngay lập tức và ăn nhiều hơn so với thức ăn viên trộn thuốc.
- Naegel và Rodriguez-Astudillo (2004) khẳng định rằng cho hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei ăn sinh khối Artemia khô có tỉ lệ sống cao hơn và kích thước lớn hơn nhiều so với nhóm tôm ăn 4 loại thức ăn thương mại và nhóm tôm ăn 3 loại bột giáp xác..
- Tóm lại, kết quả cho thấy trọng lượng cá kèo ở nghiệm thức ăn Artemia khô và nhóm ăn thức ăn thay thế hoàn toàn đạm bột cá bằng đạm Artemia lớn hơn 1,4 và 1,7 lần so với nhóm ăn thức ăn đối chứng chứa bột cá và nhóm ăn thức ăn thương mại.
- Như thế, sử dụng sinh khối Artemia để phối chế thức ăn viên cho cá kèo có thể rút ngắn thời gian ương giống.
- Bên cạnh đó, sử dụng sinh khối Artemia khô hoặc thức ăn viên chứa Artemia tạo ra cơ hội tốt cho việc sử dụng nguồn sinh khối tận thu sẵn có tại địa phương sau khi kết thúc vụ nuôi Artemia thu trứng bào xác, đồng thời giúp người nuôi Artemia tăng thêm lợi nhuận..
- 3.3 Sử dụng các dạng sinh khối Artemia khác nhau trong ương cua biển giống (Scylla paramamosain).
- Bảng 6: Tỉ lệ sống và tăng trưởng của cua 1 sau 40 ngày thử nghiệm với các loại thức ăn khác nhau.
- Artemia chế biến thức ăn.
- Sau 40 ngày nuôi, nhóm cua được cho ăn Artemia tươi sống và đông lạnh đạt tỉ lệ sống cao hơn nhiều so với nhóm ăn tép tươi (thức ăn đối chứng) và thức ăn viên chứa Artemia khô được tìm thấy trong nuôi đơn.
- Nhóm cua ăn tép tươi và thức ăn viên chứa Artemia khô có tỉ lệ sống tương tự nhau (P>0,05) và thấp hơn có ý nghĩa (P<0,05) so với nhóm ăn Artemia đông lạnh (Bảng 6)..
- Tuy nhiên, trong nuôi chung, không có sự khác biệt về thống kê (P>0,05) giữa các nghiệm thức mặc dù các thông số này có giá trị lớn hơn ở nhóm cua ăn Artemia tươi sống và giá trị nhỏ hơn ở nhóm cua ăn thức ăn viên chế biến chứa Artemia khô.
- Điều này cho thấy sử dụng các dạng sinh khối Artemia làm thức ăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả ương giống cua S.
- Đối với nuôi cá thể, nhóm cua ăn thức ăn viên chế biến chứa Artemia khô, tỉ lệ sống bị giảm thấp do cua không lột xác được “bẫy lột xác” xuất hiện nhiều khi gần kết thúc thí nghiệm.
- (2001) nghiên cứu thức ăn chế biến chứa Artemia trong ương ấu trùng cua biển Scylla serrata và báo cáo rằng tỉ lệ sống là chỉ tiêu rất hữu ích cho việc nhận biết ảnh hưởng của thức ăn không thích hợp đến ấu trùng cua.
- Từ những nhận định của các nghiên cứu trước, có thể suy ra rằng thức ăn viên chế biến chứa Artemia khô được sử dụng trong nghiên cứu này không cân bằng về mặt dinh dưỡng hoặc không đáp ứng đủ tất cả các nhu cầu của cua con, dẫn đến sự hao hụt cao..
- Nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng thức ăn tươi sống làm giảm đáng kể sự ăn thịt lẫn nhau ở tôm hùm (Conklin, 1995) và tôm biển (Wickins and Lee, 2002).
- Ngoài ra, sự khác nhau về thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và tăng trưởng của cua con.
- Ba loại thức ăn sinh khối Artemia có hàm lượng đạm trong khoảng và béo được xem là thích hợp cho sự tăng trưởng của cua biển (Sheen and Wu, 1999.
- Sheen và Wu (1999) đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng béo trong khẩu phần ăn đến sự tăng trưởng của cua giống Scylla serrata, kết quả cho thấy cua ăn thức ăn không được bổ sung lipid thì sự tăng trọng thấp hơn đáng kể so với cua được ăn thức ăn bổ sung 2% chất béo, và tác giả đã đề nghị rằng hàm lượng béo từ 5,3% đến 13,8% có thể đáp ứng nhu cầu cho loài cua biển này.
- Theo các nghiên cứu này, thức ăn viên phối chế chứa sinh khối Artemia khô có hàm lượng protein (49,5%) và lipid (10,3%) thích hợp cho cua nhưng kết quả thu được với lệ sống và tăng trưởng thấp nhất trong số các nghiệm thức.
- Điều này có thể do thức ăn thử nghiệm có tính ổn định trong nước kém như công thức phối chế thức ăn trong thí.
- Nhiều tác giả nhận thấy rằng hầu hết thức ăn phối chế để thích hợp cho ấu trùng và hậu ấu trùng của các loài thủy sản ăn động vật có hàm lượng đạm cao, các nguyên liệu này chứa ít chất kết dính tự nhiên và vì thế viên thức ăn cần được chế tạo dạng viên vi nang là rất quan trọng (Holme et al., 2009).
- Ngoài ra, trong nuôi chung sự tăng tưởng của cua không khác nhau nhiều giữa các nghiệm thức thức ăn là do ngoài thức ăn được cung cấp, chúng còn tiếp nhận dinh dưỡng từ sự ăn thịt đồng loại trong suốt thời gian sống chung nhất là vào thời kỳ cua lột xác..
- paramamosain được cho ăn sinh khối Artemia tươi sống thu được kết quả tốt nhất về tỉ lệ sống và tăng trưởng, kế đến là nhóm cua ăn thức ăn đông lạnh, thịt tép tươi và sinh khối Artemia khô.
- Tuy nhiên, sinh khối Artemia thu từ các ao nuôi mang tính mùa vụ do đó sinh khối Artemia đông lạnh có thể sử dụng ở những trại ương cách xa vùng nuôi Artemia cũng như việc cải thiện công thức thức ăn chế biến chứa sinh khối Artemia và tính ổn định của viên thức ăn là rất cần thiết nhằm góp phần tạo ra nguồn thức ăn sẵn có quanh năm..
- Các thí nghiệm trên đã chứng minh rằng sinh khối Artemia có thể được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau (tươi sống, đông lạnh, sấy khô) làm thức ăn thực tiếp hoặc làm nguyên liệu trong thức ăn chế biến, là thức ăn thích hợp cho nhiều loài thủy sản nước lợ.
- Hơn nữa, kết quả cho thấy rằng sinh khối Artemia là nguồn đạm chất lượng cao, có tiềm năng thay thế hoàn toàn đạm bột cá trong thức ăn chế biến cho các loài nuôi có giá trị kinh tế cao..
- Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản