« Home « Kết quả tìm kiếm

THÂN PHẬN NGƯỜI NÔNG DÂN NAM BỘ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH


Tóm tắt Xem thử

- THÂN PHẬN NGƯỜI NÔNG DÂN NAM BỘ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH.
- Hồ Biểu Chánh là nhà văn có nhiều thành công khi viết về người nông dân.
- Ông không chỉ phát hiện và đề cao vẻ đẹp trong tính cách người nông dân Nam Bộ mà còn thấu hiểu thân phận của họ trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
- Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã thể hiện thân phận của những con người nơi ruộng đồng phương Nam phải sống trong cảnh đói nghèo dốt nát, không có vị trí xứng đáng trong xã hội.
- Hồ Biểu Chánh đúng là nhà văn của nông thôn Nam bộ.
- Hồ Biểu Chánh là nhà văn tiêu biểu ở giai đoạn văn học đầu thế kỉ XX.
- Những câu chuyện, sự kiện, những hình ảnh được ghi lại trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh là dấu tích của năm tháng đầy biến động trong lịch sử xã hội Nam bộ thời kì trước và sau khi Pháp xâm lược.
- Gương mặt của nông thôn Nam bộ hiện lên mồn một trên từng trang viết của Hồ Biểu Chánh.
- Không chỉ dừng lại ở đó, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh còn dõi theo từng cuộc đời, từng số phận của những con người “thấp cổ bé miệng“, quanh năm.
- Trong văn xuôi tự sự Quốc ngữ Nam bộ đầu thế kỉ XX, Hồ Biểu Chánh là nhà văn có nhiều thành công khi viết về người nông dân.
- Ông đã khái quát nên nhiều điều thể hiện thân phận người nông dân Nam bộ trong một giai đoạn lịch sử nhất định..
- Ngày xưa, nghèo khổ, đói rách đã trở thành “số kiếp” đeo đuổi người nông dân suốt từ đời này sang đời khác.
- Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ đã khắc sâu, in đậm hình ảnh người nông dân với vai trò chủ chốt.
- Vốn mang đức tính cần cù, chịu khó, người nông dân đã khẩn hoang hết mảnh đất đất này đến miếng ruộng khác.
- Thế nhưng, có một sự thật rất bất công: Người nông dân Nam bộ đã lâm vào cảnh túng đói triền miên và chìm đắm trong sự dốt nát.
- Càng không phải do người nông dân Nam bộ thiếu sự cần cù mà chính là do chế độ phân phối bất công, không hợp lí của xã hội, khởi đầu từ thời nhà Nguyễn kéo dài đến hết thời Pháp thuộc..
- Người nông dân, người trực tiếp sản xuất từng “đổ mồ hôi sôi nước mắt”, phải.
- Đất đai do nông dân khẩn hoang, khi đã thành bờ thành khoảnh thường bị giành giật, chiếm đoạt gần hết bởi bọn chủ điền, những kẻ giàu có hay người nhiều thế lực.
- Kết quả, người nông dân.
- Ruộng đất Nam bộ phì nhiêu không nuôi sống người nông dân nghèo, chỉ tạo điều kiện cho bọn địa chủ được “vinh thân phì gia”,.
- Nông dân càng tích cực sản xuất thì địa chủ càng thu nhiều lợi nhuận.
- Thật trớ trêu: diện tích canh tác càng gia tăng thì người nông dân càng khổ cực điêu đứng.
- Cho nên không phải ngẫu nhiên mà nhân vật Ba Cam trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã khẳng định “làm ruộng ở xứ mình là làm mọi cho chủ điền chứ ham làm chi.”[Con nhà nghèo, tr.
- Là một nhà văn xuất thân từ gia đình nông dân, hơn ai hết Hồ Biểu Chánh rất hiểu nỗi cơ cực của người nông dân nghèo ở nông thôn.
- Cai tuần Bưởi là một anh nông dân hiền lành chất phác, cần cù lao động.
- Vợ chồng quanh năm “dang nắng cầm cày, dầm mưa nhổ mạ”[tr.
- Anh nông dân Cai tuần Bưởi thiếu hẳn phương tiện để sản xuất, không có đất đai canh tác, kể cả đất cất nhà cũng là đất.
- Đối với người nông dân, nỗi khổ ấy triền miên từ đời này sang đời khác.
- Hồ Biểu Chánh đã nêu lên sự thật xót xa ấy: “Cai tuần Bưởi sinh trưởng tại xóm này, từ hồi cha đến bây giờ cũng trên miếng đất này là đất của ông Cai Hiếu”[tr.7].
- “Tại Giồng Tre có nhà bà Trần Thị bần cùng đói rách, thuở nay trời cho trúng mùa thì nhà bà cũng không được vui, huống chi năm nay thất mùa, thiên hạ nhịn đói thì nhà bà càng thảm khổ nhiều hơn nữa.” [tr.13].
- Anh ta rất chăm chỉ làm lụng “hết cày rồi tới cấy”, “lại đi nhổ mạ đắp bờ”, “làm cực nhọc tối ngày mà tiền công chẳng được bao nhiêu”[tr.14].
- Lúc trời chạng vạng tối nó trở về nhà, hai chơn mỏi rụng, bụng đói xếp ve, lỗ tai lùng bùng, cặp mắt cháng váng”[tr.16].
- Người nông dân nghèo vốn “thấp cổ, bé miệng”, gặp quan thì chẳng khác nào “chuột chạy cùng sào”.
- Bởi vì “Quan án sát tra hỏi sơ sịa lên án lịnh đánh đòn tên Đó 100 trượng và đồ 5 năm về tội cướp của người ta và đánh tài chủ có thương tích.” [tr.21].
- Văn học hiện thực phê phán sau năm 1930, cũng như tác phẩm của Kim Lân sau này đã viết về cái nghèo của người nông dân.
- Qua một số tác phẩm, tiêu biểu là “Ngọn cỏ gió đùa“, Hồ Biểu Chánh đã thể hiện nỗi cay đắng và khổ ải của những kiếp người phải vật lộn với sự sống.
- Nhân vật nghèo đói trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh chưa bị đặt vào nơi giáp ranh giữa sự sống và cái chết một cách ác liệt và thảm khốc như truyện của Kim Lân.
- Thật xót xa cho một kiếp con người! Lối văn kể chuyện theo đường thẳng của Hồ Biểu Chánh làm hạn chế ít nhiều việc miêu tả quá trình bần cùng hoá, đi đến kết thúc là sự chết đói thảm thương.
- Thế nhưng, vẫn có khả năng gợi lên cuộc sống tăm tối vì nghèo đói của người nông dân Nam bộ thời bấy giờ..
- Cũng như bao người nông dân khác trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, anh nông dân Trần Văn Sửu trong “Cha con nghĩa nặng” là người thật thà, chất phác và chăm làm.
- làm hết sức, lo hết hơi mà đến năm năm mới dứt nợ được.” [tr.13].
- Có được ruộng để cày cấy, đó là mơ ước muôn đời của người nông dân.
- Trần Văn Sửu than với vợ “không biết làm sao mướn ruộng cho được mà làm”[tr.14].
- Dù sao đi chăng nữa, nộp lúa ruộng cho chủ xong xuôi họ cũng còn được khoảng trăm giạ “vừa đủ cho vợ con ăn” [tr.15] rồi tiếp tục “đi làm thuê làm mướn hoặc đắp đất hoặc lợp nhà, hoặc chèo ghe hoặc vác lúa” [tr.15] để có thêm tiền “mà mua sắm quần áo, xây xài với thiên hạ” [tr.13].
- Để có được hạnh phúc đơn sơ, đáng có ấy, đôi khi người nông dân phải đánh đổi bằng hạnh phúc quý giá của đời người..
- Câu nói đùa của Hương tuần Tam: “Phải thí ruộng nhỏ mới có ruộng lớn chớ” [tr.18], nghe thật xót xa và chua chát cho số kiếp của người nông dân thật thà chất phác như Trần Văn Sửu.
- Người nông dân Nam bộ đã trải qua một thời gian rất dài, không có quyền sở hữu đất đai.
- Vấn đề tranh giành, chiếm đoạt đất đai cũng được đề cập đến trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.
- Hệ quả của nó là nỗi cơ cực triền miên của người nông dân.
- Trước những mưu mô xảo quyệt hay thủ đoạn gian trá của kẻ giàu có, người nông dân không có đủ sức để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
- Vốn nghèo tiền, ít chữ người nông dân chỉ biết dùng sức lao động để tạo ra sự sống.
- Người nông dân trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh không chỉ đối mặt với cái nghèo mà còn phải đương đầu với cái khổ.
- “cũng không sợ cái buồn rầu tới nữa“ [Con nhà nghèo, tr.10].
- Qua bức tranh hiện thực về nông thôn Nam bộ do Hồ Biểu Chánh phác hoạ nên, chúng ta nhìn thấy nhiều cảnh ngang trái, bất công, mà kẻ gánh lấy mọi sự thiệt thòi chính là nông dân.
- Tiêu biểu nhất là người phụ nữ nông dân.
- Người phụ nữ nông dân trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh “như thể bèo trôi”, chịu bao “sóng dập gió dồi”.
- Sống giữa xã hội kim tiền, với bao thế lực hắc ám luôn bủa vây, người phụ nữ nông dân nghiễm nhiên trở thành thú tiêu khiển ít tốn kém cho bọn lắm tiền nhiều của.
- Người phụ nữ nông dân trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh đúng là: “Thân em như cá rô mề”, bất lực vô vọng trước cuộc sống.
- Hồ Biểu Chánh đã dụng công đưa vào tác phẩm những chi tiết vụn vặt mà mang nhiều ý nghĩa, phản ánh một thực trạng đau lòng: người nông dân vì đói nghèo nên thất học.
- Cai tuần Bưởi đã thật thà hỏi em: “Không có ngựa, không có gì hết, rồi sao mà chạy được”[tr.
- 113], “mà cũng kì chớ! Máy ở phía sau nó đẩy chạy mới phải, chớ để trước đầu rồi làm sao há?”[tr.114].
- Vì thất học, kém hiểu biết cho nên mới có chuyện: “Người ta hiếp đáp mà cai tuần Bưởi không hiểu, tưởng người ta làm ơn, nên cúi đầu lạy hương Quản rồi lật đật đi lên nhà bà Cai mà lạy nữa” [tr.90]..
- Sau Cách mạng tháng Tám, nông dân phải tiếp tục tham gia vào một cuộc chiến đấu khá ác liệt: chống giặc dốt và giặc đói.
- Từ thời Hồ Biểu Chánh, vấn đề này đã trở thành nỗi bức xúc ám ảnh các nhà văn.
- Cái nhìn nhiều chiều đã giúp Hồ Biểu Chánh hiểu rõ thân phận của người nông dân thời bấy giờ.
- Người nông dân nghèo khổ từ thuở xa xưa, những ngày đầu đến vùng đất mới lập nghiệp đã bị khinh bạc.
- Trong niềm thông cảm và chia sẻ những xót xa tủi nhục của quần chúng như chính người thân của mình, Hồ Biểu Chánh đã gợi lên đúng cái thực trạng không còn là của riêng ai: người nông dân vô tội bị áp bức đến mức cùng cực.
- Chỉ vì ăn trộm một nồi cháo heo để cứu đói người thân mà anh nông dân hiền lành tốt bụng phải sống cảnh tù tội, đày ải “ban ngày đi làm việc nặng nề cực nhọc, lại còn bị lính đánh xối trên đầu.
- Hồ Biểu Chánh đã khéo léo xây dựng nhân vật Phạm Kỳ trong tác phẩm “Ngọn cỏ gió đùa”, như gợi lên một thế lực xã.
- hội hắc ám, chi phối thân phận anh nông dân nghèo.
- Lê Văn Đó không thể làm ông Thiên hộ Chánh Tâm mãi mãi, cũng như người nông dân nghèo không thể sống cuộc đời bình yên trong xã hội đương thời..
- Người nông dân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh dường như chỉ “có quyền” chịu đựng sự áp bức, chèn ép mà không thể cất lên tiếng nói để bảo vệ chính mình.
- Ông ta còn nhắc nhở cho Thị Tố một sự thật hiển nhiên, đầy bất công, được xem là chuyện thường tình trong xã hội là người nghèo sẽ không bao giờ làm gì nổi để chống lại kẻ giàu có, quyền thế như bà Cai: “Tao dám chấp nội trong làng này dầu mày mướn một ngàn đồng bạc cũng không ai dám chịu làm chứng cho mày nữa.” [tr.74].
- Lão ta cũng chỉ có biết mỗi một điều: “Danh giá của bà Cai với cậu Hai, mợ Hai không nhỏ.”[tr.74].
- Những người nghèo như vợ Cai tuần Bưởi không được phép “đến nhà người ta”, “nói chuyện xấu cho người ta”[tr.74], kể cả đó là sự thật..
- Sống trong hoàn cảnh “cái quyền thế mạnh hơn cái thương nhà nghèo”[tr.99], tiếng nói của người bần nông không hề có giá trị mà còn trở thành mối hoạ lớn cho bản thân và gia đình của họ..
- Bị bóc lột nặng nề, bị áp bức lâu dài, dần dần người nông dân có tính cam chịu.
- [tr.95].
- Đối diện với sự bất nhân của mẹ con bà Cai tổng Hiếu, “Cai tuần Bưởi không phải là không biết phiền nhưng nghĩ vì nhà nghèo mà phiền nhà giàu thì hại cho mình chứ không hại gì đến người ta, bởi vậy anh ta cắn răng ngậm miệng không dám trả treo tiếng chi hết.” [tr.35]..
- Tâm lí nơm nớp lo sợ không được mướn đất để canh tác khiến người nông dân phải cúi đầu chịu đựng mọi khổ nhục: “Nói đi nói lại người ta không cho mướn ruộng nữa rồi làm sao mà nuôi con, nuôi vợ.” [tr.92].
- Thân phận của người nông dân nghèo là thế, muốn sống bình yên trong cảnh nghèo túng mà vẫn không được toại nguyện.
- “Phận mình nghèo thì lo làm ăn” [tr.145] không cho con nói bậy nói bạ sợ mang hoạ.
- Đói nghèo, túng thiếu đã cột chặt người nông dân vào mảnh đất của địa chủ để tha hồ bị bóc lột, bị áp bức.
- Sự áp bức, chèn ép ấy như một sợi dây thòng lọng xiết cổ người nông dân vô tội, càng vùng vẫy sẽ càng bị xiết chặt hơn..
- Trước thực tế quá đắng cay phũ phàng, người nông dân chỉ còn biết trách đất, than trời, rồi dần dần cũng mất niềm tin ở ông trời.
- Tất cả điều đó gợi cho chúng ta suy nghĩ về một bi kịch tinh thần mà người nông dân phải gánh chịu..
- Suy nghĩ của người nông dân luôn trong vòng lẩn quẩn, do họ chưa thấy được bản chất của bọn địa chủ.
- Không khác gì người nông dân trong câu ca dao:.
- Người nông dân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nghĩ rằng địa chủ này bóc lột nặng nề nhưng địa chủ khác thì có thể không: “Làm ruộng ở xứ mình là làm mọi cho chủ điền chứ ham làm chi.
- May nhờ trời em trúng ít mùa thì em khá ngay” [Con nhà nghèo, tr.195]..
- Nhưng nếu nói ở giai đoạn 30 năm đầu thế kỉ XX “chưa có ai đi sâu vào đời sống cùng khổ của nhân dân lao động để moi ra sự áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến, của tư bản đế quốc” [5, tr.115], là bỏ qua những đóng góp đáng trân trọng của Hồ Biểu Chánh.
- Mặc dù còn hạn chế nhất định trong cái nhìn về người nông dân Nam bộ, Hồ Biểu Chánh vẫn chứng tỏ được sự thấu hiểu đối với những con người chân lấm tay bùn, quanh năm nghèo khó.
- Trang Quan Sen, Phan Tấn Tài, Nguyễn Văn Nở (2006), Hồ Biểu Chánh - Người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb.
- Hồ Biểu Chánh (1997), Con nhà nghèo, Nxb Văn Nghệ, TP.
- Hồ Biểu Chánh (1988), Ngọn cỏ gió đùa, Nxb Tổng hợp Tiền Giang..
- Hồ Biểu Chánh (2005), Cha con nghĩa nặng, Nxb Văn hoá Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh..
- Hồ Biểu Chánh (1997), Khóc thầm, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh..
- Hồ Biểu Chánh (1935), Cười gượng, Nxb Đức Lưu Phương, Sài Gòn..
- Hồ Biểu Chánh (1988), Chúa tàu Kim Quy, Nxb Tổng hợp Tiền Giang..
- Hồ Biểu Chánh (1936), Nợ đời, Nxb Đức Lưu Phương, Sài Gòn.