« Home « Kết quả tìm kiếm

Tác động của chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là (1963) và chiến thắng Bình Giã (1964) đến phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN THẮNG ĐẦM DƠI - CÁI NƯỚC - CHÀ LÀ (1963) VÀ.
- CHIẾN THẮNG BÌNH GIÃ (1964) ĐẾN PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN NAM VIỆT NAM.
- Chiến tranh đặc biệt, Ấp chiến lược, Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, Chiến thắng Bình Giã Keywords:.
- Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là (1963) và Chiến thắng Bình Giã (1964) có vị trí lịch sử quan trọng trong tiến trình cách mạng miền Nam, đặc biệt là trong giai đoạn Mỹ và Chính quyền Sài Gòn tiến hành chiến lược Chiến tranh đặc biệt nhằm tiêu diệt cách mạng miền Nam bằng biện pháp “xương sống” là thiết lập Ấp chiến lược.
- Với hai chiến thắng quan trọng này, quân dân miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ đã từng bước phá vỡ hệ thống Ấp chiến lược trên toàn miền Nam, tiến lên đánh bại và góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược Chiến tranh đặc biệt của địch ở miền Nam Việt Nam buộc chúng phải thay đổi chiến lược theo hướng tăng cường can thiệp quân sự và chuyển sang chiến lược Chiến tranh cục bộ..
- Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực hiện Quốc sách Ấp Chiến lược: Từ năm Mỹ áp dụng chiến lược Chiến tranh đặc biệt vào miền Nam Việt Nam hòng dập tắt phong trào cách mạng của ta và cứu nguy cho chính quyền Sài Gòn.
- Chiến lược Chiến tranh đặc biệt lấy lực lượng quân đội Việt Nam cộng hòa làm lực lượng chủ yếu, dưới sự lãnh đạo và chi viện của Mỹ cùng đội ngũ cố vấn quân sự Mỹ, dùng biện pháp quân.
- sự kết hợp với chính trị, tình báo, cảnh sát và chiến tranh tâm lý nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng, tiêu diệt cơ sở Đảng giành lại trận địa nông thôn, kết hợp ngăn chặn biên giới, phong tỏa vùng biển, cắt nguồn chi viện từ miền Bắc vào để cuối cùng đánh bại chiến tranh cách mạng, bóp chết phong trào quần chúng của ta nhằm giành thắng lợi trong thời gian ngắn..
- Để thực hiện được mưu đồ trên, Mỹ - Chính quyền Sài Gòn tiến hành 5 biện pháp lớn: Xây.
- dựng và phát triển quân đội Việt Nam cộng hòa, đặc biệt là xây dựng lực lượng quân địa phương và các binh chủng chống chiến tranh du kích.
- tập trung thực hiện chương trình bình định theo “Quốc sách Ấp chiến lược” để gom dân.
- củng cố chính quyền Sài Gòn các cấp.
- tăng cường cố vấn quân sự và lực lượng yểm trợ Mỹ bao gồm không quân, hải quân, thiết giáp, hậu cần..
- Trước khi đi vào chiến lược Chiến tranh đặc biệt, để đối phó với phong trào cách mạng đang dâng lên mạnh mẽ ở miền Nam, Đế quốc Mỹ cho thực hiện kế hoạch “Chống nổi dậy”.
- Nội dung kế hoạch này là tăng cường viện trợ Mỹ, xây dựng lực lượng, phát triển quân đội, chống du kích tại chỗ, nhằm cứu nguy sự sụp đổ nhanh của chính quyền ở miền Nam.
- Kế đó chúng thực hiện kế hoạch Staley – Taylor là kế hoạch đầu tiên của Chiến tranh đặc biệt.
- Kế hoạch Staley – Taylor nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng và chuẩn bị tiến công miền Bắc.
- Kế hoạch này gồm 2 điểm chủ yếu là Ấp chiến lược để tập trung dân, cô lập lực lượng cách mạng với quần chúng và tăng cường hoạt động quân sự để tiêu diệt lực lượng yêu nước, lực lượng vũ trang cách mạng, tăng cường cố vấn Mỹ vào miền Nam Việt Nam nhằm điều khiển có hiệu quả hơn bộ máy chính quyền quân sự của Việt Nam cộng hòa..
- Để thực hiện kế hoạch trên, trước hết Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa: “điều chỉnh tổ chức theo chiến trường, bố trí chiến lược, giải tán các tổ chức quân khu, chia lãnh thổ thành vùng chiến thuật, khu chiến thuật, tiểu khu (tỉnh), chi khu (quận).
- chú trọng kiện toàn cấp tiểu khu, chi khu nhằm tạo điều kiện cho việc càn quét, bình định từng địa phương có hiệu quả” (Trần Kim Tuyến, 1961)..
- Ở khu vực Tây Nam Bộ, Mỹ và Chính quyền Sài Gòn tập trung lực lượng, phương tiện tổ chức chương trình “bạch hóa” ở hai tỉnh Vĩnh Long và Vĩnh Bình, sau đó nhân rộng mô hình này ra khu vực Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng nhằm bóp nghẹt phong trào cách mạng ở hai vùng căn cứ quan trọng của ta là Đồng Tháp Mười và U Minh – Cà Mau.
- Thêm vào đó, địch còn tăng cường lực lượng quân đội và cảnh sát, củng cố hệ thống tình báo, gián điệp và đặc biệt là tăng cường củng cố hệ thống đồn bót, các cứ.
- điểm, các chi khu để tạo thế càn quét đánh sâu vào căn cứ cách mạng, vùng giải phóng của ta nhằm giành dân, lập ấp chiến lược cũng như bảo toàn các ấp chiến lược mà chúng đã xây dựng được trước đó..
- Tại khu vực miền Đông Nam Bộ, Mỹ và chính quyền Sài Gòn ráo riết triển khai chương trình xây dựng Ấp chiến lược từ năm 1962, chúng chọn Bến Tượng (Bến Cát – Bình Dương) để xây dựng thành ấp chiến lược kiểu mẫu thí điểm cho toàn miền Nam.
- Đối với tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa-Vũng Tàu), chúng xây dựng ấp chiến lược Bình Giã một cách hoàn chỉnh với âm mưu bảo vệ Chi khu Đức Thạnh, đường số 2, đường số 1 và chia cắt Bà Rịa với Long Khánh, bảo vệ hệ thống ấp chiến lược mà chúng thiết lập ở khu vực miền Đông Nam Bộ..
- Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là (1963) ở miền Tây nam Bộ và Chiến thắng Bình Giã (1964) ở miền Đông Nam Bộ là biểu hiện sinh động cho ý chí kiên cường và sáng tạo của quân dân miền Nam trong giai đoạn chống lại chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.
- Với hai chiến thắng vang dội này, quân dân miền Nam đã anh dũng tiến lên, từng bước đánh bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh đặc biệt, làm thất bại quốc sách Ấp chiến lược của chúng..
- 2.1 Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là (1963.
- phá tan âm mưu tiến công Căn cứ Khu ủy miền Tây Nam Bộ của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
- Để bảo vệ các khu vực Ấp chiến lược quan trọng tập trung quanh tuyến Cà Mau – Bạc Liêu và khu vực sông Bảy Háp, địch thiết lập các chi khu Đầm Dơi, Chi khu Cái Nước và cứ điểm phòng thủ Chà Là thành những trung tâm án ngữ, giữ những vị trí hết sức quan trọng nhằm tăng cường lực lượng để địch thực hiện ý đồ chiến lược trên chiến trường Cà Mau – U Minh..
- Chủ trương của Khu uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu, Tỉnh uỷ và lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau là tập trung lực lượng tiêu diệt các chi khu này nhằm tạo thế diệt viện, phá ấp chiến lược, giải phóng, mở rộng vùng căn cứ khu ủy tại U Minh - Cà Mau, phá thế kìm kẹp của địch, góp phần đập tan “Quốc sách ấp chiến lược”.
- Thực hiện chủ trương của Khu uỷ và của Bộ Tư lệnh khu 9, các lực lượng bộ đội chủ lực của Quân khu, của tỉnh cùng bộ đội địa phương và du kích các huyện Đầm Dơi, Cái Nước tập trung tiêu diệt các Chi khu Đầm Dơi, Cái Nước..
- Theo tài liệu Minh Hải 30 năm chiến tranh giải phóng thì: “Đêm ngày 9 rạng ngày 10/9/1963 mở màn chiến dịch, Tiểu đoàn 306 kết hợp với đơn vị vũ trang tỉnh, huyện của Cà Mau nổ súng tiến công trong hơn 2 giờ đồng hồ diệt gọn Chi khu Cái Nước.
- Cũng trong thời gian đó, Tiểu đoàn 306 kết hợp với Tiểu đoàn U Minh 2 tiếp cận cách Chi khu Đầm Dơi 500 m, bọn địch trong chi khu báo động, đưa quân chiếm đường hào, bám công sự phản công ta.
- Nhưng quân ta án binh bất động, nằm im tại chỗ, chờ đến 3 giờ sáng ngày 10/9, khi tiếng súng ở Chi khu Cái Nước im bặt thì bọn địch ở Chi khu Đầm Dơi trở lại trạng thái bình thường.
- Khi đó, quân ta tiếp tục tiếp cận đến 4 giờ sáng nổ súng, 6 giờ sáng quân ta làm chủ Chi khu Đầm Dơi, tiêu diệt 200 tên, thu toàn bộ vũ khí.
- Sau đó, Tiểu đoàn U Minh về hướng nam Chi khu Đầm Dơi tổ chức phòng ngự.
- Đến 14 giờ ngày địch cho trực thăng đến đổ quân cứu viện, lọt vào trận địa phục kích của Tiểu đoàn U Minh, ta chủ động nổ súng khi quân địch chưa tiếp đất, tiêu diệt hơn 100 tên, 5 chiếc trực thăng rơi tại chỗ và bắn bị thương một số chiếc trực thăng khác”.
- Tiếp sau hai trận đánh tiêu diệt hai chi khu Cái Nước và Đầm Dơi, lực lượng vũ trang Quân khu 9 kết hợp với Tỉnh đội Cà Mau tập trung một lực lượng lớn: Tiểu đoàn U Minh (Cà Mau), Tiểu đoàn 306, Tiểu đoàn Pháo cao xạ (18 khẩu 12,7 ly) và bộ đội địa phương quân, lực lượng du kích sở tại tiến đánh cụm đồn căn cứ Chà Là – Giá Ngựa.
- Đúng 0 giờ ngày quân ta nổ súng và nhanh chóng tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Chà Là, bắt sống trên 300 tên, thu toàn bộ vũ khí..
- Theo tài liệu Minh Hải 30 năm chiến tranh giải phóng: “như dự kiến của ta, 10 giờ cùng ngày, địch cho 20 chiếc trực thăng lũ lượt đến đổ quân liên tục vào trận địa, gồm hai trung đoàn 31 và 32 (Sư đoàn 21 chủ lực của Việt Nam cộng hòa).
- Các tiểu đoàn của ta là tiểu đoàn U Minh, tiểu đoàn 306 và tiểu đoàn pháo cao xạ, các lực lượng địa phương quân, du kích tập trung nổ súng, nhằm mục tiêu các đàn trực thăng đổ quân, làm 10 chiếc trực thăng rơi tại chỗ, nhiều chiếc khác bị thương.
- "Trực thăng vận".
- của địch bị thảm bại ở Chà Là, 17 giờ cùng ngày, Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn điều đến mặt trận Chà Là 19 chiếc máy bay vận tải C47 và Dakota, chở Lữ đoàn dù quân tổng dự bị Trung ương, nhảy dù cứu viện Sư đoàn 21.
- Trận đánh này ta tiêu diệt trên 600 tên địch, bắn rơi 19 chiếc trực thăng và Dakota, thu hàng trăm khẩu súng và 500 chiếc dù” (Lê Hồng Lĩnh, 1986)..
- Chiến thắng Chà Là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật đánh bại chiến thuật "Trực thăng vận".
- của Mỹ - Chính quyền Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam, là trận đánh tiêu diệt quân chủ lực Quân đội Sài Gòn nhiều nhất và đánh bại Lữ đoàn quân tổng dự bị của chúng.
- Với chiến thắng này quân ta làm chủ trận địa mặt đất và cả trận địa trên không.
- Chiến thắng Chi khu Cái Nước, Đầm Dơi và Cứ điểm Chà Là mang cả ý nghĩa chiến thuật và cả ý nghĩa chiến lược tạo tiền đề cho quân dân miền Tây Nam Bộ tiến lên phá vỡ hệ thống Ấp chiến lược của địch, giải phóng một vùng nông thôn rộng lớn ở Cà Mau, mở ra tiền đề cho lực lượng vũ trang của ta ở khu 9 quyết đánh quyết thắng, “cho thấy với cách đánh khôn khéo thì một tiểu đoàn của ta không chỉ có thể tiêu diệt một tiểu đoàn địch mà còn có thể đánh quỵ cả một trung đoàn địch thiện chiến” (Quân khu 9, 2013)..
- 2.2 Chiến thắng Bình Giã (1964.
- chiến thắng vang dội của quân dân miền Đông Nam Bộ.
- Tiếp sau những thắng lợi to lớn ở Ấp Bắc và Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là (1963), thực hiện chủ trương Trung ương Cục đề ra nhiệm vụ năm 1964-1965 là tiến công liên tục, kiên quyết làm thất bại kế hoạch Mc.Namara, tạo điều kiện mở ra cục diện mới nhằm tiến lên giành thắng lợi quyết định thì Quân uỷ và Bộ chỉ huy Miền đã quyết định mở chiến dịch trên địa bàn miền Đông Nam Bộ lấy Bình Giã làm điểm quyết chiến của ta.
- Bộ Chỉ huy chiến dịch Bình Giã gồm các đồng chí: Lê Văn Tưởng chính uỷ, Nguyễn Văn Bứa chỉ huy phó, Lê Xuân Lựu phó chính uỷ, Nguyễn Hoà tham mưu trưởng..
- Theo tác phẩm tổng kết Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng biên soạn thì: “Lực lượng chủ công của chiến dịch gồm 2 trung đoàn: Q761 và Q762 của Miền, từ Chiến khu Dương Minh Châu và Long Nguyên vượt đường 13 tập kết về Chiến khu Đ để học tập chính trị và huấn luyện quân sự.
- Sau khi nghiên cứu kỹ địa hình ở khu vực Bà Rịa, Bộ chỉ huy chiến dịch đề nghị Bộ Chỉ huy Miền chấp thuận mở màn là “ấp chiến lược Bình Giã”, với ý đồ kéo chủ lực địch đến đây để tiêu diệt..
- Theo đúng kế hoạch, đêm các đơn vị của ta nổ súng tiến công Bình Giã và pháo kích chi khu Đức Thạnh.
- Địch cho trực thăng đổ quân xuống cứu viện..
- Q762 vận động kịp thời đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 38 và 1 đại đội bảo an, buộc địch phải tháo chạy về ấp Ngãi Giao ven lộ 2.
- Bộ chỉ huy chiến dịch chủ trương gài thế buộc địch kéo thêm lực lượng đến để ta tiêu diệt….
- Chiến dịch tiếp diễn từ 7-12 đến sau gần 100 ngày chiến đấu liên tục, bộ đội chủ lực kết hợp với lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng chính trị của quần chúng, đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.755 tên địch.
- đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến, 1 chi đoàn thiết xa M113, 2 đoàn xe cơ giới, 7 đại đội bảo an, phá huỷ 45 xe các loại, bắn rơi và bắn bị thương 55 máy bay, thu trên 1.000 súng và 100 máy thông ti.
- Kết hợp với mũi tiến công quân sự, nhân dân phá banh, phá rã nhiều ấp chiến lược dọc lộ 2, ven biển Hàm Tân.
- Hầu hết lực lượng dân vệ tan rã.
- Ta giải phóng vùng này và toàn bộ huyện Hoài Đức, mở rộng căn cứ từ Hắc Dịch và Đông Tây lộ 2 nối lên Chiến khu Đ với tỉnh Bình Thuận của Khu 6, mở ra các bến tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường Nam Bộ.
- Một lần nữa chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ bị thất bại.
- Lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam, ta diệt đơn vị nguỵ cấp tiểu đoàn, trong đó có tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ thuộc lực lượng tổng trù bị của Sài Gòn..
- Chiến thắng Bình Giã thể hiện một bước phát triển nhảy vọt của lực lượng vũ trang giải phóng,.
- “đã khẳng định sự cần thiết phải xây dựng bộ đội chủ lực thành quả đấm mạnh đủ sức làm nòng cốt đánh bại cuộc chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ, cũng từ đây Trung đoàn 1 (Q761) được vinh dự mang tên Trung đoàn Bình Giã” (Bộ Quốc phòng, 2013)..
- 3 CHIẾN THẮNG ĐẦM DƠI – CÁI NƯỚC – CHÀ LÀ (1963) VÀ CHIẾN THẮNG BÌNH GIÃ (1964.
- ĐIỂM NHẤN QUAN TRỌNG TRONG PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC Ở NAM BỘ.
- Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là là một dấu mốc quan trọng ghi nhận sự chủ động tiến công tiêu diệt nhiều chi khu của địch trong cùng một thời điểm, chiến thắng này đã làm thay đổi căn bản cục diện chiến trường Cà Mau – U Minh, góp phần củng cố và giữ vững hoạt động của căn cứ Khu ủy Tây Nam Bộ.
- Chiến thắng này còn góp phần tạo thế và lực để quân dân miền Tây Nam Bộ tiến lên phá bỏ hệ thống Ấp chiến lược mà địch nỗ lực thiết lập..
- Trong Tác phẩm Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng đã đánh giá: “đây là một chiến công lớn của quân dân Cà Mau, của đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ chiến tranh đặc biệt, phá rã một mảng lớn Ấp chiến lược ở tuyến sông Bảy Háp, dọc trục lộ Năm Căn, Cà Mau, giải phóng hàng ngàn gia đình khỏi ách kìm kẹp, mở ra vùng căn cứ liên hoàn hai huyện Đầm Dơi và Cái Nước.
- Thắng lợi này khẳng định sự trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt của lực lượng vũ trang ba thứ quân và sức mạnh của nhân dân trong phong trào thi đua giết giặc lập công của toàn khu 9.
- Đây là trận cường tập tiêu diệt chi khu đối phương đầu tiên của Quân khu 9” (Bộ Quốc phòng, 2013)..
- Cùng với chiến thắng Ấp Bắc Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là có một vị trí quan trọng trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt của quân dân toàn miền Nam..
- Từ sau chiến thắng này, các khu vực chạy dọc tuyến Bạc Liêu - Cần Thơ cũng liên tiếp nổi dậy phá vỡ từng mảng ấp chiến lược, tiêu biểu vùng Sóc Trăng đã phá vỡ 141/197 ấp chiến lược trong toàn tỉnh, vùng Vị Thanh, Ngã Bảy - Cần Thơ đã phá vỡ 152/174 ấp chiến lược..
- Tiếp theo đó thắng lợi của quân dân miền Đông Nam Bộ trong Chiến dịch Bình Giã đã làm tan rã nhiều ấp chiến lược của địch ở ven đường số 2, số 15 thuộc các huyện Nhơn Trạch, Đất Đỏ, Long Thành, huyện Hoài Đức cũng được giải phóng..
- Theo Tác phẩm Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng: “Chiến thắng Bình Giã báo hiệu sự phá sản của chiến lược chiến tranh đặc biệt là không thể tránh khỏi, nó góp phần làm thay đổi tương qua lực lượng và thế chiến lược giữa ta và địch” (Bộ Quốc phòng, 2013).
- Và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cũng phải thú nhận: “Mối thất vọng của Washington đối với tình hình quân sự ngày càng tăng lên khi quân đội Sài Gòn bị một cú thất bại trông thấy trong trận đánh ác liệt Bình Giã… Mọi bằng chứng chỉ rõ tình hình sụp đổ cuối cùng của chính phủ Việt Nam là có thể xảy ra” (Bộ Quốc phòng, 2013)..
- Hồ Sơn Đài nhận xét: “Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là của quân dân Tây Nam Bộ và những sáng tạo của quân dân miền Đông Nam Bộ trong nỗ lực đánh bại Quốc sách Ấp chiến lược của địch đã góp phần tích cực cùng quân dân toàn miền Nam làm phá sản hoàn toàn chiến lược Chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ” 5, (tr.
- Như vậy, có thể thấy rằng với những thắng lợi quan trọng giành được trong năm đặc biệt là hai chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là và chiến thắng Bình Giã, quân dân miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ đã đánh bại chiến thuật Trực thăng vận, Thiết xa vận, làm cho chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ rơi vào khủng hoảng và từng bước phá sản.
- Trên đà tiến công, quân dân miền Tây Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ tiến lên phá bỏ các hệ thống Ấp Chiến lược của Mỹ và chính quyền Sài Gòm trên toàn miền Nam, buộc Mỹ phải thừa nhận sự thất bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt vốn được họ tự hào là: “có thể dập tắt cuộc chiến tranh ở nông thôn của cộng sản”.
- Mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ Mỹ và chính quyền Sài Gòn lên đến đỉnh điểm khi Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị ám sát chết..
- Từ đó, Mỹ đẩy mạnh leo thang chiến tranh, từng bước đưa quân đội ngày càng nhiều vào chiến trường miền Nam, tăng cường ném bom đánh phá miền Bắc, chiến trường Việt Nam bước vào giai đoạn mới..
- Âm mưu của Mỹ trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt là tiêu diệt các lực lượng vũ trang của ta, triệt phá các cơ sở cách mạng, bình định miền Nam bằng Quốc sách Ấp chiến lược.
- Vì vậy, cuộc chiến tranh giành dân, chống phá Ấp chiến lược diễn ra hết sức gay go và quyết liệt giữa ta và địch mà địa bàn Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ là một trong những địa bàn tập trung số lượng ấp chiến lược nhiều nhất trên toàn miền Nam.
- Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Trung ương Cục miền Nam, quán triệt quan điểm tiến công, quân và dân Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ đã phát triển cuộc chiến tranh nhân dân lên tầm cao mới, sáng tạo và hết sức linh hoạt.
- Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là và chiến thắng Bình Giã là minh chứng sinh động cho những thành tích mà quân dân Nam Bộ đã đạt được trong chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ và chính.
- quyền Sài Gòn, phá vỡ căn bản hệ thống ấp chiến lược của chúng thiết lập trên toàn miền Nam.
- Tạo thế và lực để quân dân miền Tây Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ tiến lên phá vỡ các hệ thống ấp chiến lược trong toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
- Thắng lợi này đã chứng minh sự chỉ đạo chiến lược của Đảng là đúng đắn, từ sau chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là và chiến thắng Bình Giã quân dân miền Nam tiếp tục tiến công địch trên nhiều mặt trận, từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, đưa đất nước đến ngày toàn thắng..
- Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội..
- Lê Hồng Lĩnh (1986), Minh Hải 30 năm chiến tranh giải phóng Nxb Cà Mau, Cà Mau..
- Quân khu 9 (2013), Kỷ yếu hội thảo 50 năm chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là (1963-2013.
- Tình hình công tác xây dựng ấp chiến lược Việt Nam cộng hòa trong thời gian từ tháng 3/1962 đến Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Tp.
- Trần Kim Tuyến, Chủ trương và đường lối quốc sách ấp chiến lược của Việt Nam cộng hòa, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Tp