« Home « Kết quả tìm kiếm

Sự khác biệt về đặc điểm hình thái của các loài cá trê thuộc giống Clarias phân bố ở Phú Quốc


Tóm tắt Xem thử

- SỰ KHÁC BIỆT VỀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI CÁ TRÊ THUỘC GIỐNG CLARIAS PHÂN BỐ Ở PHÚ QUỐC.
- Trong nghiên cứu này, đặc điểm hình thái của một nhóm cá trê “lạ” thu ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được so sánh với các loài cá trê thuộc giống Clarias đã được định danh gồm cá trê trắng (Clarias cf.
- batrachus), cá trê vàng (C.
- macrocephalus), cá trê Phú Quốc (C.
- Tổng cộng 129 mẫu cá trê đã được thu thập và phân tích hình thái dựa vào 22 chỉ số sinh trắc hình thái (tỉ lệ số đo hình thái so với chiều dài chuẩn và chiều dài đầu).
- Về hình dáng bên ngoài, các nhóm cá trê có thể được phân biệt được với nhau bằng hình dạng thân, màu sắc, hình dạng đầu và đặc biệt là hình dạng gai vi ngực.
- Nhóm cá trê “lạ” có cạnh ngoài gai vi ngực với các răng to rõ và dễ dàng phân biệt với các nhóm khác.
- Tất cả các chỉ số sinh trắc đều khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bốn nhóm cá (p<.
- Kết quả phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis- PCA) cũng thể hiện sự sắp xếp rõ ràng của bốn nhóm cá, trong đó nhóm cá trê vàng và nhóm cá.
- “trê lạ” gần giống nhau hơn so với hai loài trê trắng và trê Phú Quốc.
- Hai thành phần chính (Principal Component - PC1 và PC2), giải thích lần lượt 46,3% và 22,6% sự khác biệt về số đo của bốn nhóm cá.
- Ngoài ra, phân tích nhóm còn cho thấy 100% các cá thể cá trê được xếp đúng vào từng nhóm ban đầu.
- Kết quả nghiên cứu này thống nhất với kết quả của nghiên cứu trước: cá trê “lạ” có thể không phải là con lai giữa cá trê vàng và cá trê Phú Quốc.
- Sự khác biệt về đặc điểm hình thái của các loài cá trê thuộc giống Clarias phân bố ở Phú Quốc.
- Cá trê Phú Quốc (Clarias gracilentus) là loài đặc hữu của đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
- Cá trê Phú Quốc có giá trị kinh tế cao, phẩm chất thịt thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng và trở thành đối tượng nuôi tiềm năng..
- Gần đây, người dân tại Phú Quốc đã đánh bắt được kiểu hình cá trê mới, khác với cá trê Phú Quốc, được gọi là cá “trê lai”.
- Người dân địa phương cho rằng chúng có thể là “con lai” của cá trê Phú Quốc và cá trê vàng (C.
- Nghiên cứu của C cho thấy, 12 trên 33 chỉ tiêu đo của nhóm cá trê mới này giống với cá trê vàng và 7 chỉ tiêu giống với cá trê Phú Quốc.
- Tuy nhiên, nhóm tác giả cho rằng các nhóm cá trê thuộc giống Clarias có đặc điểm hình thái tương tự nhau nên chưa đủ bằng chứng để kết luận đây là con lai và cần những nghiên cứu sâu hơn về nhóm cá này..
- Hiện tại, chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần loài cá trê giống Clarias phân bố ở Phú Quốc, chỉ có nghiên cứu của Vasil’Eva và Vasil’Ev (2012)..
- Theo nhóm tác giả, các loài cá trê tại Phú Quốc gồm.
- có cá trê vàng, cá trê Phú Quốc và cá trê xám (Clarias meladerma), không có ghi nhận về sự hiện diện của cá “trê lai” như trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Tư và Huỳnh Duy Thảo (2011).
- Vì vậy, vấn đề cá “trê lai” và thành phần loài cá trê ở Phú Quốc cần tiếp tục được nghiên cứu..
- Nghiên cứu này nhằm so sánh đặc điểm hình thái của các loài cá trê phân bố ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, bao gồm nhóm cá “trê lai” hay trê.
- “lạ” chưa được định danh với với các loài cá trê đã được công bố, nhằm bổ sung thông tin thành phần loài giống Clarias ở vùng đảo này..
- Tổng số 109 mẫu cá trê được thu từ địa phương, dọc theo các mương, suối, đầm tại Phú Quốc, từ tháng 6 đến 11 năm 2017.
- Số mẫu thu của các loài gồm cá trê trắng 11 mẫu, cá trê vàng 22 mẫu, cá trê Phú Quốc 28 mẫu và 48 mẫu cá trê “lạ” (ký hiệu là TX) mà người dân gọi là cá “trê lai” giữa cá trê vàng và cá trê Phú Quốc (Nguyễn Văn Tư và Huỳnh Duy Thảo, 2011).
- Do số lượng cá trê trắng thu ở Phú Quốc ít (N=11) nên 20 mẫu cá trê trắng được thu tại tỉnh Bạc Liêu được bổ sung vào nhóm trê trắng (tổng 31 mẫu) để so sánh với các loài khác..
- Hình 1: Các chỉ tiêu đo trên thân và đầu của cá trê dựa theo nghiên cứu của Teugels (1986), Turan et al.
- Chỉ tiêu đo: Chiều dài chuẩn (standard length), khoảng cách trước vây lưng (pre-dorsal distance), khoảng cách trước vây hậu môn (pre-anal distance), khoảng cách trước vi ngực (pre-pectoral distance), khoảng cách trước vi bụng (pre-ventral distance), khoảng cách giữa mấu xương chẩm và vi lưng (distance between occipital process and dorsal fin), chiều dài gốc vi lưng (dorsal fin length), chiều dài gốc vi hậu môn (anal fin length), chiều dài vi ngực (pectoral fin length), Chiều dài vi bụng (ventral fin length), chiều cao thân ở hậu môn (body depth at anus), chiều dài đầu (head length), chiều rộng đầu (head width), chiều dài miệng (snout length), khoảng cách giữa 2 mắt (inter-orbital distance), đường kính mắt (eye diameter), chiều dài mấu chẩm (occipital process length), chiều rộng mấu chẩm (occipital process width), chiều dài thóp trán (frontal fontanelle length), chiều rộng thóp trán (frontal fontanelle width), chiều dài thóp chẩm (occipital fontanelle length), chiều rộng thóp chẩm (frontal fontanelle length)..
- Mẫu cá được định danh ban đầu dựa theo các tài liệu về cá trê Phú Quốc (Ng et al., 2011), cá trê trắng và cá trê vàng (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
- Phân tích thành phần chính (PCA) được áp dụng để tìm những chỉ tiêu hình thái quan trọng thể hiện sự khác biệt giữa bốn nhóm cá..
- 3.1 Hình thái bên ngoài của bốn nhóm cá Trong nghiên cứu này, bốn loài/nhóm cá trê được thu tại Phú Quốc, bao gồm cá trê trắng, cá trê vàng, cá trê Phú Quốc và một nhóm hiện vẫn chưa được định danh, tạm gọi là cá trê “lạ” (TX).
- Về hình dáng bên ngoài, bốn loài/ nhóm cá trê có thể được phân biệt bằng hình dạng thân và màu sắc cơ thể (Hình 2), hình dạng đầu (Hình 3) và hình dạng gai vi ngực (Hình 4)..
- Hình 2: Hình thái của bốn nhóm cá trê trong nghiên cứu TT: cá trê trắng, TV: cá trê vàng, PQ: cá trê Phú Quốc, TX: cá trê “lạ”.
- Cá trê Phú Quốc có cơ thể hình ống, dạng cá chình và trở nên dẹt đứng ở cuối phần cuối đuôi.
- Mấu xương chẩm hình chữ V cũng là đặc điểm để phân biệt cá trê Phú Quốc với ba nhóm còn lại..
- Cá trê trắng có thân dài, phần sau dẹp bên, mỏng..
- Cá trê vàng và cá trê “lạ” tương đối giống nhau về hình dáng thân và hình dạng mấu xương chẩm..
- Mặt lưng của thân và phần đầu của cá trê vàng có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống phần bụng, bụng và mặt dưới đầu có màu vàng, ngoài ra còn có.
- Trong khi đó, nhóm cá trê “lạ” có màu đen sẫm và không có đốm trắng (trừ một cá thể có màu nâu sẫm giống cá trê Phú Quốc và có cách sắp xếp chấm hoa văn giống cá trê vàng)..
- Bốn loài/ nhóm cá trên có hình dạng gai vi ngực khác nhau rõ ràng (Hình 4).
- Gai vi ngực của cá trê trắng có các răng xếp đều dạng mũi tên (kể cả mặt trong lẫn mặt ngoài) hướng từ gốc vi ra ngoài.
- Cá trê Phú Quốc có gai vi ngực mảnh, phía ngoài có dạng răng cưa nhọn, nhỏ, phía trong trơn nhẵn.
- Gai vi ngực của cá trê vàng có các răng cưa bằng (vuông) ở mặt ngoài và răng nhọn ở mặt trong..
- Trong khi cá trê lạ có các răng nhọn rất to, có thể dễ dàng nhận biết, xếp ở mặt ngoài của gai vi ngực, mặt trong của gai nhẵn..
- Hình 3: Hình dạng đầu của bốn loài/ nhóm cá.
- TT: Trê trắng, TV: Trê vàng, PQ: Trê Phú Quốc, TX:.
- Trê “lạ”.
- Bảng 1: Số tia vi của bốn nhóm cá.
- Cá trê “lạ” 69- 74 I .
- Về các chỉ tiêu đếm, số lượng tia vi mềm của vi hậu môn là điểm khác biệt rõ giữa bốn loài/ nhóm cá: trong đó, nhóm cá trê “lạ” có 57- 60 tia, nhiều hơn so với cá trê trắng (48- 54 tia vi) và cá trê vàng (48- 53 tia vi) và nhiều nhất là nhóm cá trê Phú Quốc, có 74- 90 tia vi.
- Số tia vi lưng của nhóm cá trê “lạ” gần bằng với cá trê vàng và cá trê trắng, khoảng từ 69- 74 tia vi.
- Ngoài ra, số tia vi ngực và vi bụng cũng tương tự nhau giữa bốn loài/ nhóm cá..
- Cá trê Phú Quốc có nhiều chỉ số khác biệt so với các.
- loài/ nhóm khác, chủ yếu là nhưng chỉ số so với dài chuẩn, do chúng có chiều dài cơ thể dài nhất trong bốn loài/ nhóm cá.
- Cá trê vàng và cá trê “lạ” có một số đặc điểm tương tự nhau về tỉ lệ khoảng cách trước vi bụng, khoảng cách trước vi hậu môn so với chiều dài chuẩn và khoảng cách giữa hai mắt, đường kính mắt và chiều dài thóp trán so với chiều dài đầu..
- Ngoài ra một số chỉ tiêu của nhóm cá trê “lạ” nằm trong khoảng giữa cá trê vàng và cá trê Phú Quốc như chỉ tiêu về khoảng cách trước các vi, chiều dài gốc vi so với chiều dài chuẩn như tỉ lệ dài vi lưng so với dài chuẩn (PQ TX TV .
- Bảng 2: Tỉ lệ số đo (Trung bình ±độ lệch chuẩn) của bốn loài/ nhóm cá.
- Chỉ tiêu.
- Trê Phú Quốc n= 28.
- Kết quả PCA trên 22 chỉ số sinh trắc (trừ chi tiêu chiều dài cuống đuôi) cho thấy sự phân biệt rõ ràng giữa bốn loài/ nhóm cá trê.
- Trong đó, cá trê trắng và cá trê Phú Quốc tách ra hai nhóm riêng biệt, cá trê vàng và cá trê “lạ” gần giống nhau hơn so với hai loài còn lại nhưng vẫn chia thành hai nhóm riêng.
- PC1 và PC2 lần lượt giải thích cho 46,3%, và 22,6% sự khác biệt về số đo giữa 4 loài/ nhóm cá..
- Dựa trên sự khác biệt trên, khả năng xếp nhóm của các cá thể vào từng nhóm kiểu hình ban đầu là 100% (Bảng 3) và không có sự nhầm lẫn vào nhóm/loài cá trê khác..
- xếp các cá thể vào nhóm ban đầu của bốn loài/ nhóm cá.
- Hình 5: PCA dựa trên tỉ lệ chỉ tiêu hình thái giữa bốn loài/ nhóm cá.
- Nghiên cứu này đã cho thấy được sự khác biệt về đặc điểm hình thái của nhóm cá trê “lạ” so với cá trê vàng, cá trê Phú Quốc và cá trê trắng.
- Những đặc điểm hình thái bên ngoài quan trọng để phân biệt nhóm cá trê “lạ” với những loài khác gồm hình dạng thân, hình dạng mấu xương chẩm, màu sắc và gai vi ngực.
- Ở giống cá trê Clarias, hình dạng mấu xương chẩm là chỉ tiêu quan trọng để phân biệt loài (Teugels et al., 1999.
- Nhóm cá trê “lạ” và cá trê vàng có khác biệt về màu sắc nhưng gần giống nhau về hình dạng mấu xương chẩm: chúng có chiều rộng mấu chẩm tương đương nhau (cá trê “lạ HL và cá trê vàng là HL) và lớn hơn rõ so với cá trê trắng và cá trê Phú Quốc.
- Hình dạng gai vi ngực của nhóm cá trê “lạ” có đặc điểm đặc trưng, mặt ngoài gai có nhiều răng nhọn và to, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường kể cả trên những cá thể có kích thước nhỏ.
- Hình dạng gai vi ngực của cá trê “lạ”.
- trong nghiên cứu này gần giống với nhóm cá trê.
- “lai” Phú Quốc được mô tả bởi Nguyễn Văn Tư và Huỳnh Duy Thảo (2011) và cá Clarias meladerma, theo tác giả Ng (1999).
- Đặc điểm của gai vi ngực, các chỉ tiêu sinh trắc và chỉ tiêu đếm của nhóm cá trê “lạ” trong nghiên cứu tương tự như cá trê “lai” Phú Quốc được mô tả bởi Nguyễn Văn Tư và Huỳnh Duy Thảo (2011), điều này chứng tỏ nhóm cá trê “lạ” và cá trê “lai”.
- Phú Quốc (Nguyễn Văn Tư và Huỳnh Duy Thảo, 2011) là cùng một nhóm..
- Khi so sánh giữa bốn loài/nhóm cá trê, phần lớn chỉ tiêu sinh trắc (22/23 chỉ tiêu) khác biệt có ý nghĩa và kết quả phân tích nhóm cho thấy chúng tách thành bốn cụm riêng biệt, với tỉ lệ phân nhóm chính xác đạt 100%.
- Nhóm cá trê “lạ” có quan hệ gần với cá trê vàng và khác xa cá trê Phú Quốc thể hiện ở Hình 5 và chỉ tiêu đếm (số tia vi hậu môn và vi lưng, Bảng 1).
- Kết quả trên chứng tỏ, nhóm cá trê “lạ” có thể không phải con lai giữa cá trê Phú Quốc và cá trê vàng.
- Nghiên cứu này đã so sánh được đặc điểm hình thái của nhóm cá trê lạ với những nhóm cá trê khác thu được tại huyện đào Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang..
- Dựa vào những đặc điểm đặc trưng khác biệt với các loài cá trê đã được định danh, nhóm cá trê “lạ” có thể không phải là con lai giữa hai loài cá trê vàng và cá trê Phú Quốc, chúng có thể là loài mới..
- Tuy nhiên, để kết luận đây là loài mới hoặc con lai cần có những nghiên cứu sâu hơn dựa trên chỉ thị di truyền để có đủ bằng chứng và định danh chính xác nhóm cá trê trê “lạ”.
- So sánh đặc điểm hình thái của cá trê “lai” Phú Quốc với cá trê Phú Quốc ( Clarias Gracilentus ) và cá trê vàng ( Clarias macrocephalus.
- Cá trê Phú Quốc, Clarias gracilentus, một loài cá mới của Việt Nam,