« Home « Kết quả tìm kiếm

Tác động về mặt tài chính và dự đoán khả năng xuất hiện dịch bệnh của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.130 TÁC ĐỘNG VỀ MẶT TÀI CHÍNH VÀ DỰ ĐOÁN KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN DỊCH BỆNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH Ở TỈNH SÓC TRĂNG Nguyễn Thị Kim Quyên, Huỳnh Văn Hiền và Lê Thị Ngọc Anh.
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2016 đến 12/2016 thông qua phỏng vấn trực tiếp 100 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) thâm canh gồm 50 hộ có ao tôm không bị bệnh và 50 hộ có ao tôm bị bệnh nhằm đánh giá tác động về mặt tài chính của dịch bệnh trong mô hình nuôi TTCT thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất thu hoạch của những hộ có ao tôm bị bệnh tấn/ha/vụ) thấp hơn nhiều so với những hộ có ao tôm không bị bệnh tấn/ha/vụ).
- Những hộ có ao tôm bị bệnh lỗ trung bình 142±107 triệu đồng/ha/vụ, trong khi những hộ có ao tôm không bị bệnh có lợi nhuận trung bình là 465±235 triệu đồng/ha/vụ.
- Qua phân tích hồi quy Binary Logistic xác định được ba yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện dịch bệnh là mực nước ao nuôi, mật độ thả, xét nghiệm con giống.
- Khó khăn điển hình nhất của mô hình này vẫn là dịch bệnh..
- Tác động về mặt tài chính và dự đoán khả năng xuất hiện dịch bệnh của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng.
- về tác động của dịch bệnh lên hiệu quả tài chính của mô hình, đề tài “Tác động của dịch bệnh lên hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện nhằm đánh giá tác động về mặt tài chính của dịch bệnh trong mô hình nuôi TTCT thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện dịch bệnh trên mô hình nuôi TTCT thâm canh.
- từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế các tác động của dịch bệnh và nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình nuôi TTCT thâm canh..
- Đây là hai huyện đại diện cho mô hình nuôi TTCT thâm canh của tỉnh..
- Nội dung thu thập gồm các số liệu về diện tích, sản lượng, dịch bệnh, thuận lợi, khó khăn của mô hình nuôi..
- của người dân, tôm nuôi chỉ được thu hoạch sớm khi có bệnh và nếu tôm được thu hoạch từ sau 60 ngày nuôi thì hộ nuôi sẽ không bị thua lỗ về mặt tài chính, do đó, cơ sở để phân chia nhóm hộ có ao tôm bị bệnh và không bị bệnh sẽ lấy thời điểm thu hoạch làm mốc để xác định hộ có ao tôm bị bệnh (thu trước 60 ngày nuôi) và hộ có ao tôm không bị bệnh (thu hoạch sau 60 ngày nuôi).
- Tổng cỡ mẫu là 356, sau đó dựa vào tiêu chí thời điểm thu hoạch để lựa chọn ra 100 hộ, trong đó gồm 50 hộ có ao tôm không bị bệnh (có thời gian nuôi đến khi thu hoạch.
- 60 ngày) và 50 hộ có ao tôm bị bệnh (thời điểm thu hoạch <.
- Các thông tin được phỏng vấn bao gồm: thông tin chung về chủ hộ (tên, tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, loại hình, quy mô sản xuất), thông tin về hoạt động nuôi (diện tích nuôi, số ao nuôi, độ sâu mực nước, số vụ nuôi, mật độ thả, kích cỡ con giống, thời gian nuôi, hệ số FCR, tổng sản lượng), thông tin về dịch bệnh (loại bệnh, diện tích nuôi, diện tích bị thiệt hại), thông tin về tài chính (chi phí cố định, chi phí biến đổi, doanh thu, lợi nhuận), những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi TTCT..
- Dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện dịch bệnh trên mô hình nuôi TTCT thâm canh.
- Đa số các hộ nuôi sử dụng lao động gia đình, chỉ có 31% hộ có ao tôm không bị bệnh và 18% hộ có ao tôm bị bệnh thuê lao động.
- Những hộ có ao tôm bị bệnh thuê lao động nhiều hơn do có diện tích nuôi lớn, nhiều ao nuôi hơn nên cần nhiều lao động để có thể chăm sóc và quản lý ao nuôi (Bảng 1).
- Kinh nghiệm nuôi TTCT của hộ có ao tôm không bị bệnh cao hơn so với những hộ có ao tôm bị bệnh.
- Tuy nhiên, các chỉ tiêu giữa hộ có ao tôm bị bệnh và không bị bệnh cũng không quá khác biệt vì khảo sát này được thực hiện ở cùng một vùng..
- Tuổi của chủ hộ nuôi TTCT (tuổi a 47,9±11,5 a 48,3±12,3.
- Số lao động tham gia mô hình (người/hộ a 2,12±1,12 a 2,14±1,07 Số lao động thuê thường xuyên (người/hộ a 4,00±2,28 b 2,75±2,38 Số năm kinh nghiệm nuôi tôm (năm a 10,9±3,89 a 10,8±4,15 Số năm kinh nghiệm nuôi TTCT (năm a 3,62±1,14 a 3,67±1,13 Ghi chú: Có cùng chữ cái trong cùng một hàng thì có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Về trình độ học vấn, các chủ hộ có ao tôm không bị bệnh có trình độ cao hơn các hộ có ao tôm bị bệnh với 18% số hộ có trình độ đại học/cao đẳng trong khi có đến 42% hộ có ao tôm bị bệnh có trình độ cấp 2 (Bảng 2).
- 3.2 Khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT ở tỉnh Sóc Trăng.
- Quy mô sản xuất của hộ có ao tôm không bị bệnh nhỏ hơn các hộ có ao tôm bị bệnh.
- Các chỉ tiêu về tổng diện tích đất, diện tích mặt nước và diện tích ao thì hộ có ao tôm không bị bệnh đều nhỏ hơn hộ có ao tôm bị bệnh.
- Diện tích ao lắng trung bình của hộ có ao tôm không bị bệnh là m 2 /hộ, cao hơn so với những hộ có ao tôm bị bệnh m 2 /hộ).
- Những hộ có ao tôm không bị bệnh đã ý thức được tầm quan trọng của ao lắng nên đã đầu tư nhiều hơn vào ao lắng.
- Kết quả khảo sát từ Bảng 3 cho thấy độ sâu ao nuôi trung bình của hộ có ao tôm không bị bệnh và hộ có ao tôm bị bệnh tương ứng là 1,46±0,12 m và 1,22±0,22 m.
- Độ sâu ao nuôi càng lớn thì tôm càng ít khả năng bị bệnh do tôm có không gian rộng để sống và hoạt động, không bị chèn ép nhau..
- Bảng 3: Kết cấu hệ thống ao nuôi TTCT.
- Hộ có ao tôm bị bệnh có thời gian nuôi ngắn hơn do việc nhiễm bệnh dẫn đến yêu cầu thu hoạch sớm ngày/vụ) hoặc bỏ ao.
- Thời gian nuôi trung bình của hộ có ao tôm không bị bệnh là 83,2±11,1 ngày/vụ, kết quả này gần bằng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2014) ở Cà Mau là 87,4±16,4 ngày/vụ (Bảng 4)..
- Những hộ có ao tôm bị bệnh thường thả giống với mật độ cao hơn con/m 2 ) so với những hộ có ao tôm không bị bệnh con/m 2.
- Những hộ có mật độ tôm thả cao hơn có xu hướng dễ bị bệnh hơn do mất cân bằng trong ao nuôi, thiếu thức ăn dẫn đến dịch bệnh.
- Bảng 4: Thông tin về kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT.
- Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) trung bình của hộ có ao tôm không bị bệnh là 1,13 thấp hơn so với những hộ có ao tôm bị bệnh .
- Nguyên nhân là do sản lượng tôm thu hoạch được của những hộ có ao tôm bị bệnh là rất ít so với lượng thức ăn đã bỏ ra.
- Những hộ có ao tôm không bị bệnh có thời gian nuôi lâu hơn do đó kích cỡ tôm thu hoạch con/kg) cũng lớn hơn nhiều so với hộ có ao tôm bị bệnh (152±37,0 con/kg).
- Năng suất của hộ có ao tôm bị bệnh thấp hơn nhiều so với những hộ có ao tôm không bị bệnh (thiệt hại hơn 6 tấn/ha/vụ), mức thiệt hại này là rất lớn (Bảng 4) cho thấy dịch bệnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thua lỗ đối với những hộ nuôi TTCT ở Sóc Trăng..
- 3.3 Một số thông tin tài chính của mô hình nuôi TTCT thâm canh.
- Chi phí cố định của hộ có ao tôm không bị bệnh.
- là 56,4±29,8 triệu đồng/ha/vụ, thấp hơn những hộ có ao tôm bị bệnh triệu đồng/ha/vụ), chiếm lần lượt là 14,0% và 34,2% trong tổng chi phí, chủ yếu là chi phí khấu hao cho việc đào ao, hệ thống quạt nước, xây cống, hệ thống cấp nước và máy bơm..
- Chi phí thức ăn của hộ có ao tôm bị bệnh chiếm tỷ lệ 37,5% thấp hơn so với những hộ có ao tôm không bị bệnh là 58,6%.
- Hộ có ao tôm không bị bệnh có thời gian nuôi lâu hơn nên tốn nhiều chi phí thức ăn vào giai đoạn sau.
- Đối với những hộ có ao tôm không bị bệnh thì chi phí thuốc, hóa chất chỉ chiếm 10,4%.
- còn những hộ có ao tôm bị bệnh chi phí thuốc, hoá chất chiếm đến 21,7% trên tổng chi phí biến đổi..
- Tổng chi phí đầu tư cho mô hình nuôi TTCT của hộ có ao tôm không bị bệnh là 402±233 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn không quá nhiều so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền triệu đồng/ha/vụ) và cao hơn rất nhiều so với chi phí đầu tư cho mô hình của hộ có ao tôm bị bệnh (190±111 triệu đồng/ha/vụ) do những hộ này đầu tư nhiều chi phí vào giai đoạn sau, nhất là chi phí thức ăn (Bảng 5)..
- Giá bán trung bình của TTCT của hộ có ao tôm không bị bệnh cao hơn so với hộ có ao tôm bị bệnh hơn 85 ngàn đồng/kg do những hộ này.
- Kết quả khảo sát hầu hết các hộ nuôi TTCT đều bán cho thương lái ở trong và ngoài tỉnh.
- Giá thành TTCT của hộ có ao tôm không bị bệnh thấp hơn hộ có ao tôm bị bệnh (tương ứng là 51,1±3,97 nghìn đồng/kg và 196±185 nghìn đồng/kg), do những hộ có ao tôm không bị bệnh tốn ít chi phí cho việc trị bệnh, trong khi các hộ có ao tôm bị bệnh có vốn đầu tư ban đầu nhiều nhưng sản lượng tôm thu được không cao..
- Bảng 5: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi TTCT.
- Tổng doanh thu trung bình của hộ có ao tôm không bị bệnh là 881±444 triệu đồng/ha/vụ cao hơn các hộ còn lại triệu đồng/ha/vụ)..
- Những hộ có ao tôm bị bệnh đa số có lợi nhuận âm, chỉ có 3 hộ (3%) có lợi nhuận dương khi tình trạng tôm bệnh xảy ra trễ hơn những hộ khác.
- Lợi nhuận bình quân của những hộ có ao tôm không bị bệnh là 465±235 triệu đồng/ha/vụ, thấp hơn so với.
- Tỷ suất lợi nhuận của hộ có ao tôm không bị bệnh và bị bệnh lần lượt là 1,39±0,68 và lần, như vậy tỷ suất lợi nhuận của những hộ có ao tôm không bị bệnh cao hơn rất nhiều lần so với những hộ có ao tôm bị bệnh (Bảng 5)..
- Bảng 6: Lợi nhuận của hộ nuôi TTCT theo từng giai đoạn thu hoạch (triệu đồng/ha/vụ).
- Những hộ thu hoạch tôm vào tháng thứ 1 và tháng trước tháng thứ 2 (1, tháng rưỡi) đều có lợi nhuận âm do tôm bệnh phải thu hoạch sớm, một số hộ gần như mất trắng khi tôm bị bệnh lúc còn quá nhỏ.
- Những hộ thu tôm càng sớm thì mức thua lỗ càng nhiều.
- Các chỉ tiêu khác biệt từ Bảng 7 cho thấy tỷ lệ xử lý nước thải ở những hộ có ao tôm không bị bệnh cao hơn so với những hộ còn lại (78% so với 58.
- Do đó, những hộ có xử lý chất thải sẽ giảm được nguy cơ tôm bị bệnh.
- Khảo sát, cho thấy những hộ có ao tôm không bị bệnh có tỷ lệ xử lý bùn là 92% cao hơn so với những hộ có ao tôm bị bệnh (64.
- Như vậy, những hộ nuôi có ao tôm không bị bệnh do đã ý thức được tầm quan trọng của việc xử lý bùn, giảm khả năng xuất hiện bệnh trên tôm..
- Các hộ có ao tôm bị bệnh thường có xu hướng chọn tôm chưa qua xét nghiệm do chi phí rẻ hơn giống có xét nghiệm.
- Chỉ có 22% hộ có ao tôm bị bệnh chọn tôm giống có xét nghiệm..
- Đa số các hộ nuôi sau khi phát hiện tôm bị bệnh đều sử dụng thuốc để trị bệnh cho tôm tuy nhiên hiệu quả trị bệnh không cao, đối với những hộ có ao nuôi bị bệnh nặng thì thường thu hoạch sớm.
- Việc áp dụng các biện pháp trị bệnh khi tôm bị nhiễm bệnh không mang lại hiệu quả đáng kể (Nguyễn Thị Kim Quyên và ctv., 2012).
- Bảng 8: Một số bệnh trong mô hình nuôi TTCT tại tỉnh Sóc Trăng.
- 3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện dịch bệnh trên tôm nuôi.
- Sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện dịch bệnh trên mô hình nuôi TTCT thâm canh tại Sóc Trăng trong trường hợp hộ có ao tôm bị bệnh và hộ có ao tôm không bị bệnh (0= không bệnh.
- Bảng 9: Kết quả kiểm định tính chính xác của mô hình.
- Tỷ lệ chính xác dự báo chung của mô hình hồi quy tương quan Logistic 98,0 (Nguồn: Kết quả hồi quy Binary Logistic, 2016).
- Bảng 10: Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Binary Logistic.
- Kết quả phân tích mô hình có giá trị -2 LL=.
- giá trị này khá thấp, thể hiện mức độ phù hợp khá tốt của mô hình.
- Snell R Square đạt 0,692, trong khi đó hệ số tương quan Nagelkerde R Squre đạt tới 0,923, khẳng định rằng khoảng 92,3% variance của mô hình đã được.
- Trong 50 hộ có ao tôm không bị bệnh, mô hình đã dự đoán đúng 49 hộ, mức độ chính xác là 98%, trong khi 50 hộ có ao tôm bị bệnh mô hình đã dự đoán đúng 49 hộ, mức độ chính xác là 98%.
- báo chung của toàn mô hình này là 98% cho thấy mô hình dự báo này khá tốt (Bảng 9)..
- Từ các kết quả trên viết được mô hình hồi quy như sau:.
- Ao nuôi có mực nước sâu hơn sẽ có lượng nước nhiều hơn, không gian sống của tôm sẽ rộng hơn, tôm không bị chèn ép lẫn nhau dẫn đến khả năng xuất hiện dịch bệnh thấp.
- Những hộ có mật độ thả giống càng cao thì khả năng xuất hiện dịch.
- Theo kết quả khảo sát, những hộ thả nuôi với mật độ cao thường dễ nhiễm bệnh hơn vì gây mất cân bằng trong ao nuôi, có thể dẫn đến thiếu thức ăn cho tôm.
- Xét nghiệm con giống có tương quan nghịch đến xác suất dịch bệnh xuất hiện (β = -9,89).
- Tỷ lệ thả con giống có xét nghiệm càng cao thì khả năng xuất hiện dịch bệnh càng thấp hơn.
- Thực tế cho thấy, phần lớn những hộ có tôm không bệnh đều có xét nghiệm tôm giống trước khi thả nuôi..
- 3.7 Những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi TTCT thâm canh.
- Thuận lợi lớn nhất của người nuôi TTCT là gần hệ thống sông lớn (42.
- Mặt khác, mô hình còn tận dụng được nguồn lao động gia đình nên giảm thiểu được chi phí, tăng lợi nhuận cho người nuôi (Hình 3)..
- Hình 3: Thuận lợi của mô hình nuôi TTCT (Nguồn: Kết quả khảo sát Khó khăn.
- Mô hình nuôi TTCT đem lại lợi nhuận cao nhưng người nuôi cũng gặp không ít khó khăn, nhất là dịch bệnh (39.
- Khó khăn thứ 2 là thiếu vốn (20%) do mô hình cần nhiều vốn đầu tư.
- Hình 4: Khó khăn của mô hình nuôi TTCT (Nguồn: Kết quả khảo sát, 2016) 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
- Những hộ nuôi TTCT quy mô nhỏ hơn, diện tích ao lắng lớn hơn thường là những hộ có ao tôm không bị bệnh do dễ quản lý và xử lý được nước cấp.
- Hộ có ao tôm bị bệnh thường thả tôm nuôi với mật độ cao hơn rất nhiều trong khi độ sâu mực nước lại thấp hơn nên tôm nuôi dễ nhiễm bệnh hơn..
- Các hộ có ao tôm không bị bệnh có chi phí đầu tư cao hơn so với hộ có ao tôm bị bệnh do nuôi khoảng thời gian dài hơn, tuy nhiên lại tốn nhiều chi phí thuốc, hóa chất phòng trị bệnh hơn..
- Tôm bị bệnh khi mới thả nuôi (nhất là giai đoạn một tháng trở xuống) sẽ gây thiệt hại lớn nhất về mặt tài chính..
- Nuôi với quy mô vừa phải và thả nuôi với mật độ thích hợp, đầu tư ao lắng trong mô hình nuôi..
- Xét nghiệm con giống có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xuất hiện dịch bệnh trên tôm.
- Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau.
- Tác động thay đổi thời tiết và xâm nhập mặn đến mô hình tôm sú – lúa luân canh vùng ven biển tỉnh