« Home « Kết quả tìm kiếm

THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM THẾ KỶ XX


Tóm tắt Xem thử

- Đó là một truyền thống thi pháp quy phạm, bất biến và quy phạm hoá.
- Trong suốt thời kỳ hiện đại hoá văn học từ những năm 30 cho đến trước Cách mạng tháng Tám, thi pháp chỉ được nhắc đến trong một số công trình phê bình văn học mà chưa được nâng lên thành lý luận.
- Ở miền Nam, trong vùng kiểm soát của chính quyền cũ, tuy có điều kiện giới thiệu về lý thuyết cấu trúc song chưa nêu lên vấn đề nghiên cứu thi pháp văn học..
- Phải đến những năm 80, thi pháp học ở Việt Nam mới nổi lên như một xu hướng nghiên cứu..
- Sự xuất hiện của thi pháp học ở Việt Nam từ những năm 80 có bối cảnh quốc tế và hoàn cảnh nghiên cứu văn học trong nước.
- Ở Pháp, thi pháp học bắt đầu được P.
- “phục hưng” với chủ nghĩa cấu trúc những năm 60 do ảnh hưởng của việc giới thiệu thi pháp học Nga đầu thế kỷ.
- Tuy nhiên khái niệm thi pháp học hết sức phồn tạp, thiếu nhất trí.
- Bản thân thi pháp học ở Pháp cũng có nhiều cách hiểu khác nhau, hoặc thiên về nghiên cứu thi pháp thể loại như văn xuôi, thi ca, kịch, hoặc theo một lý luận nào đó như ký hiệu học.
- Genette nằm trong thi pháp học văn xuôi, lý luận đối thoại của Bakhtin được hiểu như là thi pháp tiểu thuyết 3.
- Trong thế kỷ XX, thi pháp học trên thế giới có hai cách hiểu chủ yếu.
- Một là, hiểu thi pháp học như là lý luận về văn học nghệ thuật, thiên về nghiên cứu các quy luật phổ quát, không nghiên cứu các tác phẩm cụ thể.
- Weiberger trong sách Lịch sử các thi pháp 4 thì thi pháp học bao gồm hầu như toàn bộ lý luận văn học, cả xã hội học, phân tâm học, cả phong cách học và từ chương học (Rhetorica).
- nhưng vẫn chưa tạo ra được một xu hướng thi pháp học, ít nhất là trong giới đại học và các viện nghiên cứu ở Việt Nam những năm 80 - 90.
- nguồn từ các công trình phê bình phong cách học phương Tây và thi pháp học lịch sử Nga, ở đó mục tiêu chủ yếu là khám phá các hệ thống thi pháp cụ thể của các tác phẩm, tác giả, thể loại, thời đại văn học.
- Trong điều kiện chưa đi sâu vào thi pháp học lý thuyết, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đi theo hướng thứ hai, hướng tới nghiên cứu các thi pháp cụ thể..
- Tại Liên Xô, những năm ấy thi pháp học lịch sử được đề xướng rầm rộ.
- Năm 1976, trong sách Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người rồi tiếp theo, năm 1983, Khravchenco tổng kết thi pháp học lịch sử như là khuynh hướng nổi bật của nghiên cứu văn học Liên Xô từ năm 1959 cho đến lúc ấy với các tên tuổi như V..
- Các công trình thi pháp học cấu trúc của Ju.
- Trên thực tế, các công trình thi pháp học ở Liên Xô còn phong phú hơn rất nhiều so với sự liệt kê của Khravchenco.
- Các tạp chí nghiên cứu văn học thường có mục “thi pháp học” bên cạnh mục “phong cách học”.
- Và cho đến sau khi Liên Xô sụp đổ, lý luận văn học hậu Xô viết vẫn đi theo hướng thi pháp học truyền thống của nước Nga mà các tên tuổi như M.
- Chính luồng nghiên cứu đó đã trực tiếp ảnh hưởng tới tư tưởng thi pháp học ở Việt Nam, khuấy động sự trì trệ của nghiên cứu văn học lúc đó.
- Năm 1976, tôi có dịp đi nghiên cứu ở Liên Xô, tôi đã chọn nghiên cứu một đề tài thi pháp học – Thời gian nghệ thuật.
- Ở Việt Nam đầu năm 1981, một số người như nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã giới thiệu thi pháp học Liên Xô vào Việt Nam.
- Lê Sơn, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch công trình của Khravchenco, trong đó có phần về thi pháp học 7 , nhưng chưa gây được sự chú ý.
- Tôi được mời nói chuyện về thi pháp học tại một số tổ bộ môn ở Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Tổng hợp Hà Nội (năm 1981), ở Hội Nhà văn.
- Năm 1983, Hội đồng môn Văn học đã tổ chức Hội thảo về thi pháp học ở Đại học Tổng hợp do GS.
- Cùng thời gian đó, Phạm Vĩnh Cư cũng dịch và giảng dạy về lý luận và thi pháp tiểu thuyết của Bakhtin 8 .
- Từ đó, không khí thi pháp học được hâm nóng lên ở nhiều trường đại học và viện nghiên cứu.
- Phải nói rằng nhu cầu thi pháp học hồi đó rất bức thiết, nhiều người xem đó là cách để thay đổi ngôn ngữ phê bình, nhanh chóng thoát khỏi lối mòn trong nghiên cứu văn học.
- Năm 1993, tôi phải viết một tài liệu về thi pháp học để bồi dưỡng giáo viên.
- Rõ ràng, thời thế đã xui nên thi pháp học chọn tôi, buộc tôi phải viết nhiều tài liệu về thi pháp học.
- Một công trình lý thuyết hoàn chỉnh theo quan điểm của tôi về thi pháp học vẫn đang nằm ở phía trước.
- Trong không khí đó, một số công trình thi pháp học xuất hiện, dần dần gây thành phong trào chiếm ưu thế, lấn át hẳn khuynh hướng nghiên cứu xã hội học thịnh hành suốt mấy chục năm trước đó.
- Trước hết phải kể đến một số nhà nghiên cứu thi pháp từ ngôn ngữ học..
- Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam viết về đặc trưng thi pháp của ngôn ngữ thơ theo quan điểm của chủ nghĩa cấu trúc thuộc trường phái của nhà ngữ học R.
- Đây là một hướng thi pháp học rất quan trọng, làm nền tảng để chúng ta nghiên cứu văn thơ chữ Hán Việt Nam so với văn thơ chữ Hán của người Trung Quốc.
- Có thể nói, các nhà ngữ học có cách đi của mình vào thi pháp học, coi trọng tính khách quan..
- Các nhà phê bình văn học đi vào thi pháp theo cách khác..
- Phạm trù “tính thơ” hoán dụ, ẩn dụ được ông vận dụng để nghiên cứu “tính thơ” trong tục ngữ, ca dao và trong thơ qua một số công trình như Đối thoại văn học (1992), Từ ký hiệu học đến thi pháp.
- Thi pháp học của các nhà ngữ học và của những người chịu ảnh hưởng của ngữ học chỉ đóng khung trong thi pháp học truyền thống, tức là chỉ nghiên cứu thơ ca..
- Ông được dẫn dắt bởi một quan niệm chung, chưa thực sự đi sâu vào một lĩnh vực thi pháp học nào:.
- “Tôi hiểu phong cách học, nói một cách đơn giản nhất, nghiên cứu những đặc trưng ngôn từ văn chương của một tác giả, một tác phẩm, còn thi pháp học nghiên cứu tính văn học của một trào lưu, một thời đại, có thể gọi là Phong cách lớn”.
- Thi pháp học của ông đồng nghĩa với phê bình phong cách học ngôn từ nghệ thuật với các biểu hiện về “sự lệch chuẩn”, các phương thức “lựa chọn” “từ ngữ ám ảnh”,.
- Đỗ Lai Thuý cũng là nhà phê bình thi pháp học giống như Đỗ Đức Hiểu, ông đi sâu khám phá nghệ thuật ngôn từ của một tác giả mà ông gọi là “phê bình.
- Trong quá trình học tập ở Liên Xô tôi đã chọn cho mình hướng thi pháp học.
- Trong khi phần đông nghiên cứu sinh văn học người Việt Nam bấy giờ say mê với các đề tài thuộc về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, về văn học cách mạng thì tôi tìm đọc sách của các nhà thi pháp học Nga từ chủ nghĩa hình thức như B.
- Eykhenbaum đến các nhà thi pháp học hiện đại như A.
- Thi pháp học hiện đại đã kết hợp với tu từ học (Rhetorica), nghiên cứu cả thi pháp văn xuôi.
- Tôi quan niệm thi pháp học nghiên cứu văn học như những thế giới nghệ thuật mà tương ứng với nó là các ý thức nghệ thuật.
- Nói cách khác, tôi chủ trương thi pháp học nghiên cứu “cái lý” hay là quan niệm nghệ thuật của hình thức ngôn từ.
- thi pháp học lịch sử, tức sự diễn biến của hình thức văn học, một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức ở Việt Nam.
- Các công trình Thi pháp thơ Tố Hữu Thi pháp Truyện Kiều Thi pháp văn học trung đại Việt Nam (1998) đã nghiên cứu theo quan niệm như thế.
- Thi pháp Truyện Kiều cũng đối thoại lại với hầu hết các nghiên cứu Truyện Kiều trước đó.
- Do nhu cầu dạy học, tôi còn viết giáo trình Dẫn luận thi pháp học chú trọng khu biệt về thể loại, thời đại văn học, tác gia văn học, các phạm trù hình thức của thế giới nghệ thuật.
- Trong gần ba chục năm, hàng loạt sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đã đi theo thi pháp học, tự sự học.
- Thi pháp ca dao 21 của ông (xuất bản lần đầu năm 1993, tái bản năm 2004 và bổ sung lần thứ 3 năm 2006) là một trong các công trình tiêu biểu về thi pháp văn học dân gian Việt Nam..
- Phương Lựu, sau nhiều công trình giới thiệu lý luận văn học phương Tây, Trung Quốc và tư tưởng văn học cổ Việt Nam, đã bước đầu nêu ra hướng thi pháp học so sánh (ông gọi theo người Trung Quốc là thi học so sánh).
- Tiếp theo các tác giả trên, các công trình thi pháp học xuất hiện liên tục.
- Có thể kể đến một số công trình sau: Nguyễn Thị Bích Hải, Thi pháp thơ Đường (1995).
- Vũ Văn Sỹ, Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam .
- Lê Trường Phát, Thi pháp văn học dân gian (2000).
- Trần Đình Sử – Nguyễn Thanh Tú, Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan (2001).
- Nguyễn Huy Hoàng, Tìm hiểu thi pháp truyện ngắn Gogol (2001).
- Trần Khánh Thành, Thi pháp thơ Huy Cận (2002);.
- Đào Ngọc Chương, Thi pháp tiểu thuyết và sáng tác của E.
- Phan Thu Hiền, Thi pháp học cổ điển Ấn Độ (2006.
- cũng tiến hành nghiên cứu văn học dân gian, nước ngoài hay văn học Việt Nam hiện đại, trung đại theo hướng thi pháp học.
- Phạm Luận viết về thi pháp Việt Nam trong Quốc âm thi tập.
- Nguyễn Hải Hà có Thi pháp tiểu thuyết L.
- Đỗ Bình Trị có Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian (1999).
- Phan Đăng Nhật nghiên cứu thi pháp sử thi Tây Nguyên có nhiều phát hiện mới mẻ.
- Nguyễn Đăng Na nghiên cứu thi pháp các thể loại văn xuôi trung đại Việt Nam (truyện ngắn, ký, tiểu thuyết).
- Có những người không đề xướng thi pháp học nhưng trên thực tế vẫn nghiên cứu thi pháp học như GS.
- giả khác không chịu đứng ngoài phong trào, tập hợp tác phẩm nghiên cứu đủ loại rồi đặt tên cho công trình của mình là “thi pháp học”..
- Thi pháp học đem lại những phạm trù mới, những đề tài mới cho nghiên cứu văn học, như con người, không gian, thời gian, hình tượng tác giả, trần thuật, điểm nhìn, đối thoại, giễu nhại, mỉa mai.
- Thi pháp học cũng tác động vào nhiều công trình nghiên cứu theo xã hội học làm cho nó phong phú hơn và mềm mại hơn..
- Thi pháp học Việt Nam đang đứng trước nhu cầu đa dạng hoá cách tiếp cận, trang bị và nghiền ngẫm sâu thêm về lý thuyết.
- Thi pháp học là một phương hướng nghiên cứu có ý nghĩa lâu dài, chính vì thế cần có sự phân hoá thành các trường phái mới có thể phát triển.
- Thi pháp học có thể theo cách tiếp cận cấu trúc ngữ học, tiếp cận thế giới nghệ thuật, theo phân tâm học, theo ký hiệu học, theo văn hoá học, xã hội học.
- Gần đây một số ý kiến cho rằng thi pháp học đã lỗi thời, chỉ trích một số học viên nghiên cứu sinh áp dụng máy móc.
- Cho rằng thi pháp học đã lỗi thời là do không hiểu thi pháp học.
- Ngay trong lý luận hiện tại, nếu biết vận dụng thì thi pháp học vẫn có thể giúp nêu ra nhận thức mới về một thế giới nghệ thuật nhất định..
- Thi pháp học không phải là hướng nghiên cứu văn học duy nhất trong thời gian qua, nhưng phải thừa nhận nó là hiện tượng nổi bật nhất.
- 7 Vương Trí Nhàn, Chung quanh khái niệm “thi pháp” trong khoa nghiên cứu văn học Xôviết hiện nay, tạp chí Văn học, số 1, 1981.
- Nguyễn Kim Đính, Một số vấn đề thi pháp của nghệ thuật ngôn từ, tạp chí Văn học, số .
- Trần Đình Sử, Những vấn đề thi pháp Dostoievski của Bakhtin.
- 8 Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu, NXB Văn học và Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội, 1992..
- 9 Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Dostoievski, Trần Đình Sử – Lại Nguyên Ân – Vương Trí Nhàn dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1993..
- Likhasev, Thi pháp văn học Nga cổ, Phan Ngọc dịch, bản đánh máy, bản dịch chưa hoàn thiện, chưa xuất bản, nhưng được photo khá phổ biến trong giới nghiên cứu sinh..
- Thi pháp học và thế giới vi mô của tác phẩm văn học, tạp chí Văn học, số 5, 1991.
- Từ ký hiệu học đến thi pháp học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992.
- Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1987.
- Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ Giáo viên – NXB Hà Nội, 1993.
- Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB.
- Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội .
- Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002..
- 19 Ngoài các công trình thi pháp học, xin xem phần “Điểm nhìn trần thuật” trong giáo trình Lý luận văn học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987..
- 21 Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao, NXB Khoa học Xã hội, 1993, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.