« Home « Kết quả tìm kiếm

Sự hình thành và phát triển nhân cách


Tóm tắt Xem thử

- Sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Nhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên thủy, mà nhân cách là các cấu tạo tâm lí mới được hình thành trong quá trình sống - giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động,....
- Leonchiev đã chỉ ra rằng: Nhân cách con người không phải được đẻ ra mà là được hình thành.
- Quá trình hình thành nhân cách chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: yếu tố bẩm sinh - di truyền, môi trường tự nhiên và hoàn cảnh xã hội, giáo dục, hoạt động cá nhân.
- Song với tính cách là phương thức, là con đường, giáo dục, hoạt động, giao tiếp và tập thể có vai trò quyết định trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người..
- 1.1 Giáo dục và nhân cách.
- Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của xã hội, là quá trình tác động tự giác, chủ động đến con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo yêu cầu của xã hội..
- Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người..
- Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ đạo, điều đó được thể hiện như sau:.
- Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội - một mô hình nhân cách phát triển đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống..
- Thông qua giáo dục, mỗi cá nhân lĩnh hội được nền văn hóa xã hội, lịch sử đã được tinh lọc và hệ thống hóa (qua các nội dung giáo dục) để tạo nên nhân cách của mình..
- Với mục đích hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục tác động tới con người một cách hiệu quả nhất, vì nó dựa trên các thành tựu của nghiên cứu khoa học: các quy luật nhận thức, quy luật tâm lí xã hội,....
- Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách như các yếu tố thể chất (bẩm sinh di truyền), yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội, đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố kể trên gây ra (như: khuyết tật, bị bệnh hoặc có những hoàn cảnh không thuận lợi...)..
- Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch nhân cách, làm cho nó phát triển theo mong muốn của xã hội (giáo dục lại)..
- Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt.
- mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tập thể.
- Giáo dục không tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân..
- 1.2 Hoạt động và nhân cách.
- Mọi tác động của giáo dục đều là vô nghĩa nếu thiếu hoạt động của cá nhân.
- Vì vậy, hoạt động của cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Hoạt động của con người luôn có tính mục đích, tính xã hội, được thực hiện bằng những thao tác và công cụ nhất định.
- Vì vậy, mỗi loại hoạt động đều yêu cầu ở con người những phẩm chất và năng lực nhất định.
- Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực đó.
- Từ đó, nhân cách của con người cũng được hình thành và phát triển..
- Thông qua hai quá trình xuất tâm (đối tượng hóa) và nhập tâm (chủ thể hóa) trong hoạt động, con người một mặt lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội, lịch sử để hình thành nhân cách, một mặt xuất tâm lực lượng bản chất vào xã hội, “tạo nên sự đại diện nhân cách” của mình ở người khác, trong xã hội..
- Tóm lại, hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Vì vậy, trong công tác giáo dục cần chú ý việc tổ chức hoạt động sao cho phong phú, hấp dẫn cả về mặt nội dung lẫn hình thức để lôi cuốn cá nhân tham gia tích cực, tự giác.
- Đặc biệt, cần chú ý tổ chức tốt hoạt động chủ đạo ở mỗi lứa tuổi, vì hoạt động ấy quyết định sự hình thành các cấu trúc tâm lí - nhân cách đặc trưng của lứa tuổi dó..
- 1.3 Giao tiếp và nhân cách.
- Cùng với hoạt động, giao tiếp là một con đường quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách..
- Đối với cá nhân, giao tiếp là điều kiện tồn tại và là một nhân tố phát triển tâm lí, nhân cách của họ.
- Mác đã chỉ ra rằng: “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp một cách trực tiếp hay gián tiếp với họ".
- Trong quá trình giao tiếp, mỗi cá nhân sẽ được lĩnh hội những kinh nghiệm ấy để tồn tại và phát triển..
- Không chỉ là điều kiện cho sự phát triển, giao tiếp còn là con đường hình thành nhân cách con người.
- Nói cách khác, qua giao tiếp, con người hình thành năng lực tự ý thức - một thành phần quan trọng trong nhân cách..
- Tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người - người, là một yếu tố cơ bản của sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách.
- Song mọi hoạt động và giao tiếp của con người chỉ có thể diễn ra trong cộng đồng, trong nhóm và tập thể..
- 1.4 Tập thể và nhân cách.
- Nhân cách con người được hình thành và phát triển trên môi trường xã hội.
- Gia đình là nhóm cơ sở, là cái nôi đầu tiên mà nhân cách con người hình thành từ ấu thơ.
- Các nhóm có thể đạt tới trình độ phát triển cao nhất được gọi là tập thể.
- Tập thể có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Vì vậy, hoạt động tập thể là điều kiện, đồng thời là phương thức thể hiện và hình thành những năng khiếu, năng lực và các phẩm chất trong nhân cách.
- Tập thể tác động đến nhân cách qua hoạt động cùng nhau, qua dư luận tập thể, truyền thống tập thể, bầu không khí tâm lí tập thể.
- Nhờ vậy, nhân cách của mỗi thành viên liên tục được điều chỉnh, điều khiển cũng như phải thay đổi để phù hợp với các quan hệ xã hội mà nó tham gia..
- Tóm lại, bốn yếu tố: giáo dục, hoạt động, giao tiếp và tập thể tác động đan xen vào nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc hình thành và phát triển nhân cách..
- Sự hoàn thiện nhân cách.
- Cá nhân hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội dưới tác động chủ đạo của giáo dục sẽ hình thành một cấu trúc nhân cách tương đối ổn định.
- Trong cuộc sống, nhân cách tiếp tục biến đổi và hoàn thiện dần thông qua việc cá nhân tự ý thức, tự rèn luyện, tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của mình ở trình độ phát triển cao hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của xã hội.
- Thậm chí, ngay cả khi nhân cách trong một thời điểm nào đó có thể bị phân li hoặc bị suy thoái, cá nhân vẫn có khả năng tự điều chỉnh, tự rèn luyện nhân cách phù hợp với chuẩn mực xã hội.
- Hoàn thiện nhân cách vừa là nhu cầu của cá nhân, vừa là yêu cầu khách quan của xã hội..
- Vấn đề phát hiện và bồi dưỡng trẻ em có năng khiếu trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau từ lâu đã trở thành một trong những vấn đề quốc sách của nhiều nước trên thế giới, ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn đề này..
- Càng ngày càng có nhiều những câu chuyện về các thần đồng - trẻ em có năng khiếu ở một lĩnh vực hoạt động nào đó.
- Năng khiếu là dấu hiệu phát triển sớm ở trẻ em về một tài năng nào đó khi trẻ chưa được tiếp xúc một cách có hệ thống trong lĩnh vực hoạt động tương ứng..
- thiên hướng hoạt động mãnh liệt hoặc sự sáng tạo trong hoạt động ở một lĩnh vực nào đó....
- Một trẻ có năng khiếu đối với một hoạt động nào đó không hẳn sẽ trở thành tài năng trong lĩnh vực ấy và ngược lại.
- Trong sự phát triển tài năng, những thành phần xuất hiện sau (trong cấu trúc) là sự phát triển một cách logic những thành phần đã có trước kết hợp với những yếu tố mới phát sinh và những kết quả do giáo dục bồi dưỡng nên, chúng sát nhập với nhau tạo thành cấu trúc mới..
- Con đường từ năng khiếu trở thành tài năng là quá trình phát triển có lúc nhanh, lúc chậm, có khi liên tục, có khi đứt đoạn.
- Leonchiev cho rằng, đây là thời kì tối ưu cho sự phát triển năng khiếu.
- Trong thời kì này, nếu gặp những điều kiện khách quan thuận lợi, có những tác động thích hợp, đúng lúc thì năng khiếu sẽ phát triển nhanh, mạnh.
- Cần nắm được thiên hướng hoạt động của trẻ.
- Thiên hướng rõ ràng đối với một hoạt động là dấu hiệu của một năng lực đang hình thành.
- Thiên hướng không chỉ là dấu hiệu của năng khiếu mà còn là yếu tố góp phần hình thành và phát triển năng khiếu.
- Khi trẻ có thiên hướng thực sự đối với một hoạt động nào đó thì trẻ thường hướng toàn bộ sức lực của mình vào hoạt động đó.
- Vì thế, trẻ dễ đạt được kết quả cao ngay từ đầu trong hoạt động ấy so với các em không có năng khiếu..
- Cần cung cấp cho trẻ những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho năng khiếu phát triển.
- Trong thực tế, năng khiếu thường bộc lộ khi cá nhân chưa có đầy đủ các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đối với lĩnh vực hoạt động ấy.
- Cần tổ chức cho trẻ em có năng khiếu được hoạt động tích cực trong lĩnh vực tương ứng.
- Chính lúc được hoạt động tích cực trong lĩnh vực có năng khiếu, những thành phần trong cấu trúc của năng khiếu được củng cố thêm, những thành phần mới được hình thành, những “tư chất” được.
- “khởi động” và do đó năng khiếu ngày càng phát triển..
- Đúng như C.Mác nói: “Người nào mang một Raphaël trong mình đều phải có điều kiện để phát triển không gặp trở ngại”..
- Những sai lệch trong sự phát triển nhân cách.
- Phát triển nhân cách là quá trình cá thể hóa ý thức xã hội.
- Những sai lệch đó được biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành vi lệch chuẩn..
- Các góc độ xem xét chuẩn mực hành vi.
- Có ít nhất ba góc độ để xem xét chuẩn mực hành vi:.
- Chuẩn mực xét về mặt thống kê: Đại đa số các thành viên trong cộng đồng có hành vi tương tự như nhau trong các hoàn cảnh xác định nào đó thì hành vi đó được xem xét như là chuẩn mực..
- Những hành vi nào khác như vậy thì được coi là lệch chuẩn..
- Những hành vi nào khác với hướng dẫn, quy định thì được coi là hành vi lệch chuẩn..
- Vì vậy, một hành vi được xem là hợp chuẩn khi hành vi đó phù hợp với mục đích đặt ra.
- Còn hành vi không phù hợp với mục đích đặt ra là hành vi lệch chuẩn..
- Như vậy, sự hợp chuẩn hay lệch chuẩn của một hành vi không phải do cá nhân phán xét mà phải xem xét xem có được môi trường chấp nhận hay không..
- Các mức độ sai lệch hành vi Có hai mức độ sai lệch hành vi:.
- Sai lệch ở mức độ thấp và chỉ ở một số hành vi: Cá nhân có những hành vi không bình thường nhưng không ảnh hưởng tới hoạt động chung của cộng đồng, đến đời sống cá nhân và gia đình họ..
- Sai lệch ở mức độ cao và ở hầu hết các hành vi của cá nhân, từ hành vi trong sinh hoạt đến lao động sản xuất, vui chơi giải trí.
- Những hành vi sai lệch ở mức độ này ảnh hưởng đến đời sống cá nhân họ và hoạt động chung của cộng đồng.
- Sai lệch ở mức này thường là các rối loạn hành vi bệnh lí, cần có sự chẩn đoán và chữa trị của y tế..
- 4.2 Phân loại các sai lệch hành vi và cách khắc phục.
- Căn cứ vào mức độ nhận thức và chấp nhận chuẩn mực đạo đức, có thể chia làm hai loại sai lệch hành vi:.
- Sai lệch thụ động: Những sai lệch hành vi do cá nhân không nhận thức đầy đủ hoặc nhận thức sai các chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Cách khắc phục: Với những người có hành vi sai lệch do không hiểu biết đầy đủ về chuẩn mực, cần cung cấp thêm kiến thức về chuẩn mực đạo đức cho họ.
- Đối với những người do hiểu sai chuẩn mực hoặc chưa chấp nhận chuẩn mực, cần có sự thuyết phục từ từ để họ hiểu đúng chuẩn mực, từ đó sẽ tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
- Đối với người bước đầu có biểu hiện bệnh lí, cần có thời gian và sự tiếp xúc nhiều để họ nhận thấy sự khác thường trong hành vi của mình, từ đó họ có hướng khắc phục..
- Sai lệch chủ động: Những sai lệch hành vi do cá nhân cố ý làm khác đi so với người khác và so với chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Cách khắc phục: Đối với loại sai lệch hành vi chủ động, cần có sự giáo dục thường xuyên của cộng đồng: dư luận lên án, sự trừng phạt của cộng đồng, tích cực ngăn ngừa sự sai lệch hành vi bằng cách tạo ra môi trường cộng đồng đoàn kết, trong sạch, không có cơ hội cho các hành vi sai lệch xuất hiện..
- Tóm lại, sự sai lệch hành vi gây nên hậu quả xấu cho xã hội và cho bản thân cá nhân.
- Nó có thể gây thiệt hại về kinh tế, làm mất trật tự xã hội, tổn thương tâm lí tinh thần và thể xác, suy thoái nhân cách.
- Vì thế, cần tăng cường giáo dục hành vi cho con người ngay từ nhỏ, chú trọng ngăn ngừa các hành vi sai lệch và trừng phạt đích đáng các hành vi sai lệch cố ý nghiêm trọng.