« Home « Kết quả tìm kiếm

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TRỨNG BÀO XÁC ARTEMIA Ở HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG


Tóm tắt Xem thử

- THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TRỨNG BÀO XÁC ARTEMIA.
- Từ năm 1989 đến nay đã có những thay đổi trong mô hình sản xuất artemia ở Vĩnh Châu..
- Hiện tại, mô hình nuôi artemia với hai chu kỳ và nuôi artemia kết hợp với làm muối đang được áp dụng phổ biến tại Vĩnh Châu.
- Những thuận lợi của ngành sản xuất này bao gồm:.
- chất lượng trứng bào xác cao, đã có một vài thị trường truyền thống, giá cả lao động rẻ, kinh nghiệm sản xuất của người nuôi cao, điều kiện nuôi thích hợp, nhu cầu thị trường cao và có được sự hỗ trợ kỹ thuật của trường Đại Học Cần Thơ và Viện Nghiên Cứu Thủy Sản II.
- Tuy nhiên, ngành sản xuất này cũng cũng có một số cản trở và khó khăn như sau: xúc tiến thương mại còn hạn chế, chi phí sản xuất cao, thiếu sự nối kết kinh tế giữa người nuôi và các nhà đầu tư, người nuôi thiếu vốn lưu động cho sản xuất, sản phẩm cạnh tranh, thời tiết trở nên bất lợi hơn cho sản xuất và giá cả thị trường không ổn định..
- mô hình canh tác.
- 1 BỐI CẢNH SẢN XUẤT CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 1.1 Loại hình sản xuất.
- Từ sau 1989 đến nay đã có nhiều chuyển đổi trong mô hình canh tác ở vùng nghiên cứu.
- Trong khoảng thời gian có nhiều nông hộ đã chuyển diện tích làm muối sang nuôi artemia do hiệu quả kinh tế của nó mang lại cao hơn so với sản xuất muối.
- Tại thời điểm này, mô hình sản xuất độc canh artemia 1 chu kỳ được áp dụng phổ biến.
- Đến giai đoạn mô hình sản xuất độc canh artemia 2 chu kỳ được phổ biến và có một số nông hộ đã chuyển sang sản xuất.
- 1 Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL (MDI), Đại Học Cần Thơ.
- artemia theo mô hình này.
- Dưới tác động thuận lợi của giá cả thị trường gia tăng, cộng thêm hành vi tối đa hoá lợi nhuận của các nông hộ đã thúc đẩy các nhà khoa học của khoa Thủy Sản , trường Đại Học Cần Thơ (ĐHCT), dưới sự hỗ trợ của chương trình VLIR, mô hình sản xuất artemia 3 chu kỳ đã được nghiên cứu và phổ biến trong khoảng thời gian 1997-2000.
- Đây là mô hình sản xuất theo kiểu thâm canh cao, nhằm đạt sản lượng tối đa trên một đơn vị diện tích nuôi trồng, với đầu tư chi phí cao (chủ yếu là chi phí con giống và cải tạo ao nuôi).
- Thêm vào đó, trong khoảng thời gian 2000 đến nay, giá muối có gia tăng nhẹ, và do tính thời vụ của giá trứng artemia (cao ở đầu vụ và thấp ở trong vụ) nên nhiều nông hộ đã chuyển đổi việc sản xuất artemia theo kiểu độc canh trở lại hình thức sản xuất theo kiểu kết hợp giữa muối và artemia.
- Hiện tại những mô hình sản xuất sau đây đang tồn tại trong vùng nghiên cứu:.
- Nuôi artemia kết hợp với sản xuất muối..
- Ngoài ra, dưới tác động của công tác khuyến ngư của địa phương, cũng như của trường ĐHCT, để tận dụng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, bên cạnh các hoạt động sản xuất trong mùa nắng kể trên, các nông hộ còn thực hiện các hoạt động khác sau trong mùa mưa.
- Tuy nhiên, qui mô và hiệu quả của các hoạt động này còn giới hạn do kinh nghiệm sản xuất chưa cao và thiếu vốn đầu tư..
- Mặc dù, hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất kể trên có khác nhau (được đề cập trong phần kế tiếp), nhưng theo kết quả đánh giá nhanh nông thôn PRA (tháng 08, 2005) thì hầu hết những nông hộ tham gia sản xuất artemia trong vùng nghiên cứu đều thừa nhận rằng thu nhập của nông hộ trong năm cao hơn so với việc sản xuất muối trước đây và lượng lao động gia đình đầu tư cho sản xuất artemia đòi hỏi thấp hơn so với lượng lao động trong việc sản xuất muối trên cùng một diện tích.
- 1.2 Hiệu quả tài chánh của các mô hình sản xuất artemia.
- Theo kết quả điều tra và đánh giá trên 73 hộ nông dân của Nguyễn Phú Son (2000), thì mô hình sản xuất độc canh artemia có những chỉ tiêu kinh tế cao hơn so với mô hình sản xuất kết hợp artemia và muối.
- Kết quả ở Bảng 1 cho thấy, mặc dù các nông hộ sản xuất mô hình kết hợp có tổng thu nhập cao hơn so với các hộ sản xuất mô hình độc canh (cao hơn 14,7.
- Bảng 1: Hiệu quả tài chánh giữa hai mô hình sản xuất Artemia ở Vĩnh Châu năm 2000 ĐVT Mô hình sản xuất.
- Mô hình sản xuất kết hợp artemia và muối (MH 2).
- Cũng theo kết quả đánh giá của Nguyễn Phú Son (2000), mức lợi nhuận trên một hec ta của việc sản xuất độc canh artemia theo mô hình 2 chu kỳ tại thời điểm 2000 có cao hơn so với sản xuất theo mô hình 1 chu kỳ.
- Tuy nhiên, theo kết quả kiểm định thống kê với mức ý nghĩa 10% thì không có sự khác biệt về chỉ tiêu này giữa 2 mô hình (Bảng 3)..
- Bảng 2: Hiệu quả tài chánh giữa hai mô hình sản xuất artemia ở Vĩnh Châu năm 2003 ĐVT Mô hình sản xuất.
- Bảng 3: Hiệu quả tài chánh giữa hai mô hình sản xuất artemia độc canh (1 chu kỳ và 2 chu kỳ) ở Vĩnh Châu năm 2000.
- ĐVT Mô hình sản xuất độc canh artemia (MH 1).
- Kết quả ở Bảng 3 cho thấy, hiệu quả thâm canh của việc sản xuất theo mô hình 2 chu kỳ chưa có sức thuyết phục cao so với mô hình sản xuất theo 1 chu kỳ tại thời điểm này.
- Khảo sát đánh giá năm 2004 cũng cho thấy có cùng kết quả về hiệu quả sản xuất của hai mô hình (Bảng 4).
- Kết quả này cũng mang ý nghĩa tham khảo cao cho việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất giữa hai mô hình, bởi kết quả nghiên cứu năm 2000 và 2003 đều chỉ ra rằng năng suất bình quân của mô hình 2 chu kỳ cao hơn mô hình 1 chu kỳ (năm kg/ha so với 56,82 kg/ha.
- Bảng 4: Hiệu quả tài chánh giữa hai mô hình sản xuất artemia độc canh (1 chu kỳ và 2 chu kỳ ở Vĩnh Châu năm 2003).
- ĐVT Mô hình sản xuất độc canh.
- Mô hình sản xuất độc canh Artemia – 2 chu kỳ (MH 2).
- 2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ARTEMIA Theo kết quả phân tích của Nguyễn Phú Son (2000) cho thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến năng suất trứng artemia đạt được trên một hecta, tại mức ý nghĩa 10%, đó là: (1) số năm kinh nghiệm sản xuất của nông hộ (2) chi phí thức ăn và phân bón..
- -Thiếu kinh nghiệm sản xuất 3 4.
- -Thiếu phương tiện sản xuất 2 4.
- cứ sau 3 năm sản xuất artemia thì làm một vụ muối, hoặc kết hợp sản xuất artemia với muối sẽ cải thiện được độ màu mỡ của đất (Nguyễn Phú Son, 2004).
- 3 ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ARTEMIA.
- Nhu cầu sử dụng trứng Artemia từ các trại sản xuất giống tôm ở ĐBSCL rất cao, chỉ tính riêng khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau thì nhu cầu hàng năm lên đến khoảng gần 2,5 tấn (Nguyễn Văn Hoà, 2003).
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở ĐBSCL từ nay đến 2010 theo hướng chuyển dịch mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Do vậy, tiềm năng đất đai để mở rộng sản xuất artemia có thể được khai thác (nếu như có hiệu quả hơn so với cơ cấu hiện tại), và cũng sẽ tạo ra một nhu cầu thêm vào cho sản phẩm trứng artemia (thức ăn cho tôm, cua và các loài thủy sản khác).
- Tỉnh Sóc Trăng đã từng có dự án xây dựng nhà máy chế biến trứng bào xác artemia, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai do vấn đề tổ chức sản xuất..
- Việt Nam đang trong lộ trình gia nhập AFTA và WTO, đây là cơ hội tốt cho việc kêu gọi đầu tư để phát triển ngành sản xuất artemia..
- Phần lớn các loại trứng bào xác Artemia được sử dụng trong các trại sản xuất giống và những trại ương tôm sú ở Việt Nam được cung cấp từ nguồn nhập khẩu và đặc biệt từ công ty INVE của Thái Lan.
- Điều này chỉ ra rằng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất này còn rất thấp, và như vậy ngành sản xuất này đang và sẽ phải đối đầu với những thế lực cạnh tranh rất mạnh về qui mô sản xuất cũng như thị phần trong kinh doanh..
- Giá trứng artemia không ổn định: giá bán bình quân các loại trứng bào xác nhập ngoại thấp hơn loại trứng được sản xuất tại Vĩnh Châu, biến động từ 300.000đ đến 1.000.000đ/kg.
- Điều này cho thấy, trứng bào xác được sản xuất ở vĩnh châu có một bất lợi thế rất lớn và khá nhạy cảm về yếu tố giá so với các đối thủ cạnh tranh..
- Đây là một lợi thế so sánh rất lớn của việc sản xuất artemia ở Vĩnh Châu..
- Nông dân có kinh nghiệm sản xuất tương đối cao..
- Điều kiện đất đai phù hợp cho việc sản xuất artemia..
- Theo đánh giá từ các khách hàng sử dụng các loại trứng này, thì có đến 80% số người cho rằng nhãn hiệu của các sản phẩm trứng Artemia ngoại nhập đẹp và hấp dẫn hơn so với nhãn hiệu của sản phẩm đượcc sản xuất từ Viện Nghiên Cứu Thủy Sản 2.
- Thiếu sự liên kết sản xuất và kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong nước..
- Nông hộ tham gia sản xuất ngành này thường bị thiếu vốn trong sản xuất, phần lớn là do chưa khai thác các hoạt động trong mùa mưa, đã dẫn đến khả năng tích lũy vốn bị hạn chế..
- Trình độ dân trí của các nông hộ tham gia sản xuất Artemia còn ở mức thấp..
- Độ màu mỡ của đất đai tại vùng sản xuất artemia bắt đầu suy giảm..
- Cơ sở cho việc đưa ra định hướng phát triển sản xuất trứng artemia có lẽ cần phải có những nghiên cứu sâu hơn.
- Tuy nhiên, qua đánh giá kết quả khảo sát ở trên và kết quả thăm dò về hướng phát triển của ngành sản xuất này trong những năm tới từ các nông hộ sản xuất hiện tại đã cho thấy xu hướng tiếp tục sản xuất và phát triển artemia là rất cao.
- Bảng 6: Lý do tiếp tục sản xuất Artemia trong thời gian tới.
- Bảng 6 cho thấy động cơ lớn nhất thúc đẩy người dân tiếp tục sản xuất artemia là mục tiêu tăng thu nhập (24,66% số ý kiến).Qua phỏng vấn, họ cho là nếu như giá.
- trứng artemia được duy trì ở mức từ bằng đến cao hơn 250.000đ/kg tươi thì họ sẽ tiếp tục sản xuất.
- Tuy nhiên, nếu như giá muối được giữ ở mức 180 đồng đến 200 đồng/kg thì các hộ có diện tích lớn thích sản xuất muối hơn.
- nếu như không nuôi artemia trong mùa khô mà đi làm thuê thì thu nhập của họ từ các hoạt động làm thuê này vẫn thấp hơn so với việc sản xuất artemia..
- Động cơ lớn nhất thứ hai thúc đẩy họ sẽ tiếp tục sản xuất artemia là do họ thích làm (20,55% số ý kiến).
- Nhiều hộ nông dân cho rằng, mặc dù giá cả của trứng artemia có biến động giữa các năm và trong một vài năm gần đây bị ảnh hưởng nặng bởi dịch cúm gia cầm (dẫn đến thiếu nguồn phân gà để sản xuất artemia), nhưng họ vẫn thích duy trì sản xuất nó do đã có nhiều kinh nghiệm sản xuất, cũng như nó dường như đã trở thành tập quán sản xuất của họ.
- Họ còn nhấn mạnh rằng, nếu có sự lựa chọn trong sản xuất (tất nhiên có lời) thì họ vẫn chọn sản xuất artemia) hoặc ít nhất là sản xuất kết hợp với muối vì sản xuất artemia cần vốn ít hơn, đầu tư thời gian và lao động ít hơn và thu hồi vốn nhanh (12,33% số ý kiến)..
- Ngoài ra, phần lớn các hộ có diện tích nuôi lớn lựa chọn hướng sản xuất artemia chủ yếu là do giá muối và nhu cầu của muối trong vài năm gần đây giảm rất mạnh, điều tra vào tháng 8 năm 2004 giá muối dưới 100đ/kg.
- Đối với các hộ có diện tích nhỏ, thì cho rằng chính vì lý do diện tích đất nhỏ là yếu tố cơ bản buộc họ phải lựa chọn sản xuất artemia thay vì làm muối..
- Một số hộ khác dường như có ít cơ hội lựa chọn hơn trong việc quyết định sản xuất, đó là những hộ thuê đất từ các hợp tác xã (HTX), và những vùng đất này đã được qui hoạch sản xuất artemia.
- Do vậy, hầu như không có sự lựa chọn đối với họ trong vấn đề sản xuất artemia hay muối (có 10,95% ý kiến).
- 4.2.1 Đối với nhóm chiến lược liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật và sản xuất, chế biến Việc mở rộng sản xuất artemia một cách bền vững không thể tách rời với việc phát triển chế biến, bởi lẽ hiện tại với lượng cung trứng artemia nhỏ đã đẩy giá thành chế biến lên cao.
- Bên cạnh đó, việc cải thiện qui trình nuôi, cung cấp thêm kỹ thuật cho người nuôi để giảm giá thành sản xuất cũng là những giải pháp cần được quan tâm cho việc nâng cao vị thế cạnh tranh cho sản phẩm artemia của Việt Nam.
- Những giải pháp cụ thể cho vấn đề sản xuất bao gồm: (1) cải tạo đất thông qua các hình thức như phơi ao trước khi thả, cày xới để cải thiện tầng đất mặt và tổ chức sản xuất theo mô hình kết hợp artemia và muối.
- (2) tăng cường thêm các lớp tập huấn kỹ thuật cũng như mô hình trình diễn các mô hình tiên tiến cho người dân.
- Bên cạnh với các giải pháp trên cho việc duy trì và phát triển sản xuất artemia một cách bền vững, việc phát triển sản phẩm mới – Artemia sinh khối – mang tính chiến lược vô cùng quan trọng trong bối cảnh mà sản phẩm trứng rrtemia đang bị cạnh tranh gay gắt và nhu cầu tiềm năng cho sản phẩm artemia sinh khối đang ngày một gia tăng.
- Cũng cần lưu ý rằng, trong cả hai việc duy trì và phát triển sản xuất trứng artemia cũng như phát triển sản phẩm mới – Artemia sinh khối, thì các hoạt động xúc tiến thương mại là cần thiết và cần phải được thực hiện một cách xuyên suốt trong quá trình này..
- Để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, cần phải đầu tư nhiều hơn cho công việc quảng bá sản phẩm và nghiên cứu thị trường.
- Tuy nhiên, việc thực hiện các nghiên cứu về thị trường trứng artemia trong thị trường nội địa cũng rất cần được thực hiện một cách thường xuyên.
- Tóm lại, để thực hiện nhóm chiến lược này các công ty hay nhà đầu tư cần trích một phần ngân quỹ cho công việc nghiên cứu và quảng bá sản phẩm..
- Giải pháp cho các chiến lược này cần có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước và chính quyền địa phương trong việc đưa ra chính sách kêu gọi đầu tư cho lĩnh vực này, xây dựng dự án sản xuất khả thi và cung cấp tín dụng cho nhà đầu tư cũng như cho người sản xuất.
- Hiện có những mô hình sản xuất trứng Artemia sau đây đang tồn tại trong vùng nghiên cứu: (1) nuôi artemia dộc canh với một chu kỳ -phổ biến nhất.
- (3) nuôi artemia độc canh với 3 chu kỳ - chưa được áp dụng rộng rãi và (4) nuôi artemia kết hợp với sản xuất muối.
- Những mô hình này được canh tác trong mùa nắng.
- Ngoài ra trong mùa mưa, các hộ sản xuất artemia còn nuôi một số loài thủy sản khác để tạo thu nhập thường xuyên trong năm..
- Chưa có cơ sở vững chắc cho việc xác định mô hình sản xuất thích hợp giữa các mô hình lựa chọn trong vùng nghiên cứu..
- Một số yếu tố có ảnh hưởng đến năng suất trứng Artemia bao gồm: (1) kinh nghiệm sản xuất của nông hộ - càng có kinh nghiệm càng tốt.
- Những trở ngại chính làm ảnh hưởng đến năng suất trứng artemia đối với các hộ sản xuất trong vùng nghiên cứu bao gồm: (1) kỹ thuật sản xuất.
- (2) vốn cho sản xuất.
- Đa số các hộ sản xuất artemia hiện có khuynh hướng tiếp tục sản xuất artemia nếu như giá trứng artemia bằng hoặc cao hơn 250.000đ/kg tươi..
- Định hướng chiến lược phát triển sản xuất artemia trong thời gian tới cần chú ý tới việc (1) cải thiện qui trình sản xuất để giảm giá thành sản xuất.
- (2) mở rộng sản xuất artemia trên cơ sở phát triển công nghiệp chế biến trứng.
- (3) phát triển sản phẩm mới artemia sinh khối.
- (4) tăng cường hoạt động quảng bá sản phẩm và (5) tạo mối liên kết kinh tế giữa các tác nhân có liên quan đến việc sản xuất và kinh doanh Artemia..
- Nguyễn Phú Son, 2000: Hiệu quả kinh tế xã hội của việc sản xuất artemia ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng..
- Nguyễn Phú Son, 2004: Khảo sát và đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các mô hình sản xuất artemia ở huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng, 2004.
- CGCN Thủy sản - Khoa Thủy sản, ĐHCT 2003 - Một số ghi nhận về việc sử dụng trứng bào xác artemia trong các trại sản xuất giống và ương nuôi tôm sú (Penaeus monodon)