« Home « Kết quả tìm kiếm

Tăng trưởng, sinh hóa và huyết học của cá lóc (Channa striata) phân bố ở hạ nguồn sông Cửu Long dưới ảnh hưởng của sự xâm mặn


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2019.023 TĂNG TRƯỞNG, SINH HÓA VÀ HUYẾT HỌC CỦA CÁ LÓC (Channa striata).
- Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá khả năng thích ứng của cá lóc dưới ảnh hưởng của sự xâm mặn ở hai tỉnh hạ lưu sông Cửu Long.
- Cá lóc (Channa striata) được nuôi thuần dưỡng và phân phối vào 9 vèo nuôi ở Phụng Hiệp – Hậu Giang và Thạnh Phú – Bến Tre để xác định ảnh hưởng của các điều kiện môi trường nuôi gồm nước ngọt (0.
- lợ nhẹ và lợ vừa lên sự tăng trưởng, huyết học và sinh hóa của cá.
- Kết quả cho thấy cá trong điều kiện lợ nhẹ có tăng trọng và tăng dài tốt nhất, ở mức 239,9±7,25g và 29,5±0,37cm (p<0,05).
- Tỉ lệ sống thấp nhất ở điều kiện nước ngọt (p<0,05).
- Số lượng hồng cầu của cá lóc triệu hồng cầu/ml máu) cao hơn các loài cá nước ngọt khác, nhưng không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa về số lượng hồng cầu giữa các nghiệm thức (p>0,05).
- Nồng độ Hb trong máu cá lóc có xu hướng tăng lên khi độ mặn của môi trường tăng (p<0,05).
- Lượng đường trong máu của cá lóc, khá cao trong suốt thời gian thí nghiệm, trung bình ở mức mg/dL.
- Cá trong điều kiện lợ vừa có nồng độ IGF-1 trong máu là cao nhất (p<0,05).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy cá lóc có thể được nuôi tốt trong điều kiện độ mặn môi trường nuôi không vượt quá điều kiện lợ nhẹ..
- Tăng trưởng, sinh hóa và huyết học của cá lóc (Channa striata) phân bố ở hạ nguồn sông Cửu Long dưới ảnh hưởng của sự xâm mặn.
- Do đó, ĐBSCL được đánh giá là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu (Nguyen et al., 2014.
- Vu et al., 2018).
- Tương tự, theo mô hình dự đoán của Nguyen et al.
- (2014), khi nước biển dâng 75 cm thì độ mặn ở vùng ven biển Bến Tre có thể lên đến hơn 20‰, trong khi đó, 30% diện tích Cần Thơ có bị lợ nhẹ từ 0-4‰.
- Nhiều nghiên cứu đã được triển khai để đánh giá khả năng chịu đựng của cá nuôi dưới tác động của biến đổi khí hậu..
- Nhiều nghiên cứu đã được triển khai để đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên các loại cá kinh tế trong điều kiện phòng thí nghiệm.
- Cá tra Pangasianodon hypophthalmus đã được nuôi trong các điều kiện khác nhau về độ mặn (Nguyen et al., 2014b), và nhiệt độ (Phuc et al., 2017) đều có ảnh hưởng lên sự tăng trưởng và sinh lý của cá.
- Trong đó, khi độ mặn tăng quá điểm đẳng áp có khả năng ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và hiệu quả nuôi cá.
- Tương tự, thí nghiệm nuôi cá lóc Channa striata (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Tú Trinh, 2013), cá leo Wallago attu (Lam Mỹ Lan và ctv., 2014), cá trê vàng lai Clarias macrocephalus Gunther x Clarias gariepinus (Phạm Thành Nam và Đỗ Thị Thanh Hương, 2011) trong bể cũng cho thấy sự ảnh hưởng của độ mặn lên sự điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng trong điều kiện nuôi bể thí nghiệm..
- Cá lóc là một loài cá kinh tế, được nuôi rộng rãi ở khu vực ĐBSCL do thịt thơm, giàu protein, khá dễ nuôi và dễ bán (Ngô Minh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 2017).
- Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy cá có thể bị ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng khi độ mặn dâng cao.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng thích ứng của cá trong điều kiện nuôi thực tế tại các ao thuộc hạ lưu sông Mekong nhằm đánh giá ảnh hưởng thực tế của biến đổi khí hậu lên nhóm cá kinh tế này..
- Cá lóc giống 6-9 g/con có cùng nguồn gốc được thu mua từ cùng một trại cá giống được nuôi.
- Trong quá trình thu mẫu, để tránh làm thay đổi giá trị của các chỉ số huyết học, đặc biệt là nồng độ glucose trong máu tăng lên trong quá trình thu mẫu thì cá được giảm stress bằng cách dùng khăn ẩm lạnh che đi phần đầu của cá theo phương pháp của Snellgrove and Alexander (2011)..
- Nồng độ glucose trong máu cá được xác định ngay bằng máy đo đường huyết Accu Chek (Đức)..
- Các chỉ tiêu phân tích gồm số lượng hồng cầu (SLHC), nồng độ hemoglobin (Hb), nồng độ hormone IGF-I..
- Nồng độ hemoglobin được xác định bằng phương pháp Drabkin (Blaxhall and Daisley, 1973) sử dụng máy đo so màu quang phổ UVD 2800 (Mỹ) ở bước sóng 540 nm.
- Nồng độ IGF-I được xác định bằng phương pháp ELISA với kit DRG® IGF-1 600 ELISA (EIA-4140, DRG Inc., Đức)..
- Độ mặn được xác định bằng tỉ trọng kế (sử dụng bởi nông dân trực tiếp quản lý ao) và khúc xạ kế.
- Độ mặn được xác định bởi nước nuôi ở tầng mặt.
- Độ sâu đo nhiệt độ và độ mặn là 20 cm.
- Các số liệu được kiểm tra phân phối chuẩn và phân tích phương sai một nhân tố (One-way ANOVA) tương ứng với các điều kiện nuôi để xác định sự khác biệt về tăng trưởng, các chỉ tiêu sinh hóa và huyết học của cá.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm Thí nghiệm được thực hiện từ thời điểm cuối mùa mưa cho đến đầu mùa khô của miền Nam..
- Không có sự khác biệt về pH nước nuôi ở các vị trí, tuy nhiên, có sự khác biệt về nhiệt độ và độ mặn ở các địa điểm thực nghiệm.
- Các vèo nuôi nước ngọt ở Phụng Hiệp – Hậu Giang có nhiệt độ thấp hơn và không có sự dao động về độ mặn.
- Ngược lại, các vèo nuôi ở thị trấn Thạnh Phú – Bến Tre có độ mặn cao hơn tương ứng với điều kiện lợ nhẹ..
- Các vèo nuôi ở Giao Thạnh – Thạnh Phú – Bến Tre có độ mặn cao nhất, ở mức tương ứng với điều kiện lợ vừa (Bảng 1).
- Theo Pillay (1990), nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài cá nhiệt đới từ 25–35 o C, và cá lóc chịu đựng được nhiệt độ thấp từ 15 o C và lên đến 40 o C.
- Như vậy, điều kiện nuôi ở các khu vực thí nghiệm khác biệt nhau cơ bản ở yếu tố độ mặn và nhiệt độ nước nuôi (Bảng 1)..
- Địa điểm thực nghiệm Độ mặn.
- Cá lóc là loài cá có khả năng hô hấp khí trời (Graham, 1997), một sự thích nghi nhằm giải quyết vấn đề thiếu oxy trong nước và có thể hô hấp khi di chuyển ở bãi cạn.
- Số lượng hồng cầu trung bình của cá lóc từ mẫu máu thu từ 360 cá ở ba điều kiện nuôi là triệu hồng cầu/ml máu, cao hơn hẳn số lượng hồng cầu của một số loài cá khác như cá rô Oreochromis niloticus (~2,5 triệu hồng cầu/ml máu) (Abdel-Tawwab et al., 2006), và cá chép Cyprinus carpio triệu hồng cầu/ml máu).
- (Harikrishnan et al., 2003) (T-test, p<0,05).
- Số liệu ở Bảng 2 cho thấy số lượng hồng cầu của máu cá lóc không khác biệt có ý nghĩa trong các điều kiện độ mặn và nhiệt độ khác nhau trong thí nghiệm (Duncan, p>0,05).
- Trong khi đó, nồng độ Hb trong máu cá lóc tăng lên khi sống trong điều kiện có độ mặn cao hơn (Duncan, p<0,05).
- Trong điều kiện thủy sinh, độ mặn tăng kéo theo sự suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước (Trương Quốc Phú, 2003), cá lóc thích ứng với sự gia tăng độ mặn bằng cách tăng gia tăng sự sinh tổng hợp Hb..
- Bảng 2: Chỉ tiêu huyết học và sinh hóa của cá lóc trong các điều kiện môi trường thí nghiệm.
- Điều kiện môi trường Cỡ mẫu (cá thể) SLHC (10 6 tế bào/ml) Hb (g/dL) Glucose (mg/dL).
- Theo Claiborne et al.
- Thông qua đó, lượng oxy trong máu giảm sẽ kích thích vào đám tế bào thụ cảm nồng độ oxy (Neuroepithelial cells) ở mang (Perry et al., 2009.
- Qua số liệu về nồng độ glucose trong máu ở Bảng 2 cho thấy, cá lóc ở điều kiện nước lợ nhẹ và lợ vừa có nồng độ glucose trong máu thấp hơn khác biệt có ý nghĩa so với cá trong điều kiện nước ngọt (p<0,05).
- Nồng độ glucose trong máu là chỉ tiêu theo dõi mức độ stress và huy động năng lượng của sinh vật trong quá trình sống.
- Glucose trong máu tăng lên sau bửa ăn có carbohydrate do hoạt động tiêu hóa (Reece et al., 2014).
- Như vậy, trong nghiên cứu này, cá lóc có thể đã sử dụng năng lượng từ thức ăn để duy trì thích ứng với điều kiện bất lợi khi độ mặn tăng..
- 3.3 Sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá lóc ở các điều kiện nuôi.
- Bảng 3 trình bày kết quả nuôi cá ở ba khu vực tương ứng với ba điều kiện môi trường qua 4 tháng nuôi.
- Trong môi trường nước ngọt, tỉ lệ sống của cá lóc thấp, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với điều kiện nước lợ.
- Nhiều nghiên cứu đã xác định điều kiện môi trường lợ nhẹ sẽ là nhân tố ức chế nhiều loài vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm nước ngọt (Plumb and Shoemaker, 1995.
- Những nghiên cứu này cũng xác định là hệ miễn dịch của cá nuôi có thể tăng lên trong điều kiện lợ nhẹ.
- Chính vì thế, việc xử lý ao nuôi bằng cách bón muối vào ao đất nhằm tăng độ mặn trong ao nuôi lên ở giai đoạn đầu thả cá giống là điều cần thiết, đảm bảo tỉ lệ sống đã được áp dụng rộng rãi trong việc nuôi thủy sản ở ĐBSCL (Phan et al., 2009).
- Về tăng trọng và tăng dài, cá lóc sống trong điều kiện lợ nhẹ cho tăng trọng và tăng dài tốt nhất, kế đến là ở nước ngọt và thấp nhất ở điều kiện lợ vừa (p<0,05)..
- Bảng 3: Tỉ lệ sống và sự tăng trưởng của cá lóc trong 4 tháng thí nghiệm.
- Cùng một xu thế, tốc độ tăng trưởng mỗi ngày của cá ở điều kiện lợ nhẹ là cao nhất (p<0,05), trong đó, cá tăng trọng trung bình khoảng 2 g khối lượng mỗi ngày.
- Trong khi đó, hệ số tiêu tốn thức ăn giữa ba điều kiện nuôi là khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nhau (p>0,05).
- Như vậy, cá lóc có xu hướng thích ứng tốt với điều kiện lợ nhẹ.
- Tốc độ tăng trưởng của cá lóc là khá cao, trong đó, tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá lóc cao hơn so với cá tra Pangasianodon hypophthalmus ngày) cùng điều kiện nước ngọt (T test, p<0,05) theo nghiên cứu của Nguyen et al.
- (2014b) nhưng lại tương đương (T-test, p>0,05) với cá bơn Scophthalmus maximus (2,1%) trong điều kiện lợ vừa và mặn ở 18 o C (Imsland et al., 2001).
- Trong điều kiện nước ngọt, cá lóc trong nghiên cứu này có FCR khá cao, khác biệt có ý nghĩa với FCR của cá tra nuôi trong nước ngọt ở phòng thí nghiệm g/g (Nguyen et al., 2014b).
- tra khi nuôi trong điều kiện nước lợ vừa cũng có FCR khá cao, dao động từ 3,26 đến 4,33 (Phuc et al., 2017) và FCR của cá lóc trong điều kiện lợ vừa là T-test, p>0,05)..
- Kết hợp với số liệu tăng trưởng, hệ số FCR, nồng độ glucose trong máu, số lượng hồng cầu và nồng độ Hb trong máu cho thấy điều kiện lợ vừa vượt quá điểm đẳng áp của cá lóc, 9‰ (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Tú Trinh, 2013) đã tạo ra điều kiện bất lợi cho cá.
- Cá lóc trong điều kiện lợ vừa đã sử dụng nhiều năng lượng hơn, tích lũy vật chất kém hơn, tốc độ tăng trưởng kém hơn, đồng thời, nhu cầu oxy nhiều hơn thông qua sự gia tăng giá nồng độ Hb trong máu.
- Để có thể điều hòa áp suất thẩm thấu trong điều kiện nước lợ vừa, cá lóc đã có những cơ chế để điều chỉnh sự cân bằng nội môi, trong đó, nồng độ IGF- 1 trong máu cá ở điều kiện này cao khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cá ở các điều kiện còn lại, ở mức ng/ml (p<0,05).
- Sự gia tăng nồng độ IGF-1 trong thời gian kéo dài được đánh giá là một cơ chế nhằm sản sinh ra một lượng lớn tế bào.
- Reinecke et al., 2005).
- Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, tế bào chloride có vai trò quan trọng đối với quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu và tế bào này tăng theo độ mặn (Erkmen and Kolankaya, 2009)..
- Sự gia tăng nồng độ hormone IGF-1 trong cá lóc ở thí nghiệm này trong điều kiện nước lợ vừa cho thấy cá đã sử dụng nhiều vật chất hơn để tăng sinh nhiều tế bào chloride hơn.
- Hình 1: Nồng độ IGF-1 trung bình (±SD) của cá lóc trong điều kiện môi trường khác nhau (các cột có cùng ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê, Duncan, p>0,05).
- Cá lóc có tỉ lệ sống cao hơn và tăng trưởng tốt hơn trong điều kiện lợ nhẹ với FCR tương đương với điều kiện nước ngọt.
- Khi có sự gia tăng độ mặn môi trường, cá sử dụng nhiều glucose hơn và làm giảm lượng glucose máu.
- Cá tổng hợp nhiều Hb hơn và nồng độ IGF-1 trong máu cá cũng tăng lên khi cá trong điều kiện lợ nhẹ và lợ vừa..
- Aihua, L., and Buchmann, K., 2001.
- Blaxhall, P.C., and Daisley, K.W., 1973.
- Nồng độ IGF‐1 huyết tương (ng/ml).
- Ảnh hưởng của độ mặn lên sự điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của cá lóc (Channa striata).
- Nhu cầu duy trì và hiệu quả sử dụng protein, năng lượng của cá lóc (Channa striata).
- Erkmen, B., and Kolankaya, D., 2009.
- Fagbenro, O.A., and Arowosoge, I.A., 1991.
- Harikrishnan, R., Nisha Rani, M., and.
- v., Nævdal, G., and Stefansson, S.O., 2001.
- Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của cá leo (Wallago attu).
- Ảnh hưởng của độ mặn lên khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu, ion và tăng trưởng của cá trê vàng lai (Clarias macrocephalus gunther x Clarias gariepinus) giai đoạn giống.
- Nguyen, P.T.H., Do, H.T.T., Mather, P.B., and Hurwood, D.A., 2014.
- Perry, S.F., Jonz, M.G., and Gilmour, K.M., 2009..
- Perry, S.F., and Walsh, P.J., 1989.
- V., Nguyen, P.T., and De Silva, S.S., 2009.
- Phuc, N.T.H., Mather, P.B., and Hurwood, D.A., 2017.
- Plumb, J.A., and Shoemaker, C., 1995.
- Tort, L., and Teles, M., 2011