« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên hiện nay và một số giải pháp mang tính định hướng


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/jvn.2017.625 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MANG TÍNH ĐỊNH HƯỚNG.
- Thực trạng, giáo dục chính trị tư tưởng, sinh viên Keywords:.
- Bài viết nhằm mục đích phân tích thực trạng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ở các trường đại học của Việt Nam hiện nay..
- Trên cơ sở phân tích đánh giá về tình hình chính trị tư tưởng của sinh viên, cũng như hiệu quả hoạt động thực tiễn trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng của sinh viên.
- Bài viết, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác trên, cụ thể là: Thứ nhất, nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong trường đại học.
- Thứ hai, hoàn thiện hệ thống nội dung của công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên..
- Thực trạng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên hiện nay và một số giải pháp mang tính định hướng.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá đúng đắn bản chất cách mạng, tiềm năng to lớn, sức vươn lên mạnh mẽ của thanh niên, sinh viên và đặt lòng tin vào vai trò to lớn của thanh niên, sinh viên.
- Sau gần 30 năm đổi mới đất nước, nhiều chủ trương, đường lối về công tác thanh niên, sinh viên được Đảng ban hành, Nhà nước cụ thể hóa thành chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên, sinh viên, qua đó đã tạo được những điều kiện tốt nhất để thế hệ tương lai của đất nước phấn đấu vươn lên..
- Nó chi phối các hệ giá trị, các chuẩn mực đạo đức cũng như lối sống, tình cảm, nhân cách của mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thanh niên, sinh viên..
- Một thực trạng đáng báo động hiện nay là một bộ phận không nhỏ thanh niên, sinh viên thiếu lý tưởng sống, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước.
- Do đó, việc tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng (GDCTTT) trong thanh niên, sinh viên là yêu cầu cấp thiết, góp phần hình thành lớp thanh niên vừa “hồng” vừa “chuyên”, có bản lĩnh chính trị vững vàng để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa..
- Công tác GDCTTT cho thanh niên, sinh viên là công tác trọng tâm, thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta.
- Tuy nhiên, công tác GDCTTT cho thanh niên, sinh viên trong thời gian qua còn những hạn chế nhất định chưa tác động đến hết các đối tượng thanh niên, sinh viên, những kết quả đạt được còn thiếu bền vững.
- Bài viết “Thực trạng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên hiện nay và một số giải pháp mang tính định hướng”.
- nhằm mục đích phân tích thực trạng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ở các trường đại học của Việt Nam hiện nay.
- 2.1 Thực trạng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
- Nhằm làm sáng rõ thực trạng CTGDCTTT cho sinh viên hiện nay, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học trên phạm vi cả nước, đối tượng khảo sát chủ yếu là sinh viên đại học năm thứ 2 đến năm thứ 4, học hệ chính quy.
- 2.1.1 Tình hình tư tưởng chính trị của sinh viên Thứ nhất,kết quả khảo sát cho thấy, đa số sinh viên có lập trường chính trị vững vàng, có lòng tin mạnh mẽ vào lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng..
- kết quả đạt được rất phấn khởi, trong số 886 sinh viên được hỏi có tới 700/886 phiếu sinh viên trả lời.
- Ngoài ra, khi trả lời câu hỏi: “Lý do bạn tham gia tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam” có 62,4% sinh viên là đảng viên trả lời.
- “Vì lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản” và 37,6% sinh viên là đảng viên trả lời “Có điều kiện để phát huy vai trò của bản thân”.
- Như vậy, đa số sinh viên đều có động cơ vào Đảng trong sáng, bởi có đến 62,4% sinh viên vào Đảng vì giác ngộ lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản..
- Như vậy, sự ổn định chính trị và phát triển xã hội của Việt Nam sau 30 năm đổi mới, đã tác động tích cực đến tư tưởng chính trị sinh viên, tạo ra trong sinh viên bầu không khí phấn khởi, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng.
- Sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã khơi dậy trong sinh viên những hoài bão, lý tưởng cao đẹp của tuổi trẻ.
- Với những thành tựu kinh tế đạt được trong quá trình đổi mới đất nước, sinh viên đã nhận thức được sự đúng đắn của đường lối đổi mới, có ý thức sâu sắc hơn về mối quan hệ gắn bó giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Từ đó, nhiều sinh viên đã thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong học tập và rèn luyện đạo đức, phẩm chất tư tưởng chính trị xứng đáng với truyền thống của dân tộc,qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước..
- Thứ hai, một bộ phận sinh viên còn tỏ ra băn khoăn, hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng..
- Sự tác động này rõ ràng là không thuận chiều với tư tưởng chính trị sinh viên và công tác chính trị tư tưởng trong các trường đại học, đòi hỏi các bộ phận trong hệ thống chính trị của nhà trường phải quan tâm giải quyết.
- Một là, những hiện tượng tiêu cực, những vụ tham nhũng lớn, nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng có liên quan đến một số cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất đã có những tác động xấu đến tư tưởng chính trị của một bộ phận sinh viên.
- Hai là, cơ chế thị trường có tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến tư tưởng sinh viên các trường đại học.
- Trong sinh viên xuất hiện tâm lý “thực dụng”,.
- Những hiện tượng trên là biểu hiện của sự xa rời, mất phương hướng chính trị trong giáo dục và phần nào cũng làm giảm sút đi chất lượng công tác GDCTTT cho sinh viên.
- chiếm 25% sinh viên trả lời “Vì sẽ được nhiều lợi ích”.
- có đến 44,2% sinh viên trả lời là khó đánh giá (vì tuỳ giáo viên dạy các môn học trên), 28,3% sinh viên trả lời học nửa vời, 13%.
- sinh viên trả lời chán nản và chỉ có 14,3% sinh viên trả lời hứng thú..
- Ba là, sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chính trị tư tưởng trong sinh viên.
- Vì vậy, đa số sinh viên là con em nông dân học tại các trường đại học thường gặp nhiều khó khăn về kinh tế.
- Do đó, sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng những sinh viên đó.
- “Hiện nay bạn đang gặp những trở ngại và khó khăn gì?” thì chiếm 48,8% sinh viên trả lời bị áp lực kinh tế..
- Do đó, trả lời câu hỏi: “Khi trường hoặc lớp tổ chức các phong trào có nội dung giáo dục chính trị tư tưởng bạn có tích cực tham gia”, chỉ có 29% sinh viên được hỏi trả lời là có tích cực tham gia.
- Ngoài ra, có đến 37% sinh viên cho rằng có thái độ bình thường và 28,6% sinh viên cho rằng tùy phong trào..
- 2.1.2 Tình hình hoạt động thực tiễn của công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong trường đại học.
- Lãnh đạo công tác GDCTTT cho sinh viên trong nhà trường là nhiệm vụ của Đảng uỷ.
- Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy nhà trường về công tác GDCTTT trong sinh viên là ba đoàn thể, phòng ban chức năng chuyên trách đó là Phòng Công tác chính trị, Đoàn thanh niên, đội ngũ giảng dạy các môn lí luận chính trị.
- hiện nhiệm vụ và có vai trò to lớn nhất trong công tác GDCTTT cho sinh viên..
- Trong các trường đại học đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị là những người giữ vai trò trọng yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên.
- Kết quả khảo sát cho thấy, với câu hỏi: “Bạn được tiếp thu giáo dục chính trị tư tưởng thông qua hình thức nào là chủ yếu? Kết quả thu được là 82,5% sinh viên trả lời tiếp thu “Từ các bài giảng của các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, và 36,5% sinh viên được hỏi trả lời “Từ sinh hoạt đoàn, hội và các hoạt động ở phạm vi trong trường” và 13,5% sinh viên trả lời “Từ các phong trào hoạt động được tiến hành ở phạm vi ngoài trường” và 52,3% sinh viên cho rằng “Từ các phương tiện truyền thông”..
- Như vậy, với 82,5% sinh viên cho rằng được giáo dục chính trị tư tưởng chủ yếu “Từ các bài giảng của các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, đã khẳng định vai trò trọng yếu của đội ngũ giảng dạy các môn lý luận chính trị đối với công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong sinh viên hiện nay..
- Tuy nhiên, qua khảo sát về tình hình học tập các môn lí luận chính trị của sinh viên lại có kết quả như sau: khi trả lời câu hỏi: “Thái độ của bạn khi học các môn lí luận chính trị.
- sinh viên trả lời là khó đánh giá (vì tuỳ khả năng giảng dạy của mỗi giảng viên), 13% sinh viên trả lời chán nản, 28,3% sinh viên trả lời học nửa vời và chỉ có 14,3% sinh viên hứng thú.
- thì đa số sinh viên đều khẳng định là rất có ích cho bản thân, chỉ có 11,9%.
- sinh viên trả lời không có lợi ích gì cho bản thân..
- Điều này chứng tỏ sinh viên cảm nhận được sự hữu ích và cần thiết của môn học..
- Như vậy, lý do vì đâu sinh viên lại có thái độ không hứng thú lắm khi học các môn lí luận chính trị, trong khi thấy được sự cần thiết của nó? Vấn đề đặt ra ở đây chính là việc dạy và học các môn lí luận chính trị đang tồn tại bất cập? Thông qua việc phát phiếu điều tra chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy của giáo viên dạy các môn học này nhằm tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên..
- có đến 57,8% sinh viên trả lời “không hứng thú với sinh viên”, 36,6% sinh viên trả lời “không.
- gắn với thực tế” và 25,1% sinh viên trả lời “Sáo rỗng, máy móc”.
- Đối với câu hỏi: “Giảng viên thường dùng phương pháp nào để giảng dạy các môn lí luận chính trị”, có 36,7% sinh viên trả lời giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết giảng, đặc biệt có đến 81,7% sinh viên trả lời giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp tích cực (bao gồm các phương pháp: phương pháp thảo luận trên lớp.
- Qua kết quả khảo sát cho thấy vấn đề tồn tại chủ yếu của việc dạy và học các môn lí luận chính trị chính là ở chỗ nội dung chương trình còn nhiều bất cập dẫn đến việc sinh viên tỏ ra thờ ơ với các môn học này.
- Trong các trường đại học, phòng công tác chính trị phối hợp cùng với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức các hoạt động chính trị xã hội, văn hóa nghệ thuật, thể thao nhằm giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên.
- Tuy nhiên, hiện nay đại bộ phận đội ngũ cán bộ phòng công tác chính trị của các trường đều là những cán bộ chuyên trách, hầu như chưa được thông qua đào tạo chuyên nghiệp về công tác GDCTTT, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác GDCTTT cho sinh viên.
- Năng lực chuyên môn có hạn, làm hạn chế khả năng khảo sát, đánh giá về tình hình chính trị tư tưởng của sinh viên.
- Đồng thời, gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của những đề xuất các chủ trương, giải pháp có tính định hướng chính trị tư tưởng cho sinh viên của bộ phận này đối với nhà trường, cũng như khả năng tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm GDCTTT cho sinh viên là điều khó tránh khỏi..
- GDCTTT cho sinh viên, bởi với những hoạt động ngoại khóa do Đoàn tổ chức đã giúp sinh viên được GDCTTT với hình thái riêng không khô khan, cứng nhắc và gò bó làm mất đi sự gần gũi và phù hợp với sở thích của sinh viên.
- Nhờ đó, công tác GDCTTT được lồng ghép qua các hoạt động này sẽ dễ dàng được sinh viên tiếp thu.
- Chính vì vậy, năng lực công tác và trình độ nghiệp vụ cao hay thấp của cán bộ đoàn quan hệ trực tiếp đến sự thành bại của công tác GDCTTT cho sinh viên trong trường học..
- Ngoài ra, trong trường học Đoàn thanh niên giữ vai trò trực tiếp trong việc thực hiện GDCTTT cho sinh viên thông qua hoạt động thực tiễn, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công tác Đoàn.
- Thông qua khảo sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ thực hiện công tác GDCTTT cho sinh viên trên phạm vi cả nước đã cho kết quả như sau:.
- Khi trả lời câu hỏi: “Thái độ của bạn đối với những hoạt động nhằm giáo dục chính trị tư tưởng của trường?” với 4 cấp độ: rất thích – thích- bình thường và rất thích thì đa số sinh viên đều chọn cấp độ 3 đó là “Bình thường”.
- thì đa số sinh viên đều cho rằng nhà trường tổ chức các phong trào có giúp ích cho bản thân của họ như “Nâng cao lý tưởng niềm tin” chiếm 37,8%, “Nâng cao được ý thức chính trị” chiếm 34.7%, “Khơi dậy lòng yêu nước” chiếm 33,5%, đặc biệt “Tăng cường năng lực thực tế”.
- có đến 53,7% sinh viên trả lời “Mang tính hình thức”, tuy nhiên chỉ có 16,8%.
- sinh viên trả lời “xa rời thực tế” và 10,6% sinh viên trả lời “Nội dung sáo rỗng”..
- Như vậy, đa số sinh viên đều nhận thức được vai trò và ý nghĩa của những hoạt động do trường tổ chức mang lại cho họ, tuy nhiên đa số sinh viên có thái độ đón nhận không mấy hào hứng, chính vì quá nữa những hoạt động này chỉ tổ chức mang tính hình thức..
- 2.2 Một số giải pháp mang tính định hướng nhằm tăng cường hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên hiện nay.
- 2.2.1 Nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong trường đại học.
- Đường lối và nhiệm vụ của Đảng là căn cứ quan trọng quyết định nhiệm vụ GDCTTT cho sinh viên trong giai đoạn mới.
- Có thể nói, xã hội hiện đại ngày càng phát triển và biến hóa khôn lường, do đó, nhiệm vụ trung tâm của Đảng tất yếu phải thích ứng với những biến động đó.Chính vì thế mục đích nhiệm vụ và nội dung GDCTTT cho sinh viên cũng tất yếu phải tương ứng với những thay đổi của tình hình cho phù hợp với những thay đổi trong nhiệm vụ và đường lối của Đảng..
- 2.2.2 Hoàn thiện hệ thống nội dung của công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
- Nội dung giáo trình của các môn lí luận chính trị chính là thể hiện nội dung chủ yếu của công tác GDCTTT.
- Đa số sinh viên hiện nay được tiếp thu GDCTTT chủ yếu thông qua việc học tập các môn lí luận chính trị trong nhà trường.
- Qua khảo sát cho thấy có đến 82,5% sinh viên cho rằng được tiếp thu giáo dục chính trị tư tưởng “Từ các bài giảng của các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.
- Tuy nhiên, đại bộ phận sinh viên đều cho rằng nội dung chương trình các môn lí luận chính trị còn tồn tại nhiều vấn đề, trong đó vấn đề khô khan cứng nhắc của giáo trình đã gây nên sự không hứng thú trong sinh viên là vấn đề lớn nhất chiếm đến 57,8%.
- Điều đó chứng tỏ nội dung của công tác GDCTTT đã không còn theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội, không thỏa mãn được nhu cầu được giáo dục của sinh viên hiện nay.
- Nội dung giáo dục chính trị tư tưởng hiện nay quá thiên về.
- Thứ nhất, cần tăng cường nội dung giáo dục đạo đức vào công tác GDCTTT cho sinh viên hiện nay..
- Hằng năm, theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường cao đẳng, đại học thực hiện chương trình “Tuần lễ sinh hoạt chính trị” cho sinh viên vào dịp đầu khóa.
- Lương Gia Ban trong tác phẩm “Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” cho rằng việc tổ chức tuần lễ sinh hoạt chính trị này đã có vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn mới hiện nay.
- Theo ông, “thông qua tuần lễ sinh hoạt chính trị này sinh viên được giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống nhà trường, giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức công dân, tìm hiểu.
- Điều đó đã góp phần xây dựng niềm tin của sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo khí thế phấn khởi cho sinh viên khi bước vào học tập tại nhà trường.”.
- Qua đó cho thấy, xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu của xã hội, nội dung giáo dục đạo đức đã vô hình chung trở thành một phần không thể thiếu trong công tác GDCTTT cho sinh viên hiện nay..
- Thứ hai, cần bổ sung nội dung xây dựng tâm lí lành mạnh cho sinh viên vào công tác GDCTTT..
- Trước xu thế phát triển của xã hội, vấn đề xây dựng tâm lí lành mạnh cho sinh viên ngày càng trở nên cấp thiết, do đó bổ sung nội dung giáo dục tâm lí lành mạnh vào công tác GDCTTT cho sinh viên là nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
- Nếu như sinh viên có tâm lí lành mạnh sẽ có lợi cho việc hình thành phẩm chất đạo đức và phẩm chất chính trị, đồng thời quá trình hình thành phẩm chất đạo đức cũng là một quá trình của tâm lí.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy đại bộ phận sinh viên có nhận thức đúng đắn, quan tâm đến tình hình chính trị, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng..
- Sinh viên có nhu cầu thưởng thức chính trị rất cao, có lập trường chính trị vững vàng.
- Tuy nhiên, công tác GDCTTT trong sinh viên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phải quan tâm.
- Đó là vẫn còn một bộ phận sinh viên còn chưa có thái độ đúng đắn, thờ ơ với thời cuộc, với sự nghiệp phát triển chung.
- Chính từ những điều đó, đã làm cho chất lượng của công tác GDCTTT trong sinh viên chưa cao..
- Nguyên lý công tác tư tưởng (Tập I), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nộ..
- Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.