« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng đào tạo ngành Việt Nam học ở Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu và đào tạo về Việt Nam đã trở thành nhu cầu cấp thiết, một mặt đối với sự phát triển và hội nhập của Việt Nam, mặt khác đối với quá trình đầu tư và hợp tác của các nước và các tổ chức quốc tế với Việt Nam.
- Cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực giáo dục, việc đào tạo Việt Nam học ở bậc đại học và sau đại học đang được thực hiện ở nhiều trường đại học và viện nghiên cứu..
- Đào tạo ngành Việt Nam học không chỉ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước mà còn góp phần đào tạo một số lượng đáng kể các chuyên gia Việt Nam học của nhiều quốc gia trên thế giới phục vụ chiến lược phát triển và hội nhập của Việt Nam.
- Trong nhiều năm qua, Việt Nam học đã được một số trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu ở Việt Nam đào tạo.
- toàn diện về thực trạng đào tạo và đưa ra một số kiến nghị phát triển ngành này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu định lượng theo bảng hỏi kết hợp phỏng vấn về ngành học này tại 55 cơ sở đào tạo Việt Nam học ở Việt Nam vào tháng 9 năm 2008..
- Thực trạng đào tạo ngành Việt Nam học tại các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay.
- Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam hiện có 76 cơ sở đào tạo ngành Việt Nam học.
- Nhưng có một điều chắc chắn rằng, nhu cầu đào tạo về Việt Nam học hiện nay trong xã hội khá lớn, số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các khoa/ bộ môn tại các trường đào tạo Việt Nam học tăng mạnh trong những năm gần đây..
- Qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy rằng, sự phát triển ngành Việt Nam học một số năm gần đây ở các cơ sở đào tạo trong chừng mực nào đó đang từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Chương trình đào tạo ngày càng hiện đại, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác đào tạo ngành Việt Nam học hiện nay gặp không ít những khó khăn và còn nhiều bất cập cần được giải quyết..
- Chương trình, giáo trình đào tạo ngành Việt Nam học hiện nay 2.1.1.
- Hiện nay, có nhiều cơ sở đã xây dựng khung chương trình đào tạo phù hợp với mã ngành Việt Nam học.
- cơ cấu học phần, số tín chỉ đào tạo.
- thời lượng đi điền dã, thực hành v.v… Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học giữa các trường có sự khác nhau trong mối liên quan đến mục tiêu đào tạo.
- Theo khảo sát của chúng tôi, cùng với việc thực hiện chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, nhiều cơ sở đào tạo ngành Việt Nam học đã điều chỉnh, thêm bớt các môn học cho phù hợp với thế mạnh của trường và nhu cầu về ngành học ở khu vực đào tạo.
- Có cơ sở mở mã ngành Việt Nam học nhưng chỉ đào tạo chuyên ngành du lịch, văn hoá, tiếng Việt cho người nước ngoài như một số trường: Đại học Hải Phòng, Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá), Cao đẳng Du lịch Hà Nội….
- có một số cơ sở chỉ đào tạo ngôn ngữ (tiếng Việt) và một phần văn hoá, địa lý kinh tế Việt Nam cho các đối.
- có trường chỉ đào tạo một số môn học mà cơ sở đã sẵn có giáo viên..
- Biểu đồ 1: Chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo VNH 7.3% 20%.
- Kết quả phân tích số liệu điều tra 55 cơ sở đào tạo Việt Nam học cho thấy có tới 40 cơ sở đào tạo theo chương trình biên soạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuy nhiên có chỉnh sửa cho phù hợp với hệ đào tạo của trường (chiếm 72.7.
- 11 cơ sở đào tạo thực hiện đúng theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (20.
- còn lại 4 cơ sở tự biên soạn chương trình đào tạo Việt Nam học (7.3.
- Như vậy, việc đào tạo ngành Việt Nam học của các cơ sở chủ yếu sử dụng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng có chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với điều kiện và hệ đào tạo của đơn vị mình..
- Về chương trình đào tạo tín chỉ: Hiện nay chỉ có một số trường đại học, viện nghiên cứu là đào tạo hệ cử nhân chính quy và thạc sỹ theo tín chỉ, còn các trường cao đẳng phần lớn vẫn đào tạo như cũ.
- Nguyên nhân của tình trạng này là do đội ngũ giáo viên, giảng viên, chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất… chưa thể cho phép thực hiện đào tạo theo tín chỉ..
- Về hệ đào tạo.
- Biểu đồ 2: Hệ đào tạo ngành VNH ở các cơ sở hiện nay.
- Bi ểu đồ 1: Chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo VNH.
- Bi ểu đồ 2: Hệ đào tạo ngành VNH ở các cơ sở hiện nay.
- Trong tổng số 76 trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu đang đào tạo ngành Việt Nam học, có 42 trường đào tạo hệ cao đẳng Việt Nam học (55.2.
- 33 trường đào tạo hệ cử nhân (43.3.
- chỉ một cơ sở đào tạo hệ thạc sỹ (1.3.
- Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, hệ đào tạo cao đẳng Việt Nam học hiện nay chiếm tỷ lệ cao hơn so với hệ đào tạo cử nhân.
- Hệ đào tạo thạc sỹ được thực hiện ở Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, chưa có hệ đào tạo tiến sỹ.
- Một số trường đại học đào tạo ngành Việt Nam học khá bài bản, theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh....
- Hiện tại nhiều giáo trình ngành Việt Nam học được sử dụng nguyên như đã giảng dạy cho các ngành đào tạo khác như Văn hoá Việt Nam cho ngành Văn hoá, Kinh tế Việt Nam cho ngành Kinh tế..
- Tóm lại, phần lớn các cơ sở đào tạo Việt Nam học chưa có bộ giáo trình riêng mà chủ yếu là các tập bài giảng tự biên soạn hoặc sử dụng giáo trình từ các bộ môn khoa học khác xây dựng..
- Cùng với việc ngày càng có nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học mở mã ngành đào tạo Việt Nam học, số lượng sinh viên theo học ngành này cũng tăng mạnh qua các năm và thật sự tăng đột biến qua một số năm gần đây.
- Theo số liệu điều tra tại 55 cơ sở hiện có đào tạo ngành Việt Nam học, năm 2000 nhiều cơ sở vẫn chưa mở ngành học này nên số lượng sinh viên ngành Việt Nam học trong cả.
- Bên cạnh việc đào tạo sinh viên, học viên là người Việt Nam, ngành Việt Nam học tại các trường đang đào tạo cho nhiều học viên, nghiên cứu sinh là người nước ngoài, đặc biệt là những đối tượng muốn tăng cường hiểu biết về ngôn ngữ, con người và đất nước Việt Nam.
- Chương trình giảng dạy dành cho đối tượng này ở một số cơ sở đào tạo được cấu trúc cũng khá linh hoạt.
- Mặc dù số lượng học viên và sinh viên nước ngoài theo học ngành này ngày càng tăng, nhưng chủ yếu là học tiếng Việt, còn lại số ít đang theo học hệ cử nhân và thạc sỹ Việt Nam học ở các cơ sở đào tạo chính quy.
- Tương quan số lượng sinh viên, học viên giữa các hệ đào tạo cũng có sự khác nhau.
- Biểu đồ 6: Số lượng SV – HS ngành VNH thuộc các hệ đào tạo Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9 năm 2008.
- Về số lượng: Hầu hết các cơ sở đào tạo được điều tra đều thiếu giáo viên giảng dạy ngành Việt Nam học (bảng 1) và phụ thuộc khá nhiều vào số giáo viên thỉnh giảng từ các cơ sở đào tạo khác.
- Số lượng giảng viên được đào tạo từ Việt Nam học ra giảng dạy rất ít, trong đó nhiều giáo viên mới ra trường nên thiếu kinh nghiệm giảng dạy.
- Hợp tác quốc tế trong đào tạo Việt Nam học còn nhiều hạn chế.
- Theo số liệu điều tra, có tới 45 cơ sở đào tạo Việt Nam học (81,8%) chưa bao giờ mời các chuyên gia hay giáo sư nước ngoài nghiên cứu Việt Nam học về giảng dạy ngành này.
- 7 cơ sở đào tạo (12,7%) thỉnh thoảng có mời giáo viên nước ngoài thỉnh giảng tại khoa.
- B ảng 2: Đánh giá của các cơ sở đào tạo đối với chất lượng giảng dạy VNH M ức đánh giá T ần số (người) T ần suất.
- nhiên hoạt động nghiên cứu khoa học hiện nay ở nhiều cơ sở đào tạo chưa dành được sự quan tâm đầy đủ.
- Một số cơ sở đã được phép đào tạo Việt Nam học từ trước năm 2000, nhưng vẫn chưa thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Nhiều cơ sở đào tạo chưa xây dựng cơ chế để xác định trách nhiệm của giáo viên trong công tác nghiên cứu khoa học, chưa tạo được động lực trong hoạt động khoa học của giáo viên..
- Công tác quản lý đào tạo.
- Công tác quản lý góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.
- Tuy nhiên, công tác này ở một số cơ sở đào tạo trong thời gian qua chưa được thực hiện tốt, một số chấp hành quy chế chưa nghiêm, cá biệt còn vi phạm nghiêm trọng quy chế đào tạo.
- Mặt khác, vấn đề đào tạo cao đẳng, cử nhân Việt Nam học thiếu sự kiểm tra, giám sát như hiện nay còn do hạn chế của nhiều cấp quản lý đào tạo, đặc biệt trong việc thẩm định, đánh giá để cho phép các trường mở ngành đào tạo Việt Nam học, cũng như việc giao chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo.
- Phương pháp đào tạo.
- Theo đánh giá chung của các trường qua khảo sát thì ngoại trừ một số cơ sở đào tạo Việt Nam học đã có những nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp đào tạo, còn ở phần lớn các cơ sở đào tạo, phương pháp truyền thống vẫn là phương pháp chủ đạo, giáo viên lên lớp truyền đạt nặng về kiến thức lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn, việc sử dụng tình huống trong công tác đào tạo cử nhân Việt Nam học chưa nhiều và ít được quan tâm..
- Nhìn chung cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho công tác đào tạo hiện nay ở một số trường đạt mức độ trung bình.
- Trong điều kiện hội nhập, tình trạng cạnh tranh trong giáo dục, trong đó có đào tạo Việt Nam học, đòi hỏi các trường phải đổi mới, mở rộng và nâng cao chất lượng về cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy.
- trang thiết bị công nghệ phục vụ đào tạo chưa đạt yêu cầu.
- Trong điều kiện hội nhập như hiện nay, công tác hợp tác quốc tế chưa thực sự khởi sắc, các cơ sở đào tạo cần phải nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới..
- Từ những nghiên cứu định lượng về thực trạng đào tạo Việt Nam học ở Việt Nam hiện nay, có thể rút ra một số kết luận như sau:.
- Số lượng các cơ sở đào tạo và lượng sinh viên ngành Việt Nam học ở Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm gần đây.
- Đào tạo ngành này chủ yếu ở hệ cao đẳng và đại học, hệ thạc sỹ được đào tạo từ năm 2005 và đến nay vẫn chưa mở hệ đào tạo tiến sỹ..
- Các cơ sở đào tạo Việt Nam học qua quá trình phát triển ngày càng trưởng thành hơn về mọi mặt.
- Các trường đào tạo theo một số chuyên ngành phù hợp với những thế mạnh riêng của mình.
- Bên cạnh những thành quả đã đạt được, đào tạo.
- dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao..
- Chương trình và nội dung đào tạo ngành Việt Nam học của các trường có sự khác nhau.
- Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo có ban hành khung chương trình cho ngành Việt Nam học, nhưng nhiều cơ sở đào tạo chưa có chiến lược phát triển lâu dài đối với ngành học này.
- Và tất nhiên dẫn đến việc một số khoa/ bộ môn Việt Nam học chỉ đào tạo ngôn ngữ cho người nước ngoài hoặc đào tạo ngành du lịch, hướng dẫn viên du lịch,….
- Hiện nay, Việt Nam học là một ngành học mới nên gặp một số khó khăn khách quan trong quá trình đào tạo.
- Điều này làm cho các cơ sở đào tạo Việt Nam học hiện nay phải cùng hợp tác, liên kết để vào cuộc, không chỉ để duy trì mã ngành đào tạo mà điều quan trọng là phổ biến sâu rộng, để xã hội hiểu hơn, công nhận và sử dụng thành quả của ngành Việt Nam học một cách thiết thực và hữu ích..
- Thời gian qua, giữa các cơ sở đào tạo đã có sự hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là về chương trình, giáo trình, về giáo viên, về hoạt động khoa học,… trong đó vai trò hỗ trợ, giúp đỡ của một số giáo viên ở các trường đại học lớn với các cơ sở đào tạo Việt Nam học khác là rất quan trọng.
- Từ thực trạng nêu trên, chúng tôi cho rằng việc đào tạo Việt Nam học cần phải được đổi mới một cách toàn diện, thống nhất nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
- Việc đổi mới công tác đào tạo đối với ngành Việt Nam học cần đặt trong các yêu cầu sau đây:.
- chất lượng của tất cả các đơn vị đào tạo Việt Nam học trong cả nước và trong khoảng thời gian dài để làm cơ sở cho việc điều chỉnh, sắp xếp, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống đào tạo Việt Nam học..
- Trên cơ sở kết quả khảo sát và thẩm định năng lực đào tạo của các trường, đơn vị đào tạo Việt Nam học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thể hiện mạnh mẽ quan điểm: Không tiếp tục cho phép đào tạo đối với các cơ sở chưa đủ năng lực, cho đến khi phấn đấu để đạt được những tiêu chuẩn do Bộ đặt ra.
- Đối với các cơ sở đào tạo có các điều kiện khá hơn, Bộ cần nghiên cứu giao chỉ tiêu phù hợp với năng lực đào tạo các hệ cao đẳng, cử nhân và thạc sỹ Việt Nam học của các đơn vị..
- Thứ hai: Khẩn trương xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt để đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo Việt Nam học trong điều kiện mới.
- Các cơ sở đào tạo Việt Nam học cần phải có quy hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể về những biện pháp, cách thức như: số lượng tuyển dụng, nguồn tuyển dụng, công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,….
- Thứ ba: Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ ngành có liên quan cần nghiên cứu để giao cơ chế, kinh phí, và các điều kiện cần thiết khác để xây dựng trường trọng điểm quốc gia về đào tạo ngành Việt Nam học ở hai khu vực phía Bắc và phía Nam, giữ vai trò động lực giúp các cơ sở đào tạo Việt Nam học khác cùng phát triển.
- Đồng thời các cơ sở đào tạo và nghiên cứu Việt Nam học cần chung tay để xây dựng một hệ thống chương trình đào tạo chuẩn trên cơ sở những định hướng đúng đắn về mục tiêu đào tạo và nghề nghiệp.
- Bên cạnh hoạt động đào tạo, các bộ môn, các khoa Việt Nam học cần phải tự xây dựng thành những cơ sở nghiên cứu Việt Nam học để có thể nâng cao năng lực nghiên cứu và năng lực đào tạo Việt Nam học..
- cho phép các trường, viện nghiên cứu mở thêm mã ngành đào tạo tiến sỹ Việt Nam học..
- Thứ năm: Hiện nay giáo dục đại học và chuyên nghiệp ở nước ta đã, đang và sẽ đào tạo theo tín chỉ.
- Việc thống nhất cao trong đào tạo Việt Nam học tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam sẽ nâng cao năng lực liên kết giữa các trường đại học, cao.
- Những kết quả nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học được đúc kết sẽ là bài học quý giá cho việc đào tạo Việt Nam học ngày càng phát triển vững chắc..
- Thứ sáu: Từng bước xây dựng và hình thành đội ngũ giảng viên chuyên sâu, nhất là những bộ môn ngành Việt Nam học;… đồng thời phải thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo Việt Nam học trong và ngoài nước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo ngành này.
- Cơ quan quản lý cần hình thành một trung tâm thông tin làm đầu mối cung cấp, phản ánh tình hình hoạt động chung trong công tác đào tạo mã ngành Việt Nam học..
- [3] Đại học Thăng Long, Chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam học, 2008..
- [5] Đại học Hoa Lư, Chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam học, Ninh Bình, 2008..
- [6] Khoa Việt Nam học và tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Khung chương trình đào tạo Việt Nam học cho người nước ngoài..
- [7] Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khung chương trình đào tạo Việt Nam học cho người Việt Nam và người nước ngoài, 2008..
- [9] Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên, Chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam học, 2008..
- [10] Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam học, 2008..
- [11] Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc, Chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam học, 2008.