« Home « Kết quả tìm kiếm

Thấy gì qua các giải pháp chống lạm phát những tháng đầu năm 2008


Tóm tắt Xem thử

- Thấy gì qua các giải pháp chống lạm phát những tháng đầu năm 2008.
- Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5 tháng đầu năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tiếp tục tăng cao ở mức hai con số trong điều kiện kinh tế thị trường đã định hình, nhất là thị trường chứng khoán đã phát triển trên cả nước.
- điều đó gợi lại nỗi ám ảnh về lạm phát “phi mã” với mức ba con số trong những năm cuối 1980 đầu 1990 cho người dân Việt Nam..
- Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là nhận diện và đánh giá đúng nguyên nhân lạm phát để bình tĩnh giải quyết tối ưu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng ở Việt Nam..
- Lạm phát hiện nay ở Việt Nam vừa do các yếu tố kinh tế lẫn các yếu tố thuộc về tâm lý đám đông, vừa có yếu tố thuộc về tiền tệ lẫn các yếu tố phi tiền tệ, vừa do tình trạng thiếu cung cục bộ một số mặt hàng vừa do dư cầu cục bộ của một bộ phận người tiêu dùng.
- Từ đó gây ra tác động tổ hợp của các dạng thức lạm phát: lạm phát tiền tệ (đây là dạng thức chủ yếu) lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy, mất cân đối cung - cầu cục bộ và tâm lý đám đông (còn gọi là tâm lý bầy đàn).
- Các dạng thức lạm phát này tác động trong nền kinh tế chuyển đổi, các yếu tố của kinh tế thị trường hình thành chưa đồng bộ, môi trường cạnh tranh chưa hoàn hảo, hệ số ICOR tăng cao, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới làm cho việc nhận diện nguyên nhân lạm phát ở nước ta càng thêm phức tạp..
- Mặc dù các giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra trong những tháng đầu năm 2008 còn luẩn quẩn và chưa hiệu quả.
- nhưng chúng tôi có căn cứ để tin rằng, các giải pháp đồng bộ và quyết liệt mà Chính phủ Việt Nam đưa ra chắc chắn sẽ ghìm cương “con ngựa lạm phát” mà vẫn đảm bảo thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao như đánh giá của Ngân hàng Thế giới..
- Lạm phát - nỗi ám ảnh của nhiều người!.
- Trong cơn khủng hoảng kinh tế vào cuối những năm 1980 đầu 1990, lạm phát đạt tốc độ “phi mã”, nhưng nhờ những giải pháp hữu hiệu và kịp thời, một thời gian ngắn sau đó giá cả chung ở Việt Nam đã duy trì ổn định với tỉ lệ lạm phát bình quân chỉ trên 3%.
- Tuy nhiên, những năm gần đây lạm phát xuất hiện trở lại, đỉnh cao là mức lạm phát lên tới 9,5%.
- Lần đầu tiên trong vòng 10 năm trở lại đây, lạm phát ở Việt Nam lại tăng lên tới hai con số là 12,6% năm 2007.
- Thời gian này, không ít người nhớ lại những sự kiện chống lạm phát cách nay trên 20 năm.
- 14% là con số được các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội lặp lại nhiều lần khi nói đến lạm phát trong những ngày cuối năm 2007 và đầu năm 2008.
- Theo ước tính mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam vào tháng 12-2007 đã tăng 12,6% so với tháng 12-2006.
- “tạm ứng” trước 70% chỉ tiêu lạm phát cả năm, lên con số 6,02% theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
- Bởi vậy chống lạm phát hiện nay khó khăn và phức tạp hơn nhiều lần so với hai mươi năm về trước, rõ ràng lịch sử không lặp lại..
- Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định rằng, lạm phát là thừa tiền trong lưu thông và từ đó gây ra nạn tăng giá đồng loạt các loại hàng hóa trên thị trường, nhưng đặt vấn đề ngược lại, liệu tăng giá có phải là do lạm phát không? Cách đặt vấn đề như thế có ý nghĩa ở chỗ, nếu tăng giá do tình trạng khan hiếm, cung cục bộ một số mặt hàng hạn chế, thì biện pháp phải là thúc đẩy đầu tư tăng sản lượng.
- Còn nếu tăng giá do tiền tệ, nghĩa là thừa tiền trong lưu thông thì mới dùng đến các giải pháp tiền tệ, rút bớt tiền thừa trong lưu thông bằng các nghiệp vụ ngân hàng, nhưng làm như vậy thường đánh đổi tăng trưởng do thắt chặt tiền tệ gây hạn chế đầu tư..
- Vậy chắc chắn là một trong những nguyên nhân gây ra tăng giá CPI cao ở Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua..
- Thế nhưng, nếu nói đó là lạm phát, thì cách chữa trị lạm phát lại không phải là bằng các biện pháp tiền tệ, vì vấn đề là cung giảm, giá cả nguồn nhập khẩu tăng.
- Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2007 lên tới hai chữ số, thì Trung Quốc chỉ chịu lạm phát ở mức 6,5% và Thái Lan 2,9%.
- Đầu năm 2008, lạm phát Trung Quốc có nhích lên, nhưng chưa đến con số như Việt Nam, hơn nữa vẫn còn thấp xa so với tốc độ tăng trưởng hai con số của nền kinh tế.
- Chính phủ Việt Nam đã dồn dập đưa ra các giải pháp tình thế để chặn đứng đà đi lên của giá cả, bằng cách áp dụng ngay chính sách thắt chặt tiền tệ.
- Vì cho rằng lạm phát là thừa tiền trong lưu thông, nên áp dụng ngay việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc..
- Thường trong nền kinh tế thị trường giải pháp thắt chặt tiền tệ như con dao hai lưỡi..
- Khó nhất là làm sao hài hòa giữa lạm phát và tăng trưởng.
- Trước tình trạng chống lạm phát gây khan hiếm tiền mặt, giảm khả năng thanh khoản của các ngân hàng, nên ngay sau đó NHNN lại bơm ra 39.000 tỉ đồng.
- Khát tiền và đua nhau tăng lãi suất làm nhiều người nhớ lại cảnh trước đây, lúc Chính phủ áp dụng chính sách huy động 12%/tháng để chống lạm phát phi mã những năm cuối của.
- Vậy thử tìm nguyên nhân lạm phát do đâu?.
- Khác biệt rõ rệt nhất giữa Việt Nam với các quốc gia có lạm phát thấp hơn, như Trung Quốc và Thái Lan, đó là tốc độ tăng cung tiền.
- Tính tới cuối tháng 6 năm 2007, lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam đã tăng tới 21,1% so với đầu năm.
- Muốn tăng trưởng kinh tế liên tục và ở mức cao đòi hỏi phải thúc đẩy đầu tư mạnh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều, như vậy lượng tiền đưa vào lưu thông cũng phải tăng lên tương ứng.
- Tuy nhiên, khi chênh lệch giữa mức tăng cung tiền và tăng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) trở nên quá lớn thì áp lực lạm phát tiền tệ cũng sẽ nảy sinh..
- Như đã được đề cập, cung tiền ở Việt Nam tăng mạnh trong năm 2007 là do vốn nước ngoài chảy vào tăng đột biến (gồm cả đầu tư và kiều hối), từ đó buộc Ngân hàng Nhà nước phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng.
- Việc mua đó đồng nghĩa với tung thêm tiền đồng Việt Nam vào lưu thông, nhưng không thể không mua được vì một mặt để tăng thêm dự trữ ngoại tệ cho nhập khẩu, mặt khác là để thu hút luồng vốn từ bên ngoài vào phát triển kinh tế.
- Nhưng lạm phát bùng lên trong năm 2007 và hai tháng đầu năm 2008 là do nhiều.
- nguyên nhân, thậm chí có cả nguyên nhân tích tụ từ lâu do đầu tư kém hiệu quả (hệ số ICOR tăng), cuối cùng thể hiện ở chênh lệch giữa tăng trưởng GDP và tăng cung tiền của Việt Nam đã ngày một dãn rộng trong vòng 3 năm qua.
- Trong khoảng thời gian 2 năm rưỡi, tính từ đầu năm 2005 cho đến cuối tháng 6-2007, GDP của Việt Nam tăng 22%, còn mức cung tiền mặt cho lưu thông và tiền gửi ngân hàng đã tăng lên đến 110%.
- Việt Nam tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với Trung Quốc, nhưng tăng cung tiền lại cao hơn rất nhiều.
- Đó chính là lý do chính để giải thích tại sao lạm phát ở Việt Nam cao hơn hẳn những nước khác.
- Giá gạo hay giá dầu thế giới có tăng cao bao nhiêu, thì sức ép của các yếu tố này tới lạm phát ở Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan không thể khác nhau nhiều..
- Một số tài liệu đã đưa ra mức lạm phát tiền tệ với tỷ lệ chỉ có 4-6% (tính theo chỉ số lạm phát cơ bản - core inflation), phần còn lại mới là lạm phát do giá cả tăng theo giá dầu và lương thực, thực phẩm.
- Và nếu giả định không có đột biến về cung cầu lương thực và xăng dầu thì mức lạm phát tiền tệ 6%/năm là hoàn toàn tích cực đối với nền kinh tế đang cần tăng trưởng nhanh..
- Tác động tổ hợp của ba dạng thức lạm phát.
- Về nguyên nhân lạm phát.
- Chúng tôi tán đồng với đánh giá rằng, lạm phát ở Việt Nam là sự tác động tổ hợp của cả ba dạng thức lạm phát: lạm phát tiền tệ (đây là dạng thức chủ yếu) lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí.
- Ba dạng thức lạm phát này tác động trong một nền kinh tế chuyển đổi, có các yếu tố của kinh tế thị trường hình thành chưa đồng bộ, vì thế môi trường cạnh tranh chưa hoàn hảo và hiệu quả của đầu tư, kinh doanh còn thấp, mà biểu hiện là hệ số ICOR tăng cao, năm sau cao hơn năm trước.
- nền kinh tế nước ta lại đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách sâu sắc..
- Lạm phát tiền tệ: Đây là dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ.
- Lạm phát cầu kéo [1] do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tăng cao đáng chú ý là tỷ lệ vốn đầu tư dài hạn quá lớn do nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ, nhưng chưa đem lại sản lượng cho nền kinh tế.
- Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng.
- Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ,.
- Lạm phát chi phí đẩy [1]: Giá nguyên liệu, nhiên liệu (đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh..
- Trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu khi giá nguyên liệu nhập tăng dẫn đến tăng giá thị trường trong nước..
- Trong tiêu dùng, có những khoản chi mà thuật ngữ kinh tế học vĩ mô gọi là tiêu dùng tự định.
- cho các nhu cầu cấp thiết phù hợp với tiêu dùng tự định và sự phán đoán của người tiêu dùng (hộ gia đình và doanh nghiệp) về triển vọng lạm phát trong tương lai.
- Nếu không như vậy, người ta đã có thể tính toán chính xác tốc độ tăng giá theo tốc độ tăng tiền đưa vào lưu thông và bài toán kinh tế vĩ mô trở nên đơn giản hơn rất nhiều..
- Điều quan trọng bây giờ là cần có giải pháp nhanh chóng kiềm chế lạm phát mới thấp.
- Theo chúng tôi, cần kéo lạm phát xuống một con số là tốt, nhưng không hy sinh tiềm năng tăng trưởng của đất nước, nhất là trong điều kiện nước ta đã là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới WTO với những cơ hội mới mang lại, đặc biệt cơ hội về đầu tư nước ngoài và đầu tư của tư nhân..
- Chúng tôi đồng thuận với ý kiến của các nhà kinh tế trẻ, rằng hiện Nhà nước đang thực hiện các giải pháp mạnh rồi, nhưng bây giờ phải chú ý rằng, giá cả như con tàu đang lao nhanh, nếu đột ngột phanh thì có nguy cơ đổ tàu.
- Đồng thời không nên trả giá cho tăng trưởng quá nhiều, đành rằng khó có thể được cả hai mục tiêu - giảm lạm phát và tăng trưởng nhanh..
- Lời giải cho bài toán lạm phát.
- Do không xác định đúng và đầy đủ nguyên nhân nên Việt Nam đã lạm dụng nhiều giải pháp tình thế, không cơ bản để chống lạm phát.
- Tại hội thảo giá cả cuối năm 2007, giáo sư Kenichi Ohno và nhóm kinh tế vĩ mô tài chính của Vietnam Dragon Fund Limited (VDF) cho rằng, lạm phát của Việt Nam ở mức thấp hơn hoặc xấp xỉ 10% không phải là.
- thảm họa kinh tế vĩ mô và có thể chấp nhận được nếu nền kinh tế tăng trưởng mạnh..
- Theo giáo sư Kenichi Ohno và nhóm kinh tế vĩ mô tài chính của VDF, hiện Việt Nam đang có mức lạm phát cao nhất trong các nước Đông Á mới nổi.
- “Cú sốc” về giá lương thực và dầu mỏ cũng tồn tại ở Việt Nam lâu hơn các nước châu Á khác..
- Một nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho thấy, nhân tố tiền tệ là một yếu tố quyết định quan trọng đến lạm phát của Việt Nam những năm qua..
- Một số nhà kinh tế trong nước cũng cho rằng, đây là hậu quả của quá trình điều hành một nền kinh tế thiếu sự đồng bộ, thiếu sự phối hợp giữa các ngành và một số quyết định đưa ra không đúng thời điểm.
- Việc thu hút lượng lớn USD đổ vào nền kinh tế là một cơ hội tốt đối với nền kinh tế đang cần vốn, nhưng những quyết định đi kèm theo để chống thừa USD ở Việt Nam.
- tiền tệ, làm cho các ngân hàng thương mại.
- Nghiên cứu của giáo sư Kenichi Ohno và nhóm kinh tế vĩ mô tài chính của VDF cho thấy, thị trường hàng hóa và thị trường vốn.
- tăng thêm sức mạnh cho nhau để duy trì tình trạng quá nóng của nền kinh tế là thực tế đang diễn ra ở Việt Nam và cả Trung Quốc hiện nay.
- Nguồn vốn từ nước ngoài được thu hút quá nhiều vào Việt Nam - một quốc gia đang được nhận định là “ngôi sao đang lên”..
- Theo giáo sư Kenichi Ohno và nhóm kinh tế vĩ mô tài chính của VDF, mỗi năm, Việt Nam nhận được một lượng vốn từ nước ngoài khá lớn lên đến 15 tỉ USD tương đương 25% GDP năm 2006.
- Nguyễn Đại Lai, Phó Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển - Ngân hàng Nhà nước, đã chỉ ra lạm phát ở Việt Nam có thể tìm thấy nguyên nhân rất lớn từ công tác điều hành vĩ mô, do không xác định đúng và đầy đủ nguyên nhân nên Việt Nam đã lạm dụng nhiều giải pháp tình thế, không cơ bản để chống lạm phát.
- Ví dụ, giữa năm 2007, Bộ Tài chính đã hy sinh khoảng 1.000 tỉ đồng ngân sách để giảm thuế đối với hàng trăm mặt hàng nhưng “lạm phát vẫn hoàn lạm phát”..
- Vì vậy, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có tờ trình Ngân hàng Nhà nước về một số biện pháp giảm nóng cho thị trường tiền tệ.
- Ngày thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã ký Công văn số 319/TTg-KTTH về tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008, gồm 19 giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán, tiền tệ cũng như kiềm chế lạm phát.
- Theo đó khẳng định, sớm hoàn thiện Đề án ổn định và phát triển bền vững, tăng trưởng thị trường chứng khoán.
- Như vậy, những ngày đầu tháng 3, nền kinh tế - tài chính đất nước đầy sôi động với nhiều nỗi lo toan và chờ đợi để các chính sách chống lạm phát và tăng trưởng kinh tế đi vào hiệu quả..
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát luôn là bài toán phổ biến nhất nhưng cũng khó giải nhất đối với tất cả các nền kinh tế, kể cả nền kinh tế thị trường phát triển, đang phát triển hay kém phát triển..
- Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
- Giải bài toán tăng trưởng kinh tế và lạm phát này như thế nào để đạt kết quả tối ưu, đồng thời.
- không gây hậu quả tiêu cực đến tốc độ cũng như chất lượng tăng trưởng trung và dài hạn không phải là việc làm đơn giản.
- Bên cạnh đó, tính chu kỳ của nền kinh tế không chừa bất kỳ quốc gia nào, ngay cả đối với những nền kinh tế được gọi là.
- Nền kinh tế nước ta mới chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy thời gian chưa nhiều, đủ để phát hiện và khảo sát tính chu kỳ của nền kinh tế song những biểu hiện của nó đã xuất hiện tương đối rõ.
- Kể từ năm 1986 đến nay, tăng trưởng kinh tế đã trải qua 4 giai đoạn thăng trầm:.
- chỉ tăng trưởng 4,7%/năm.
- Kết quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế xấp xỉ hai con số, đồng thời lạm phát gia tăng, nền kinh tế phát triển quá “nóng”, các nhân tố khủng hoảng kinh tế - tài chính hình thành và ngày càng chín muồi dẫn tới khủng hoảng không thể tránh khỏi.
- Tuy vậy, một số nhà kinh tế vẫn ủng hộ quan điểm chấp nhận khủng hoảng (lạm phát cao, khủng hoảng nợ, thâm hụt ngân sách nhà nước) và coi đó như một nhân tố thúc đẩy cải tổ cơ cấu nhanh hơn, hiệu quả hơn, do đó tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn.
- Tóm lại, đây là mô hình tăng trưởng nhanh “lên - xuống” nhưng xu hướng chung vẫn đưa nền kinh tế đạt trình độ cao hơn..
- Theo qui luật kinh tế chung, tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát tăng thường song hành với nhau, kinh nghiệm cho thấy lạm phát chỉ cản trở tăng trưởng khi lên đến mức.
- Chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao 8 - 9%/năm, đồng thời, kiềm chế tốc độ lạm phát dưới 2 con số nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.
- Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 8 - 8,5% trong khi kiềm chế tốc độ lạm phát dưới hai con số cần phối hợp đồng bộ chính sách tài khoản và chính sách tiền tệ.
- trường và kịp thời điều chỉnh hai loại chính sách này theo hướng nới lỏng hay thắt chặt trong từng giai đoạn phát triển, nhưng vấn đề cốt tử và lâu bền vẫn là hiệu quả đầu tư, chống tham nhũng, lãng phí là chìa khoá đối phó hữu hiệu với những cú sốc trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập của Việt Nam..
- Sammuelson, Kinh tế học (hai tập), NXB Chính trị Quốc gia, 1995.