« Home « Kết quả tìm kiếm

THỬ NGHIỆM VIỆC ĐƯA GAMESHOW TRUYỀN HÌNH VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THPT


Tóm tắt Xem thử

- THỬ NGHIỆM VIỆC ĐƯA GAMESHOW TRUYỀN HÌNH VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THPT GVHD: Ths Mai Quang Huy SV: Nguyễn Thị Diệu Ly Dương Thị Ngọc Mai K 49 – Sư Phạm Vật Lý 1.
- Đặt vấn đề Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một trong những hoạt động mà nhà trường luôn luôn cần trú trọng để đảm bảo hiệu quả trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Điều đó đòi hỏi một sự quan tâm và đầu tư đúng mức để đa dạng hóa các HĐGDNGLL, thu hút sự hứng thú tham gia của học sinh..
- Hiện nay, Gameshow truyền hình đang phát triển khá rầm rộ, không ít những Gameshow đặt lợi ích giáo dục, định hướng xã hội lên hàng đầu.
- Các Gameshow như: “Đường lên đỉnh Olympia”, “Vượt qua thử thách”, “Rung chuông vàng”… đều mang tính trí tuệ cao và hướng tới giới trẻ.
- Một sự thực không thể phủ nhận, Gameshow truyền hình có tính đa dạng và lôi cuốn rất lớn..
- Hơn thế nữa, Gameshow truyền hình được tổ chức với rất nhiều hình thức đa dạng, mới lạ và hấp dẫn, mà thực tế cho thấy HĐGDNGLL đang quanh quẩn với những hình thức khá cổ điển.
- Đưa Gameshow truyền hình vào HĐGDNGLL là một việc làm khá táo bạo nhưng sẽ hứa hẹn một thành công rực rỡ.
- Mô hình của những Gameshow đắt khách trên truyền hình sẽ thổi một luồng sinh khí mới, đảm bảo cho các HĐGDNGLL mô phỏng vừa mang tính giáo dục cao vừa lôi cuốn, hấp dẫn.
- Nếu có sự điều chỉnh phù hợp chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng HĐGDNGLL theo mô hình của các Gameshow đó.
- Mặt khác, ở các trường THPT, hiện nay HĐGDNGLL khá được quan tâm, do đó cũng đã có không ít đề tài nghiên cứu về việc đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả của các HĐGDNGLL.
- Tuy nhiên đề tài nghiên cứu về việc đưa các Gameshow truyền hình vào HĐGDNGLL là một đề tài hoàn toàn mới và hứa hẹn sẽ đem lại nhiều thành công.
- Thực trạng của HĐGDNGLL ở trường THPT hiện nay 2.1.
- Đánh giá chung về HĐGDNGLL trong trường THPT.
- Giáo dục Việt Nam hiện nay đang thay đổi nhanh chóng để bắt kịp thời đại đặc biệt là ở cấp học THPT.
- Chương trình THPT phân ban mới đã triển khai thí điểm được 3 năm.
- Trong chương trình mới này, HĐGDNGLL được đưa vào khung kế hoạch dạy học, trung bình 1 tiết/1 tuần, không tính hoạt động tập thể sinh hoạt lớp.
- Hình thức tổ chức của các hoạt động này cũng khá đa dạng như: hội thi, hội diễn, các buổi thuyết trình, thảo luận…và thu hút được đa số học sinh tham gia.
- Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xuất bản 3 tập sách cho 3 khối học trong cấp THPT như một kim chỉ nam cho HĐGDNGLL theo chủ điểm từng tháng của từng khối.
- Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là các em học sinh dường như không mấy hứng thú với HĐGDNGLL, hoặc có tham gia nhưng không nắm được mục tiêu và trong các trường THPT, HĐGDNGLL không được tổ chức thường xuyên bắt kịp tiến độ theo chương trình của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
- Theo những điều tra mới nhất của nhóm sinh viên thực hiện ở trường THPT Kim Liên - Hà Nội, chúng tôi thu nhận được những kết quả như sau (các kết quả do học sinh đánh giá và lựa chọn các phương án): a.
- Về hiệu quả của HĐGDNGLL hiện nay.
- Tỉ lệ học sinh lựa chọn phương án Cung cấp nhiều thông tin bổ ích.
- Về mức độ quan tâm của học sinh về HĐGDNGLL hiện nay.
- Hiểu rõ mục tiêu hoạt động.
- Hơn nữa, số lượng học sinh tham gia đầy đủ các HĐGDNGLL cũng chỉ chiếm 56,67% số học sinh toàn trường, một phần do các hoạt động tổ chức không đa dạng, mới chỉ dừng lại ở các cuộc thi, ít lôi kéo được toàn bộ các em học sinh tham gia.
- Cũng theo nhưng điều tra mới nhất này, các em học sinh đều rất mong muốn đưa Gameshow truyền hình lồng ghép vào HĐGDNGLL bởi tính đại chúng, hấp dẫn và mang tính giáo dục hiện nay.
- Có thể nói, HĐGDNGLL theo mô hình Gameshow truyền hình sẽ giúp giảm bớt chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu về các hình thức tổ chức HĐGDNGLL mà vẫn đảm bảo tính đa dạng và hiệu quả của các hoạt động này.
- Đây sẽ là một bước chuyển biến lớn trong công tác xây dựng và tổ chức các HĐGDNGLL, đánh dấu một bước phát triển mới của công tác giáo dục học sinh một cách toàn diện nhất.
- Những thuận lợi và khó khăn khi đưa Gameshow truyền hình vào HĐGDNGLL trong trường THPT hiện nay.
- Có thể nói việc đưa lồng ghép Gameshow truyền hình vào HĐGDNGLL có nhiều điểm rất thuận lợi.
- Hiện nay các Gameshow truyền hình rất phổ biến và được ưa chuộng.
- Hơn nữa ở lứa tuổi THPT, các em đang lớn, muốn thể hiện, muốn chứng tỏ bản thân mình, sân chơi của các Gameshow truyền hình là môi trường rất tốt để các em khẳng định cái tôi bản lĩnh của mình và rèn luyện những kỹ năng giao tiếp rất cần thiết cho cuộc sống sau này.
- Việc đưa các Gameshow truyền hình vào HĐGDNGLL chắc chắn sẽ thu hút được đông đảo học sinh tham gia đồng thời kích lệ được sự hứng thú, tích cực và năng động của học sinh.
- Các Gameshow truyền hình hiện nay có rất nhiều chương trình hấp dẫn tuy nhiên chúng đều mang tính giải trí là chính chứ chưa trú trọng đến mục tiêu giáo dục.
- Do đó, cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các loại hình Gameshow để chọn ra những mô hình phù hợp có thể đưa vào các HĐGDNGLL.
- Mặt khác, hình thức tổ chức của các Gameshow truyền hình hầu hết đều không phù hợp với yêu cầu của hoạt động giáo dục, vì vậy cần phải xây các mô hình tổ chức và kế hoạch triển khai thật chi tiết cho việc đưa các Gameshow truyền hình vào HĐGDNGLL để vừa đảm bảo việc đáp ứng các mục tiêu giáo dục mà vẫn hấp dẫn và huy động được tất cả các học sinh tham gia, đồng thời phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất ở các trường THPT..
- Những khó khăn ban đầu khi thử nghiệm việc lồng ghép Gameshow truyền hình vào HĐGDNGLL quả là không nhỏ, tuy nhiên, những khó khăn đó chỉ là những khó khăn mang tính tạm thời, không trường kỳ, và với hầu hết các trường THPT trong địa bàn Hà Nội thì những khó khăn đó hầu như có thể khắc phục được.
- Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động này đòi hỏi có sự nghiên cứu đầu tư về trí lực, theo đề xuất của chúng tôi, nên chăng thành lập một đội ngũ cán bộ chuyên môn phụ trách công tác này, đảm bảo tính nhất quán và ưu việt của hoạt động.
- Để thực hiện đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã lên kế hoạch chi tiết và triển khai tại trường THPT Kim Liên – Hà Nội trong thời gian 6 tuần .
- Kế hoạch.
- Trong bài báo cáo khoa học này, chúng tôi xin đưa ra một số các kiểu lồng ghép các Gameshow truyền hình vào HĐGDNGLL như Gameshow như “Hướng về cội nguồn.
- theo Gameshow “Vượt chướng ngại vật (Đường lên đỉnh OLYMPIA)” v à tổ chức triển khai tại 2 lớp 10A5 và 11A12.
- Trong phần kế hoạch chúng tôi đã xác định rõ mục tiêu đặt ra cho hoạt động, các công việc chuẩn bị và các bước triển khai và tổ chức HĐGDNGLL theo đúng mô hình của một số Gameshow đang được yêu thích trên truyền hình.
- Mục đích đặt ra ở đây là tổ chức thành công các HĐGDNGLL lồng ghép, mô phỏng các Gameshow truyền hình, theo đúng các chủ điểm từng tháng nhằm cải thiện và tăng cường hiệu quả của HĐGDNGLL.
- Triển khai Bước 1: Tổ chức HĐGDNGLL theo kế hoạch đã xây dựng tại 2 lớp 11A12 và 10A5 vào tiết sinh hoạt ngày thứ 7.
- Bước 2: Sau thời gian triển khai các hoạt động trên chúng tôi tiến hành điều tra thu thập ý kiến phản hồi của các em học sinh tại 2 lớp 10A5 và 11A12 tập trung vào 3 nhóm nội dung chủ yếu sau.
- Điều tra về thực trạng của các HĐGDNGLL của trường sở tại.
- Điều tra về mức độ quan tâm của học sinh đối với các Gameshows truyền hình.
- Điều tra về hiệu quả của việc đưa Gameshow truyền hình vào HĐGDNGLL thông qua 3 Gameshows đã triển khai.
- Bước 3: Thông qua 100 phiếu điều tra đã triển khai chúng tôi tiến hành tổng hợp kết quả và hoàn thành báo cáo khoa học dựa trên kết quả điều tra.
- Kết quả nghiên cứu.
- Để kiểm tra và khẳng định tính khả thi, tính ưu việt của Gameshow đã lập chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm tại lớp K49 - SP Vật Lý (Đặc biệt có sự tham dự của ThS.
- Mai Quang Huy) và một số lớp tại các trường THPT Kim Liên trong đợt thức tập sư phạm.
- Kết quả thu được rất khả quan.
- Tại lớp K49 - SP Vật Lý, tất cả Gameshow đều thành công và được đánh giá cao về mục tiêu giáo dục cũng như các hình thức tổ chức trò chơi phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Tại trường THPT Kim Liên, chúng tôi đã đưa Gameshow vào các giờ sinh hoạt cuối tuần.
- Chúng tôi nhận thấy Gameshow đã thu hút được hào hứng của phần lớn học sinh trong lớp.
- Khi tham gia chơi các em đã tự mày mò, tư duy, vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế,...và sự khát khao chiến thắng đã tạo cho các em một tâm thế chủ động lĩnh hội kiến thức trên lớp và tự học hỏi, tìm tòi, ham hiểu biết.
- Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả điều tra từ các em học sinh trường THPT Kim Liên - Hà Nội, tháng 3/2008: a.
- Về nội dung và hình thức tổ chức 3 Gameshow Các phương án.
- Tỉ lệ học sinh lựa chọn Rất yêu thích.
- Về mức độ sáng tạo và đổi mới của các Gameshow so với các hình thức tổ chức HĐGĐNGLL thông thường khác Các phương án.
- Tỉ lệ học sinh lựa chọn Hấp dẫn, sáng tạo hơn rất nhiều.
- Về tác dụng của việc tổ chức HĐGDNGLL theo các Gameshow truyền hình Có tới 88% số lượng học sinh được điều tra lựa chọn các phương án: kích thích, tạo hứng thú lôi cuốn học sinh tham gia các HĐGDNGLL, làm đa dạng các hính thức tổ chức HĐGDNGLL, vừa bổ trợ được kiến thức cho học sinh vừa giúp giải trí sau những giờ học căng thẳng, tạo sự mới lạ, tạo nên một sức sống mới cho các HĐGDNGLL.
- đặc biệt chỉ có 2% học sinh lựa chọn phương án: chỉ làm phức tạp vì phải chuẩn bị nhiều..
- Qua những điều tra về việc lồng ghép Gameshow truyền hình vào HĐGDNGLL, chúng tôi nhận thấy đây là một việc làm rất có hiệu quả, các hoạt động này không những làm tăng sự hứng thú cho học sinh, khiến cho việc đưa các nội dung của HĐGDNGLL tiếp cận dễ dàng với học sinh, giúp học sinh nâng cao kiến thức hiểu biết, mà còn củng cố cho học sinh kỹ năng sống và có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống..
- Kết quả thu được sẽ cung cấp những thông tin cập nhật, chính xác đến các giáo viên phổ thông, đến các học sinh để có những điều chỉnh thích hợp trong tiến trình tổ chức HĐGDNGLL theo hướng nghiên cứu của đề tài.
- Một phần rất quan trọng là kết quả của đề tài mang tính định hướng và cung cấp phương pháp mới trong xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL cho các giáo viên phổ thông.
- Kết luận và kiến nghị Đề tài nghiên cứu khoa học đã giải quyết được nhiệm vụ đề ra là nghiên cứu việc đưa Gameshow truyền hình vào HĐGDNGLL nhằm trả lời cho câu hỏi thực tế: “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả và đa dạng hóa các HĐGDNGLL ở các trường THPT? Làm gì để rèn luyện được cho học sinh những kỹ năng xã hội cần thiết cho cuộc sống sau này?”..
- Với khuôn khổ của một báo cáo khoa học, chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng một số mẫu Gameshow còn rất hạn chế.
- Tuy nhiên, sự tập trung trí lực của một đội ngũ giáo viên chắc chắn sẽ thành lập được một Kho tàng Gameshow đa dạng và phù hợp với nội dung chủ đề hoạt động của các tháng trong HĐGDNGLL..
- Với kết quả này, mong muốn của chúng tôi là được áp dụng, thực thi trong công tác tổ chức thực hiện HĐGDNGLL ở nhà trường phổ thông, góp phần phát triển các kỹ năng, tình cảm, niềm tin, tạo cơ sở cho sự phát triển nhân cách toàn diện học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay.
- Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học Kỹ Thuật.
- Mai Quang Huy (2008), Tổ chức - quản lý trường lớp và hoạt động giáo dục, Khoa Sư Phạm ĐHQGHN.
- Dương Thị Ngọc Bích, Đề cương bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Khoa Sư Phạm ĐHQGHN.
- Bộ Giáo Dục - Đào Tạo, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10 – 11, Sách giáo viên, NXB Giáo dục.