« Home « Kết quả tìm kiếm

THỰC TẬP SƯ PHẠM - YẾU TỐ QUAN TRỌNG QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN


Tóm tắt Xem thử

- Vị trí của thực tập sư phạm trong các yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo giáo viên phổ thông THỰC TẬP SƯ PHẠM - YẾU TỐ QUAN TRỌNG.
- QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN.
- Khoa Sư phạm - Trường Đại học Giáo dục Trong tiêu chuẩn đánh giá giáo viên (GV), các tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực kiến thức môn học (còn gọi là kiến thức chuyên môn) và lĩnh vực kiến thức khoa học sư phạm (kiến thức nghiệp vụ sư phạm) có ý nghĩa quyết định phẩm chất năng lực GV.
- Cũng chính vì vậy, chúng ta thường nói: đào tạo (ĐT), bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho GV.
- Chuyên môn được hiểu là ĐT GV có một trình độ tri thức khoa học cơ bản (tri thức môn học).
- nghiệp vụ là ĐT GV tri thức khoa học sư phạm..
- Nghiệp vụ là công việc chuyên môn của một ngành nghề nhất định (1).
- Nghiệp vụ sư phạm là các hoạt động dạy học và giáo dục (theo nghĩa hẹp) của nhà giáo.
- Hoạt động dạy học của GV bao gồm phân tích nội dung chương trình, sách giáo khoa, lập kế hoạch dạy học, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh (quản lí hoạt động học), kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Còn hoạt động giáo dục là hoạt động hình thành nhân cách toàn diện, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Thực hiện hoạt động này, GV phải xác định nội dung, hình thức, phương pháp, kế hoạch giáo dục.
- đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh,....
- ĐT bất kì nghề nào cũng bao gồm ba lĩnh vực: Kiến thức lí thuyết, kĩ năng thực hành, đạo đức nghề.
- Cả ba lĩnh vực đó khi được ĐT một cách hệ thống sẽ tạo ra một năng lực hành nghề (tác nghiệp).
- Năng lực đó được biểu hiện bằng sự thành thạo thực hiện các kĩ năng, thao tác của quy trình hoạt động tác động vào một đối tượng để tạo ra một sản phẩm vật chất, tinh thần.
- Bất kì quy trình ĐT nhằm hình thành và phát triển một kĩ năng nào cũng phải có giai đoạn rèn luyện bằng thực tập, thực hành.
- Hoạt động thực hành là sự tích hợp kiến thức lí thuyết và kĩ năng thao tác.
- Khi dạy học có bản chất là một nghề - nghề đặc thù, người GV phải được ĐT theo quy trình ĐT nghề như trên.
- Quy trình ĐT GV làm nghề dạy học thường được bắt đầu bằng ĐT kiến thức lí thuyết về môn học, về nghiệp vụ sư phạm (tâm lí học sư phạm, giáo dục học, lí luận dạy học, phương pháp dạy học bộ môn).
- tiếp đó là tổ chức thực hành, thực tập kĩ năng dạy học, giáo dục ở trường sư phạm và ở trường phổ thông.
- Trong đó, thực tập sư phạm (TTSP) ở trường phổ thông là hoạt động quan trọng nhất trong quy trình ĐT nghiệp vụ sư phạm.
- thông qua hoạt động này giáo sinh được rèn luyện, phát triển các năng lực nghề nghiệp cơ bản sau: 1.
- Phân tích nội dung, chương trình, sách giáo khoa môn học..
- Khi tiếp cận với nội dung chương trình, sách giáo khoa môn học, giáo sinh có cơ hội bắt gặp nhiều tình huống vận dụng kiến thức khoa học liên quan đến môn học.
- Ở từng tình huống, không hẳn giáo sinh “dư sức” về kiến thức môn học đã có thể giải quyết mà không gặp khó khăn, lúng túng.
- Như vậy, đến với thực tiễn phổ thông, giáo sinh nảy sinh nhu cầu, thấy được sự cần thiết phải tìm hiểu sâu hơn kiến thức môn học, có khi họ phải đọc lại, học lại giáo trình môn học ở đại học.
- Với ý nghĩa đó, yêu cầu phân tích chương trình, sách giáo khoa trong nội dung TTSP không còn chỉ là yêu cầu rèn luyện kĩ năng dạy học hiểu theo nghĩa hẹp, mà còn là yêu cầu nâng cao kiến thức môn học.
- Như vậy, TTSP đạt hai đích: kĩ năng phân tích chương trình và nâng cao kiến thức môn học.
- Nếu như trong quá trình ĐT ở trường sư phạm, việc dạy môn khoa học cơ bản được định hướng bằng những bài tập liên quan đến các tình huống chương trình, sách giáo khoa môn học ở trường phổ thông thì sẽ góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng ĐT năng lực nghề nghiệp cho giáo sinh..
- Lập kế hoạch dạy học môn học Khi thực hiện hoạt động này, giáo sinh được rèn luyện các kĩ năng: xác định mục tiêu môn học, phân bổ thời gian, tìm hiểu các điều kiện phục vụ dạy học (bài, chủ đề nội dung, chương, phần) theo lịch trình năm học.
- xác định được lôgic nội dung trong môn học, liên môn.
- cách soạn, thể hiện giáo án tiết học, lập kế hoạch học kì, năm học.
- chuẩn bị các phương tiện, thiết bị dạy học,....
- Lập kế hoạch giáo dục Với GV chủ nhiệm lớp, cần xây dựng kế hoạch sát hoàn cảnh và điều kiện nhà trường, đặc điểm học sinh.
- bảo đảm tính liên kết, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đặc biệt với phụ huynh, các GV bộ môn..
- GV dạy bộ môn tích hợp dạy học với giáo dục, vì vậy khi lập kế hoạch dạy học, cần phải thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học thể hiện được sự tích hợp đó..
- Năng lực thực hiện kế hoạch dạy học Có thể nói một cách khái quát, đây là năng lực thực hiện giáo án dạy học.
- Năng lực này được thể hiện ở các phẩm chất như bảo đảm dạy chính xác nội dung môn học, bám sát mục tiêu môn học, vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học, tạo được môi trường học tập mà ở đó hoạt động dạy kích thích được hoạt động học tích cực, sáng tạo..
- Năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục Năng lực này được thể hiện ở việc GV trong quá trình dạy học khai thác được nội dung bài học phục vụ cho giáo dục các vấn đề về pháp luật, đạo đức, lối sống, dân số, môi trường, giao thông.
- Đối với GV chủ nhiệm lớp, biết vận dụng các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục có hiệu quả, sinh động.
- biết phối hợp với các tổ chức trong nhà trường, ngoài nhà trường, đồng nghiệp để thực hiện hiệu quả kế hoạch giáo dục đã soạn.
- Năng lực đánh giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh Năng lực này được thể hiện ở việc GV xây dựng được các công cụ và tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách công khai, công bằng, chính xác, toàn diện.
- sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh việc dạy học, giáo dục, kích thích được sự phấn đấu vươn lên của học sinh..
- Tìm hiểu đặc điểm học sinh Trong quá trình lập kế hoạch, GV chủ nhiệm lớp và GV bộ môn đều cần tìm hiểu học sinh.
- Hiểu biết học sinh về hứng thú, năng khiếu, thiên hướng về các môn học, hoàn cảnh gia đình.
- là hoạt động nghề nghiệp có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả dạy học, giáo dục học sinh.
- Càng hiểu học sinh càng có điều kiện dạy học, giáo dục phân hoá đúng đối tượng.
- Đây là một yêu cầu rất cơ bản phẩm chất nghề nghiệp nhà giáo.
- Một trong những nguyên nhân chính làm giảm chất lượng giáo dục hiện nay là sự hiểu biết về học sinh của GV còn hạn chế.
- Việc dạy học của GV là tác động vào từng học sinh, mỗi học sinh GV có phương pháp, biện pháp giáo dục tương ứng.
- Nhưng trong thực tiễn nhà trường, hầu hết GV giáo dục học sinh đồng loạt theo cùng một phương pháp.
- để giáo dục có hiệu quả, GV phải có phương pháp thu thập, xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu, đặc điểm học sinh và sử dụng thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
- Đó chính là bản chất của nguyên tắc giáo dục sát đối tượng mà Giáo dục học đã xác định..
- Ứng xử với học sinh Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh.
- không xúc phạm đến nhân phẩm, thân thể học sinh.
- chân thành, cởi mở, chủ động tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh, giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn trong học tập, rèn luyện đạo đức.
- Đó là những yêu cầu của kĩ năng ứng xử với học sinh mà giáo sinh cần được rèn luyện trong quá trình ĐT..
- Ứng xử với đồng nghiệp Đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, xây dựng tập thể sư phạm tốt, tiếp thu kinh nghiệm của đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học là các kĩ năng mà nhà trường sư phạm phải rèn luyện cho giáo sinh ngay trong quá trình ĐT.
- Các tiêu chí cơ bản của phẩm chất năng lực nghề nghiệp kể trên của người GV không thể ĐT chỉ bằng kiến thức lí thuyết mà tất yếu phải bằng hoạt động thực hành ở trường phổ thông.
- Các kĩ năng nghề dạy học chỉ được ĐT trong hoạt động với chính đối tượng giáo dục (học sinh) trong bối cảnh nhà trường phổ thông.
- TTSP trong quy trình ĐT GV phải thực hiện chức năng đó.
- Có thể kể đến các yếu tố chính là: nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiếm tra – đánh giá kết quả, cơ chế phối hợp giữa trường sư phạm với trường phổ thông, người hướng dẫn sinh viên thực tập, thời gian, thời điểm tổ chức TTSP trong kế hoạch ĐT..
- Nội dung thực tập có thể khái quát ở 3 lĩnh vực: dạy học – giáo dục – giao tiếp trong cộng đồng nhà trường - phụ huynh.
- Nhiều nghiên cứu thực trạng TTSP cho thấy các lĩnh vực đó chưa được chú trọng đúng mức, đặc biệt rất xem nhẹ thực tập hoạt động giáo dục, tìm hiểu môi trường sư phạm, giao tiếp trong cộng đồng nhà trường phổ thông.
- Trong chương trình ĐT GV có trình độ đại học ở Việt Nam, thời lượng ĐT nội dung nghiệp vụ sư phạm chỉ từ 25-30% trong tổng thời lượng ĐT 4 năm.
- Thời điểm trong lộ trình ĐT GV có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng TTSP.
- Thực tế cho thấy các trường đại học sư phạm có kế hoạch kiến tập, TTSP ở các thời điểm năm thứ 2: kiến tập 1 tuần, năm thứ 3 kiến tập 2 tuần, năm thứ tư thực tập 6-8 tuần.
- kiến tập, TTSP được diễn ra liên tục trong suốt quá trình ĐT.
- TTSP thường xuyên xuất phát từ quan điểm ĐT GV phải bằng phương thức huấn luyện trong hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường phổ thông.
- Ở Vương quốc Anh có những cơ sở ĐT GV với thời lượng tiếp xúc với nhà trường phổ thông chiếm 80% tổng số thời gian ĐT nghiệp vụ sư phạm.
- Trong thời gian đó, sinh viên không chỉ thực hành, thực tập rèn luyện kĩ năng mà còn học cả lí thuyết ngay trong bối cảnh sư phạm nhà trường phổ thông.
- Học theo phương thức đưa sinh viên vào môi trường hành nghề, tiếp cận với học sinh.
- Như vậy, cần tạo được một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa trường sư phạm với trường phổ thông.
- Đây là một yếu tố rất quan trọng tác động đến chất lượng TTSP.
- Thực tế chúng ta chưa có mối quan hệ sư phạm - phổ thông theo tinh thần đó.
- Vậy chúng ta phải thiết lập cơ chế đó theo những định hướng nào? Kinh nghiệm các nước cho thấy liên kết trách nhiệm sư phạm - phổ thông với các nội dung sau: thống nhất hợp đồng nội dung TTSP.
- kế hoạch tài chính.
- lựa chọn GV phổ thông, giảng viên sư phạm hướng dẫn sinh viên TTSP theo những tiêu chuẩn nhất định.
- tập huấn để các đối tác quán triệt những nội dung liên quan đến hướng dẫn TTSP..
- Ví dụ, ở Mĩ có mô hình TTSP “Phát triển nghề nghiệp ở nhà trường”.
- Theo mô hình này, nhân sư trực tiếp tham gia tổ chức, hướng dẫn TTSP gồm:.
- GV hướng dẫn (GV phổ thông).
- Họ như là thợ cả quyết định thành công TTSP để có thể hợp tác, lập kế hoạch.
- có kĩ năng nghề nhuần nhuyễn với tầm hiểu biết sâu sắc về nội dung môn học, xây dựng chương trình, phát triển chuyên môn.
- Giảng viên là người hướng dẫn TTSP.
- Họ là cầu nối giữa phổ thông và sư phạm, có hiểu biết nghề sâu sắc cả lí thuyết và kĩ năng.
- có khả năng trao đổi, thống nhất các vấn đề có liên quan đến TTSP với GV phổ thông và Ban giám hiệu trường phổ thông.
- Trường sư phạm thường cử 2 loại cán bộ hướng dẫn: hướng dẫn nội dung chương trình, phương pháp liên quan đến môn học cụ thể.
- người hướng dẫn hoạt động chung và hướng dẫn sinh viên thực tập về giáo dục.
- Điều phối viên nhà trường phổ thông: thường là hiệu phó vừa làm nhiệm vụ quản lí, giám sát trực tiếp hoạt động TTSP vừa có thể bổ sung hướng dẫn sinh viên với tư cách là GV giỏi..
- Có thể nói, TTSP là nội dung rất quyết định đến chất lượng ĐT GV ban đầu ở các cơ sở ĐT.
- TTSP không chỉ là rèn luyện một số kĩ năng dạy bài học, kĩ năng tổ chức một số hoạt động giáo dục mà quan trọng hơn đó là phương thức ĐT GV trong hoạt động hành nghề ở môi trường phổ thông.
- Mô hình này thể hiện triết lí: Hình thành và phát triển kĩ năng trên nền kiến thức lí thuyết và ĐT lí thuyết nghề nghiệp bằng tổ chức sinh viên sư phạm thao tác trực tiếp đến đối tượng giáo dục trong chính bối cảnh sư phạm nhà trường phổ thông.
- Tổ chức ĐT nghiệp vụ sư phạm ở trường sư phạm theo tiếp cận đó sẽ xoá bỏ sự tách rời lí thuyết với thực hành, giữa kiến thức với kĩ năng thao tác nghề nghiệp.
- Theo tiếp cận đó, yếu tố nội dung, cách thức tổ chức TTSP và người hướng dẫn TTSP quyết định thành - bại TTSP.
- Như vậy, để nâng cao chất lượng GV, cần tạo bước đột phá trong khâu tổ chức TTSP và việc “nhúng” giáo sinh trong nhà trường phổ thông trong suốt quá trình ĐT là hết sức cần thiết..
- NXB Giáo dục.
- “Đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tương lai ở một số nước trên thế giới”.
- Bài viết phân tích các năng lực nghề nghiệp cơ bản của người giáo viên.
- nêu một số vấn đề về thực trạng TTSP ở Việt Nam và liên hệ với việc tổ chức TTSP ở một số nước trên thế giới