« Home « Kết quả tìm kiếm

THỬ TÌM HIỂU CÁCH THỨC TRI NHẬN THẾ GIỚI CỦA NGƯỜI VIỆT (TRÊN NGỮ LIỆU CÂU ĐỐ VỀ ĐỘNG VẬT)


Tóm tắt Xem thử

- Trong lý thuyết định danh ngôn ngữ, áp dụng ý tưởng của Humboldt khi nói đến “hình thức bên trong” của từ người ta thường quy vào cái cách thức người bản ngữ lựa chọn đặc điểm/thuộc tính nào đó của vật làm cơ sở để đặt tên cho nó;.
- điều này rất dễ thấy khi so sánh hai ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh và tiếng Việt, ví dụ: underpants (quần – dưới) tiếng Anh tương đương với quần lót/quần đùi trong tiếng Việt..
- câu đố để mở ra một hướng mới trong địa hạt nghiên cứu về “định danh” và.
- “hình thức bên trong” của ngôn ngữ..
- Trong kho tàng văn học dân gian của Việt Nam, câu đố chiếm một số lượng đáng kể, không thua kém gì ca dao, tục ngữ hay các thể loại văn học truyền miệng khác.
- Câu đố cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của những người dân lao động từ thời xa xưa, và cho đến nay nó vẫn là một trò chơi được nhiều người ưa thích, thậm chí ở các diễn đàn website hiện thời có rất nhiều người trẻ tuổi tham gia trò chơi đố vui này..
- Câu đố có hai phần: lời đố và lời giải.
- Trong lời đố bao giờ cũng có những mô tả về một hay một số đặc điểm/thuộc tính của vật được đem ra đố, có tác dụng như những chỉ dẫn để giúp người giải đố dựa vào đó mà suy đoán, tìm ra lời giải..
- Người Việt thường đố nhau về những thứ có liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đến lao động sản xuất hay vui chơi giải trí, trong đó có hai mảng lớn nhất là câu đố về văn hoá và câu đố về tự nhiên.
- Trong câu đố về tự nhiên thì câu đố động vật và câu đố thực vật chiếm số lượng nhiều hơn cả.
- và chúng tôi lựa chọn mảng câu đố về động vật (400 câu) để tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người Việt..
- Câu đố động vật là câu đố mà vật đố là những con vật, thường là những con vật thân thuộc, gần gũi với đời sống hàng ngày của người dân lao động.
- Đôi khi, người ta còn đố về các bộ phận của cơ thể con vật như tai, đuôi, sừng… hoặc đố con vật đang ở một trạng thái nào đó như tắm, giao phối… Trong lời đố, con vật thường hay được nhân cách hoá thành con người và được miêu tả giống như một con người vậy.
- Đôi khi một con vật được nhân cách hoá thành nhiều người.
- Ví dụ:.
- Thuộc tính được chọn làm cơ sở “định danh” trong câu đố động vật.
- Người Việt thường ra câu đố về những con vật gần gũi thân quen với cuộc sống hàng ngày như: gà, trâu, bò, chó, cua, ghẹ, ốc, nhện, chấy, rận, cá, tôm, dơi, mèo, muỗi, rùa, cóc, ếch, voi, kiến, chuột, đom đóm, rắn, vịt, ong… Trong lời đố, những con vật này thường được miêu tả với một số thuộc tính/đặc điểm nào đấy (chúng tôi tạm gọi là để “định danh” con vật), nhằm định hướng và gợi mở cho người giải đố.
- cụ thể là trong 400 câu đố được khảo sát, chúng tôi tìm thấy 22 tiêu chí được sử dụng như là cơ sở định danh cho các con vật, với các mức độ khác.
- Các đặc điểm này hầu hết được sử dụng kết hợp với nhau, và càng có nhiều đặc điểm trong cùng một câu đố thì bức tranh về con vật càng rõ ràng, chi tiết và cụ thể hơn..
- Dưới đây là danh sách các đặc điểm “định danh” trong câu đố động vật được sắp xếp theo thứ tự sử dụng từ nhiều đến ít: 1.
- Cấu tạo cơ thể: 129/400 câu.
- Hình thức và hình dạng: 126/400 câu 3.
- Môi trường sống: 93/400 câu.
- Tập tính, lối sống: 69/400 câu.
- Vai trò, chức năng và mối quan hệ với con người: 61/400 câu 6.
- Kích cỡ cơ thể: 60/400 câu.
- Cách thức di chuyển: 54/400 câu 8.
- Màu sắc cơ thể: 53/400 câu 9.
- Tiếng kêu: 50/400 câu 10.
- Tên gọi: 47/400 câu.
- Cách thức kiếm mồi và thức ăn: 44/400 câu 12.
- Sinh trưởng, sinh dục: 25/400 câu.
- Nguồn gốc: 14/400 câu.
- Phản ứng (trước tác động của môi trường, tự nhiên, con người và loài vật khác): 13/400 câu.
- Số lượng: 12/400 câu.
- Mối quan hệ với loài vật khác: 8/400 câu 17.
- Tính tình: 8/400 câu.
- Bản năng sinh vật học: 7/400 câu 19.
- Giống: 7/400 câu.
- Vị trí: 4/400 câu 21.
- Trí khôn: 2/400 câu 22.
- Mùi: 2/400 câu..
- Ngoài 22 đặc điểm miêu tả ở trên, người ta cũng sử dụng tục ngữ, ca dao hoặc truyện cổ, Truyện Kiều để tạo lời đố.
- Mặc dù chiếm số lượng không nhiều (10/400 câu), nhưng cách thức tạo ra câu đố kiểu này thể hiện sự gắn kết giữa các.
- Ví dụ như câu đố về con công như sau:.
- Đây là loại câu đố dựa vào nội dung của câu chuyện dân gian về con vật, đòi hỏi người giải đố phải biết nội dung câu chuyện, chứ không thể dựa vào kinh nghiệm của người đố về con vật hay về các đặc điểm của nó..
- Trong một lời đố, hầu hết người ta thường miêu tả đồng thời một số thuộc tính của con vật.
- Chỉ một số ít câu đố là miêu tả riêng lẻ một đặc điểm nào đó của con vật, thường là về cấu tạo cơ thể, hình thức, tên gọi,… So sánh các ví dụ dưới đây:.
- Miêu tả chỉ một đặc điểm về cấu tạo cơ thể của con vật:.
- Miêu tả nhiều đặc điểm khác nhau của con vật:.
- Những đặc điểm được sử dụng nhiều nhất là những đặc điểm bề ngoài của con vật hoặc những đặc điểm dễ nhận thấy như cấu tạo cơ thể, hình thức và hình dạng, môi trường sống, tập tính lối sống, vai trò chức năng… Những đặc điểm như bản năng sinh vật học, giống, mùi, trí khôn,… ít được sử dụng nhất..
- Cách thức liên tưởng, so sánh của người Việt trong câu đố động vật.
- Khi ra câu đố, thông thường người ta hay sử dụng thủ pháp so sánh: liên tưởng, so sánh con vật được đố hay một/một số đặc điểm nào đó của nó với một.
- Sự liên tưởng, so sánh này cũng ít nhiều cho thấy cái “thế giới quan”, cái “cách nhìn thế giới” của riêng cộng đồng bản ngữ đó..
- Trên cơ sở những đặc điểm được chọn làm cơ sở định danh trong 400 câu đố động vật đã khảo sát được ở phần trên, chúng tôi tìm hiểu cái cách thức người Việt liên tưởng, so sánh giữa con vật được đem ra đố và đối tượng được đem ra so sánh..
- Dưới đây là những đặc điểm thường được liên tưởng, so sánh trong câu đố động vật:.
- So sánh dựa trên sự giống nhau về hình thức: (176/305 đơn vị so sánh.
- 58%) Ví dụ:.
- So sánh dựa trên sự giống nhau về kích cỡ: (45/305 đơn vị so sánh.
- 15%) Ví dụ:.
- So sánh đặc điểm cấu tạo cơ thể: (33/305 đơn vị so sánh.
- 11%) Ví dụ:.
- So sánh dựa trên sự giống nhau về màu sắc: (23/305 đơn vị liên tưởng.
- 7%) Ví dụ:.
- So sánh đặc điểm tiếng kêu: (10/305 đơn vị liên tưởng.
- 3%) Ví dụ:.
- So sánh đặc điểm số lượng: (9/305 đơn vị liên tưởng.
- So sánh đặc điểm về giống: (6/305 đơn vị liên tưởng.
- 2%) Ví dụ:.
- So sánh đặc điểm môi trường sống: (2/305 đơn vị liên tưởng.
- 0,7%) Ví dụ:.
- So sánh đặc điểm về cách thức di chuyển: (1/305 đơn vị liên tưởng.
- 0,3%) Ví dụ:.
- Trên đây là 9 đặc điểm/thuộc tính của con vật được miêu tả bằng cách liên tưởng, so sánh với những đối tượng khác có chung đặc điểm ở một mặt nào đó..
- Kết quả cho thấy hầu hết sự liên tưởng được thực hiện ở những đặc điểm ngoại hình như: hình thức, cấu tạo, kích cỡ, tên gọi, màu sắc… và những thuộc tính này đều thuộc vào số những đặc điểm được sử dụng nhiều hơn cả trong số 22 cơ sở định danh cho con vật (mà chúng tôi đã nghiên cứu ở mục I).
- Điều này một lần nữa cho thấy người Việt có xu hướng mô tả những đặc điểm hình dáng bề ngoài hay những gì mà người ta có thể quan sát trực tiếp bằng mắt được..
- Tuy chỉ sử dụng có 9 thuộc tính, nhưng có tới 305 đơn vị từ vựng về đối tượng được dùng trong sự liên tưởng, so sánh ở các câu đố động vật.
- Nhóm từ liên tưởng chỉ nhà cửa, đình chùa, thuyền bè Ví dụ: gạch, nhà, cột đình, cột, kèo, thuyền, đình, mõ, cờ, chuông,….
- Nhóm từ liên tưởng chỉ con người và các hoạt động của con người .
- Ví dụ: nắm tay, bàn tay, gái không chồng, ông thợ mộc, thằng gian, đập đất, phất cờ, quạt mát,….
- Nhóm từ liên tưởng biểu thị các vật dụng sinh hoạt thường ngày Ví dụ: con dao, chiếc chổi, cái lược, dao, cưa, cái kim, sợi chỉ,….
- Nhóm từ liên tưởng biểu thị trang phục của con người Ví dụ: áo khoác, áo giáp, áo gấm, yếm thắm, khăn trắng, áo bào,….
- Nhóm liên tưởng biểu thị động vật và các bộ phận của chúng Ví dụ: con bò, con voi, vịt, gà, trâu, rắn, mắt ngựa, hàm dê, hổ,….
- Nhóm từ liên tưởng biểu thị thực vật .
- Ví dụ: quả mướp, quả chuối tiêu, hột lạc, hạt gạo, lá trầu, trái bầu,….
- Nhóm từ liên tưởng biểu thị các sự vật và hiện tượng tự nhiên Ví dụ: hột cát, hòn đá, tảng đá, rừng già, núi, trời mưa,….
- Nhóm từ liên tưởng biểu thị vũ khí chiến đấu Ví dụ: gươm, giáo, xe tăng,….
- Qua số liệu thống kê ở trên có thể thấy: phần lớn con vật trong câu đố của người Việt được miêu tả bằng cách so sánh, liên tưởng đến những yếu tố thuộc về con người (chiếm tới 75% tổng số đơn vị từ liên tưởng), như: nhà cửa (22.
- con người và các hoạt động của con người (21.
- Tóm lại, bước đầu tìm hiểu về thế giới động vật trong câu đố của người Việt và cách thức người Việt tri nhận nó, chúng tôi rút ra một vài nhận xét khái quát như sau:.
- Thứ nhất, những con vật xuất hiện nhiều trong câu đố của người Việt là con trâu, con bò, con gà, con vịt, con chuột, con mèo, con chó, con ốc, con ếch, con cua, các loại chim và cá, đom đóm, chuồn chuồn, chấy rận, ruồi, muỗi… Đó là những con vật gắn liền với cuộc sống nơi làng quê từ thủa xa xưa của những người nông dân Việt Nam: với hình ảnh con trâu làm việc cần mẫn trên cánh đồng lúa nước.
- Thứ hai, người ta quan sát con vật rất tỉ mỉ và miêu tả chúng với những thuộc tính khác nhau, thường đó là những đặc điểm mang tính hình thức bề ngoài, nổi bật, dễ thấy..
- Thứ ba, con vật trong câu đố thường được nhân cách hoá nên các đặc điểm của chúng thường được liên tưởng, so sánh với các đặc điểm của con người, khiến cho người giải đố đôi khi bị lẫn lộn, khó phân định được đâu là cái lốt phủ ngoài, đâu là đặc điểm, tính chất của con vật được đem ra đố..
- Cuối cùng, cách nhìn loài vật và mô tả chúng trong câu đố về động vật của người Việt Nam thường mang tính khách quan, không hay bày tỏ sự yêu ghét (thậm chí ngay những con vật vốn mất thiện cảm như ruồi, muỗi, chấy, rận, đỉa,….
- cũng được nói đến trong lời đố một cách nhẹ nhàng, với những đặc điểm vốn có của chúng, đôi khi còn rất hài hước và dí dỏm)..
- 1 Chúng tôi không tính tỷ lệ phần trăm vì trong mỗi câu đố, các đặc điểm được sử dụng, nhiều ít khác nhau nên nếu tính tỷ lệ phần trăm thì con số sẽ không chính xác..
- [1] Ninh Viết Giao, Câu đố Việt Nam, NXB Văn học, 2008..
- [2] Triều Nguyên, Câu đố của người Việt về tự nhiên, NXB Thuận Hoá, 2007..
- [3] Hồ Anh Thái, Câu đố Việt Nam, NXB Hải Phòng, 2004..
- [4] Nguyễn Văn Trung, Câu đố Việt Nam, NXB Tổng hợp TP