« Home « Kết quả tìm kiếm

Thử nghiệm nuôi trồng rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh, 1837) trong bể với các mật độ và phương thức nuôi trồng khác nhau


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.131 THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera J.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phương thức nuôi trồng đến sự tăng trưởng và chất lượng rong nho (Caulerpa lentillifera) ở điều kiện trong bể.
- Thí nghiệm được bố trí hai nhân tố gồm hai mật độ rong nho ban đầu (0,5 kg/m 2 và 1 kg/m 2 ) kết hợp với hai phương thức nuôi trồng (trồng tiếp đáy và trồng treo trên vỉ lưới), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
- Rong nho được trồng trong bể nhựa 250 L, nền đáy cát ở độ mặn 30‰, bột cá được sử dụng làm nguồn dinh dưỡng.
- Tốc độ tăng trưởng và năng suất thân đứng của rong nho ở nghiệm thức trồng tiếp đáy cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với hai nghiệm thức trồng treo trên vỉ lưới ở cả hai mật độ nuôi.
- Ở nghiệm thức nuôi đáy với mật độ 0,5 kg/m 2 cho năng suất thân đứng đạt kích thước thương phẩm không khác biệt thống kê so với mật độ 1 kg/m 2 .
- Thêm vào đó, thành phần hóa học (độ ẩm, protein, lipid và tro) của rong nho không bị ảnh hưởng bởi điều kiện nuôi trồng và không phát hiện kim loại nặng (Hg, Pb, As và Cd) trong các mẫu rong nho thí nghiệm.
- Kết quả thí nghiệm này cho thấy nuôi trồng rong nho trong bể với mật độ ban đầu 0,5 kg/m 2 và áp dụng phương pháp trồng tiếp đáy được xem là thích hợp..
- Thử nghiệm nuôi trồng rong nho (Caulerpa lentillifera J.
- Rong nho (Caulerpa lentillifera) còn gọi là trứng cá hồi xanh (nho biển), thuộc ngành rong lục, có giá trị dinh dưỡng cao (giàu acid amin thiết yếu, vitamin A, C và các nguyên tố vi lượng như phospho, sắt, iod, canxi) và rất tốt cho sức khoẻ con người như phòng chống các bệnh bướu cổ, thiếu máu, suy dinh dưỡng, thấp khớp, cao huyết áp, chống lão hoá, béo phì.
- Vì thế, rong nho được ưa chuộng và sử dụng như một loại rau xanh trong các món rau trộn ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Philippin..
- Năm 2004, rong nho được di nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản và Viện Hải dương học Nha Trang đã có những nghiên cứu đầu tiên về đặc tính sinh học và kỹ thuật trồng trong điều kiện phòng thí nghiệm (Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2006).
- Nhiều nghiên cứu cho biết sinh trưởng và chất lượng của rong nho không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường (độ mặn, nhiệt độ, cường độ ánh sáng, chế độ dinh dưỡng) mà còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện nuôi trồng, trong đó mật độ ban đầu và phương thức nuôi trồng là một trong những yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và năng suất rong nho (Shokita et al., 1991.
- Bên cạnh đó, mật độ và phương thức nuôi trồng rong nho khác nhau giữa các nơi, tùy thuộc vào quy mô sản xuất và điều kiện nuôi trồng trong ao hay trong bể lớn hoặc bể nhỏ, mật độ rong dao động từ 0,5 kg/m 2 đến 2 kg/m 2 và mỗi phương thức nuôi trồng đều có ưu nhược điểm riêng (Đỗ Kim Tâm, 2015).
- Từ những vấn đề trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mật độ và phương thức nuôi trồng đạt kết quả tốt nhất về tăng trưởng, năng suất và chất lượng của rong nho (C..
- lentillifera) trong bể và cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình trồng rong nho trong bể đạt hiệu quả cao..
- Sau đó nguồn nước này được khử kim loại nặng bằng EDTA với nồng độ 10 ppm, và lọc qua túi lọc (cỡ mắc lưới 5 m) trước khi đưa vào bể trồng rong nho.
- Rong nho giống sử dụng được mua ở Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận..
- Chọn rong nho to khỏe, có màu sắc tươi sáng sử dụng cho thí nghiệm..
- Đối với phương thức trồng tiếp đáy: Rong nho giống được đặt sát đáy bể và được phủ lưới thưa lên trên để cố định rong nho ở đáy bể theo mật độ nuôi.
- Rong nho được trải đều khắp vỉ lưới theo mật độ bố trí và vỉ lưới được treo trong bể, phía trên vỉ rong có phủ lớp lưới.
- Các chỉ tiêu đánh giá rong nho gồm tổng khối lượng, tốc độ tăng trưởng rong nho, khối lượng thân đứng (chùm nho), chiều dài thân đứng và tỷ lệ khối lượng thân đứng/tổng khối lượng rong nho được xác định khi kết thúc thí nghiệm..
- Chất lượng của rong nho được đánh giá khi kết thúc thí nghiệm gồm chiều dài thân đứng (chiều dài phần chùm nho có giá trị sử dụng), so sánh màu sắc và cấu trúc của thân đứng giữa các nghiệm thức thông qua chụp ảnh (Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2006).
- Thành phần hóa học của thân đứng rong nho được gửi phân tích các chỉ tiêu gồm hàm lượng nước, protein, lipid, tro, xơ, Ca và P theo phương pháp AOAC (2000).
- Tốc độ tăng trưởng (G) của rong nho và tỷ lệ (C) khối lượng thân đứng so với toàn bộ tản rong.
- W d : Khối lượng thân đứng khi kết thúc thí nghiệm (g).
- C: Tỷ lệ của khối lượng thân đứng/tổng khối lượng.
- 3.1 Một số yếu tố môi trường trong bể nuôi Các yếu tố môi trường trong bể rong nho được thể hiện trong Bảng 1.
- (2006) cho rằng nhiệt độ tối ưu của rong nho trong khoảng 28-30 o C, khi nhiệt độ tăng đến 34 o C, cường độ quang hợp giảm dẫn đến rong nho chậm phát triển.
- Ngoài ra, rong nho phát triển chậm hoặc ngưng sinh trưởng khi nhiệt độ giảm xuống còn 20 o C và thấp hơn rong.
- Như vậy, nhiệt độ và pH trong thí nghiệm này đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của rong nho..
- ngưỡng ánh sáng của rong nho khá rộng, cường độ ánh sáng thích hợp trong khoảng lux..
- Cường độ ánh sáng mạnh (>20.000 lux) thì rong có năng suất thấp và làm giảm chất lượng rong nho..
- Do đó, cường độ ánh sáng nơi bố trí thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của rong nho..
- Huang (2012) đánh giá ảnh hưởng hàm lượng nitơ và phospho khác nhau đến sinh trưởng của rong nho C.
- lentillifera, nghiên cứu cho thấy rong nho sinh trưởng tốt và đạt sinh khối cao nhất với hàm lượng nitơ 15 mg/kg và phosphorus là 4 mg/kg rong.
- (2016) đã tìm thấy ở điều kiện nuôi trồng rong nho trong bể, bột cá có thể được sử dụng là nguồn dinh dưỡng thích hợp để trồng rong nho đạt tăng trưởng và chất lượng rong nho tốt..
- Trong thí nghiệm này, sử dụng bột cá với liều lượng và tần suất theo tác giả, do đó hàm lượng dinh dưỡng trong bể rong đảm bảo thích hợp cho sự phát triển của rong nho..
- 3.2 Tăng trưởng của rong nho với mật độ và phương thức nuôi trồng khác nhau.
- Bảng 3 cho thấy năng suất thân đứng và tỷ lệ thân đứng/tổng khối lượng bị ảnh hưởng bởi mật độ nuôi trồng ban đầu (p<0,05).
- Bảng 3: Giá trị p của các chỉ tiêu rong nho trong phân tích 2-way ANOVA.
- Năng suất thân đứng (g/m .
- Năng suất thân đứng thương phẩm (g/m .
- Tỷ lệ thân đứng/Tổng khối lượng.
- Điều này chứng tỏ tăng trưởng và năng suất thân đứng của rong nho chỉ chịu ảnh hưởng một trong hai yếu tố tác động là mật độ ban đầu hoặc phương pháp nuôi trồng..
- Sau 30 ngày nuôi trồng, nghiệm thức trồng rong nho ở mật độ cao (1 kg/m 2 ) đạt khối lượng cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức mật độ thấp (0,5 kg/m 2 ) được tìm thấy ở cả hai phương thức nuôi trồng (Bảng 4)..
- Tốc độ tăng trưởng của rong nho đạt trung bình từ 2,08 đến 2,63%/ngày, với cùng phương thức nuôi trồng, rong nho trồng ở mật độ thấp có tốc độ tăng trưởng tốt hơn ở mật độ cao.
- Bảng 4: Tăng trưởng của rong nho sau 30 ngày trồng.
- Kết quả của thí nghiệm cho thấy rong nho trồng tiếp đáy có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với trồng treo trên vỉ nhựa.
- Tác giả cho rằng phương thức trồng tiếp đáy rong nho có rễ giả hấp thu dinh dưỡng từ đất bùn đáy ao có nhiều dinh dưỡng hơn cùng với tản rong hấp thu dinh dưỡng từ môi trường nước so với rong nho trồng treo chỉ được hấp thu dinh dưỡng từ môi trường nước của ao nuôi..
- 3.3 Các chỉ tiêu về thân đứng (phần chùm nho có giá trị sử dụng).
- Khối lượng và năng suất thân đứng của rong nho sau 30 ngày nuôi trồng với mật độ và phương thức khác nhau được trình bày trong Bảng 5.
- Tổng khối lượng thân đứng trong từng nghiệm thức dao động 373-853 g/bể, tương ứng với năng suất thân đứng g/m 2 .
- Bảng 5: Khối lượng và năng suất thân đứng sau 30 ngày nuôi trồng Nghiệm.
- Tổng khối lượng thân đứng (g/bể).
- Năng suất thân đứng (g/m 2.
- Tỉ lệ khối lượng thân đứng/tổng KL.
- KL thân đứng thương phẩm (>5cm) (g/bể).
- Năng suất thân đứng thương phẩm (g/m 2.
- (2009) cho rằng phần thân đứng của tản rong nho là phần có mang các quả hình cầu như chùm nho là phần được sử dụng nhờ giá trị dinh dưỡng cao.
- Vì vậy, đây là một chỉ số quan trọng về năng suất rong nho.
- Tỷ lệ khối lượng thân đứng càng cao thì giá trị sản phẩm rong nho càng cao.
- Ở điều kiện nuôi trồng rong nho trong tự nhiên tỷ lệ khối lượng thân đứng so với khối lượng toàn tản rong là 70-80% và ở điều kiện nuôi trồng trong bể thì thấp hơn khoảng 50-70%.
- Tỷ lệ thân đứng trong thí nghiệm này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đại và ctv.
- (2006) đánh giá mật độ nuôi trồng ban đầu của rong nho ở điều kiện thí nghiệm theo phương pháp trồng tiếp đáy gồm 50, 100 và 200 g/m 2 , nhóm nghiên cứu đã tìm thấy năng suất rong nho biến thiên theo mật độ rong nuôi ban đầu nhưng đều theo một quy luật chung là năng suất tỷ lệ thuận với khối lượng rong nuôi ban đầu và với thời gian.
- Ví dụ ở mô hình thử nghiệm nuôi trồng rong nho trong ao và vùng ven biển (diện tích 2000 m 2 ) và trong bể composite với nguồn giống ban đầu từ 100-200 g/m 2 , năng suất thân đứng có thể đạt từ g/m 2 trong bể composite và từ g/m 2 ngoài ao nuôi, tương đương năng suất 13,42 tấn/ha/vụ nuôi 2 tháng.
- Tuy nhiên, theo thông tin Trung Tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận cho rằng hiện nay mật độ trồng rong nho quy mô thương mại trong bể hoặc trong ao dao động từ 0,5 đến 2 kg/m 2 , tùy thuộc vào quy mô sản xuất và điều kiện nuôi trồng, lượng giống này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đại và ctv.
- Do đó, nuôi rong nho theo phương thức nuôi đáy và với mật độ 0,5 kg/m 2 có thể tiết kiệm được chi phí rong giống và vẫn đảm bảo năng suất cao..
- Bảng 6: Chiều dài thân đứng đạt kích thước thương phẩm trung bình và mật độ hạt cầu/cm thân đứng.
- *L: chiều dài thân đứng chưa đạt kích thước thương phẩm (L<.
- **L: Chiều dài thân đứng đạt kích thước thương phẩm (L>5cm).
- Đường kính hạt cầu ở chiều dài thân đứng chưa đạt kích thước thương phẩm (1,7-4,2 cm) dao động trung bình.
- Qua đó cho thấy mật độ hạt cầu và kích thước hạt cầu trên thân đứng không bị ảnh hưởng bởi mật độ ban đầu và phương thức nuôi trồng.
- Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện nuôi trồng rong nho đến số lượng hạt cầu và kích cỡ hạt cầu..
- Hình 3: Cấu trúc và màu sắc thân đứng của rong nho (A, B, C, D từ trái qua) A.0,5 kg_Đáy.
- Hình 3 cho thấy giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về đánh giá cảm quan của thân đứng rong nho, các thân đứng của rong nho có màu xanh ôliu, thân to, trơn láng, hạt cầu phân bố dày và to..
- Qua quan sát trong suốt thời gian thí nghiệm nhận thấy bể rong có nền đáy cát giúp nước trong hơn, nhìn rõ được tận đáy, nhờ vậy ánh sáng xuyên qua tốt giúp rong nho phát triển có màu xanh tươi hơn và sản phẩm đạt chất lượng cao.
- 3.4 Thành phần kim loại nặng và sinh hóa của rong nho.
- Hệ thống nuôi trồng rong nho trong thí nghiệm này, sử dụng nước ót để nuôi rong được xử lý clorin và EDTA để khử kim loại nặng và cát làm chất nền được xử lý clorin có thể đảm bảo được điều kiện nuôi sạch.
- Do đó, rong nho được trồng trong bể không tích lũy kim loại nặng có thể sử dụng an toàn..
- Bảng 7 cho thấy giá trị các chỉ tiêu trong thành phần hóa học của thân đứng rong nho (phần có giá trị sử dụng) tương tự giữa các nghiệm thức.
- Điều này cho thấy mật độ và phương thức nuôi trồng không ảnh hưởng đến thành phần sinh hóa cơ bản của rong nho..
- Hàm lượng nước của thân đứng rong nho (phần có giá trị sử dụng) rất cao, trung bình 93,15-.
- Trong thí nghiệm này, hàm lượng protein của rong nho tương đồng nhưng hàm lượng tro cao hơn.
- so với kết quả phân tích của Ratana-arporn và Chirapart (2006), rong nho chứa 12,49% protein, tro 24,21% khối lượng khô.
- (2011) cho thấy thành phần hóa học của rong nho trồng trong ao ở Đài Loan gồm protein: 9,26%.
- Bảng 7: Thành phần kim loại nặng và thành phần hóa học của thân đứng rong nho sau 30 ngày nuôi trồng.
- dưỡng của rong biển nói chung và rong nho nói riêng biến động rất lớn và bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường sống, giai đoạn phát triển, điều kiện nuôi trồng khác nhau sẽ có thành phần dinh dưỡng khác nhau (FAO, 2003.
- Ngoài ra, các kết quả phân tích đối với rong nho được trồng tại Nha Trang trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đại và ctv..
- Vì thế, rong nho có thể được xem là một loại rong biển có giá trị thực phẩm cao nên rất được ưa chuộng hiện nay..
- Rong nho (Caulerpa lentillifera) trồng trong bể với mật độ ban đầu là 0,5 kg/m 2 và áp dụng phương thức trồng tiếp đáy cho tốc độ tăng trưởng.
- và tỉ lệ thân đứng trên tổng khối lượng cao hơn so với mật độ 1 kg/m 2 và phương pháp trồng treo..
- Rong nho trồng trong bể không chứa kim loại nặng và thành phần sinh hóa không khác biệt giữa các nghiệm thức mật độ và phương thức nuôi trồng..
- Áp dụng phương pháp trồng tiếp đáy với mật độ ban đầu 0,5 kg rong nho/m 2 với quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn đồng thời áp dụng định kỳ thu tĩa các thân đứng đạt kích thước thương phẩm để đánh giá năng suất và hiệu quả tài chính..
- Sổ tay Kỹ thuật trồng rong nho (Caulerpa lentillifera).
- trường đối với sự phát triển của rong Nho biển (Caulerpa lentillifera).
- Di nhập và trồng rong Nho biển (Caulerpa lentillifera) ở Khánh Hòa..
- Đánh giá khả năng sử dụng bột cá làm nguồn dinh dưỡng trồng rong nho (Caulerpa lentillifera) trong bể.
- Thử nghiệm trồng rong nho (Caulerpa lentillifera) trong bể với các dạng rong giống và nền đáy khác nhau.
- Quy trình kỹ thuật trồng rong nho trong bể nhân tạo phù hợp với điều kiện ở đảo Trường Sa