« Home « Kết quả tìm kiếm

SUY THOÁI ĐẤT VÀ PHỤC HỒI ĐẤT BỊ SUY THOÁI


Tóm tắt Xem thử

- SUY THOÁI ĐẤT VÀ PHỤC HỒI ĐẤT BỊ SUY THOÁI PGS.TS.
- Chuyên đề “Suy thoái đất và phục hồi đất bị suy thoái” bao gồm nội dung đặc biệt về quản lý và sử dụng đất sản xuất nông lâm nghiệp của ngành khoa học đất và môi trường.
- Cấu trúc chuyên đề này cũng khá đặc biệt: Suy thoái đất là một hậu hoạn bức xúc của môi trường sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi các nhà khoa học đất và khoa học môi trường nông nghiệp phải tìm kiếm, đề xuất được các biện pháp ngăn chặn và khắc phục, đó chính là sự phục hồi đất bị suy thoái.
- Mối liên quan của vấn đề suy thoái đất và phục hồi đất bị suy thoái với các lĩnh vực khoa học khác.
- Khái niệm về suy thoái đất và phục hồi đất bị suy thoái (1) Suy thoái đất là gì?.
- Một loại đất bị suy thoái nghĩa là bị suy giảm hoặc mất đi:.
- (2) Phục hồi đất bị suy thoái là gì?.
- Sự phục hồi đất là cách thức tự trả lại cho đất những tính chất và khả năng sản xuất mà nó từng có trước khi lâm vào tình trạng thoái hóa.
- Một số biện pháp phục hồi đất:.
- Biện pháp kinh tế-xã hội: đầu tư các chương trình/dự án và khắc phục sự thoái hóa đất và phục hồi đất bị suy thoái..
- Mối quan hệ giữa môi trường đến sự thoái hóa và phục hồi đất sản xuất nông lâm nghiệp.
- Mọi sự thay đổi của các điều kiện môi trường đều tác động đến hoặc quá trình thoái hóa đất hoặc phục hồi đất.
- Để xây dựng được cơ sở khoa học và thực tiễn cho các biện pháp ngăn chăn sự thoái hóa đất cũng như xúc tiến phục hồi đất đã bị thoái hóa, cần phải xác định và đánh giá đúng mối quan hệ này..
- Các yếu tố tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình thoái hóa và phục hồi đất cần được xem xét, đánh giá là:.
- Thảm thực vật: các loại cây phủ đất, tàn dư của sản xuất nông nghiệp để lại đất hoặc bị lấy đi hoàn toàn cũng có tác dụng hoặc làm đất bị thoái hóa (nghèo chất hữu cơ, chua hóa, phèn hóa) hoặc phục hồi đất do tăng chất hữu cơ trong đất..
- Các loại đất có nguồn gốc phát sinh khác nhau sẽ bị thoái hóa và có khả năng phục hồi khác nhau..
- Địa hình, địa mạo/dáng đất khác nhau sẽ ảnh hưởng đến xu thế thoái hóa hay phục hồi đất..
- Độ dốc của các loại đất khác nhau tác động đến cường độ và thời gian thoái hóa của đất cũng như khả năng phục hồi đất..
- Trình độ/tập quán sản xuất của cộng đồng ảnh hưởng đến mức độ thoái hóa đất hay có thể bảo vệ và phục hồi được đất..
- Những chương trình nghiên cứu khoa học về thoái hóa và phục hồi đất sản xuất nông lâm nghiệp..
- Hiệu quả áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công tác ngăn chặn thoái hóa đất và phục hồi đất vào thực tiễn sản xuất..
- QUÁ TRÌNH SUY THOÁI ĐẤT VÀ NGUYÊN NHÂN.
- Thế nào là đất bị suy thoái?.
- Nhìn vào bảng phân loại đất Việt Nam hoặc nhìn ra các loại đất trên thế giới, chúng ta sẽ nhận thấy rằng không phải tất cả các loại đất xấu không sản xuất nông lâm nghiệp được đều gọi là đất bị suy thoái.
- xếp vào những loại đất bị suy thoái Ví dụ như đất cát ven biển, đất phèn, đất lầy thụt, đất mặn ven biển, đất phát triển trên đá cát kết..
- Đất bị suy thoái là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất định theo thời gian đã và đang mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu trở thành các loại đất mang đặc tính và tính chất không có lợi cho sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nông lâm nghiệp..
- Tuy nhiên, sau khi đất bị mất rừng và bị con người trồng trọt theo phương thức bản địa lạc hậu thì đất bị thoái hóa, giảm độ màu mỡ nhanh chóng, bị xói mòn rửa trôi vào mùa mưa và bị khô hạn kết von đá ong hóa vào mùa khô.
- Trong chương trình nghiên cứu sự suy thoái đất của các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, những đề tài nghiên cứu về sử dụng đất của con người dẫn đến sự thoái hóa đất là trọng tâm..
- Sự suy thoái đất sẽ dẫn đến:.
- Nguyên nhân của sự suy thoái đất.
- Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự thoái hóa đất.
- Có thể phân ra các loại nguyên nhân gây thoái hóa đất khác nhau để làm cơ sở cho các giải pháp ngăn chặn hoặc khắc phục hiện tượng thoái hóa đất thích hợp và có hiệu quả..
- (1) Nguyên nhân của thoái hóa đất do tự nhiên gây nên.
- Các nhà khoa học đất của Thái Lan đã kịp thời nghiên cứu vùng đất bị sóng thần tác động và cho thấy đất bị sóng bóc hẳn đi lớp đất mặt hoặc nước biển tràn vào gây nhiễm mặn nặng, không còn khả năng sản xuất nông nghiệp..
- Khô hạn, nóng kéo dài: cây trồng không sinh trưởng, phát triển được, dẫn đến đất bị hoang mạc hóa, đất trống, đồi núi trọc.
- Một số vùng cộng với khí hậu khô nóng lục địa, đất bị sa mạc hóa.
- Hiện tượng đất bị hoang mạc hóa và đất trống đồi núi trọc là phổ biến ở nước ta..
- Một số vùng đồi với khí hậu hai mùa mưa và khô cộng với đất bị mất thảm thực vật sẽ dẫn đến bị kết von đá ong hóa.
- Diện tích đất bị kết von hóa ở nước ta khá phổ biến, tầng đất mặt mỏng, lẫn nhiều kết von, độ phì rất thấp, cây trồng sinh trưởng phát triển kém..
- Tại một số vùng đất phù sa ven biển thường thoái hóa do bị mặn hóa và phèn hóa..
- (2) Nguyên nhân của sự thoái hóa đất do con người gây nên.
- Hay nói cách khác, sự thoái hóa của đất trồng do con người gây nên rất phổ biến và bởi nhiều phương thức khác nhau.
- Chỉ sau vài ba năm trồng tỉa, đất bị thoái hóa không còn khả năng sản xuất do đất không còn chất dinh dưỡng, tầng đất mỏng, trơ sỏi đá, thiếu nước.
- Vì vậy, cho dù đất phù sa phì nhiêu màu mỡ, sau một thời gian canh tác độc canh sẽ dẫn đến đất bị thoái hóa theo con đường bạc màu hóa hoặc bạc điền hóa (đất chua, mất phần tử cơ giới limon và sét trên tầng mặt, mất chất hữu cơ, mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng), làm giảm khả năng sản xuất, năng suất cây trồng thấp và bấp bênh..
- Đây là nguyên nhân gây thoái hóa đất phổ biến nhất ở vùng đồng bằng nước ta..
- Đất bị thoái hóa do con người chỉ chú trọng bón phân vô cơ trong sản xuất nông nghiệp.
- Bà con nông dân gọi hiện tượng đất chỉ được bón phân vô cơ là đất bị chai và bị chua hóa.
- Đất bị thoái hóa do bị ô nhiễm chất độc bởi các hoạt động khác của con người như rác thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải của chế biến thực phẩm, làng nghề.
- Nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp và thủy sản quanh các khu dân cư, khu công nghiệp và sản xuất làng nghề bị thoái hóa do ô nhiễm chất độc trở thành các cánh đồng hoang, bãi đất trống.
- Nguyên nhân gây thoái hóa đất này còn gây độc cho con người và sinh vật khi ăn sản phẩm và uống nước ở khu vục.
- Đặc biệt nghiêm trọng khi đất bị nhiễm kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn đo lường quốc gia..
- Đất bị thoái hóa theo hướng nhiễm mặn do con người gây nên.
- Sự thoái hóa đất do nguyên nhân này đang là nguy cơ mất đất sản xuất nông nghiệp của nhiều nông hộ vùng đất cát ven biển miền Trung và vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long.
- Đất bị chua cũng ảnh hưởng đến sự hoạt động vi sinh vật đất, đến chất lượng chất hữu cơ đất và sự tích lũy và chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ đất đến cây trồng..
- Ví dụ: Diễn biến thoái hóa của đất đồi núi tỉnh Sơn La.
- Quá trình tích lũy tuyệt đối sắt nhôm là quá trình thoái hóa đất nghiêm trọng, đất bị đá ong hóa, bị kết von, rất khó khăn hoặc không còn khả năng trồng trọt, hoặc chỉ trồng được những loại cây trồng chịu hạn, chịu đất lẫn sỏi, hạt kết von và có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp (cây thuốc lá, dứa, sả, một số loại cây dược liệu.
- Đất bị kết von đá ong hóa là loại đất bị thoái hóa nghiêm trọng (đất chết), nghèo kiệt dinh dưỡng, thiếu nước và năng suất cây trồng thường rất thấp.
- Trong thực tế chỉ có thể đưa ra những biện pháp tác động vào đất ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa đất theo hướng này chứ rất khó có thể phục hồi đất này trở về đất đồi ban đầu..
- Trên 7 vùng sinh thái của Việt Nam có diện tích đất đồi núi thì các loại đất dốc đã bị chặt phá rừng để sản xuất nông nghiệp đều có hiện tượng đất bị thoái hóa do xói mòn.
- Thoái hóa đất do xói mòn Vùng sinh thái Tỷ lệ đất dốc.
- Tỷ lệ đất thoái hóa do xói mòn.
- Sự thoái hóa đất dốc do xói mòn gây nên dẫn đến đất bị:.
- Rửa trôi các chất dinh dưỡng chủ yếu là các hợp chất sắt, nhôm, các Cation Ca, Mg, đặc biệt là NPK, làm cho đất bị nghèo kiệt dinh dưỡng, đất bị chua..
- Sự thoái hóa đất do quá trình rửa trôi là thể loại đất thoái hóa phổ biến ở nước ta và gây hậu quả khá nghiêm trọng, tạo ra những loại đất có vấn đề/đất bị thoái hóa với diện tích khá lớn..
- Lượng đất bị mất hàng năm từ vài chục tấn/ha trên đất rừng thứ sinh và trồng cây lâu năm trưởng thành đến vài trăm tấn/ha trên đất trống đồi núi trọc.
- Quá trình này thường xảy ra ở các đất đồi núi bị khai phá làm nương rẫy, trồng trọt liên tục với phương thức độc canh, lạc hậu, đất bị thoái hóa, rửa trôi xói mòn mạnh..
- Ví dụ về sự thoái hóa đất do quá trình rửa trôi trên đất dốc vùng đồi núi Sơn La (Hội Khoa học Đất, 2005):.
- Quá trình thoái hóa đất do rửa trôi diễn ra mạnh mẽ và rõ ràng..
- Đất bị nghèo thành phần khoáng sét, chất hữu cơ cũng như các nguyên tố vô cơ do sự rửa trôi hoặc thấm trôi của nước trên bề mặt đất hoặc theo chiều sâu tầng đất.
- Sự khoáng hóa chất hữu cơ mạnh do đất bị khô hạn hoặc quá tơi xốp.
- các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng đều nghèo đến rất nghèo, đất chua toàn phẫu diện (pH từ 3,8 đến 5,0), CEC rất thấp từ 5,8-7,5 cmol/kg đất, thành phần khoáng sét của tầng canh tác chủ yếu là SiO 2 và kaolinit chứng tỏ đất bị thoái hóa sét và chua hóa..
- Đất bị thoái hóa theo hướng nhiễm mặn do:.
- Những khu vực làm muối, đất bị nhiễm mặn mạnh..
- Sự thoái hóa đất do nguyên nhân này đang là nguy cơ mất đất sản xuất nông nghiệp phá sản trong nghề nuôi tôm nước mặn của nhiều nông hộ vùng đất cát ven biển miền Trung và vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long..
- Nhìn chung đất bị mặn hóa sẽ không thể sản xuất nông nghiệp với các loại hình sử dụng đất trồng các loại cây lương thực, thực phẩm hoặc cây ăn quả như ở các vùng đất phù sa.
- Đất bị thoái hóa do bị ô nhiễm chất độc do các hoạt động khác của con người như rác thải và nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải của chế biến thực phẩm, làng nghề.
- Nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp và thủy sản quanh các khu dân cư, khu công nghiệp và sản xuất làng nghề bị thoái hóa do ô nhiễm chất độc, trở thành các cánh đồng hoang, bãi đất trống.
- Nguyên nhân gây thoái hóa đất này còn gây độc cho con người và sinh vật khi ăn sản phẩm và uống nước ở khu vực đất và nước bị ô nhiễm.
- Đặc biệt nghiêm trọng khi đất bị nhiễm kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn đo lường quốc gia.
- Một số hình ảnh đất bị nhiễm chất độc Dioxin do Mỹ rải những năm 70.
- NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH ĐỂ PHỤC HỒI ĐẤT BỊ SUY THOÁI.
- Phục hồi đất là gì?.
- Một số biện pháp phục hồi đất.
- Canh tác đất dốc: Phải đảm bảo chống xói mòn rửa trôi đất, chống hiện tượng đất bị khô hạn, dẫn đến kết von đá ong hóa.
- Đây là biện pháp rất quan trọng trong việc phục hồi khả năng sản xuất và tăng độ phì nhiêu của đất đã bị thoái hóa.
- Để phục hồi các loại đất đã bị thoái hóa bằng thủy lợi, kỹ thuật tưới tiêu nước cũng rất quan trọng.
- Để tiêu nước ở các loại đất bị thoái hóa do úng trũng, cần sử dụng kỹ thuật lên luống/làm giồng đất để hạ mực nước ngầm, đào rãnh tạo dòng chảy thoát nước, đào mương tiêu nước ở những vùng đất thường bị nhiễm mặn, nhiễm phèn..
- Như chúng ta đã biết, hầu hết các loại đất bị suy thoái đều có đặc điểm đặc trưng là nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất, dẫn đến đất xuất hiện nhiều tính chất lý hóa và sinh học xấu của đất như mất kết cấu, khả năng giữ ẩm kém, khả năng hấp phụ thấp, hàm lượng dinh dưỡng đất (độ phì nhiêu đất) thấp.
- Nguyên nhân chính của nhiều loại đất bị suy thoái như ngày nay là do bị khai phá mất lớp thảm thực vật ban đầu (khai hoang phá rừng làm nương rẫy), sử dụng triệt để các nguồn và các sản phẩm hữu cơ của đất trong sản xuất mà không trả lại cho đất lượng hữu cơ nào, không bón hoặc bón rất ít phân hữu cơ cho cây trồng, không đủ lượng hữu cơ đã lấy đi của đất.
- Vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng nhất và được chú ý nhất nhằm phục hồi đất bị suy thoái là biện pháp sinh học/hữu cơ.
- Lượng đất bị xói mòn giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 8 tấn đất/ha/năm, chỉ bằng 1/4 lượng đất bị xói mòn ở phương thức canh tác trồng ngô thuần..
- Tưới nước theo nhu cầu sử dụng nước của các loại cây trồng hoặc tưới tiêu nước để cải tạo đất bị thoái hóa (chua hóa, mặn hóa, phèn hóa)..
- Giống cây trồng thích hợp cho các loại đất, giống chịu được các đặc tính đất bị thoái hóa như chịu chua, chịu thiếu lân, chịu mặn, chịu khô hạn, chịu ngập úng....
- Hiệu quả của bón phân phục hồi đất rõ nhất là duy trì và tăng cường bón phân hữu cơ cho đất, bón vôi khử chua các loại đất bị chua hóa..
- Nhiều thí nghiệm về hiệu quả bón phân cải tạo, cải thiện độ phì đất đã chứng minh rõ rệt tác dụng của phân bón đối với sự phục hồi đất bị thoái hóa.
- Việc đầu tư các chương trình/dự án cải tạo đất và khắc phục sự thoái hóa đất là rất quan trọng.
- Trong các hoạt động/dự án phục hồi đất bị thoái hóa, cần phải chú ý đến tính hiệu quả kinh tế và hiệu quả phát triển xã hội/cộng đồng.
- Trong thực tế, nhiều chương trình/dự án đầu tư phục hồi/cải tạo đất bị thất bại, hoặc người dân không hưởng ứng do tính hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả cải thiện môi trường xã hội không cao, hoặc không đạt yêu cầu như mong muốn..
- Đất đồi núi Việt Nam, Thoái hóa và phục hồi.
- Bài giảng “Thoái hóa và phục hồi đất”