« Home « Kết quả tìm kiếm

THÁI SƯ ĐÔ HỘ PHỦ LƯU CƠ, NGƯỜI “TRAO CHÌA KHOÁ” THÀNH ĐẠI LA CHO LÝ CÔNG UẨN


Tóm tắt Xem thử

- Bởi vì sau đó, tháng 5 âm lịch, Lý Công Uẩn họp quan lại trong triều, tuyên Chiếu dời đô và tháng 7 âm lịch năm đó thuyền rồng dời đô đã ngự dưới chân thành Đại La..
- Giao Châu và thành Đại La - Đô hộ phủ.
- Toàn bộ việc trị an, duy trì và phát triển sản xuất, thu gom thuế má và điều động nhân tài vật lực ở Giao Châu được đặt vào tay Thái sư Đô hộ phủ Lưu Cơ - người đóng vai trò như một vị Phó vương cai quản đất Bắc..
- đặt dưới An Nam Đô hộ phủ.
- Thành Đại La là thủ phủ của toàn vùng An Nam Đô hộ, tương ứng với đất Giao Châu cũ đời Hán.
- Thành Đại La vì thế còn có tên Đô hộ phủ..
- Sau khi dẹp yên các sứ quân Giao Châu họ Đinh đã rút về Hoa Lư lập quốc..
- Thứ ba, cũng giống như Ngô Quyền trước đây, dù muốn Đinh Bộ Lĩnh cũng không thể sử dụng ngay thành Đại La làm Kinh đô Đại Việt.
- Đây là toà thành thuộc Tuỳ Đường và hướng nhìn của dinh thự, cổng thành đều hường về phía bắc, nơi hoàng đế Trung Hoa ngự 2 .
- Ngô Quyền đã chọn Cổ Loa - toà thành Âu Lạc hướng nam.
- Tuy nhiên, do vị trí quan trọng của Đại La và Giao Châu, trọng trách cai quản Đô hộ phủ đã được Đinh Bộ Lĩnh uỷ thác cho Lưu Cơ với cương vị Thái sư Đô hộ phủ 3.
- Thành Đại La đời Tuỳ Đường lấy hướng nào là chính.
- Không biết toà thành 900 bộ này (một.
- Nhưng chắc rằng đây có thể là cái lõi đầu tiên của thành Đại La sau này.
- Đời Khâu Hoà cũng là đời nhà Đường lập Đô hộ phủ và Khâu Hoà được phong làm Giao Châu Đại tổng quản..
- “La thành” là toà thành mở rộng gắn với tên tuổi viên Kinh lược sứ Trương Bá Nghi vào năm 767.
- toà thành Trương Bá Nghi mới đắp là Đại La thành.
- Nhiều tài liệu có nhắc đến một toà thành cũ ở sông Tô Lịch (Tô Lịch giang Cựu thành) 6.
- tức tường thành bảo vệ phía ngoài tử thành và tạo thêm diện tích trong phạm vi Tử thành và La thành.
- sau khi xây Đại La thành thì “Thành nội tạo tả hữu thập cung.
- Rõ ràng toà thành An Nam Đô hộ phủ khác với toà thành cũ bên sông Tô.
- Đó là thành Đại La mà Cao Biền sau này cho hoàn thiện và khi Lý Công Uẩn dời đô toà thành này hẳn vẫn còn nguyên vết tích.
- Toà thành cũ trên sông Tô có thể là toà thành gắn với nhà nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế.
- Khảo cổ học Hoàng thành đã tìm thấy bằng chứng giếng nước và dấu tích cư trú đời Đại La ở khu vực khai quật trên đường Hoàng Diệu.
- Thành Đại La do Trương Bá Nghi đắp “chỉ cao hai trượng hai thước 7 , mặt chính mở ba cửa, cửa đều có lầu.
- Từ đó thành luôn được các quan Đô hộ cho tu sửa, đắp thêm..
- Năm 825, Lý Nguyên Gia 10 xem phong thuỷ rồi làm tấu chương về triều đình xin đổi Đô hộ phủ sang bờ bắc, nhưng năm sau lại về lại nơi cũ.
- Đến đời Hàm Thông, Cao Biền đắp thêm La thành” 11.
- Cho đến khi Cao Biền về Tống Bình, thành Đại La đã có sẵn khuôn hình mà Trương Bá Nghi đã đắp.
- Năm 801, Đô hộ phủ Bùi Thái đã thực hiện việc lấp các hào ngăn, liên kết các thành nhỏ lại thành một thành rộng lớn hơn 12 .
- Toà thành Đại La ở Tống Bình sau này mang tên “thành Cao Biền” chính là gắn kết toà thành của Trương Bá Nghi sau khi được Bùi Thái mở rộng với những hoạt động tôn tạo, xây mới rất căn bản dưới thời Cao Biền, nhằm tạo ra một thành lũy bền vững có khả năng chống lại mọi tấn công của Nam Chiếu và các tiểu quốc phương Nam (Lâm Ấp, Chiêm Thành, Chà Và…)..
- Việt sử lược là sách đời Đại Việt Trần chép rõ nhất về quy mô, kích thước thành Đại La thời Cao Biền.
- Xin dẫn nguyên văn trong Việt sử lược: “Biền đắp lại La thành chu vi 1.980 trượng 5 thước, cao 2 trượng 6 thước, chân thành rộng 2 trượng 6 thước, bốn mặt xây nữ tường cao 5 thước 5 tấc, 55 địch lâu, 5 môn lâu, 6 ủng môn, 3 ngòi nước, 34 con đường đi, lại đắp.
- Theo như đoạn văn trên, ta thấy La thành thời Cao Biền có hai lớp.
- Đoạn đê này không thể bao bọc toàn bộ tường La thành, bởi vì nếu bọc theo tường thành thì đoạn chiều dài 2125,8 trượng chỉ vừa đủ như một lớp gờ hào xung quanh La thành 1980,5 trượng mà thôi.
- Trong thực tế chúng ta đã không thấy một La thành hai lớp song song như vậy.
- Đoạn đê 2125,8 trượng theo tôi là đoạn đê ngăn nước ở phía nam La thành hiện còn vệt từ Hoàng Hoa Thám theo đường Bưởi đến Cầu Giấy, vòng qua Giảng Võ đến Ô Chợ Dừa, qua Kim Liên đến Ô Đống Mác chắp với đoạn đê sông Hồng có từ trước.
- Từ đời nhà Hán, “ở Phong Khê có đê ngăn nước”, chứng tỏ từ khi dời châu trị về Tống Bình nhà Tuỳ, Đường đã phải cho đắp đê ở vùng này trước khi Cao Biền đắp La thành.
- Hình thái viền đê La thành không giống như cấu trúc do con người phác thảo ra cho một toà thành, mà cũng giống như Cổ Loa, đó là việc ứng dụng đê ngăn nước và lũy phòng thủ vòng ngoài..
- La thành bảo vệ Đô hộ phủ thực sự là vòng thành dài 1980,5 trượng (khoảng 6000m), khá phù hợp với vòng ngoài thành Thăng Long đời nhà Lý.
- Cấu trúc La thành thời Cao Biền hẳn ít nhiều ảnh hưởng tư duy thành lũy đời nhà Đường mà khi đó Tràng An là mẫu số chung cho toàn Đông Á.
- La thành 14 được đắp thời Trương Bá Nghi, tạo ra một lớp ngoài bảo vệ Tử thành.
- Thoạt đầu lớp La thành này đã cao 2 trượng 2 thước (khoảng gần 7m).
- Phác thảo dưới đây phục dựng La thành thời Cao Biền theo mô tả của Việt sử lược và tư liệu đương thời ở Trường An (Trung Quốc) và Na Ra (Nhật Bản)..
- So với La thành thời Trương Bá Nghi thì La thành của Cao Biền “kín cổng cao tường” hơn.
- Dưới thời Cao Biền, La thành chỉ có 5 môn lâu - tức 5 cửa chính ra vào có lầu gác bên trên và 6 ủng môn - cửa nước dùng cho tàu thuyền ra vào..
- Cơ sở duy nhất để xác định hướng chính của toà La thành thời thuộc Đường là ở đoạn chép về Trương Bá Nghi xây La thành năm 767.
- 453 - 454: An Nam Đại La thành.
- Vì thế phải dịch trọn nghĩa câu này như sau: “Thành Đại La ở An Nam: Trước đây kinh lược sứ Trương Bá Nghi đắp, nâng cao 2 trượng 2 thước, mặt chính mở ba cửa, các cửa đó đều có lầu che, mặt phía Đông và phía Tây có ba cửa, mặt Nam có năm cửa, trên đặt trống, tù và, bên trong thành xây ở hai bên mỗi bên 10 cung điện”..
- Các cửa thành phía nam là mặt sinh hoạt chính của toà thành thường được mở nhiều hơn để dân chúng, quan lại ra vào.
- Đó là lý do tại sao khi xây dựng thành Đại La, Trương Bá Nghi chỉ phải dựng lầu ở ba cửa thành mặt chính phía bắc.
- Một toà thành như vậy không thể ngay lập tức được sử dụng làm nơi ở của vua hay hoàng đế Đại Việt.
- Từ đó chúng ta mới hiểu được vai trò của Lưu Cơ trong việc biến toà thành thuộc địa hướng Bắc trở thành kinh đô hướng Nam của Đại Việt to lớn như thế nào..
- Lưu Cơ và cương vị Thái sư Đô hộ phủ cai quản đất Giao Châu và thành Đại La cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI.
- Thành Đại La - Đô hộ phủ vắng chủ từ khi Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn năm 937 đến khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi chọn kinh đô ở Hoa Lư năm 968.
- Nhà Đinh do tình thế phải trụ lại ở Hoa Lư hiểm yếu, toàn bộ Giao Châu trao gửi ở Lưu Cơ với chức vụ Thái sư Đô hộ phủ (Việt sử lược, trong Toàn thư chép là: Sỹ sư Đô hộ phủ.
- Hai chữ Sỹ và Thái rất gần tự dạng) đóng đại bản doanh ở Đại La.
- Theo Việt sử lược, khi lên ngôi, Đinh Bộ Lĩnh lập triều đình, Lưu Cơ đứng tên đầu bá quan văn võ.
- Cơ có thể coi như một Phó vương của Đinh Bộ Lĩnh.
- Có lẽ ông vẫn làm Thái sư Đô hộ phủ trông coi Đại La và giúp Lê Hoàn huy động nhân tài vật lực tổ chức chống Tống..
- Có một số dấu hiệu để có thể tin rằng Lưu Cơ vẫn phò tá Lê Hoàn và tiếp tục giúp nhà Tiền Lê cai quản Đô hộ phủ Đại La.
- Nhưng rõ ràng khu vực Đại La thành vẫn không giao cho bất kỳ người con nào cai quản.
- Điều này cho thấy, cương vị Thái sư Đô hộ phủ của Lưu Cơ vẫn nguyên vị.
- Thêm nữa, theo thần tích làng Đại Từ thì Lưu Cơ nghỉ việc quan khi tuổi 70, tức vào khoảng đúng với thời điểm Lý Công Uẩn lên ngôi và rời đô từ Hoa Lư ra Đại La..
- Trong thời gian nhận trọng trách trông coi Đô hộ phủ chắc chắn có một việc Lưu Cơ phải thực hiện từ rất sớm, đó là biến toà thành vốn do các Tiết độ sứ thời Đường xây dựng theo nguyên tắc “ngoảnh bắc.
- hướng chầu về nơi thiên tử nhà Đường là thành Tràng An ở phía bắc 16 , trở thành toà thành “ngoảnh nam.
- Sự sửa sang này đơn giản nhất là phải chỉnh lại các cửa thành chính phụ và cửa các cung điện, dinh thự của toà thành thuộc Đường ngoảnh bắc trở thành toà thành Đại Việt ngoảnh nam, hướng ổn định hàng ngàn năm của Thăng Long Đại Việt.
- Theo mô tả của Toàn thư, thì khi Lý Công Uẩn về Thăng Long, gần như toà thành đã được chuẩn bị sẵn sàng cho một triều đình mới, toà thành Đại La vốn ngoảnh bắc nay đã là toà thành Đại Việt ngoảnh nam.
- Vua và triều đình đã có thể sử dụng toà thành ngay khi từ Hoa Lư ra để bắt đầu công cuộc nâng cấp, xây mới một Hoàng thành Đại Việt chính thức với rất nhiều vật liệu kiến trúc đời Lý được khai quật thời gian gần đây.
- Chắc hẳn những ý định cụ thể nhằm thực hiện rời đô từ Hoa Lư ra Đại La có liên quan mật thiết đến chuyến thăm quê này.
- Điều khiến Lý Thái Tổ thực hiện nguyện vọng lấy Đại La làm kinh thành Đại Việt dễ hơn so với Ngô Vương Quyền và Đinh Tiên Hoàng trước đây chính là ở chỗ vào thời Lý Thái Tổ, thành Đại La đã là một toà thành Việt hướng về nam.
- Đối với Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh khi lên ngôi, thành Đại La vẫn còn là toà thành Tuỳ Đường hướng bắc.
- Vì thế Ngô Quyền phải chọn Cổ Loa vốn là toà thành hướng nam của Âu Lạc, và Đinh Bộ Lĩnh đã chọn Hoa Lư.
- Vì thế, có thể nói một cách văn hoa rằng: Người đã trao chìa khoá và sổ đỏ toà thành Đại La cho Lý Công Uẩn chính là Thái sư Đô hộ phủ Lưu Cơ..
- Lưu Cơ là ai?.
- Thực ra Lưu Cơ trẻ hơn Đinh Bộ Lĩnh mà ngang tuổi Lê Hoàn.
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt ông là người đứng đầu danh sách quan văn võ trong triều, trông coi Đô hộ phủ (thành Đại La).
- Sự nghiệp của Lưu Cơ gắn với hai sự kiện lớn của nhà Đinh, Tiền Lê, đó là dẹp sứ quân Lý Khuê ở Siêu Loại và làm Thái sư Đô hộ phủ trông coi Đại La, cai quản toàn bộ Giao Châu cho đến khi trao toà thành nguyên vẹn cho Lý Công Uẩn.
- Chính trong thời gian cai quản thành Đại La ông đã tu sửa toà thành thuộc Đường biến nó trở thành toà thành Đại Việt, và vì thế đã tạo điều kiện cơ bản cho công cuộc dời đô của Lý Công Uẩn năm 1010..
- Cho dù Lưu Cơ không có vị trí gì lớn trong vương triều Lý, nhưng có thể khẳng định ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn và phát triển vùng đất lõi của đồng bằng Bắc Bộ đương thời với cương vị Thái sư Đô hộ phủ trong 40 năm dòng (từ 971 đến 1010), khi mà triều đình Đinh, Tiền Lê còn đóng ở Hoa Lư.
- Và trong quá trình trông coi thành Đại La, ông đã xây dựng lại toà thành này từ một toà thành Bắc thuộc trở thành một toà thành Đại Việt.
- Chính dựa vào một thành Đại La đã được sắp đặt sửa sang lại theo cung cách thành trì Đại Việt mà Lý Công Uẩn có thể nhanh chóng quyết định và thực hiện cuộc dời đô ra Thăng Long..
- 2 An Nam chí lược (Lê Tắc: An Nam chí lược, NXB Thuận Hóa, Huế, 2001, tr.196, mục Trương Chu) chép khá rõ cấu trúc La Thành do Trương Bá Nghi xây dựng là toà thành tứ giác với bốn cạnh hướng bắc nam đông tây, mỗi cạnh có ba cửa thành (riêng cửa Nam giao tiếp với dân cư có 5 cửa) trong đó chỉ có các cửa thành phía bắc được làm lầu che để thực hiện nghi lễ triều đình - đó được coi như là hướng chính của toà thành (Nguyên văn ở sách trên, tr An Nam Đại La thành.
- Việt sử lược chép Lưu Cơ (nguyên bản nhầm tự dạng chữ Cơ thành Mỗ) đứng đầu hàng văn võ triều đình với chức Thái sư Đô hộ phủ, sau đó đến Nguyễn Bặc và Lê Hoàn (bản dịch Trần Quốc Vượng, Đinh Khắc Thuân đối chiếu chỉnh lý, NXB Thuận Hóa, năm 2005, tr.55).
- Toàn thư cũng chép gần như tương tự đoạn này nhưng đưa Lưu Cơ xuống hàng thứ hai với chức Đô hộ phủ Sỹ sư, đồng thời bổ sung thêm danh sách các tăng đạo.
- Quan chế nhà Đinh buổi đầu hẳn chịu ảnh hưởng của quan chế bắc Tống đương thời, trong đó chức Thái sư là vị quan hàng đầu trong triều và phù hợp với cương vị cai quản Đô hộ phủ của Lưu Cơ hơn chỉ là một viên Sỹ sư coi việc kiện tụng, hình án..
- Tác giả Man Thư là thuộc viên của Kinh lược sứ An Nam Đô hộ phủ Thái (Sái) Tập bị chết năm 863, khi quân Nam Chiếu đánh vào thành Tống Bình.
- Maspero Hà Nội, thậm chí còn nhận thấy khả năng có tới ba toà thành ở khu vực An Nam Đô hộ phủ Tống Bình (Maspero, Hanoi, 1910, Le protectoral general l’Annam sous les Tang, trong BEFEO, tome X)..
- 9 Đường hội yếu, Q.73, An Nam Đô hộ phủ có đoạn “Từ khi Trương Chu đến nhậm chức, nhân sau lúc nông nhàn, tấu xin xây cất thành này - tấu thỉnh tân cất kim thành”.
- Như vậy có lẽ chính Trương Chu mới là người cho đắp thêm vòng thành “Đại La“ bên ngoài..
- 12 Như đã biết, theo Maspero, trong khu vực châu trị Tống Bình có ba toà thành: thành đô hộ do Trương Bá Nghi đặt, “Tử thành” và “Tô Lịch giang Cựu thành”.
- Tử thành có thể là thành châu trị đầu tiên lập vào đời Tuỳ, trước khi Trương Bá Nghi mở rộng vòng ngoài làm Đại La thành.
- Toàn thư, “thành Đại La, chu vi 1982 trượng 5 thước, cao 2 trượng sáu thước, chân rộng 2 trượng 5 thước.
- Đại Nam nhất thống chí đời Nguyễn khi chép về La Thành cũng dẫn lại theo nguồn cùng với Việt sử lược, Toàn thư.
- 14 Chữ La thành xuất hiện lần đầu dưới thời Trương Bá Nghi.
- Theo tôi, ủng thành thời Cao Biền phải tìm ở bên trong gần Hoàng thành chứ không hy vọng tìm trên hệ thống “đê” La Thành.
- Tường La thành khác với đê La Thành.
- 16 Điều này giải thích tại sao khi Ngô Quyền lên ngôi vua đã chọn Cổ Loa làm kinh đô chứ không chọn La thành.
- Cổ Loa là toà thành hướng ngoảnh nam.
- Trước Ngô Quyền, từ họ Khúc đến Dương Đình Nghệ, Kiều Công Tiễn đều nhận làm tiết độ sứ của nhà Đường, đóng ở toà thành Đại La hướng về bắc.