« Home « Kết quả tìm kiếm

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI TRƯỜNG THPT NHÂN CHÍNH


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI TRƯỜNG THPT NHÂN CHÍNH GVHD : ThS.
- Mai Quang Huy Nhóm SV: Bùi Thị Giang Dương Thị Hiền Lưu Thị Thu Doãn Thị Hồng Nhung Với chiến lược phát triển con người toàn diện, bên cạnh hoạt động học tập chính khóa, HĐNGLL đã được BGD&ĐT chính thức đưa vào bắt buộc trong các trường PT ngày nhằm giúp HS trang bị đầy đủ cả về kiến thức lẫn kỹ năng.
- Tìm hiểu “Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Nhân Chính” sẽ giúp cho chúng ta thấy được phần nào thực trạng HĐNGLL tại trường THPT Nhân Chính nói riêng và các trường PT trên địa bàn Hà Nội nói chung.
- Trong thời gian thực tập 6 tuần tại trường Nhân Chính, kết hợp với nhóm sinh viên K50 SP Lịch sử, chúng tôi mong muốn từ thực tế HĐNGLL của trường sẽ đưa ra một số giải pháp cho HĐNGLL của trường ngày càng đạt hiệu quả cao hơn nữa.
- “HĐNGLL là một bộ phận của quá trình hoạt động giáo dục ở nhà trường phổ thông.
- Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các bộ môn văn hóa trong thời khóa biểu đã quy định”.
- Mục tiêu của HĐNGLL giúp cho HS có hứng thú, niềm tin tiếp thu kiến thức, làm phong phú thêm các kinh nghiệm hoạt động tập thể.
- Khi tìm hiểu tại trường Nhân Chính, chúng tôi nhận thấy nhà trường đã phần nào bám sát được mục tiêu của HĐNGLL và triển khai thực hiện những nội dung khá phong phú.
- Như trong tháng 3 nhà trường đã triển khai những nội dung: thanh niên với vấn đề lập thân lập nghiệp, thanh niên với thế hệ Hồ Chí Minh, hoạt động chào mừng 8/3 và 26/3.
- HĐNGLL là sự tiếp nối, bổ sung vào hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực hành tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động.
- Bảng 1: Múc độ nhận thức của HS về tác dụng của HĐNGLL Nội dung.
- Nội dung.
- Tỷ lệ đánh giá mức độ rất tốt và tốt chiếm hơn 2/3 tổng giá trị (72,8.
- còn lại ở mức độ bình thường (42,6.
- Như vậy hầu hết các HS trường Nhân Chính đã nhận thức được tác dụng của HĐNGLL trong việc phát triển nhân cách của mình.
- Khi phỏng vấn 1 số HS ở đây chúng tôi đều nhận được câu trả lời: Em thấy HĐNGLL có tác dụng rất tốt trong việc phát triển kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm của mình… Theo quy định của BGD&ĐT, thời gian tổ chức HĐNGLL tính bình quân là 3 tiết/ tuần: Chào cờ, Sinh hoạt, hoạt động Giáo dục theo chủ điểm.
- Bảng 2: Mức độ hứng thú của HS với các HĐNGLL TT.
- Các hoạt động.
- Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi cho điểm các mức độ ở từng kỹ năng.
- Mức độ cao nhất cho điểm cao nhất (mức độ 3 – rất thú vị) chúng tôi cho điểm 3.
- Tiếp đó tương ứng với các mức độ còn lại là 2, 1 (trong đó điểm 1 là mức thấp nhất).
- Từ đó chúng tôi tính giá trị trung bình của từng kỹ năng.
- ĐTB của tiết chào cờ là 2,22 chiếm vị trí cao nhất chứng tỏ nó có sức thu hút, lôi cuốn các em tham gia nhiều nhất.
- Chính các hoạt động này đã thực sự lôi cuốn và hấp dẫn HS để các em vui mừng chào đón 1 tuần học mới.
- Hai hoạt động còn lại (sinh hoạt cuối tuần và GD theo chủ điểm) có ĐTB xấp xỉ nhau chứng tỏ sự thiếu hứng thú của nó so với tiết chào cờ.
- Còn HĐGD theo chủ điểm theo nhận xét của chúng tôi thì nó cũng chưa được nhà trường tổ chức hiệu quả, thường xuyên, thu hút đông đảo HS tham gia.
- Hoạt động này mới chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích là chính nên các em tham gia chưa thật nhiệt tình.
- Trực tiếp quan sát và đi thực tế tại trường Nhân Chính chúng tôi nhận thấy các hình thức và phương pháp tổ chức HĐNGLL của nhà trường khá phong phú và đa dạng: tổ chức các hội thi chào mừng ngày 8/3 và 26/3: cắm hoa nghệ thuật, cắm trại, hội diễn văn nghệ và thể thao….
- Tuy nhiên khi tìm hiểu ý thức tham gia hoạt động của HS chúng tôi thấy còn hạn chế.
- Múc độ bình thường chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn nửa tổng giá trị – 54,25%) trong khi đó tổng mức độ rất nhiệt tình và nhiệt tình mới chỉ đạt 41,48.
- Điều đáng báo động hơn nữa là mức độ chán nản, không nhiệt tình chiếm tới 4,27.
- Bảng 3: Thái độ tham gia HĐNGLL của học sinh Nội dung.
- Rất nhiệt tình.
- 54,25 Nhiệt tình.
- Không nhiệt tình.
- Như vậy ta nhận thấy rằng có sự mâu thuẫn giữa nhận thức của HS về tác dụng cúa HĐNGLL đối với sự phát triển nhân cách của và thái độ, ý thức tham gia nhiệt tình của mình để hoạt động đó ngày càng trở nên bổ ích.
- Tại sao lại có mâu thuẫn đó? Câu hỏi được trả lời khi chúng ta cùng tìm hiểu những khó khăn cụ thể tác động tới ý thức tham gia HĐNGLL của HS Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi cho điểm các mức độ ở từng kỹ năng.
- Mức độ cao nhất cho điểm cao nhất (mức độ 3 – thường xuyên) chúng tôi cho điểm 3.
- Tiếp đó tương ứng với các mức độ còn lại là các điểm 2, 1.
- Bảng 4: Những khó khăn tác động từ yếu tố chủ quan TT.
- Chưa tạo được thói quen tham gia hoạt động tập thể..
- Không hứng thú với các HĐNGLL.
- Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, nguyên nhân chủ quan gây khó khăn nhất làm ảnh hưởng tới việc tham gia HĐNGLL của HS là Không hứng thú với các HĐNGLL.
- Khi HS không hứng thú với các HĐNGLL, các em sẽ luôn tìm cách trì hoãn với các hoạt động cần tham gia bằng rất nhiều lý do biện hộ cho hành động của mình như sức khỏe, thời tiết, hoàn cảnh khách quan…Tất cả các lý do biện hộ đều xuất phát từ việc không hứng với hoạt động dẫn tới kết quả của hoạt động thường không được cao Ngoài ra các nguyên nhân còn lại cũng là những nguyên nhân chủ quan gây tác động không nhỏ tới ý thức tham gia của HS mà trường THPT Nhân Chính cần làm rõ và có biện pháp khắc phục.
- Bảng 5: Những khó khăn tác động từ yếu tố khách quan TT.
- Yếu tố khách quan.
- Nội dung, chương trình hoạt động chưa rõ ràng..
- Phương pháp hoạt động chưa hấp dẫn lôi cuốn HS..
- Điều kiện, phương tiện tham gia hoạt động hạn chế..
- Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, nguyên nhân khách quan gây khó khăn nhất làm ảnh hưởng tới việc tham gia HĐNGLL của HS là phương pháp hoạt động chưa hấp dẫn.
- Để lôi cuốn HS tham gia hoạt động, GV cần có nhiều hình thức tổ chức hoạt động phong phú, tránh sự nhàm chán, tẻ nhạt cho HS.
- Theo quan sát của chúng tôi, nhiều GV không những không dành thời gian để tổ chức HĐNGLL vào tiết đã quy định, thậm chí còn sử dụng thời gian đó sai mục đích: dùng nó làm giờ học bù, học đuổi chương trình…Đây là vấn đề cần rút kinh nghiệm ở trường THPT Nhân Chính.
- Ngoài ra, những nguyên nhân còn lại cũng là những nguyên nhân khách quan tác động lớn tới ý thức tham gia của HS tới HĐNGLL.
- Tóm lại, qua việc điều tra thực trạng HĐNGLL của HS trường Nhân Chính, chúng tôi nhận thấy các yếu tố khách quan và chủ quan thực sự tác động quan trọng đến nhận thức, thái độ tham gia hoạt động của HS.
- HS cần nhận thức rõ mức độ tác động để tìm cách khắc phục và xây dựng một kế hoạch, ý thức tham gia hoạt động có hiệu quả hơn.
- Các nhà giáo dục cũng cần thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc đào tạo, rèn luyện cho người học có ý thức tham gia hoạt động, xây dựng nội dung cùng GV…để có thể giúp HS phát triển toàn diện nhân cách của mình.
- Từ việc nghiên cứu “Thực trạng HĐNGLL tại trường THPT Nhân Chính” chúng tôi đưa ra 1 số kết luận sau: 1.
- Những thuận lợi - Với mục đích phát triển toàn diện nhân cách cho HS, HĐNGLL đã được BGD&ĐT tạo điều kiện tại các trường THPT.
- Thực hiện chỉ đạo đó, BGH trường THPT Nhân Chính đã có sự hợp tác chặt chẽ với GV cùng sự hưởng ứng nhiệt tình của HS để tổ chức các HĐNGLL.
- Nhà trường đã xây dựng được Web riêng của mình – là môi trường rất thuận lợi để HS giao lưu, bày tỏ quan điểm, nguyện vọng của mình.
- Những khó khăn - Do trường mới được thành lập, đội ngũ GV còn trẻ, chưa tích lũy được kinh nghiệm nên việc tổ chức HĐNGLL còn gặp nhiều khó khăn - Là 1 trường “Nội thành mới, ngoại thành cũ” nên thành phần HS nhìn chung chưa đồng nhất, chưa thật sự năng động.
- Đây cũng là 1 khó khăn của nhà trường trong việc tổ chức HĐNGLL.
- Khuôn viên của nhà trường còn khá hẹp (trên 100m2), nếu đem so sánh với 1 số trường chuẩn như Chu Văn An…thì có diện tích lớn gấp nhiều lần.
- Sự hạn chế về mặt không gian có ảnh hưởng không nhỏ tới với việc tổ chức HĐNGLL có quy mô lớn.
- Đề xuất - Kế hoạch tổ chức thực hiện cần chi tiết và chặt chẽ hơn, có sự hướng dẫn chỉ đạo cụ thể tới GV và HS như ngoài việc thông báo kế hoạch trên văn bản nhà trường có thể tuyên truyền rộng rãi tới HS bằng loa đài, bản tin, trang Web… để HS nắm bắt và tích cực tham gia.
- Nhà trường tích cực mở các buổi diễn đàn, trao đổi trực tiếp để HS có thể bày tỏ quan điểm, nguyện vọng của mình, từ đó có kế hoạch tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp.
- Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa GV và HS c ủa trường với các trường có HĐNGLL mạnh như Chu Văn An, Việt Đức…để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.
- Nội dung tổ chức HĐNGLL cần phong phú, hấp dẫn hơn.
- Bên cạnh những nội dung theo quy định của BGD có thể tổ chức các hoạt động mang đặc trưng riêng của trường như ngày hội kỷ niệm thành lập trường, các cuộc thi “Học sinh thanh lịch trường Nhân Chính.
- Mặc dù HĐNGLL theo quy định của BGD không tính điểm vào kết quả học tập nhưng GV cần có sự linh động trong kiểm tra, đánh giá sát sao hơn với HS để kích thích hoạt động này phát triển mạnh hơn.
- Khuyến khích HS tham gia HĐNGLL thông qua các hình thức khen thưởng, động viên như giải thưởng, bằng khen…