« Home « Kết quả tìm kiếm

Thành phần động vật phù du ở sông Cái Lớn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jsi.2018.030 THÀNH PHẦN ĐỘNG VẬT PHÙ DU Ở SÔNG CÁI LỚN HUYỆN U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG.
- Động vật phù du,.
- loài, mật độ, sông Cái Lớn Keywords:.
- Nghiên cứu nhằm xác định tính đa dạng thành phần loài động vật phù du phân bố trên sông Cái Lớn thuộc huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang..
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 02/2017 đến 08/2017.
- Mẫu động vật phù du được thu 6 đợt với 3 đợt vào mùa khô, 3 đợt vào mùa mưa, tại 6 điểm trên sông chính.
- Tổng số loài động vật phù du đã xác định được là 105 loài.
- Số lượng các loài động vật phù du có sự biến động theo các đợt thu mẫu, dao động từ 71 loài trong mùa mưa đến 95 loài trong mùa khô..
- Mật độ động vật phù du ở sông Cái Lớn trong thời gian nghiên cứu cao, dao động từ 14.167 đến 62.000 cá thể/m 3.
- Thành phần động vật phù du ở sông Cái Lớn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
- Sông Cái Lớn là một con sông quan trọng chảy qua địa phận tỉnh Kiên.
- Với chiều dài hơn 60 km, sông Cái Lớn có nhiều loài thủy sản đặc trưng như cá lưỡi trâu, cá bống, cá chốt góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học của thủy vực nước chảy.
- Bên cạnh những loài thủy sản có giá trị kinh tế như: cá, giáp xác cỡ lớn, nhuyễn thể, còn có nhóm động vật phù du..
- Động vật phù du (ĐVPD) là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới thức ăn của thủy vực.
- Bởi vì, động vật phù du có giá trị dinh dưỡng cao, lơ lửng trong tầng nước, phù hợp với tập tính dinh dưỡng của đa số loài thủy sản (Lê Thanh Hùng, 2018).
- Tuy nhiên, từ trước đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về sinh khối cũng như thành phần loài ĐVPD ở khu vực này.
- Chính vì vậy, nghiên cứu “Thành phần động vật phù du ở sông Cái Lớn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang” đã được tiến hành nhằm xác định thành phần loài ĐVPD, từ đó đánh giá nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực, đồng thời cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá chất lượng môi trường nước của sông Cái Lớn..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu 2.1.1 Phương pháp thu mẫu.
- Thời gian nghiên cứu gồm 03 đợt vào mùa khô (tháng 2, tháng 3, tháng 4 năm 2017), 03 đợt vào mùa mưa (tháng 5, tháng 6 và tháng 8 năm 2017).
- Tại mỗi điểm thu mẫu trên sông xác định trước đều tiến hành thu mẫu ở 3 vị trí (hai điểm ở hai bên bờ sông, một điểm ở giữa sông).
- Việc thu mẫu ở nhiều vị trí nhằm xác định chính xác thành phần loài có ở lưu vực nghiên cứu..
- Tám mươi lít nước tầng mặt tại điểm thu mẫu được lọc qua lưới Juday để xác định mật độ ĐVPD..
- Tên loài được xác định chủ yếu dựa vào nghiên cứu của Đặng Ngọc Thanh và ctv..
- Loài ĐVPD được xác định theo khóa định loại lưỡng phân..
- N 0 : Số lượng động vật phù du (Cá thể/m 3 ) C: Cá thể đếm được trên buồng đếm V 1 : Số ml nước mẫu lấy để đếm (1 ml) V 2 : Số ml nước mẫu còn lại sau khi lọc V 3 : Thể tích mẫu nước đã thu (80 L).
- Kết quả thu được qua các điểm và thời gian thu mẫu đã xác định được mật độ ĐVPD ở sông theo mùa khô và mùa mưa.
- Kết quả nghiên cứu được tính toán và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel..
- Hình 1: Khu vực nghiên cứu (đường màu đỏ) Hình 2: Vị trí các điểm thu mẫu ở sông 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- 3.1 Thành phần ĐVPD ở sông Cái Lớn Kết quả phân tích đã tìm thấy 105 loài ĐVPD và 8 dạng ấu trùng (gồm nhóm ấu trùng Nauplius, ấu trùng Veliger (Bivalvia), ấu trùng Nematoda, ấu trùng Insecta, ấu trùng cá, ấu trùng chân bụng, ấu trùng giun nhiều tơ (Polyghaeta), ấu trùng giáp xác râu ngành) phân bố ở vùng sông Cái Lớn, tỉnh Kiên Giang.
- Thành phần loài ĐVPDxác định được có nhóm loài đại diện đặc trưng cho thủy vực nước ngọt như các loài thuộc bộ râu ngành (Cladocera), trùng bánh.
- Bảng 1: Cấu trúc thành phần loài động vật phù du ở sông Cái Lớn, Kiên Giang.
- 1 Ngành động vật nguyên.
- Hình 3: Thành phần loài động vật phù du ở sông Cái Lớn Những loài thuộc ngành luân trùng chiếm ưu thế.
- (44,76%) chứng tỏ nước ở sông Cái Lớn thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang khá giàu dinh dưỡng.
- Bởi vì, theo kết quả nghiên cứu của Mekong River Commission (2012), Rotifera là nhóm sinh vật chỉ thị cho môi trường nước giàu dinh dưỡng.
- Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên và ctv..
- 3.2 Biến động thành phần loài và mật độ ĐVPD ở sông Cái Lớn.
- 3.2.1 Thành phần loài ĐVPD ở sông Cái Lớn Số lượng loài động vật nổi ở sông Cái Lớn khu vực tỉnh Kiên Giang khá đa dạng, thành phần loài chủ yếu thuộc ngành luân trùng, bộ giáp xác râu ngành và phân lớp giáp xác chân mái chèo.
- Trong đó, loài ĐVPD điển hình thuộc Rotifera và Copepoda xuất hiện ở hầu hết các điểm nghiên cứu vào cả mùa khô và mùa mưa như: Brachionus calyciflorus, B.
- Tuy nhiên, giữa hai mùa chính trong năm có sự khác biệt rõ ràng về thành phần loài.
- Trong đó, mùa khô có thành phần loài phong phú hơn mùa mưa, đạt 95 loài và 8 dạng ấu trùng.
- Cladocera (14,74%) (Bảng 2), điều này chứng tỏ sông Cái Lớn thuộc khu vực tỉnh Kiên Giang ít chịu ảnh hưởng bởi sự xâm nhập mặn vào mùa khô.
- Trong đó, có nhiều loài chỉ xuất hiện vào mùa khô.
- Đại diện một số loài xuất hiện ở hầu hết ở các điểm thu mẫu vào mùa khô là Pseudosida bidentata, Ceriodapnia laticaudata, Ceridaphnia rigaudi, Philodina roscola, Keratella quadrata, Trichocera rattus.
- Vào mùa mưa, số lượng loài động vật phù du xác định được 71 loài và 2 dạng ấu trùng (ấu trùng Nauplius và ấu trùng chữ D) ít hơn so với mùa khô.
- Số lượng ấu trùng giảm nhiều nhất vào mùa mưa chúng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi tính chất mùa vụ sinh sản và dòng chảy.
- Do đó, số lượng loài xác định được vào mùa mưa đã giảm đáng kể.
- Thành phần loài động vật phù du vào mùa khô và mùa mưa được thể hiện ở Bảng 2..
- Bảng 2: Thành phần loài động vật phù du theo mùa.
- Nhóm Mùa khô Mùa mưa.
- Ấu trùng .
- Trái lại, điểm số 3 có số lượng loài động vật phù du nhiều nhất với 85 loài và 7 dạng ấu trùng (Nauplius, chữ D, Nematoda, Insecta, luân cầu, chân bụng và ấu trùng cá).
- Bảng 3: Thành phần loài động vật phù du tại các điểm thu mẫu qua các đợt khảo sát.
- ĐV: loài Điểm thu mẫu.
- 3.2.2 Mật độ ĐVPD ở sông Cái Lớn.
- Bảng 4: Biến động mật độ các nhóm ĐVPD theo mùa.
- thể/m Kết quả định lượng được cho thấy, mật độ ĐVPD vào mùa khô và mùa mưa có sự khác biệt rõ ràng.
- Tổng mật độ các nhóm ĐVPD vào mùa khô cao gấp 1,58 lần so với mùa mưa.
- Mật độ của ấu trùng Nauplius đạt cao nhất cá thể/m 3 vào mùa khô, cao gấp 2,3 lần so vớ mật độ của ấu trùng vào mùa mưa.
- Mật độ của ấu trùng vào mùa mưa chỉ đạt cá thể/m 3 (Bảng 4)..
- Trong khi đó, sự khác biệt về mật độ của luân trùng và giáp xác chân mái chèo giữa mùa mưa và mùa khô là không đáng kể.
- Điều này chứng tỏ, mùa khô là mùa vụ sinh sản của khá nhiều loài giáp xác chân mái chèo phân bố ở vùng nghiên cứu đã góp phần làm gia tăng mật độ của ấu trùng..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ ĐVPD ở sông Cái Lớn không chỉ sai khác theo thời gian thu.
- mẫu mà còn biến động theo các điểm thu mẫu.
- Mật độ ĐVPD cao nhất (62.000 cá thể/m 3 ) được xác định vào tháng 4 tại điểm thu mẫu số 5, thấp nhất (14.167 cá thể/m 3 ) vào tháng 5 tại điểm thu mẫu số 5.
- Ở tất cả các điểm và đợt thu mẫu, mật độ của Cladocera đều thấp nhất biến động từ 139 đến 3.500 cá thể/m 3 .
- Ngược lại, mật độ của ấu trùng luôn đạt cao nhất biến động từ 5.695 đến 15.778 cá thể/m 3 (Hình 4)..
- mật độ các nhóm động vật phu du tại các điểm thu mẫu qua các tháng khảo sát Chú thích: mỗi cột của từng nhóm từ dưới lên trên, tỷ lệ của tháng và 8.
- Tổng số loài ĐVPD xác định được ở lưu vực sông Cái Lớn là 105 loài.
- Mức độ đa dạng của ĐVPD ở thủy vực cao nhưng có sự biến động cả về thành phần loài và mật độ.
- Sự biến động được thể hiện bởi sự sai khác về thành phần loài giữa mùa khô (95 loài) và mùa mưa (71 loài).
- Sự khác biệt về thành phần loài giữa mùa khô và mùa mưa phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm hữu cơ và sự phát triển của thực vật phù du.
- Vào mùa khô, mức độ ô nhiễm hữu cơ của thủy vực cao hơn so với mùa mưa, thực vật phù du phát triển mạnh kéo theo ĐVPD phát triển theo..
- Số lượng loài ĐVPD có sự biến động lớn theo các điểm thu mẫu (Bảng 3), đặc biệt là điểm thu mẫu số 3 có số lượng loài nhiều nhất (85 loài và 7 dạng ấu trùng).
- Kết quả nghiên cứu tương tự với nghiên cứu về ĐBPD ở trạm quan trắc Vũng Tàu giai đoạn 2006- 2010.
- Số lượng loài ĐVPD vào thời kỳ mùa khô luôn cao hơn so với mùa mưa (Trương Sỹ Hải Trình và Nguyễn Tâm Vinh, 2015).
- Mật độ trung bình của ĐVPD vào mùa khô đạt cá thể/m 3 cao hơn nhiều so với mật độ trung bình của chúng.
- vào mùa mưa cá thể/m 3 .
- Mật độ ĐVPD ở lưu vực nước chảy vào mùa khô cao hơn vào mùa mưa cũng được phản ảnh ở nghiên cứu khác.
- Mật độ ĐVPD tại các điểm thu mẫu ở suối Khe Thẻ - tỉnh Quảng Nam vào mùa khô trung bình đạt 11.945 cá thể/m 3 , dao động từ cá thể/m 3 cao hơn so với mùa mưa mật độ trung bình chỉ đạt 8.500 cá thể/m 3 , dao động cá thể/m 3 (Ngô Xuân Nam, 2017).Thành phần loài ĐVPD ở sông Cái Lớn cao hơn mức độ phong phú của các lưu vực kênh rạch, sông, suối khác.
- Số loài ĐVPD xác định được ở rạch Cái Khế - Cần Thơ vào mùa khô là 79 loài trong đó ngành luân trùng có số loài nhiều nhất 41 loài (chiếm 41%) (Dương Trí Dũng và Nguyễn Hoàng Oanh, 2011).
- Số loài ĐVPD xác định được ở trên sông Hậu đoạn thuộc tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng vào mùa khô là 97 loài thuộc các nhóm như ngành động vật nguyên sinh, ngành luân trùng, bộ phụ giáp xác râu ngành, lớp phụ giáp xác chân chèo và nhóm ĐVPD ít gặp khác thuộc lớp côn trùng, giun tròn, ấu trùng giun nhiều tơ và ấu trùng Veliger (Nguyễn Thị Kim Liên và ctv., 2014).
- Thành phần loài ĐVPD xác định được ở suối Khe Thẻ, tỉnh Quảng Nam là 32 loài, trong đó, ngành luân trùng có số lượng loài nhiều nhất (20 loài) chiếm 55,6% (Ngô Xuân Nam, 2017)..
- Tuy nhiên, mức độ đa dạng thành phần loài của sông Cái Lớn vẫn thấp hơn mức độ đa dạng về thành phần loài động vật nổi ở sông Oueme thuộc châu Phi.
- Quần xã ĐVPD ở sông Cái Lớn thuộc tỉnh Kiên Giang phần lớn bị chi phối bởi các loài thuộc ngành luân trùng.
- Các loài thuộc ngành luân trùng thường có vòng đời rất ngắn chúng thường sinh trưởng, phát triển nhanh và tham gia sinh sản tăng mật độ cá thể trong điều kiện môi trường thuận lợi..
- Thành phần loài động vật phù du ở sông Cái Lớn tỉnh Kiên Giang khá đa dạng.
- Nghiên cứu đã xác định được 105 loài ĐVPD phân bố ở sông cái Lớn thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang, trong đó, Rotifera có số lượng cao nhất với 47 loài (chiếm 44,8%)..
- Số lượng các loài ĐVPD xác định được qua các đợt thu mẫu biến động từ 71- 95 loài.
- Trong đó, số loài xác định được vào mùa khô (95 loài) cao hơn so với số loài xác định được vào mùa mưa (71 loài)..
- Kết quả nghiên cứu sự biến động về mật độ theo thời gian (theo mùa) đã xác định được mật độ ĐVPD dao động từ 14.167 đến 62.000 cá thể/m 3.
- Những nghiên cứu tiếp theo cần kết hợp giữa thành phần loài và mật độ ĐVPD với các chỉ tiêu đa dạng sinh học, để có được dữ liệu toàn diện cho việc đánh giá tiềm năng sinh học tại sông Cái Lớn thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang..
- Các mẫu cần được thu thêm vào những tháng giao điểm giữa mùa khô và mùa mưa, mùa mưa và khô để bổ sung thêm dữ liệu về thành phần loài và mật độ ĐVPD vào thời gian giao mùa..
- Định loại động vật không xương.
- Đặc điểm động vật nổi trên kênh, rạch ô nhiễm ở Cần Thơ vào mùa khô.
- Thành phần động vật nổi (Zooplankton) trên sông Hậu – đoạn thuộc tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng vào mùa khô.
- Dẫn liệu bước dầu về thành phần loài động vật nổi tại suối Khe Thẻ, Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam.
- Định loại các nhóm Động vật không xương sống ở nước ngọt thường gặp ở Việt Nam, lần 1.
- Biến động thành phần loài và sinh vật lượng động vật phù du tại trạm quan trắc Vũng Tàu, 2006-2010.
- Tuyển tập Nghiên cứu Biển, 21(1):