« Home « Kết quả tìm kiếm

Tai biến thiên nhiên ở tỉnh Bình Định và các giải pháp thích ứng, giảm nhẹ


Tóm tắt Xem thử

- TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG, GIẢM NHẸ.
- Trên phạm vi toàn cầu, trong vài thập kỷ gần đây, thiên tai xảy ra với mức độ ngày càng trầm trọng, gây nhiều hậu quả nặng nề đối với cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo.
- Thiên tai là hiện tượng tự nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, các hoạt động của con người như đô thị hóa, công nghiệp hóa, bùng nổ dân số, suy thoái tài nguyên môi trường đã làm gia tăng mức độ, hậu quả do thiên tai gây ra.
- Trong hai thập kỷ qua, trên thế giới, trung bình mỗi năm có hơn 200 triệu người chịu ảnh hưởng trực tiếp của những thảm họa do thiên tai gây ra.
- Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai..
- Trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường.
- Trong 10 năm gần đây các loại thiên tai như bão, lũ, hạn hán và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, làm chết và mất tích gần 7.500 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 1,5% GDP.
- Mức độ thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường..
- Bình Định là một tỉnh ven biển miền Trung, có diện tích tự nhiên 6.039 km 2 , bờ biển dài hơn 135 km, dân số hơn 1.578.900 người.
- Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên, địa hình, địa chất, khí hậu…, hàng năm, Bình Định thường bị thiên tai, bão, lụt gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, các công trình hạ tầng cơ sở và môi trường sống.
- Bình Định là tỉnh chịu thiệt hại về người vào hàng cao nhất cả nước.
- Chỉ tính từ 1998 đến 2008 ở Bình Định, thiên tai đã làm 288 người thiệt mạng, thiệt hại về tài sản khoảng 1.789 tỷ đồng.
- CÁC DẠNG TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Ở BÌNH ĐỊNH.
- Các số liệu cụ thể về những tai biến thiên nhiên ở Bình Định:.
- Bão là một trong những loại hình thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam, trong vòng hơn 50 năm đã có 380 trận bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó, 31% đổ bộ vào Bắc Bộ, 36% đổ bộ vào Bắc và Trung Trung Bộ, 33% đổ bộ vào Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Lũ lụt là hiện tượng tự nhiên thường xẩy ra ở Bình Định.
- Mạng lưới sông suối phát triển mạnh về bờ phải.
- Lũ quét hiện chưa dự báo được, nhưng có thể chủ động phòng tránh bằng cách khoanh vùng những nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét và xây dựng hệ thống cảnh báo..
- Số ngày mưa lớn trên 50 mm tại Bình Định trung bình nhiều năm, 1971-2008.
- Sạt lở là loại hình thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam, bao gồm: sạt lở bờ sông, bờ biển, các sườn núi dốc và lún, nứt đất.
- Hiện nay, cao trình mặt đê ngăn mặn ở Bình Định là 1,5 m.
- Nằm trong sự ảnh hưởng chung của BĐKH đến các tỉnh thành phố ven biển miền Trung, môi trường và tài nguyên thiên nhiên Bình Định cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt do El-Nino – một trong những biểu hiện của BĐKH toàn cầu.
- Trung bình .
- Các tác động của biến đổi khí hậu tới tỉnh Bình Định:.
- Thiên tai liên quan đến nước, nhất là lũ lụt và hạn hán.
- CÁC GIẢI PHÁP, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI Ở BÌNH ĐỊNH.
- Trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, cần gắn với các dự báo về biến đổi khí hậu toàn cầu như sự nóng lên của Trái đất và theo các nhà khoa học dự báo, khoảng năm 2100, mực nước biển dâng lên khoảng 1,0 m..
- Dự báo, cảnh báo ảnh hưởng của BĐKH đối với các ngành kinh tế và các lĩnh vực liên quan theo từng giai đoạn: nông lâm ngư, đa dạng sinh học, đất ngập nước, các hệ sinh thái đặc trưng, thủy lợi, nông thôn… Trên cơ sở đó, xây dựng các giải pháp ứng phó, thích nghi theo điều kiện cụ thể của từng khu vực..
- cải thiện, xây dựng hệ thống đê sông, đê biển.
- Chẳng hạn như đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo nguồn nhân lực để tăng cường năng lực trong tiếp cận công nghệ, xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ cao từ đơn giản đến phức tạp, thử nghiệm và nhân điển hình.
- Xây dựng chiến lược giảm thiểu và thích ứng BĐKH, trong đó, thích ứng là ưu tiên.
- sử dụng và phát triển nguồn nhiên liệu sạch….
- Theo Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 1997, căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010, tầm nhìn năm 2020 của tỉnh Bình Định đã được xác định là.
- “chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển”..
- Mục tiêu chung của Bình Định là huy động cao nhất các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cả ba giai đoạn: chuẩn bị, ứng phó, khắc phục hậu quả, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế các thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, các công trình hạ tầng, các di sản văn hóa, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng và sự phát triển bền vững của tỉnh theo phương châm “chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển” với các mục tiêu và nội dung cụ thể gồm:.
- quy hoạch, xây dựng công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, công trình hạ tầng giao thông, bảo đảm chống ngập và tiêu thoát lũ..
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai của vùng và tận dụng được điều kiện tự nhiên thuận lợi trên đất liền, trên biển để phát triển.
- xây dựng các hồ chứa, tăng cường trồng rừng, triển khai các giải pháp tăng cường dòng chảy mùa kiệt và nước ngầm, tăng cường các công trình thủy lợi để chống hạn, chống úng.
- xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, nạo vét luồng lạch.
- xây dựng các khu neo đậu tầu, thuyền, nâng cấp và phát triển các trạm thông tin ven biển, phục vụ cảnh báo bão, nước biển dâng và sóng thần..
- Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai..
- Phấn đấu đến năm 2020, ít nhất 50% dân số của tỉnh và trên 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai..
- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn sóng, gió, cát ven biển, không ngừng nâng cao độ che phủ rừng, góp phần giảm nhẹ thiên tai..
- Rà soát, bảo đảm các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và khu dân cư trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với tiêu chuẩn phòng,.
- chống bão, lũ, thiên tai của từng vùng.
- gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và các quy hoạch ngành với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững..
- Trước mắt, từ nay đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thành việc di dời dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ cao về lũ quét, triều cường, sạt lở đất và các vùng nguy hiểm đến nơi an toàn, đồng thời, cơ bản hoàn thành chương trình giúp các hộ nghèo xóa nhà ở tạm, xây dựng nhà kiên cố..
- Xây dựng và bảo đảm an toàn cho các hồ chứa đa mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế và điều tiết lũ, đặc biệt là nâng cao độ an toàn cho các hồ chứa nước lớn, các hồ chứa có khu dân cư đông đúc hoặc cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, công trình quốc phòng, an ninh quan trọng ở hạ lưu công trình..
- Hoàn thành việc xây dựng các khu neo đậu tầu, thuyền tránh trú bão theo quy hoạch đã được phê duyệt.
- Tu bổ, sửa chữa, nâng cấp hệ thống đường giao thông, mở rộng khẩu độ cầu, cống để tiêu úng, thoát lũ, xây dựng cầu vượt để thay thế các tràn xả lũ trên các tuyến đường huyết mạch, phấn đấu mỗi xã có ít nhất một tuyến đường vượt lũ đến trung tâm xã để phục vụ công tác phòng chống lụt bão (PCLB) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN)..
- Xây dựng quy chế phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn để chủ động ứng phó khi có tình huống cấp bách xảy ra.
- bảo đảm việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực phục vụ tìm kiếm cứu nạn theo nội dung đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn..
- Giải pháp phi công trình:.
- Tăng cường năng lực quản lý thiên tai và ứng dụng khoa học công nghệ 8.
- Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt, nguy cơ sóng thần.
- Bảo hiểm thiên tai Giải pháp công trình:.
- Công trình ngăn lũ 2.
- Công trình cắt lũ 3.
- Công trình thoát lũ.
- Công trình phòng, chống sạt lở 5.
- Công trình neo đậu tàu, thuyền 6.
- Tái định cư vùng thiên tai.
- Toàn tỉnh có 14.687 hộ với 58.734 nhân khẩu, thuộc 268 thôn, 87 xã, phường thuộc các huyện, thành phố nằm trong vùng thiên tai nguy hiểm, trong đó, vùng ven biển có 11.059 hộ/45.392 khẩu và 5.946 hộ/27.642 khẩu nằm trong vùng ngập sâu, lũ quét, sạt lở đe dọa nghiêm trọng, cần tái định cư về nơi an toàn (từ năm 1999 đến năm 2008, tỉnh đã di dời 792 hộ/3.414 nhân khẩu, trong đó, năm 2008 di dời 296 hộ/1184 khẩu).
- Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.
- (ii) xây dựng các hồ điều tiết, xây dựng đê điều (đến nay đã đắp 157 km đê sông để ngăn lũ và 75 km đê biển để ngăn mặn) và công trình tiêu thoát lũ.
- Đối với vùng thấp trũng bị ngập lụt, thì xây dựng công trình chống được lũ tiểu mãn, lũ đầu vụ và lũ cuối vụ, phòng, né tránh, thích nghi và chung sống với lũ chính.
- Bảo vệ phát triển rừng đầu nguồn.
- (ii) xây dựng đồng ruộng theo đường đồng mức, đào mương tiêu nước kiểu xương cá.
- Xây dựng hoàn chỉnh các hồ chứa nước, khai thác triệt để khả năng trữ nước của các hồ chứa để mở rộng diện tích tưới.
- Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng nguồn trên 4 con sông lớn của tỉnh (Côn, Lại Giang, Hà Thanh và La Tinh) để cắt một phần lượng nước lũ đổ xuống hạ lưu, gây ngập lụt.
- Tăng cường năng lực thoát lũ tiêu úng của các sông suối và các công trình..
- Xây dựng các khu dân cư phù hợp với bão lụt và sát thực tế..
- xây dựng kiên cố hóa các tuyến đường giao thông.
- Xây dựng và tăng cường năng lực các cảng cá, đảm bảo tàu thuyền ra vào thuận lợi và trú ẩn an toàn khi có bão lũ.
- Tăng cường năng lực con người và phương tiện đánh bắt hải sản thích ứng với tình hình thiên tai trên biển..
- Tăng cường năng lực dự báo, dự tính, thông tin cảnh báo để chủ động đối phó với thiên tai..
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết cho cộng đồng về thiên tai và ý thức chấp hành pháp luật trong công tác phòng chống thiên tai..
- xây dựng nhà ở hoặc đất canh tác.
- Di chuyển dân cư, công trình xây dựng tại những nơi làm cản trở dòng chảy và ảnh hưởng đến an toàn của đê.
- Xây dựng các cụm dân cư, các kiểu nhà cao trên mực nước lũ lịch sử, kết hợp với các công trình công cộng cao tầng để nhân dân tạm trú khi xảy ra lũ lớn nhằm đảm bảo an toàn lâu dài cho nhân dân các vùng thấp trũng, vùng hạ lưu các hồ chứa.
- xây dựng thêm cầu, cống, tràn thoát lũ trên các tuyến đường, đặc biệt là tuyến đường Bắc – Nam.
- Xây dựng và tăng cường năng lực các cảng cá Tam Quan, Quy Nhơn và Đề Gi.
- Xây dựng các trạm xử lý nước quy mô nhỏ ở các vùng trũng thấp thường xuyên bị ngập lụt..
- Xây dựng các bãi xử lý rác ở các huyện, xử lý phế thải và xác động vật trôi tại các vùng rốn lũ..
- Tăng cường năng lực dự báo, dự tính, thông tin cảnh báo về bão lũ để chủ động đối phó với thiên tai.
- Xây dựng bản đồ ngập lụt tỉnh Bình Định..
- Đầu tư Trung tâm Tìm kiếm Cứu nạn trên Biển của tỉnh đủ mạnh để hàng ngày liên lạc được với các phương tiện đánh bắt hải sản trên biển và xây dựng lực lượng cán bộ đủ năng lực độc lập tiến hành công tác tìm kiếm, cứu hộ trên vùng biển của tỉnh và lân cận.
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp – nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2010.
- Tuyển tập khoa học, công nghệ và môi trường tỉnh Bình Định 1991- 2000.
- Bình Định: 118-122..
- Đợt mưa lớn kéo dài cuối tháng 12 năm 1995 ở Bình Định.
- Áp thấp nhiệt đới và đợt mưa lũ ngày 2-4 tháng 11 năm 1996 ở Bình Định.
- Tổng quan về thực trạng và vấn đề bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn Bình Định.
- Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các tỉnh duyên hải miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận).
- Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống ĐTN: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công trình giảm nhẹ hạn hán.
- Hậu quả lũ lụt – Tác động xấu đến môi trường Bình Định.
- Thiên tai và công tác tổ chức ứng phó với thảm họa do thiên tai gây ra ở Bình Định.
- Đặc điểm mưa bão, áp thấp nhiệt đới ở khu vực Bình Định.
- Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ phòng tránh thiệt hại do lũ bão gây ra đối với các công trình giao thông cho các tỉnh miền Trung.
- Tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển bền vững và định hướng thích nghi ở TP