« Home « Kết quả tìm kiếm

Sự xâm nhập và tái sinh của một số mô thức tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay


Tóm tắt Xem thử

- Sự xâm nhập và tái sinh của một số mô thức tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay Sự xâm nhập và tái sinh của một số mô thức tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay.
- Hoàng Cẩm Giang Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nền văn xuôi Việt Nam chứng kiến những cách tân mạnh mẽ chưa từng thấy trong tư duy nghệ thuật của nhà văn và cấu trúc tự sự của tác phẩm.
- Một trong những biểu hiện thú vị nhất của công cuộc đổi mới sôi động này, không hẳn là ở sự sản sinh ra những chất liệu và nhân tố nghệ thuật mới, mà lại nằm ở sự thâu nhận và “tái sử dụng” tích cực những yếu tố tự sự truyền thống – đặc biệt là các yếu tố tự sự dân gian.
- Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn hướng đến quá trình xâm nhập và tái sinh của một số mô thức truyện kể dân gian trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay.
- Từ một cuộc “xâm lăng” của cổ tích và huyền thoại.
- Các truyện kể dân gian (cổ tích, huyền thoại, truyền thuyết) thường xâm nhập vào các tự sự hiện đại theo hai con đường chính: lối “giả huyền thoại, giả cổ tích” (thiên về “nhại” phong cách thể loại – tạm đặt là kiểu 1) và lối “truyện cổ viết lại” (thiên về cách tự sự– tạm đặt là kiểu 2).
- theo nghĩa là các truyện kể dân gian được trích dẫn một phần hay nguyên vẹn trong lòng các tự sự hiện đại tùy theo mục đích của các nhân vật và diễn biến của câu chuyện..
- Trước hết cần phải nói rằng cả ba con đường “xâm lăng” kể trên đều nằm trong cùng một cách thức tương tác chung giữa các văn bản tự sự đương đại (văn học viết) với các truyện kể dân gian: đó là “liên văn bản”.
- Chúng thể hiện những cấp độ khác nhau của mối quan hệ phức tạp giữa các văn bản – tự sự hiện đại và các văn bản – truyện kể dân gian.
- Với “kiểu 1”, mức độ liên văn bản thể hiện rộng nhất (“liên văn bản” trở thành “liên – mạng văn bản” cùng thể loại) và khó nhận ra hơn cả.
- với kiểu 2, mức độ liên văn bản đã đậm nét hơn và dễ nhận ra hơn, song văn bản truyện kể dân gian chỉ được gợi nhắc ở khía cạnh đối thoại, phản hồi, thay đổi.
- với kiểu 3, mức độ liên văn bản sáng rõ nhất, do văn bản truyện kể dân gian được trích dẫn một phần hoặc nguyên vẹn.
- Tạ Duy Anh trong Đi tìm nhân vật đã đưa ra phần phụ lục gồm bốn tự sự dân gian được trích dẫn nguyên vẹn (Rùa và thỏ, Trí khôn của ta đây, Tấm Cám, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ).
- Cùng với điều đó, nhà văn đã tạo ra hai cuộc đối thoại bên trong cấu trúc tác phẩm: thứ nhất là đối thoại của một văn bản tiểu thuyết giàu chất “hậu hiện đại” với những áng truyện cổ quen thuộc của người Việt.
- thứ hai là cuộc đối thoại của Chu Quý với các nhà khoa học có cái nhìn và cách lý giải truyền thống về các câu chuyện dân gian nói trên.
- Cuộc đối thoại thứ nhất thể hiện nỗ lực xâu chuỗi các tư tưởng trong trước tác dân gian để tìm ra cái gọi là “tư duy người Việt” của nhà văn Chu Quý và “khảm ghép” chúng vào tư tưởng của tiểu thuyết.
- Khát vọng lớn nhất của nhân vật và của nhà văn Đi tìm nhân vật cũng là ở đó: khát vọng tìm thấy chân lý nhưng không phải theo những con đường có sẵn mà kẻ khác đã “vạch ra” như một thứ bẫy với chính mình..
- Trường hợp đáng lưu ý tiếp theo là cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, với sự xuất hiện huyền thoại “ông Đùng bà Đà”[2].
- Tuy nhiên, huyền thoại này không được đưa vào tiểu thuyết ở hình trạng vẹn nguyên của nó, mà bị cắt rời thành nhiều mảnh và được xâu chuỗi lại theo một tuyến tính mới dọc theo tác phẩm.
- Tuy vậy, điều đáng nói ở đây, huyền thoại “ông Đùng bà Đà” vẫn có thể được xâu chuỗi lại thành một tự sự nguyên vẹn nằm trong lòng tiểu thuyết (một cách đầy chủ ý).
- Cái không khí hư ảo, huyền hoặc song lại thấm đẫm ý nghĩa phồn thực – chính nhờ đó mà được tạo nên một cách tự nhiên – bao bọc lấy cuộc đời và số phận các nhân vật thời cận, hiện đại.
- Ranh giới về mặt thời đại dường như đã bị xóa nhòa: có thể nói truyện cổ dân gian đã “tái sinh” trong tự sự hiện đại theo đúng nghĩa của nó[4]..
- Bên cạnh những tác phẩm thuộc nhóm “truyện lồng truyện” nêu trên, một hiện tượng nổi bật không thể không nhắc đến của tự sự đương đại là hiện tượng “truyện cổ viết lại”[5] (được “tạm đặt” là “kiểu 2” như chúng tôi đã nhắc đến trước đây).
- Đặc điểm nổi bật của nhóm tác phẩm thuộc kiểu này: chúng đều có điểm tựa là một truyện cổ dân gian (của Việt Nam hoặc nước ngoài).
- Trên cơ sở đó, tác giả tự sự đương đại, bằng nhận thức và tình cảm cá nhân, sẽ lựa chọn việc đối thoại hoặc đối lập với truyền thống để có sự kế thừa hay sáng tạo, bổ sung.
- Thay vì nhìn Thủy Tinh bằng con mắt “ác cảm” của tác giả dân gian (coi Thủy Tinh là kẻ bại trận xấu xa, là kẻ “ghen cuồng, uất hận khôn nguôi”, là nguồn gốc của thiên tai lũ lụt), nhà văn đã đưa người đọc vào tấn bi kịch của chàng Thủy Tinh si tình đáng thương và minh định lại tấm chân tình của chàng.
- Trong Trương Chi, Chút thoáng Xuân Hương…Nguyễn Huy Thiệp lại biến các nhân vật truyền thuyết và cổ tích của ông thành các triết nhân, những triết nhân mà “bốn nghìn năm trước” đã “đau đớn thế này”, đã “căm giận thế này” (Trương Chi).
- Họ tự đặt mình vào vị thế của các nhân vật cổ tích, thần thoại và thử sống cuộc đời riêng của mỗi người trong đó.
- Nói cách khác, họ thổi vào các nhân vật kia một đời sống mới, một tâm hồn mới – một luồng gió “hiện đại.
- Lúc này, nhân vật không được nhìn từ một “khoảng cách sử thi”, “khoảng cách của ngôi thứ - giá trị - ngăn chia” (M.Bakhtin) thiêng liêng, sùng kính, mà được soi chiếu từ điểm nhìn thế sự.
- Cái nhìn “suồng sã”, “thân mật” của nhà văn kéo nhân vật vào vùng tiếp xúc gần gũi để phát hiện ra rằng “con người không bao giờ trùng khít với chính nó”, bởi “bao giờ cũng còn phần nhân tính dư thừa chưa được thể hiện” (M.Bakhtin)..
- Vậy ra, quá trình huyền thoại hóa đã trở thành quá trình “giải huyền thoại”, các tích truyện dân gian tưởng được dùng như các ước lệ thì lại trở thành biểu tượng của việc phản-ước lệ.[6] Đó là cách ứng xử với chất liệu dân gian rất độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp cũng như của nhiều nhà văn đương đại khác.
- Đó cũng chính là quá trình cá nhân hóa, chủ quan hóa và giải-dân gian hóa các tự sự dân gian.
- Đến đây, trong khi tham gia một cách tích cực vào các mạng “liên văn bản” do mỗi nhà văn tạo ra, chúng cũng đồng thời tham gia vào cấu trúc các tiểu thuyết và truyện ngắn với tư cách là những lựa chọn nghệ thuật của chủ thể sáng tạo.
- Cuối cùng, kiểu truyện gây được nhiều tiếng vang nhất – những truyện “giả huyền thoại, giả cổ tích” như chúng tôi đã nhắc đến phía trên – chính là kiểu truyện có độ phức tạp hơn cả trong mối tương tác giữa tự sự dân gian và cấu trúc tác phẩm văn xuôi đương đại.
- Đây là các tác phẩm được “viết theo phong cách” của huyền thoại, truyền thuyết hay cổ tích, nhưng ẩn đằng sau đó là những tự sự hiện đại về con người và xã hội đương thời..
- Nhưng điều thú vị là, giữa lúc người đọc đang “bay lên” trong thế giới huyền thoại này, tác giả lại bất ngờ bắt họ “hạ cánh” xuống hiện tại bằng những đoạn “trữ tình ngoại đề” mang đậm dấu ấn cá nhân tác giả và lấy hệ quy chiếu là cái "bây giờ" (chứ không phải không phải là cái "ngày xửa ngày xưa")[7].
- Được soi chiếu dưới ánh sáng của “cái bây giờ”, thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (người mồ côi, người nghèo khó, người dị dạng xấu xí…) tuy mang dáng dấp cổ tích, nhưng lại thấm đẫm “tinh thần thời đại”.
- Rõ ràng, đằng sau cái “vỏ cổ tích” của mình, các câu chuyện nói trên chính là những tự sự hiện đại về hành trình đi tìm cái huyền thoại và hành trình “giải huyền thoại” của con người trong những thập niên cuối cùng của thế kỉ XX.
- Nhưng cũng từ đó, sau khi thực sự bóc tách màn sương huyền thoại bao bọc tâm não, con người đã tìm lại được “bản lai diện mục” của nó và trở nên mạnh mẽ, can đảm hơn vì chính điều này.
- Tác phẩm.
- Kiểu “xâm nhập” của truyện kể dân gian.
- Tên truyện kể dân gian được liên phối Đi tìm nhân vật.
- “Nhại huyền thoại”.
- Tất cả các hiện tượng nói trên: “giả cổ tích”, “truyện cổ viết lại”, “truyện lồng truyện” đều tự hóa thân thành những phương thức kể chuyện đặc biệt trong các tự sự hiện đại, góp phần làm biến đổi cấu trúc thể loại của chúng.
- Trước tiên, cái “phong vị” huyền thoại đã mang lại cho các tự sự hiện đại một chất thơ nhẹ nhàng, thấm đượm, đồng thời bao bọc các nhân vật và tình tiết bằng một thứ không khí huyền hoặc, bí ẩn.
- Một không – thời gian như thế hẳn không thể phù hợp những kiểu nhân vật giản đơn, nhất phiến, một chiều.
- Ở đó, góc nhìn, trường quan sát của người kể chuyện không cố định mà luôn thay đổi theo mọi chiều kích: xa - gần, quá khứ - hiện tại, chủ quan và khách quan, bên ngoài và bên trong nhân vật.
- Sự đan chéo các điểm nhìn không chỉ dừng trên các lớp văn bản có cùng một ngôi trần thuật mà còn đi xa hơn, tiến đến sự luân chuyển thường xuyên giữa trần thuật từ ngôi thứ nhất và trần thuật từ ngôi thứ ba: Con gái Thủy thần, Đi tìm nhân vật.
- Điều này kéo theo sự đa dạng về giọng trần thuật với sự hiện diện đồng thời của các loại lời của người trần thuật, nhân vật và lời gián tiếp tự do - sự pha trộn giữa lời của người trần thuật và lời nhân vật.
- Trong đoạn văn này, người đọc thật khó lòng phân biệt đâu là lời của tác giả, đâu là lời của nhân vật Mỵ Nương: Cả hai đã hòa lẫn vào nhau tạo nên sự chủ quan hóa mạnh mẽ giọng điệu kể chuyện, khiến cho cái “khoảng cách sử thi” vốn hiện hữu như một chân trời ngăn cách Tác giả - Nhân vật – Người đọc trong các tự sự dân gian được giảm thiểu đến mức tối đa.
- Thêm vào đó, các tự sự dân gian, do đặc trưng thi pháp và chức năng thể loại, nên thường chú trọng mô tả sự kiện và hoạt động của nhân vật mà ít hoặc không chú ý đến đời sống tâm lý của họ.
- Ngược lại, với các truyện ngắn hiện đại theo phong cách giả cổ tích và “truyện cổ viết lại”, “tâm trạng nhân vật” mới chính là điểm tựa trung tâm để tác giả đặt điểm nhìn trần thuật vào đó.
- Việc làm sống lại thời gian quá khứ qua những hoài niệm cũng là một đặc điểm nổi bật phân biệt những “cổ tích hiện đại” với những truyện kể dân gian.
- ở đó nhân vật chưa có ý niệm về hiện tại, vì vậy cũng chưa có ý niệm về tương lai hay quá khứ.
- Còn trong tự sự hôm nay, cùng với việc nhận thức sâu sắc về cái hiện tại, các nhân vật cũng luôn tự đặt mình trong dòng chảy thời gian với các chiều “hôm qua” và “ngày mai”.
- Đó là sự nối dài từ quá khứ huyền thoại đến hiện tại đời thường trên cùng một địa danh (Những ngọn gió Hua Tát).
- hay những khao khát về một ngày mai phía trước với nhân duyên kỳ diệu của đời người “Chỉ vài năm nữa là đến năm 2000” (Con gái Thủy thần)… Ngẫm suy về hiện tại, hoài vọng về quá khứ hay ao ước đến tương lai, tất cả các trạng thái này đều làm thay đổi mạnh mẽ khung thời gian tự sự do sự chủ quan hoá thời gian khách quan của truyện.
- Thực chất, sự xuất hiện trở lại của các văn bản tự sự dân gian trong lòng các tiểu thuyết và truyện ngắn đương đại là một hiện tượng tái diễn dịch lại “cái huyền thoại”, “cái kỳ ảo” trong một bối cảnh văn hóa – xã hội mới, đem lại cho những ký hiệu và biểu tượng quen thuộc những hàm nghĩa mới.
- Lúc này, các tự sự dân gian không còn đến với người đọc ở dạng thức “tác phẩm toàn nguyên”[11] nữa, chúng - hoặc trở thành những mảnh ghép để ráp vào một bức khảm mới, hoặc được hòa tan vào các chất liệu và kiểu màu khác để vẽ nên những bức họa kỳ lạ.
- Chúng luôn bị xê dịch, nhào nặn, lắp ghép trong một cấu trúc văn bản bất toàn, dở dang.
- Chúng tái hiện lại một thế giới chưa bao giờ “hoàn thành”, chưa bao giờ đầy đủ, một thế giới – đa – thế giới, với cả quá khứ và hiện tại, hiện thực và huyền ảo, logic và phi logic, đơn chiều và đa chiều… Các “tự sự dân gian”, các “cổ tích”, “truyền thuyết”, “huyền thoại” trở thành những “mẫu gốc lớn”, cắm rễ sâu vào tiềm thức của người viết tiểu thuyết hiện đại, tạo cho tác phẩm của họ một chiều sâu văn hóa thực sự, một sự “đa bội hóa” những khả năng diễn giải và tạo nghĩa của chính mình..
- Song, như đã nói, việc thể nghiệm một cách dứt khoát và đầy chủ ý như một phương thức tự sự thì phải đến “làn sóng Đổi mới” của tự sự nghệ thuật cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI - với những tác phẩm kiểu như Những ngọn gió Hua Tát, Con gái Thủy thần, Đi tìm nhân vật, Mẫu Thượng Ngàn.
- Rõ ràng các tự sự hiện đại nói trên đã “thu hút” và “ngốn nuốt” (chữ dùng của Bakhtin) các thể loại truyện kể dân gian vào trong cấu trúc của mình, biến chúng thành những bộ phận hữu cơ trong một tổng thể tác phẩm độc đáo và mới lạ.
- Tóm lại, như đã nói, các nhà văn hiện đại đã “tái thiết huyền thoại và cổ tích” trong văn bản của họ, tái ký hiệu hóa nó, cấp cho nó những giá trị và hàm nghĩa mới..
- Và “liên văn bản” (Intertextuality) trở thành “liên thế giới” (Interworld)?.
- Để bàn luận vấn đề này, chúng ta cần dừng lại ở những luận điểm của Bakhtin về “liên văn bản”.
- Phân tích quan điểm này của Bakhtin, Kristeva viết: “Quan niệm về tính đối thoại sẽ nhìn thấy trong mỗi lời lời về một lời và khơi gợi lời: và chính vì thuộc về tính đã thanh - một không gian liên văn bản mà một lời trở thành một lời trọn vẹn.
- Trong tính liên văn bản đó, các lời/diễn ngôn không có một nghĩa cố định…”[12].
- Như vậy, qua việc giới thiệu và khai triển ý kiến của Bakhtin vào phương Tây, Kristeva đã khai sinh cho một thuật ngữ mới: tính liên văn bản (intertextuality.
- Kristeva cho rằng, văn bản không được hình thành từ những ý đồ sáng tác riêng tây của người cầm bút mà chủ yếu là từ những văn bản khác đã hiện hữu trước đó: mỗi văn bản là một sự hoán vị của các văn bản, nơi lời nói từ các văn bản khác gặp gỡ nhau, tan loãng vào nhau và trung hoà sắc độ của nhau.
- Xa hơn nữa, mỗi văn bản là một liên văn bản, là một sự hấp thụ và chuyển thể của văn bản khác, với vô số những trích dẫn cũ, vô số mảnh vụn của các quy ước văn học, các khuôn mẫu thể loại, các hình thức diễn ngôn… vốn từng phổ biến trong xã hội.
- Trước hết, đối chiếu theo những nhận định của Bakhtin - cần nhận thấy rằng, trong các tác phẩm nói trên hiện tượng liên văn bản xuất hiện một cách thường xuyên, ở nhiều cấp độ, nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt trong sự liên phối với kiểu kết cấu truyện lồng truyện.
- Xin được trở lại với trường hợp Tạ Duy Anh trong Đi tìm nhân vật khi ông đưa ra phần phụ lục gồm bốn truyện cổ tích được trích dẫn nguyên vẹn (Rùa và thỏ, Trí khôn của ta đây, Tấm Cám, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ).
- Có thể coi sự xâm nhập của bốn truyện cổ này vào tác phẩm như một sự đối thoại - liên thông với thế giới cổ tích: liên văn bản đã trở thành liên thế giới (giữa thế giới có vẻ thực của các nhân vật trong truyện kể chính và thế giới ảo của cổ tích do các nhân vật ấy diễn dịch lại).
- Nói cách khác những con người hiện đại đã bước vào thế giới huyền thoại xa xưa thông qua cửa ngõ của các truyện cổ dân gian nằm trong mạng “liên văn bản” của các tự sự hiện đại..
- Như vậy, với việc lồng ghép các truyện kể hoặc mảnh vụn của truyện kể dân gian vào các tự sự đương đại, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để thay khái niệm “liên văn bản” bằng một khái niệm khác - “liên thế giới”.
- Bởi lẽ, nói cho cùng, mỗi tự sự dù là cổ xưa hay hiện đại đều hướng đến việc “kể một câu chuyện”, và đằng sau đó là “dựng nên một thế giới”, một vũ trụ của riêng mình.
- Chính xác hơn, có thể coi mỗi văn bản là một sự “thế giới hóa”, “vũ trụ hóa” thông qua “ký hiệu hóa” toàn thể cái thực tại rộng lớn bên ngoài nhà văn.
- Hiện tượng các cổ tích, thần thoại, truyền thuyết…của văn học dân gian xâm nhập và cắm rễ vào các tự sự hiện đại đã đánh dấu sự liên thông kỳ thú giữa những thế giới tưởng chừng vô cùng khác biệt và khó lòng “tương thích” đó.
- Vậy nhưng, điều đáng nói là sự liên thông kia lại tạo cho các tự sự hiện đại một sự hấp dẫn đặc biệt khi nó đặt nhân vật đứng trên nhiều chiều kích và lựa chọn khác nhau, bắt chúng phải đối diện với sự luân chuyển, biến ảo, vô thường của cõi thế và bộc lộ đến tận gốc rễ những căn tính và bản thể của mình.
- Do vậy, có thể nói rằng, hiện tượng “liên thế giới” nêu trên phản ánh một cuộc tra vấn triền miên trong tư duy tự sự của những người viết thời hiện đại – khi họ không ngừng đặt chính họ và những câu chuyện họ kể trong thế “đối thoại” với những trước tác quá khứ (trong đó có các trước tác văn học dân gian, xét về khía cạnh nào đó vốn tồn tại như một thứ “vô thức cộng đồng”)..
- và mặt trăng ám ảnh toàn bộ thiên tiểu thuyết cũng không xuất hiện như một dấu hiệu của thời gian mà chỉ là “tiếng vọng” từ một vùng tiềm thức xa xôi, hoang lạnh của nhân vật chính.
- một bên là lịch sử và ký sự, một bên là huyền thoại và truyền thuyết… Ở đây các lớp huyền thoại, truyền thuyết đan chéo, kết nối, hòa nhập với các lớp hiện thực và góp phần mở rộng mô hình tự sự của tác phẩm, thể hiện mối quan hệ đa chiều của con người với thiên nhiên, con người với quá khứ, văn học dân gian với văn học hiện đại.
- Với kiểu kết cấu này, một nhân vật, một con người sẽ được sống “lập thể” ở nhiều thế giới khác nhau, trên nhiều phương diện và trong nhiều vai khác nhau - các giới hạn không gian và thời gian vì thế mà được mở ra đến vô hạn...Mẫu Thượng Ngàn là một tác phẩm chan chứa cảm hứng và tâm thức dân gian.
- Tính liên văn bản cũng khiến cho cảm giác về ranh giới giữa các “không gian thể loại” trở nên nhoè mờ khi người đọc tiếp nhận văn bản: đó là một cánh cửa rộng cho những cách tân, nếu không nói là những “đột phá” đối với tự sự Việt Nam đương đại.
- nơi một tự sự về hiện thực đôi khi trở thành tự sự về những đồng vọng của hiện thực, nơi không có thế giới nào là xa lạ với nhà văn, nơi nhân vật là người tự tay mở những cửa ngõ liên thông các thế giới khác biệt, nơi truyện kể trở nên năng động, biến ảo không cùng....
- Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết vốn là mối quan hệ vừa có tính phổ quát vừa mang tính lịch sử.
- Ở thời điểm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, cuộc “tương phùng” giữa văn học dân gian và văn học viết– trong lĩnh vực tự sự hiện đại – đã mang đến một mối lương duyên tốt đẹp và khai sinh ra những kết quả vô cùng giá trị và đáng quí.
- Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, Văn học dân gian , NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp H.
- Lotman, Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
- Nhiều tác giả, Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003..
- [2] Theo các bộ sưu tập truyện dân gian thì ông Đùng và bà Đà là hai nhân vật huyền thoại gắn với sự sáng tạo vũ trụ của người tiền Việt-Mường, truyện kể dân gian và dấu tích sáng tạo vũ trụ của hai ông bà còn lại khá nhiều ở vùng Hòa Bình.
- Nhưng trong kí ức của người Cổ Đình thì truyện kể về ông Đùng, bà Đà “không còn là một huyền thoại sáng thế thuần nhất, mà là sự pha trộn của các huyền thoại và cả sự giải thiêng huyền thoại theo các lớp thời gian thông qua thái độ của từng thế hệ trong tác phẩm.” (Trần Thị An, Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết "Mẫu Thượng ngàn", Tap chí Nghiên cứu Văn học số 10.2008).
- [4] Ngay cả với hành vi thế tục có ý nghĩa “giải huyền thoại” thể hiện ở quyết định xua đuổi và bắn chết nhân vật huyền thoại (ông Đùng bà Đà bị đuổi khỏi làng), thì sự ra đi của hai nhân vật này vẫn để lại nỗi tiếc nhớ khôn nguôi trong các thế hệ người dân làng Cổ Đình về sau – chính xác hơn – trong “ký ức cộng đồng” của những người ở lại.
- Chính vì lẽ đó, họ luôn được hồi nhớ trong những câu chuyện của những con người hiện đại và chúng ta gọi đó là sự “tái sinh” của nhân vật huyền thoại.
- [6] Xét từ góc độ ngược lại, chúng ta có thể nhìn thấy quá trình “tiểu thuyết hóa” các tự sự dân gian..
- Thi pháp hiện đại.
- [10] Như các trường hợp: Đi tìm nhân vật, Huyền thoại phố phường… .
- Về tính liên văn bản, Kristjana Gunnars, một nhà nghiên cứu người Canada đã có những lý giải khác khá thú vị: “Sự phụ thuộc lẫn nhau của những cuốn sách trở nên đặc biệt nổi bật khi ta xem xét những tác phẩm ngắn, thể loại thể hiện rõ nét tính liên văn bản