« Home « Kết quả tìm kiếm

THAY THẾ BỘT CÁ BẰNG MỘT SỐ NGUỒN BỘT ĐẬU NÀNH TRONG THỨC ĂN CHO CÁ LÓC (CHANNA STRIATA)


Tóm tắt Xem thử

- THAY THẾ BỘT CÁ BẰNG MỘT SỐ NGUỒN BỘT ĐẬU NÀNH TRONG THỨC ĂN CHO CÁ LÓC (CHANNA STRIATA).
- Channa striata, bột cá, bột đậu nành, bột đậu nành lên men, bột đậu nành đậm đặc, SPC.
- Nghiên cứu thay thế đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành trên cá lóc (Channa striata) được tiến hành nhằm xác định khả năng thay thế thích hợp đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành từ các nguồn đậu nành khác nhau.
- Bốn nghiệm thức thức ăn được phối chế có cùng mức đạm (45%) và năng lượng (4,61 Kcal/g)..
- Nghiệm thức thức ăn đối chứng sử dụng đạm bột cá 100%.
- Các nghiệm thức còn lại có mức đạm bột cá được thay thế 40% bởi đạm bột đậu nành (SB), bột đậu nành lên men (FSB) và bột đậu nành đậm đặc (SPC).
- Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức thức ăn khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Tăng trưởng của cá ở nghiệm thức thay thế đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành SPC và nghiệm thức đối chứng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức thay thế bột đậu nành SB và FSB..
- Lượng thức ăn ăn vào của nghiệm thức thay thế SPC không khác biệt có nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng.
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tất cả các nghiệm thức về hệ số thức ăn, hiệu quả sử dụng protein và các chỉ tiêu sinh lý cá.
- Chỉ số HSI ở nghiệm thức đối chứng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể thay thế protein của bột cá bằng bột đậu nành đậm đặc SPC ở mức 40% trong khẩu phần ăn cho cá lóc (Channa striata)..
- Trong nuôi cá lóc, chi phí thức ăn chiếm hơn 80% (Huỳnh Văn Hiền và ctv., 2011).
- Cá lóc là loài cá ăn động vật điển hình, vì vậy nhu cầu protein trong thức ăn cho nhóm cá lóc lớn hơn 40%.
- Trong thức ăn thủy sản, bột cá được xem là nguồn nguyên liệu cung cấp protein chính trong việc chế biến thức ăn với các ưu điểm do có độ tiêu hóa, hàm lượng vitamin-khoáng chất tương đối cao và đặc biệt là chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu và các acid béo cao phân tử không no (HUFA và PUFA) cho động vật thủy sản (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
- Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng giảm sút, giá thành cao nên việc thay thế nguồn protein khác làm thức ăn cho động vật thủy sản là rất cần thiết.
- Trong đó, nguồn protein từ đậu nành đang được sử dụng rất phổ biến cung cấp protein trong thức ăn thủy sản.
- Bột đậu nành không những được sử dụng nhiều trong thức ăn cho cá ăn thực vật, cá ăn tạp mà còn được dùng rộng rãi trong thức ăn nuôi cá ăn động vật..
- Nhiều công trình nghiên cứu về khả năng thay thế protein bột cá bằng protein đậu nành cho các loài cá ăn động vật được thực hiện như cá bớp, Rachycentron canadum (Chou et al., 2004), cá quân, Sebastes schlegeli (Lim et al., 2004), cá chẽm, Lates calcarifer (Tantikitti et al., 2005), cá tuyết, (Walker et al., 2010), cá lóc đen, Chana striata (Trần Thị Bé và Trần Thị Thanh Hiền, 2010), cá lóc bông (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2010), cá thát lát còm (Nguyễn Thị Linh Đan và ctv., 2013)..
- Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm từ đậu nành được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi và thủy sản như: bột đậu nành béo, bột đậu nành tách béo còn vỏ, bột đậu nành tách béo bỏ vỏ, bột đậu nành lên men, bột đậu nành đậm đặc… Nhiều nghiên cứu so sánh các nguồn bột đậu nành khác nhau làm thức ăn cho động vật thủy sản như: cá rô phi (Shiau et al., 1990), cá chẽm (Boonyaratpalin et al., 1998), cá hồi Atlantic salmon (Refstie et al., 2001)..
- Tuy nhiên, một số loại bột đậu nành có hạn chế là thiếu methionine, cystine và chứa nhiều chất kháng dinh dưỡng như: chất ức chế enzyme tiêu hóa protein (protease inhibitor), hemagglutinins, phytate, soyantigens (O’Keefe and Newman, 2011).
- việc sử dụng bột đậu nành hạn chế do thành phần carbohydrate không tiêu hóa như oliosachatides và nonstarch polysaccharides, saponines và isoflavones (Baeverfjord and Krogdagl, 1996).
- Đối với các loài cá ăn động vật, do nhu cầu protein cao nên đòi hỏi phải có nguồn protein thay thế bột cá có hàm lượng protein cao nhằm thay thế bột cá giảm chi phí thức ăn.
- Khi sử dụng bột đậu nành thì hàm lượng protein đậu nành thay thế cho bột cá là 10-30% đối với nhóm cá ăn động vật: cá lóc đen (Trần Thị Bé và Trần Thị Thanh Hiền, 2010), cá lăng nha (Nguyễn Huy Lâm và ctv., 2012), cá thát lát còm (Nguyễn Thị Linh Đan và ctv., 2013).
- Trên cá Hồng đốm (Lutjanus guttatus) có thể thay thế 20% đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành trong công thức thức ăn, khi thay thế với tỉ lệ 40% và 60% thì tăng trọng của cá giảm, hiệu quả sử dụng đạm và lipid thấp (Silva-Carrillo et al., 2012).
- Để khắc phục hạn chế này các nhà sản xuất đã sử dụng nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng bột đậu nành trong thức ăn cho động vật.
- Bột đậu nành lên men có hàm lượng protein xấp xỉ 50%, được nghiên cứu nhằm tăng hiệu quả sử dụng protein trong thức ăn thủy sản (Yamamoto et al., 2010.
- Bột đậu nành đậm đặc (SPC) với hàm lượng protein khoảng 65- 67%, được loại bỏ một số chất kháng dinh dưỡng, đặc biệt là alcohol soluble fraction trong bột đậu nành là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng bột đậu nành của nhóm cá ăn động vật.
- Một số nghiên cứu đã cho thấy bột đậu nành đậm đặc (SPC) có thể thay thế đạm bột cá với tỉ lệ rất cao từ 40 - 100% trong khẩu phần ăn của các loài cá như cá hồi vân (Médale et al., 1998), cá bớp (Salze et al., 2010), cá tuyết (Walkwer et al., 2010)..
- Mục đích của nghiên cứu này bước đầu đánh giá khả năng sử dụng một số loại bột đậu nành làm thức ăn cho cá lóc đen nhằm đa dạng hóa nguồn bột đậu nành và giảm chi phí sản xuất thức ăn..
- Thí nghiệm đánh giá khả năng sử dụng ba loại bột đậu nành: bột đậu nành ly trích dầu (SB), bột đậu nành lên men (FSB) và bột đậu nành đậm đặc (SPC) thay thế cho protein bột cá ở mức 40%.
- Bốn nghiệm thức thức ăn được phối chế có cùng hàm lượng đạm 45% và năng lượng 4,61 kcal/g: nghiệm thức đối chứng sử dụng hoàn toàn protein bột cá, 3 nghiệm thức còn lại protein bột cá lần lượt được thay thế 40% bằng protein bột đậu đậu nành (SB), bột đậu nành lên men (FSB) và bột đậu nành đậm đặc (SPC).
- Thành phần nguyên liệu và thành phần hóa học thức ăn thí nghiệm được trình bày ở Bảng 1..
- Trước khi bố trí thí nghiệm cá được nuôi trong bể 4 m 3 , tập ăn thức ăn chế biến trong 2 tuần, cá thí nghiệm khối lượng trung bình.
- Lượng thức ăn mà cá tiêu thụ và thừa trong mỗi bể được ghi nhận hằng ngày (lượng thức ăn thừa được siphon ra ngoài).
- Bảng 1: Thành phần nguyên liệu và thành phần hóa học thức ăn thí nghiệm (tính theo % khối lượng khô).
- Bột cá Kiên Giang .
- Bột đậu nành-SB .
- Bột đậu nành lên men - FSB.
- Bột đậu nành đậm đặc- SPC.
- Khi kết thúc thí nghiệm số liệu thu sẽ được tính toán: tỷ lệ sống (SR), khối lượng cuối (Wt), khối lượng gia tăng (Wg), tăng trưởng tuyệt đối DWG (g/ngày), Lượng thức ăn ăn vào.
- Lượng thức ăn ăn vào FI (Feed intake) FI (%/cá/ngày)= lượng thức ăn vào/(W o xW t ) 0,5 /t.
- Hệ số thức ăn FCR (Feed Conversion Ratio) FCR = Lượng thức ăn ăn vào (khối lượng khô (g.
- Phương pháp phân tích thành phần hóa học của cá, thức ăn dựa theo tiêu chuẩn AOAC (2000)..
- pH giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm tương đối ổn định và dao động trong khoảng .
- Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức bột cá 87,8% và thấp nhất ở nghiệm thức đậu nành SB 76,7%, tuy nhiên không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức thí nghiệm (p>0,05).
- Khi thay thế bột cá bởi các nguồn bột đậu nành với tỷ lệ thích hợp thì sẽ không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá.
- protein bột cá bằng protein BĐN trong thức ăn mà không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá (Hernández et al., 2007).
- Các nghiên cứu khác khi thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành trong khoảng thích hợp thì không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống như cá Chẽm (Lates calcarifer) (Tantikitti et al., 2005), cá Rô phi (Oreochomis niloticus x Oreochomis aureus) (Lin and Luo, 2011), cá lóc bông (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2010)..
- Khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm đạt cao nhất ở nghiệm thức bột cá (44,8 g), kế đến là bột đậu nành đậm đặc SPC (43,0 g) (Bảng 2) và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sinh trưởng giữa hai nghiệm thức này (p>0,05).
- Đối với nghiệm thức bột đậu nành SB và bột đậu nành lên men FSB, tăng trưởng của cá thấp hơn chỉ đạt khoảng 39 gam và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bột cá và SBC (p<0,05).
- Tăng trưởng của cá ở hai nghiệm thức SB và FSB khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- Hình 1: Tỷ lệ sống của cá lóc thí nghiệm Tương tự, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối DWG và tốc độ tăng trưởng tương đối SGR của cá ở hai nghiệm thức bột cá và SPC cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 2 nghiệm thức SB và FSB (Bảng 2).
- Khả năng sử dụng các nguồn bột đậu nành cũng như hàm lượng bột đậu nành thay đổi tùy theo loài động vật thủy sản.
- Với mức thay thế protein bột cá.
- bằng 40% bột đậu nành trong thí nghiệm này cho thấy đối với mức 40% SB hoặc FSB là cao đối với cá lóc đen nên đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá.
- Nghiên cứu của Trần Thị Bé và Trần Thị Thanh Hiền (2010) cho thấy đối với cá lóc đen mức thay thế bột đậu nành ly trích tối đa là 30%, muốn thay thế 40% cần bổ sung phytase.
- Một số kết quả nghiên cứu trên nhóm cá ăn động vật cũng cho thấy hàm lượng protein đậu nành thay thế cho bột cá chỉ khoảng 10 -30% đối với nhóm cá ăn động vật như cá lăng nha (Nguyễn Huy Lâm và ctv., 2012), cá thát lát còm (Nguyễn Thị Linh Đan và ctv, 2013).
- Ai and Xie (2007) nghiên cứu trên cá da trơn (Silurus meridionalis) khi sử dụng protein bột đậu nành thay thế cho protein bột cá có bổ sung methionine thì thấy rằng nó có thể thay thế tới 52% nhưng khi không có bổ sung methionine thì mức thay thế chỉ đạt 39%..
- Trong 3 nguồn bột đậu nành thì ở nghiệm thức SPC sinh trưởng tốt nhất.
- Tốc độ tăng trưởng của cá lóc ở nghiệm thức FSB không khác biệt so với nghiệm thức SB, mặc dù có một vài nghiên cứu trên cá biển cho thấy hiệu quả sử dụng bột đậu nành FSB tốt hơn so với SB (Rombensoa et al., 2013).
- Bột đậu nành SPC đã được thử nghiệm thay thế bột cá trong nhiều đối tượng cá biển, với ưu điểm đã được tách các hợp chất tan trong cồn và hầu hết chất kháng dưỡng như phytase, lectins, saponin (Walker et al., 2010).
- Các kết quả nghiên cứu cho thấy bột đậu nành SPC được sử dụng để thay thế cho bột cá ở mức cao hơn so với SB và cá tăng trưởng tốt hơn ở cùng mức độ thay thế..
- (1998) nghiên cứu trên cá hồi Atlantic cho thấy với cùng mức thay thế 40% protein bột cá bởi SPC hoặc SB tăng trưởng của cá ở nghiệm thức SPC tương đương bột cá, nhưng ở nghiệm thức SB tăng trưởng của cá thấp hơn nhiều.
- Đối với cá Tuyết, SPC có thể thay thế 50% protein bột cá (Walker et al., 2010)..
- (2013) cho rằng sản phẩm bột đậu nành lên men bằng các dòng vi khuẩn khác nhau, có hay không có kết hợp với bổ sung taurin sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá Seriola quinqueradiata.
- (2010) cho rằng phương pháp lên men bột đậu nành phù hợp sẽ cải thiện tỷ lệ dị hình của cá Hồi.
- Azarm and Lee (2014) cho rằng đậu nành lên men có thể thay thế 40% protein bột cá nếu có bổ sung thêm acid amin và taurin làm thức ăn cho cá Acanthopagrus schlegeli.
- Như vậy, đậu nành lên men cần thiết phải nghiên cứu về bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết và tỷ lệ bổ sung khác nhau trong làm thức ăn cho cá lóc đen..
- Quan sát ở bốn nghiệm thức ta thấy tỷ lệ phân nhóm khối lượng chênh lệch nhau không.
- Đối với các loài cá ăn động vật như cá lóc thì tỷ lệ phân hóa sinh trưởng xuất hiện trong bầy đàn được phát hiện trong nhiều nghiên cứu về cá lóc và kết quả thí nghiệm cho thấy cá sử dụng thức ăn chế biến thì tỷ lệ phân hóa này có phần ít hơn so với thức ăn là mồi sống do đặc tính của loài (Qin and Fast, 1996)..
- 3.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá lóc Lượng thức ăn ăn vào FI của cá thí nghiệm dao động Bảng 3).
- FI đạt cao nhất ở nghiệm thức bột cá (3,36%) kế đến là SPC (3,12%) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)..
- Trong khi FI ở nghiệm thức SB và FSB thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bột cá (p<0,05).
- Do cá ở hai nghiệm thức SB và FSB ăn thức ăn ít hơn nên tăng trưởng của hai nghiệm thức này thấp hơn so với nghiệm thức bột cá và SPC..
- Hệ số thức ăn của cá lóc trong thí nghiệm và không có sự khác biệt giữa nghiệm thức bột cá và các nghiệm thức bột đậu nành (p>0,05)..
- Hiệu quả sử dụng protein PER là chỉ tiêu cho thấy mức độ động vật thủy sản sẽ tận dụng nguồn protein trong thức ăn để xây dựng cơ thể (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009)..
- Hiệu quả sử dụng protein của cá lóc với thức ăn thí nghiệm là cao 2,69-3,12.
- PER của nghiệm thức thay thế 40% bột cá bằng SPC có hiệu quả sử dụng protein cao nhất dù không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3).
- Bột cá ngoài ưu điểm về giá trị dinh dưỡng, bột cá có tác động là tăng sự hấp dẫn (mùi, vị) của thức ăn đối với cá.
- Khi thay thế bằng nguồn protein thực vật làm giảm sự hấp dẫn của thức ăn do bởi một số chất kháng dưỡng trong bột đậu nành như saponins.
- Với mức thay thế SPC 40% chưa ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của cá lóc nên cá bắt mồi tốt và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nên cá đạt tăng trưởng tương đương bột cá..
- Bảng 3: Lượng thức ăn ăn vào (FI), hệ số thức ăn (FCR), và hiệu quả sử dụng đạm (PER).
- Kết quả cho thấy chỉ số HSI cao ở nghiệm thức bột cá 1,28 và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cả 3 nghiệm thức thay thế bột đậu nành (p<0,05) (Hình 3)..
- Hình 3: Hệ số HSI của cá lóc thí nghiệm Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trên cá Takifugu rubripes, khi tăng tỉ lệ protein BĐN trong thức ăn thì chỉ số HSI giảm và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) ở nghiệm thức thay từ 0-15% protein.
- Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy chỉ số HSI trên một số đối tượng không chịu ảnh hưởng khi sử dụng protein bột đậu nành thay thế protein bột cá trong thức ăn của cá tra (Lê Quốc Phong, 2010), cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus) (Catacutan and Pagador, 2004), cá trê phi (Clarias gariepinus) (Fagbenro and Davies, 2001)..
- Nghiên cứu thay thế bột đậu nành đã thực hiện phân tích số lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu cá, kết quả cho thấy số lượng hồng cầu và bạch cầu.
- không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05) (Hình 4).
- (1994) đã kết luận tương tự về chỉ tiêu sinh lý cá Hồi (Oncorhynchus mykiss) cho ăn thức ăn chứa bột cá và thay thế bột cá bằng bột đậu nành đậm đặc và bột đậu nành, tuy nhiên, hàm lượng bạch cầu (leukocyte count) cao hơn ở các nghiệm thức thức ăn có chứa bột đậu nành.
- Kết quả phân tích hồng cầu và bạch cầu cho thấy có sự phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của loài khi sử dụng bột đậu nành làm thức ăn ảnh hưởng lên các chỉ tiêu huyết học..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể thay thế protein của bột cá bằng bột đậu nành đậm đặc SPC ở mức 40%.
- Đối với bột đậu nành và bột đậu nành lên men, mặc dù tăng trưởng thấp hơn nghiệm thức bột cá và và SPC nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và các chỉ tiêu huyết học của cá.
- Đối với bột đậu nành SPC, nghiên cứu sử dụng với tỷ lệ thay thế cao hơn cần được thực hiện nhằm tăng khả năng sử dụng của loại đậu nành này..
- So sánh hiệu quả kinh tế-kỹ thuật giữa sử dụng thức ăn cá tạp và thức ăn viên cho nuôi cá lóc (Channa striata) thương phẩm trong ao tại An Giang và Đồng Tháp.
- Nghiên cứu khả năng sử dụng bột đậu nành làm thức ăn cho cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống..
- Đánh giá khả năng sử dụng thức ăn bánh dầu đậu nành lên sức tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn cho cá lăng nha (Mystus wyckioides).
- Đánh giá khả năng thay thế bột cá bằng bột đậu nành làm thức ăn cho cá thát lát còm (Chitala chitala hamilton, 1822).
- Thay thế đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành có bổ sung phytase trong thức ăn nuôi cá lóc.
- Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản.
- Thay thế bột cá bằng bột đậu nành làm thức ăn cho cá lóc bông