« Home « Kết quả tìm kiếm

Tác động của webquest đối với hứng thú học tập môn ngữ văn trung học phổ thông


Tóm tắt Xem thử

- Phương pháp WebQuest, hứng thú học tập, chỉ số, tương tác.
- Vận dụng các phương pháp dạy học như thế nào để đạt hiệu quả là một vấn đề đòi hỏi mỗi giáo viên phải chủ động và sáng tạo trong quá trình dạy học.
- Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bàn về tác động của việc vận dụng phương pháp WebQuest vào dạy học môn Ngữ Văn, mà cụ thể là phần văn học trung đại lớp 11 ở trường THPT.
- Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất các dạng bài tập WebQuest phù hợp với điều kiện học tập ở Việt Nam nhằm kích thích tinh thần tự học, tự nghiên cứu và hứng thú học tập ở các em học sinh..
- Khi giảng dạy tác phẩm Văn học trung đại Việt Nam trong nhà trường phổ thông, giáo viên dễ nhận thấy đa phần học sinh không hứng thú bởi các em thiếu “kiến thức nền” để tiếp nhận.
- Nhưng để sử dụng thế nào vào thực tế giảng dạy, giúp học sinh khai thác các nguồn thông tin từ Internet trong quá trình học tập thì đó là một câu hỏi.
- Trong các phương pháp dạy học tích cực đó, chúng tôi chú trọng đến việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin, Internet vào trong dạy học nhằm tăng hứng thú học tập môn Ngữ văn cho người học.
- Chính vì thế, việc sử dụng WebQuest vào giảng dạy và học tập Ngữ văn cho học sinh THPT là rất cần thiết và có ý nghĩa trong.
- Ông đã chỉ ra những hạn chế của việc sử dụng Internet và định hướng việc sử dụng nó như thế nào qua phương pháp WebQuest..
- Với các bằng chứng cụ thể, tác giả đã khẳng định sự cần thiết cũng như những giá trị lớn mà phương pháp WebQuest mang lại.
- Nó phụ thuộc nhiều vào phương pháp sư phạm của giáo viên.”.
- Nguyễn Văn Cường- Bernd Meier (2011) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Phương pháp WebQuest là một PPDH, trong đó HS tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn.
- Phương pháp WebQuest có thể được sử dụng ở tất cả các loại hình trường học.
- Phương pháp WebQuest có thể sử dụng trong mọi môn học..
- Ngoài ra, phương pháp này còn rất thích hợp cho việc dạy học liên môn..
- Nó không phải là website bởi xét về mục đích, website là để mọi người truy cập, tìm kiếm thông tin, còn WebQuest là công cụ để hỗ trợ cho HS khi học với phương pháp WebQuest..
- Đặt câu hỏi, vấn đề nhằm đánh thức hứng thú của học sinh..
- Đánh giá (Evaluation).
- Chúng tôi hướng đến việc đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Ngữ văn đặc biệt là phần Văn học Việt Nam trung đại trong nhà trường THPT kho vận dụng phương pháp dạy học WebQuest..
- Chúng tôi đã thử nghiệm, kiểm chứng trong thực tế giảng dạy sử dụng phương pháp WebQuest cho 36 học sinh lớp 11 ở trường THPT Hoàng Thái.
- Chúng tôi chia quá trình thực nghiệm thành 2 giai đoạn nhỏ:.
- Giai đoạn 1: chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên cơ sở bám sát hướng dẫn cụ thể từng thao tác của bài tập để học sinh làm quen với phương pháp khá mới lạ.
- Giai đoạn 2: chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên cơ sở giao quyền cho các nhóm trưởng, các thành viên chủ động trong việc lên kế hoạch, chủ động đề xuất cách thức trình bày.
- sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề song song với hứng thú học tập của từng học sinh cũng như cả tập thể lớp..
- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong phạm vi Văn học trung đại Việt Nam lớp 11, học kì I với một số bài để đánh giá tác động của phương pháp WebQuest:.
- Chúng tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm bài: Thương vợ (Trần Tế Xương).
- Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành soạn 2 giáo án..
- Dữ liệu mà chúng tôi thu được sau thực nghiệm gồm: bài thuyết trình của các nhóm.
- phiếu dự giờ đánh giá mức độ hứng thú..
- Trong tất cả các bài dạy thực nghiệm, chúng tôi đều vận dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học.
- Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi chú trọng đến sản phẩm WebQuest.
- Sản phẩm này được chúng tôi thu nhận và đánh giá 2 lần.
- Sản phẩm của các nhóm được các em trực tiếp đăng lên Web (facebook và trang Web học tập do giáo viên tạo lập).
- Từ sản phẩm của các nhóm, chúng tôi đưa ra được những nhận xét đánh giá như sau:.
- Vào thời điểm đầu khi các em còn chưa quen với phương pháp học tập mới nên giáo viên sẽ cùng tham gia làm việc với các nhóm để có những hướng dẫn kịp thời khi các em gặp khó khăn.
- Thông qua những quan sát của giáo viên chúng tôi ghi nhận được thái độ làm việc nghiêm túc của các nhóm trưởng và thành viên.
- Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đánh giá mức độ hứng thú của các em thông qua phiếu ghi nhận của từng nhóm trưởng..
- Chúng tôi nhận thấy, tất cả các nhóm đều hoàn thành đúng thời gian mà bài tập yêu cầu..
- Về nội dung của các sản phẩm: chúng tôi nhận thấy mỗi nhóm có cách tiếp cận vấn đề khác nhau.
- Chúng tôi nhận thấy các em đã có khả năng khái quát được vấn đề, đưa ra được những nhận xét khá thú vị.
- Qua các bài áp dụng phương pháp mới, chúng tôi nhận thấy ban đâu do những hạn chế về điều kiện sử dụng facebook nên trong lớp thực nghiệm chỉ có 12 HS truy cập được để góp ý với bạn và trao đổi với GV về chủ đề thực hiện để điều chỉnh trước khi trình bày trên lớp.
- Chúng tôi ghi nhận được tất cả có 17 lượt góp ý chia sẻ.
- Sau khi các nhóm tiến hành đăng bài, chúng tôi ghi nhận có 24 lượt góp ý qua lại cho phần trình bày của các nhóm.
- Trong quá trình thuyết trình học tập của các em, chúng tôi ghi nhận sự hào hứng, phấn khởi của các em khi được trình bày.
- Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, tuy nhiên chúng tôi ghi nhận được sự cố gắng và tinh thần làm việc nghiêm túc của các nhóm.
- được chúng tôi phân tích cụ thể bên dưới trong phần đánh giá phiếu quan sát của giáo viên dự giờ..
- Những tiết dạy đó được chúng tôi tổ chức, hướng dẫn các em HS làm quen với cách làm việc nhóm, cách thiết kế trình chiếu, thuyết trình....
- Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy phương pháp WebQuest đã tác động đến nhận thức của các em trong học tập: từ thụ động tiếp nhận các em đã chủ động và sáng tạo hơn.
- Trong mỗi tiết dạy, chúng tôi có nhờ GV trong tổ bộ môn đến dự giờ và ghi nhận vào phiếu quan sát tiết học.
- Dựa vào phần ghi nhận đó, chúng tôi đánh giá mức độ hiểu bài, tích cực và hứng thú của.
- học sinh cũng như những tác động khác của phương pháp này..
- Cụ thể, giáo viên dựa vào bảng sau để quan sát và ghi nhận mức độ hứng thú của học sinh trong tiết học:.
- Bảng 3 : Quan sát mức độ hứng thú của học sinh trong tiết học THỜI GIAN.
- (phút) MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH.
- Các số từ 1 10 là chỉ số phần trăm các mức độ tích cực, hứng thú của học sinh..
- B: chỉ mức độ cảm xúc của học sinh trong giờ học..
- Kết quả quan sát của đợt thực nghiệm thứ nhất qua bài “Thương vợ” –Trần Tế Xương chúng tôi ghi nhận như sau:.
- Học sinh chỉ đạt được mức hứng thú cao khi giáo viên tổ chức thảo luận nhóm và diễn giảng..
- Học sinh vẫn luôn duy trì ở mức độ hứng thú cao, nhất là khi các nhóm trình bày, tranh luận, trao đổi về nội dung của bài tập WebQuest..
- Nhìn vào bảng sau chúng ta sẽ đánh giá được mức độ của các chỉ số ở lớp thực nghiệm khi giáo viên áp dụng phương pháp WebQuest:.
- Các chỉ số A (tập trung chú ý), chỉ số B (cảm xúc), chỉ số C (mức độ tham gia) của học sinh duy trì ở mức khá cao và bền vững.
- số D (tâm thế) có giảm suốt ở khoảng thởi gian từ 30-35 phút do lúc giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp diễn giảng cũng như lúc đánh giá bài học.
- như thuyết trình sản phẩm, tâm thế học tập của các em là khá tốt..
- Chúng tôi cũng sử dụng diễn giảng, phát vấn, thảo luận kết.
- hợp với việc sử dụng phương pháp WebQuest và thuyết trình..
- Chúng tôi áp dụng bài tập WebQuest kết hợp với thuyết trình cho 2 nội dung: hoàn cảnh lịch sử của “Chiếu cầu hiền” và những sĩ phu Bắc hà ra phục vụ cho triều Tây Sơn.
- Biểu đồ 2: Sự dao động các chỉ số mức độ hứng thú của học sinh trong bài “Chiếu cầu hiền”.
- Chúng tôi nhận thấy khi bắt đầu bài học, các em học sinh đã có tâm thế khá tốt.
- Đặc biệt, khi chúng tôi tổ chức các em thuyết trình nội dung 2 thì mức độ hoạt động, hợp tác của các em là tích cực.
- Nhìn chung qua hai đợt thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng khi áp dụng phương pháp dạy học WebQuest cho các bài học thì mức độ hứng thú của học sinh có tăng hơn khi giảng dạy bình thường..
- Ở giai đoạn thực nghiệm 1: học sinh bước đầu làm quen với phương pháp mới cho nên chúng tôi nhận thấy các em tỏ ra còn lúng túng, chưa quen với cách học tập mới.
- Ở giai đoạn này, chúng tôi đánh giá mức độ hứng thú của các em ở 2 khoảng thời gian: ở trên facebook, web và khi các em tham gia thuyết trình thảo luận trực tiếp trên lớp.
- Qua bảng đo các chỉ số hứng thú trong quá trình dự giờ của các giáo viên khác, chúng tôi cũng nhận thấy được sự thay đổi của các chỉ số tích.
- Trong khoảng thời gian này, giáo viên thu nhận các bảng ghi nhận của nhóm trưởng cũng như sẽ đánh giá các nhóm, học sinh qua bài tập các em đăng lên web và nội dung các em chia sẻ trên lớp học.
- Trong giai đoạn này chúng tôi nhận thấy các chỉ số A-B-C-D là ổn định trong suốt tiết học..
- Điều này phản ánh được phương pháp WebQuest đã tác động khá lớn đến sự hứng thú học tập của các em.
- Từ những phân tích trên, chúng tôi nhận thấy phương pháp này đã tác động đến kĩ năng vận dụng Internet vào học tập đã tăng lên.
- Đồng thời kết quả học tập của các em đã có nhiều tiến bộ đáng kể sau khi tiếp cận với phương pháp học tập mới..
- Tính sư phạm là một biểu hiện của phương pháp mà chúng tôi sử dụng.
- Phương pháp WebQuest đáp ứng mục tiêu giáo dục, đào tạo đề ra khi dạy tác phẩm Văn học trung đại Việt Nam..
- Trong quá trình áp dụng phương pháp, chúng tôi luôn luôn đảm bảo học sinh nắm vững kiến thức qua cách học tập tương tác giữa HS-HS, giữa HS- GV.
- Học tập theo phương pháp này, HS được tự mình trải nghiệm, chiếm lĩnh kiến thức từ kho tài nguyên vô cùng phong phú mà trước nay các em vẫn thường tiếp xúc nhưng chưa biết cách tận dụng, khai thác nó..
- Phương pháp dạy học WebQuest còn có tính thiết thực rất cao.
- Vận dụng các phương pháp khác kết hợp với Webquest thực sự đem đến cho các em thói quen làm việc nghiêm túc, có kế hoạch.
- Phương pháp này hoàn toàn phù hợp theo hướng dạy học mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai, đó là phát triển kĩ năng và hình thành năng lực của học sinh..
- Tính khả thi là một điều quan trọng của phương pháp WebQuest.
- Khi dạy học Văn học Việt Nam trung đại nói riêng và Ngữ văn nói chung việc vận dụng WebQuest phối hợp cùng với các phương pháp dạy học khác thực sự mang lại những hiệu quả tích cực.
- Tính khả thi trước tiên theo hướng nghiên cứu của chúng tôi là bước đầu tạo nên hứng thú học tập cho các em nhưng trên thực tế phương pháp này còn góp phần phát triển cũng như hình thành những năng lực khác cho HS.
- Điều này đã được thể hiện trên kết quả thực nghiệm khả quan mà chúng tôi đã phân tích bên trên..
- Cũng như bất kì một phương pháp dạy học nào khác, WebQuest vừa có mặt mạnh và cũng vừa có những hạn chế nhất định.
- Nhưng nhìn một cách khái quát và toàn diện, WebQuest thực sự là một phương pháp tiên tiến và phù hợp với tiến trình đổi mới giáo dục.
- Phương pháp này tỏ ra hiệu quả khi giúp học sinh tự mình tìm hiểu, nắm vững kiến thức thông qua những trải nghiệm thực tế của bản thân từ đó hình thành tư duy cần thiết cho việc học tập cũng như trong cuộc sống sau này..
- Trong sự phối hợp với các phương pháp dạy học khác như hợp tác, thuyết trình, quan sát, dự án cùng các kĩ thuật dạy học, WebQuest tỏ ra vô cùng hiệu quả trong dạy học đặc biệt giữa thời buổi mà công nghệ thông tin và Internet đang phát triển nhanh chóng như hiện nay.
- Ngoài mục tiêu dạy học theo chương trình thì việc sử dụng WebQuest cũng hình thành cho học sinh thói quen khai thác Internet như một kênh học tập hiệu quả..
- Chúng tôi tin rằng nếu khắc phục những hạn chế khách quan và phối hợp với các phương pháp khác thì chắc chắn WebQuest sẽ là một phương pháp dạy học hiệu quả trong dạy học Ngữ văn trong thời gian tới khi mà cả nước đang trên lộ trình thay đổi chương trình và sách giáo khoa theo hướng mới..
- Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Giáo trình phương pháp dạy đọc văn bản.
- Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường TH.
- Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản