« Home « Kết quả tìm kiếm

THÔNG TIN KHU VỰC HỌC NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ HOÁ THĂNG LONG - HÀ NỘI TRONG CÁC THẾ KỶ XVIII VÀ XIX


Tóm tắt Xem thử

- Sự thay đổi và hình thành đô thị Hà Nội thế kỷ XIX và XX.
- Sakurai, Shibayama cùng một số nhà khoa học khác đang tiến hành nghiên cứu quá trình thay đổi và hình thành đô thị từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XXI ở Hà Nội.
- Nguồn tài liệu sử dụng nghiên cứu gồm tài liệu về địa lý: các bản đồ và dữ liệu địa chí [Phan Huy Lê di tích lịch sử - văn hóa, thông tin về các kiến trúc cổ còn lại (Yonezawa, Shibayama;.
- Sakurai đã đưa ra giả thiết liên quan đến sự thay đổi và sự đô thị hoá của Hà Nội từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX dựa trên bản đồ và một số tài liệu khác mà tác giả đã thu thập được.
- Để chứng minh giả thiết này, tác giả đã sử dụng công nghệ thông tin không gian từ GIS và RS cũng như tin học để phân tích tài liệu cơ bản như bản đồ [Shiabayama ảnh vệ tinh, tài liệu địa chính và bản đồ thôn làng [Shiabayama và nnk, 2008, 27].
- đã tiến hành trình tự với phương pháp: đầu tiên, tiến hành khảo sát trên diện rộng sự thay đổi và đô thị hoá nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
- Kế tiếp (2), nghiên cứu những tài liệu địa chính tương ứng với các bản đồ lịch sử dựa trên những quan sát chuyển tiếp không gian, thời gian.
- Sau đó (3) tiến hành kiểm tra các điều kiện về địa lý, địa hình và môi trường để trao đổi về sự hình thành đô thị Hà Nội.
- Với mục đích này, chúng tôi đã thành lập mô hình số cảnh quan ba chiều (DEM) trên cơ sở từ các dữ liệu bản đồ.
- Từ mô hình DEM đó, dễ dàng hơn nhiều để nhận thức về sự đô thị hoá bằng các đặc điểm có thể nhìn thấy được trên mặt đất như các công trình xây dựng, những con đường, sông hồ.
- Sự thay đổi đô thị trong thời kỳ Pháp thuộc bằng phân tích không gian trên cơ sở đối sánh bản đồ.
- Từ bản đồ các năm và 1963, dễ dàng nhận thấy Hà Nội có ba khu vực: Cấm thành Thăng Long (citadel) và lân cận.
- khu phố cổ ở phía đông, giữa Cấm thành và sông Hồng.
- và vị trí đê tự nhiên phân bố từ phía tây của sông Hồng đến khu vực phía nam của Cấm thành (hình 1)..
- Phân tích dựa trên bằng chứng và tính đúng đắn của các dữ liệu, có thể nhận định:.
- (1) Quá trình quy hoạch phát triển đô thị trong Cấm thành và lân cận trong suốt thời kỳ Pháp thuộc và trong những năm thập kỷ 90 thế kỷ XIX, những bức tường và hào xung quanh thành đã không còn.
- (3) Trong gần 10 năm từ 1890 đến 1900, sự đô thị hoá xuất hiện ngày càng nhanh về hướng tây, từ phía tây của sông Hồng đến phía nam của Cấm thành.
- (4) Nhiều đường phố hiện nay của Hà Nội đã được hình thành từ thời kỳ phát triển đô thị thời Pháp và hầu như đã hoàn thành vào năm 1936, ngoại trừ khu vực ở gần hồ Bảy Mẫu và phía nam của Cấm thành..
- Những vết tích của Cấm thành Thăng Long.
- Để nghiên cứu di tích còn lại của Cấm thành, các bản đồ từ năm 1885 đến 1902 được đặt lên bản đồ số năm 2005.
- Sự khác nhau được thể hiện ở bản đồ các năm đó.
- Bản đồ năm 1885 (hình 2a) bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc.
- Bức tường của Cấm thành được miêu tả.
- Một thập kỷ sau, số lượng doanh trại quân đội đã gia tăng bên trong Cấm thành dọc theo phố Phùng Hưng (hình 2b).
- Vào năm 1902, bức tường và hào của Cấm thành đã hoàn toàn biến mất, mặc dù các doanh trại quân đội trong thành vẫn còn.
- Hình ảnh Cấm thành năm 1885.
- Hình ảnh Cấm thành năm 1894.
- Sự thay đổi ở khu phố cổ.
- Sự thay đổi ở đô thị giữa năm 1885 và 1902 được trình bày các hình 3.
- Trên bản đồ hình 3a, vào năm 1885, có nhiều đầm lầy ao hồ, nhưng không có sự khác biệt nhiều về các con đường so với ngày nay.
- Chợ Đồng Xuân trong khu phố cổ có thể được chấp nhận xây dựng vào năm 1902..
- Khu phố cổ năm 1885 Hình 3b.
- Sự phát triển đô thị phần phía nam thời Pháp.
- Có thể thấy sự quy hoạch phát triển đô thị trong khoảng gần 15 năm bắt đầu từ thời kỳ Pháp thuộc bằng cách đối sánh giữa bản đồ số các năm và 1902 với năm 2005.
- Ở bản đồ năm 1890 và 1898, nhiều đường phố tồn tại và đã được quy hoạch.
- So sánh với năm 1898, thấy rằng quy hoạch phát triển đường phố về phía nam của Cấm thành đã thay đổi, hơn nữa còn một số đường phố đã quy hoạch song không thấy vào năm 1898.
- Những sơ đồ quy hoạch này có thể đã bỏ hoặc thực hiện chưa xong.
- Trong bản đồ năm 1898 có một đường phố chạy thẳng theo đường chéo từ phía tây Cấm thành đến phía nam hồ Hoàn Kiếm dọc theo đường Điện Biên Phủ song không khớp với một số đường phố hiện tại trên bản đồ số năm 2005..
- Chẳng hạn, một phố chạy từ trái sang phải trong Cấm thành không song song với đường phố hiện tại.
- Đây có thể là một trong những thí dụ về việc bỏ dở dự án.
- Sự thay đổi đô thị trong và sau thế kỷ XX.
- Thành phố Hà Nội đã thay đổi như thế nào từ đầu thế kỷ XX? Sự thay đổi này có thể được công nhận bằng cách đối sánh các bản đồ từ năm 1900 với bản đồ số năm 2005..
- Nhiều bức tường và hào của Cấm thành thành có trên bản đồ năm 1885 và 1890 đã không thấy vào năm 1902.
- Nhiều ao hồ tồn tại vào năm 1890 và 1898 ở phía đông và phía nam Cấm thành thành cũng đã không còn vào năm 1902, thay vào đó là những công trình xây dựng.
- Hơn thế, một số đường ray tàu hoả chưa thấy vào năm 1898 nhưng lại xuất hiện trên bản đồ năm 1902.
- Có thể xem như đường sắt ngày nay chạy từ Hà Nội về phía nam đã được xây dựng trong thời gian này.
- Trong khu phố cổ và phía nam hồ Hoàn Kiếm, các đường phố ngày nay ở bản đồ số 2005 khớp với bản đồ năm 1936.
- Ranh giới giữa khu phố cổ và Cấm thành.
- Không chắc chắn lắm về ranh giới giữa khu phố cổ phần phía đông của Cấm thành;.
- Tuy nhiên, có thể thừa nhận và xác minh đường biên này qua phân tích không gian các bản đồ và ảnh vệ tinh bằng công nghệ GIS..
- Kết quả chập bản đồ năm 1885 với ảnh vệ tinh năm 2005 (hình 4a và 4c), thấy rằng phía đông và phía nam của Cấm thành đều tương ứng nhau..
- Bằng cách chập bản đồ năm 1885 và 2005 (hình 4a), có thể nhận ra các dấu hiệu của tường và hào giao nhau với phố Đặng Dung ở phía bắc của Cấm thành trên bản đồ hiện nay tại các điểm được đánh dấu A, B, và C trên hình 4b..
- Vị trí của tường và hào ở phía đông của Cấm thành giữa phố Phùng Hưng và phố Hàng Gà, ranh giới giữa khu phố cổ và Cấm thành, có thể được ước tính bằng cách chập.
- Tường và hào Cấm thành năm 1885.
- Tường và hào năm 1885 và bản đồ vệ tinh 2005.
- Sự thay đổi những khu vực chứa nước từ năm 1885 đến 2005 ở trung tâm Hà Nội được tiến hành kiểm tra bằng quá trình trích lục các ao hồ và đầm lầy trên bản đồ các năm và 2005.
- Lấy bản đồ năm 1885 (hình 5a) làm cơ sở.
- nếu xem diện tích nước mặt năm 1885 là 100%.
- Kết quả cho thấy, diện tích nước mặt trong các ao hồ và đầm lầy thu hẹp rất nhanh chóng từ năm 1885 đến 1898 so với một phần ba của thế kỷ XX..
- Diện tích nước mặt năm 1885.
- Diện tích nước mặt năm 2005.
- Bản đồ năm 1873 cho thấy tên các thôn làng cổ ở trung tâm Hà Nội trước thời kỳ trước Pháp thuộc, nhưng cũng rất khó để ước lượng được độ chính xác về vị trí và khoảng cách giữa các con đường và các công trình xây dựng vào thời gian đó bởi vì bản đồ lúc bấy giờ chỉ được vẽ bằng tay.
- Bằng công nghệ GIS, đã số hoá bản đồ năm 1873, chỉnh sửa ngược lại với bản đồ và ảnh vệ tinh năm 2005.
- Với bản đồ số trên hệ thống GIS, có thể xác định được số lượng các công trình xây dựng, độ dài của đường phố và những khu vực có nước.
- Nhưng sự ước tính này có thể sử dụng được.
- Kết quả chỉnh sửa bản đồ số năm 1873 có thể sử dụng như bản đồ cơ sở để dự báo vị trí các làng trước thời Pháp thuộc..
- Để nhận dạng được sự thay đổi do đô thị hoá từ thời gian đầu Pháp thuộc, trước hết cần có một tiền đề cơ bản để hiểu được chính xác vị trí và sự phân bố của các thôn làng và đường phố cũ thời kỳ trước Pháp thuộc.
- Tên của mỗi làng trong thời kỳ trước thực dân đô hộ có thể được tìm trong tài liệu cổ địa chí của GS.
- Theo số liệu từ bản đồ năm 1873 có 168 làng.
- Nhiều tên làng chỉ thấy ở các đặc điểm của chữ Hán trên bản đồ.
- Từ những kết quả, có thể ước tính diện tích đất của mỗi làng và mối liên quan giữa các làng gần kề, còn là phương pháp rất hiệu quả để so sánh tỷ lệ diện tích đất sử dụng của các làng đó.
- Từ những kết quả này có thể ước tính vị trí và kích thước của các tổng/quận, đơn vị hành chính lớn hơn.
- Bằng việc so sánh và kiểm tra kết quả ở trên với sơ đồ Voronoi, có thể ước tính chính xác hơn mối quan hệ về vị trí của các thôn làng..
- Bản đồ các làng, tổng năm 1888.
- Bản đồ những di tích, tàn tích và di vật lịch sử.
- các dữ liệu quý giá này, hy vọng chiếm một vai trò quan trọng trong quá trình khảo sát đô thị hóa.
- Sự thành lập bản đồ theo chủ đề đối với những nơi đó vẫn đang được tiến hành..
- Cần phải xác định rõ ranh giới và cổng thành để nghiên cứu sự đô thị hoá từ góc độ lịch sử.
- Có thể nhìn thấy một phần ranh giới của khu vực Thăng Long và cổng thành cũ trên bản đồ năm 1885, vì vậy việc đặt bản đồ số năm 1885 lên trên bản đồ số năm 2005 đã mang lại hiệu quả (như hình 10).
- Theo như bản đồ thôn làng những năm 1873, khu vực Thăng Long có 15 cổng.
- trong đó có thể xác định 13 cổng dựa vào bản đồ năm 1885 (hình 10).
- Phân tích không gian ba chiều (3D) có thể góp phần vào việc hiểu rõ vấn đề nhiều ao hồ đã không còn như thế nào, quá trình xây dựng những bãi đất cao bên bờ Tây của sông Hồng tiến triển ra sao và những điều này ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi môi trường đô thị trong suốt quá trình đô thị hoá từ nửa sau của thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX như thế nào.
- Vì vậy, mô hình cảnh quan 3 chiều đã được thành lập để hiểu rõ sự khác nhau giữa năm 1885 và 2005 từ góc nhìn trên cao..
- Xây dựng mô hình cảnh quan đô thị ba chiều.
- Trên bản đồ năm 2005, số tầng của các nhà, chỉ rõ độ cao, được liệt kê đối với từng toà nhà.
- trong hệ thống GIS) thì có thể xây dựng một mô hình cảnh quan đô thị ba chiều.
- Mỗi đặc điểm được thể hiện thông qua mốc thời gian giúp cho việc khôi phục lại cảnh quan đô thị tại thời điểm đó trở nên khả thi.
- Ngoài ra, có thể xây dựng một góc nhìn tổng quan về sự phát triển đô thị hiện tại ở những địa điểm mà trước đó có sự tồn tại của ao hồ..
- Mật độ của các toà nhà được thể hiện trên 2 chiều (hình 11) đối với năm 2005 và hình 12 đối với năm 1885.
- So sánh cảnh quan năm 2005 và 1885 có thể nhận thấy: (1) Sự giảm mạnh của các khu vực ao hồ như đã đề cập ở trên.
- (2) Mật độ các toà nhà trên một đơn vị diện tích năm 2005, tất nhiên, là khác so với năm 1885..
- Trong nghiên cứu về sự hình thành của thành phố Hà Nội được đề cập ở phần trước, một bản đồ cơ sở dựa trên dữ liệu ảnh vệ tinh năm 2005 đã được xây dựng và 8 bản đồ từ năm 1885 đến 1936 đã được chồng xếp trên bản đồ cơ sở.
- Đã tiến hành phân tích không gian để so sánh và kiểm tra việc biến đổi đô thị.
- theo thời gian của các hiện tượng được thể hiện trên bản đồ.
- Việc chồng xếp chính xác các bản đồ, cùng với khảo sát thực địa, đã cho ta một số kết luận về lịch sử cũng như địa điểm của đường biên giữa Cấm thành và khu phố cổ, tuy còn đang gây tranh cãi trong giới sử học.
- Ngoài ra, những phân tích định lượng và ước lượng là khả thi đối với diện tích đất của Cấm thành Thăng Long và các thôn làng.
- khoảng cách giữa các làng, sự phân bố, mật độ và vị trí của các làng căn cứ vào bản đồ minh hoạ năm 1873.
- Chúng tôi tin tưởng rằng nghiên cứu về quá trình hình thành đô thị Hà Nội cũng như về những thay đổi địa hình từ năm 1885 đến nay có thể được tiếp cận bằng nhiều phương thức.
- Những sự kiện và hiện tượng riêng lẻ (từ nay được gọi là “hiện tượng”) trong sự phát triển của không gian và thời gian có thể được đồ thị hoá và những quan hệ tượng hỗ giữa các hiện tượng này có thể nhận biết được.
- Khi trục thời gian được đưa vào, có thể thực hiện mô hình không gian thời gian 4 chiều