« Home « Kết quả tìm kiếm

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ, ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP VÀ ĐẠI HỌC AN GIANG


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ, ĐẠI HỌC ĐỒNG.
- THÁP VÀ ĐẠI HỌC AN GIANG.
- Nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị trong các trường đại học hiện nay là vấn đề cấp bách.
- Để có thể đánh giá đúng thực trạng, từ đó tìm ra giải pháp, bài viết đã đi tìm hiểu qua khảo sát, điều tra xã hội hội ở 3 trường đại học đồng bằng sông Cửu Long là: Trường Đại học Cần Thơ, đại học An Giang và đại học Đồng tháp.
- Từ đó tác giả đã nhận thấy rằng thực trạng yếu kém của việc dạy và học các môn Lý luận chính trị có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó phương pháp giảng dạy của giảng viên là nhân tố quan trọng.
- Tác giả kiến nghị cần phải sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị.
- Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp không thể tách rời với việc đổi mới phương tiện, cách thức tổ chức và đổi mới cơ chế chính sách đối với người dạy, trong đó vấn đề lợi ích là quan trọng..
- Từ khóa: Cải tiến chất lượng dạy và học, các môn Lý luận chính trị, Điềurtra xã hội học, Phương pháp giảng dạy, Phương pháp dạy học tích cực, Phương tiện, Lợi ích.
- Trong những năm qua, việc dạy và học các môn Lý luận chính trị ở các trường Đại học cả nước nói chung và đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) nói riêng có nhiều bất cập.
- Vì vậy, tác giả đề tài đã đi tìm hiểu đánh giá thực trạng, để từ đó đề ra giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng ở ĐBSCL..
- 1 Khoa khoa học chính trị, Trường Đại học Cần Thơ.
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở các trường đại học”, mã số B chúng tôi đã tiến hành điều tra xã hội học trực tiếp từ sinh viên về thực trạng việc dạy và học các môn lý luận chính trị ở 03 trường đại học điển hình của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Đại học Cần Thơ, Đại học Đồng Tháp và Đại học An Giang vào thời điểm học kỳ I và xử lý bằng phần mềm Atatistic Package for Social Science (SPSS - phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và xử lý thống kê chuyên nghiệp, linh hoạt đa năng)..
- Kết quả cụ thể như sau: Số phiếu phát ra: 2.000 phiếu, số phiếu hợp lệ thu vào là 1909 phiếu, trong đó: Số phiếu phát ra và thu vào cho các trường: Đại học Cần Thơ: 750 phiếu, thu vào 688 phiếu hợp lệ, Đại học Đồng Tháp: 650 phiếu, thu vào 650 phiếu hợp lệ, Đại học An Giang 600 phiếu thu vào 571 phiếu hợp lệ..
- Thứ nhất: Khi hỏi về “Thái độ của bạn như thế nào khi học các môn lý luận chính trị.
- Kết quả đạt được: tỉ lệ sinh viên cảm thấy hứng thú khi học các môn lý luận chính trị chiếm 25.7%, trong khi có 20.7% sinh viên có thái độ học đối phó.
- sinh viên cảm thấy chán nản và có đến 45.3% sinh viên cho rằng khó đánh giá..
- Như vậy, thực trạng sinh viên có thái độ học thờ ơ, đối phó khi học các môn lý luận chính trị là vấn đề có thực, cần phải được xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc..
- 10.00%.
- 20.00%.
- 30.00%.
- 40.00%.
- 50.00%.
- Thứ hai: Khi hỏi “Bạn có thích học các môn lý luận chính trị không.
- Như vậy, với câu hỏi thứ hai, chúng ta xác định lại thái độ của sinh viên với các môn Lý luận chính trị, đó là sinh viên có thích học nhiều hơn là không thích học.
- Tuy nhiên, kết quả trên đây hoàn toàn không mâu thuẫn với thái độ học của sinh viên qua khảo sát bên trên.
- Bởi việc sinh viên thích học các môn học với thái độ học nó trên lớp học hoàn toàn khác nhau.
- Thứ ba: “Vì sao bạn thích học các môn lý luận chính trị.
- 10.4% trả lời do phương pháp giảng dạy hấp dẫn của giảng viên.
- Đối với những trường hợp không thích học các môn lý luận chính trị, chúng tôi có đặt câu hỏi nguyên nhân và nhận được có 22.6% trả lời do nội dung môn học khô khan, trừu tượng.
- 66,2% do phương pháp dạy của giáo viên không hay.
- 7.8% do lớp học quá đông và 3.4% do sinh viên xác định đây không phải là môn học quan trọng..
- Trong đó, khi tìm hiểu tình hình học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên ở ba trường, kết quả cho thấy, thái độ của sinh viên ở các trường gần tương đồng với nhau trong việc học các môn Lý luận chính trị.
- Nếu như ở trường Đại học Đồng Tháp có 26.5% sinh viên có thái độ hứng thú với các môn lý luận chính trị, thì trường Đại học Cần Thơ là 25.6% và ở Đại học An Giang là 24.8%.
- và việc có thích học các môn lý luận chính trị ở Trường Đại học Đồng Tháp chiếm 38.8%, trong khi Trường Đại học Cần Thơ và Đại học An Giang lần lượt là 31.3% và 35.8%.
- Như vậy, tuy không có sự khác biệt lớn về thái độ học và việc thích học của sinh viên giữa các trường, xong, ta vẫn thấy phần nào trường Đại học Đồng Tháp có ưu thế hơn các trường khác trong việc dạy các môn học trên..
- So sánh về thái độ học của sinh viên ở ba trường khi học các môn lý luận chính trị.
- So sánh về việc có thích học các môn lý luận chính trị ở ba trường Đại học.
- lời Group Total Qua số liệu trên cho thấy, việc sinh viên không thích học các môn Lý luận chính trị, ngoài lý do nội dung khô khan, trừu tượng thì phương pháp giảng dạy của giáo viên là một trong những yếu tố tác động đến thái độ học tập của sinh viên đối với môn học..
- Vậy trong thời gian qua, giảng viên đã sử dụng phương pháp gì trong việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị ? Gỉang viên có thường xuyên sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực khi giảng dạy trên lớp không? Sau đây là số liệu thống kê giáo viên đã sử dụng các phương pháp trong giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đang khảo sát.
- Thứ tư: với câu hỏi “Ở trường bạn, giáo viên đã sử dụng phương pháp nào trong việc giảng dạy các môn lý luận chính trị.
- Kết quả như sau: giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình chiếm 69.8% 1 .
- phương pháp thảo luận trên lớp (xemina) 53.1.
- phương pháp thảo luận nhóm 50.2%.
- phương pháp thuyết trình kết hợp với giáo án điện tử 47.8%.
- phương pháp nêu vấn đề 42.4%.
- giáo viên sử dụng tất cả các phương pháp chiếm 15.4%..
- 60.00%.
- 80.00%.
- 100.00%.
- Group Total Mức độ áp dụng các phương pháp tích cực ở các trường như sau:.
- Phương pháp nêu vấn đề: Trường Đại học Đồng Tháp chiếm 41.0%, Đại học An Giang chiếm 37.4%.
- Đại học Cần Thơ chiếm 25.4%.
- Phương pháp thảo luận nhóm: Trường Đại học An Giang chiếm 45.1%.
- Đại học Đồng Tháp chiếm 37.4%.
- Đại học Cần Thơ chiếm 37.4%.
- Phương pháp thảo luận trên lớp (xemina): Trường Đại học An Giang chiếm 46.7%, Đại học Đồng Tháp chiếm 32.7%, Đại học Cần Thơ chiếm 10.6%..
- Phương pháp thuyết trình kết hợp với giáo án điện tử: Trường Đại học Đồng Tháp chiếm 63.4%, Đại học An Giang chiếm 22.4%, Đại học Cần Thơ chiếm 16.4%..
- Từ những số liệu trên cho thấy, việc áp dụng các phương pháp tích cực trong giảng dạy đã có ảnh hưởng không nhỏ vào sự yêu thích và hứng thú trong học tập của sinh viên.
- Tuy nhiên, phương pháp nào giúp cho sinh viên tiếp thu bài tốt và có hiệu quả tốt nhất cũng là một trong những mục tiêu mà đề tài hướng đến nhằm đưa ra định hướng trong việc giảng dạy các môn lý luận chính trị.
- Thứ năm: “Bạn thích giáo viên sử dụng phương pháp nào khi giảng dạy các môn lý luận chính trị.
- Kết quả như sau: 45.7% trả lời thích phương pháp thuyết trình kết hợp với giáo án điện tử.
- 39.4% thích phương pháp thảo luận trên lớp (xemina);.
- 36.0% thích phương pháp thảo luận nhóm.
- 29.9% thích phương pháp nêu vấn đề và 25.3% trả lời thích phương pháp thuyết trình.
- 2.8% thích tất cả phương pháp trên..
- Từ kết quả trên cho thấy, phương pháp giảng dạy tích cực đã được đông đảo sinh viên nhiệt tình ủng hộ ở những mức độ khác nhau.
- Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình (phương pháp truyền thống) vẫn có sức hấp dẫn của nó, nếu như được giáo viên sử dụng đúng và phát huy được những ưu điểm của phương pháp này.
- Qua kết quả có đến 54.6% sinh viên cho rằng nếu giáo viên dụng tốt phương pháp thuyết trình thì sinh viên vẫn thích học các môn Lý luận chính trị..
- Vấn đề đặt ra là phải phát huy ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm của phương pháp tích cực như thế nào để thu hút được nhiều sinh viên hơn.
- trên chúng tôi đã đi tìm hiểu xem đâu là ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp trên nhìn từ góc độ của sinh viên để có sự điều chỉnh phù hợp..
- Thứ sáu: với câu hỏi “Những ưu điểm của phương pháp tích cực”? Chúng tôi đã nhận được sự trả lời như sau: phương pháp tích cực giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề trước đám đông chiến 79.3%.
- phương pháp giúp lớp sinh động chiếm 63.7%.
- giúp sinh viên khắc sâu kiến thức chiếm 50.0%.
- giúp sinh viên hiểu bài nhanh chiếm 34.5% và tất cả ưu điểm trên chiếm 10.1%..
- 70.00%.
- Đồng thời, khi hỏi “Những hạn chế của phương pháp tích cực?".
- Sinh viên trả lời như sau: phương pháp làm cho một số sinh viên ỷ lại vào người khác và thụ động chiếm 65.7%.
- phương pháp làm cho sinh viên chỉ hiểu rõ kiến thức do nhóm trình bày chiếm 45.1%.
- Riêng phương pháp thuyết trình kết hợp với giáo án điện tử được sinh viên nhận xét ưu khuyết điểm như sau:.
- 1000.00%.
- 15.00%.
- 25.00%.
- 35.00%.
- 45.00%.
- Nhìn chung, mức độ áp dụng phương pháp truyền thống ở các trường trong giảng dạy các môn Lý luận chính trị vẫn còn cao.
- Một số giáo viên ở các Trường khảo sát bước đầu có vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực nhưng chưa nhiều và hiệu quả thu được còn thấp..
- Một là, trong điều kiện hiện nay, không có một phương pháp nào là tối ưu trong việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị, mặc dù phương pháp giảng dạy tích cực có nhiều ưu thế, do đó trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần phải sử dụng nhiều phương pháp, phù hợp với từng môn học và đối tượng.
- Thậm chí trong một bài giảng, một chương cũng có thể sử dụng nhiều phương pháp.
- Trong thời đại kỹ thuật thông tin phát triển mạnh như hiện nay, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học các môn Lý luận chính trị là điều cần thiết và nên làm nếu giảng việc muốn nâng cao chất lượng môn học.
- Hai là, đổi mới phương pháp phải gắn liền với đổi mới phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức lớp học.
- Yếu tố cần thiết để tiến hành dạy và học theo phương pháp tích cực đó là phải có đầy đủ thiết bị như máy chiếu, số lượng sinh viên hợp lý trên một phòng học… Do đó các trường cần phải đảm bảo trang bị đủ cho cán bộ và.
- sinh viên những yếu tố trên.
- Trong khi hiện nay, lớp học lý thuyết của các môn Lý luận chính trị rất hiếm lớp học có dưới 40 sinh viên, ngược lại lớp hơn 100 sinh viên thì rất nhiều, điều đó khó cho giáo viên áp dụng phương pháp tích cực vào trong giảng dạy..
- Ba là, đổi mới phương pháp phải gắn liền với đổi mới về cơ chế, chính sách.
- Thực tế cho thấy việc giảng viên ngại sử dụng các phương pháp dạy tích cực phải tốn mất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ, song nếu như các trường không có chính sách động viên, khuyến khích, ưu đãi gì thì giảng viên cũng rất ngại đổi mới.
- Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống còn rất nhiều…nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần là do khách quan (cơ sở vật chất không đảm bảo.
- Ngô Gia Lưu, (2007) “Dạy và học các môn khoa học Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường ĐH, CĐ”, Báo Nhân Dân điện tử, Ngày 23 tháng 4..
- Trần Minh Trọng, (2005)“ Tìm hiểu phương pháp giảng dạy”, Báo Tuổi Trẻ ngày 30 tháng 11..
- Nguyễn Viết Thông (2007) “Giảng dạy các môn Khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bao giờ chấm dứt "đọc - chép"? Báo Hà Nội mới, Ngày 23 tháng 4.