« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TẠI VIỆT NAM.
- Hoàng Thị Thanh Nhàn, Trần Kim Tĩnh Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Tổng cục Môi trường Phạm Việt Hùng Trung tâm Nghiên cứu Tài Nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Các khu bảo tồn đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì, bảo tồn nguồn tài nguyên đa dạng sinh vật quan trọng của Việt Nam.
- Nhận thức được vai trò, giá trị của đa dạng sinh học (ĐDSH) cũng như ý nghĩa của khu bảo tồn (KBT), Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật và nhiều hành động ưu tiên về quy hoạch, thành lập và quản lý KBT.
- Với sự nỗ lực của Chính phủ và toàn dân, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trong quản lý KBT thông qua quy hoạch và thiết lập được hệ thống 164 KBT rừng đặc dụng, 16 KBT biển, 45 vùng nước nội địa và nhiều vùng đất ngập nước quan trọng khác, góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH của đất nước.
- Tuy nhiên, áp lực của phát triển kinh tế-xã hội và sự gia tăng dân số, cùng với những khó khăn về nguồn lực (nguồn nhân lực, tài chính, kỹ thuật), kèm theo cơ chế chính sách quản lý chưa đồng bộ, khiến cho công tác quản lý KBT và ĐDSH đang đối mặt với nhiều thách thức, dẫn tới ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả bảo tồn ĐDSH của Việt Nam.
- Việc đề xuất các giải pháp mang tính chiến lược và trước mắt để đảm bảo đẩy mạnh và tăng cường được hiệu quả quản lý KBT của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu là rất cần thiết, nhằm góp phần thành công trong công cuộc bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH Việt Nam..
- Đa dạng sinh học (ĐDSH) ở Việt Nam là nguồn tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng, thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước.
- Nhận thức được tầm quan trọng của ĐDSH, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để quản lý nguồn tài nguyên quý giá này, thông qua việc thiết lập hệ thống các khu bảo tồn (KBT) trên cả nước, nhằm bảo tồn, duy trì và phát triển bền vững ĐDSH, góp phần hỗ trợ, phục vụ hiệu quả cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu và cam kết quốc tế đối với các công ước về bảo tồn ĐDSH mà Việt Nam là thành viên..
- ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA KHU BẢO TỒN TRONG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.
- Đa dạng sinh học Việt Nam.
- Việt Nam nằm ở phần Đông của bán đảo Đông Dương, trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán cầu tiếp cận với xích đạo, phần đất liền trải dài trên 15 vĩ độ từ phía Bắc xuống phía Nam với khoảng 1.650 km.
- Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên trên đất liền là 329.241 km 2 , trong đó 75% diện.
- Với sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan và khí hậu, đã tạo nên tính ĐDSH vô cùng phong phú và đặc sắc của Việt Nam, thể hiện ở sự đa dạng các hệ sinh thái (HST), loài và nguồn gen..
- Đa dạng các hệ sinh thái thể hiện ở sự phong phú về các loại hình HST khác nhau ở trên cạn, vùng đất ngập nước và vùng biển.
- Đa dạng loài bao gồm: thực vật với 13.766 loài, động vật trên cạn với 10.300 loài, vi sinh vật với 7.500 loài, sinh vật nước ngọt với 1.438 loài vi tảo.
- Đa dạng nguồn gen cây trồng, vật nuôi có 14.000 nguồn gen được bảo tồn và lưu giữ (Bộ TN&MT, 2011)..
- Vai trò của khu bảo tồn trong bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam.
- Đa dạng sinh học ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong đời sống tự nhiên và con người.
- Nhằm duy trì và phát triển bền vững các giá trị của ĐDSH, Chính phủ Việt Nam đã xác định và khoanh vi bảo tồn những khu vực có giá trị ĐDSH cao, nhiều loài quý, hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
- Đặc biệt, đối với nhiều HST có giá trị quan trọng như HST rừng thường xanh, HST đất ngập nước (hồ trên núi, đầm lầy hoặc rừng ngập mặn…) và HST biển, với các thảm cỏ biển và rạn san hô đặc trưng của vùng biển Việt Nam, cũng được bảo vệ chặt chẽ thông qua các KBT rừng đặc dụng và KBT biển.
- Hệ thống các KBT đã phát huy chức năng bảo tồn tài nguyên ĐDSH trên các vùng sinh thái khác nhau của cả nước.
- Hệ thống KBT trên cạn đã dần được bổ sung về số lượng và diện tích..
- Việc thiết lập được các KBT đã góp phần tăng cường hiệu quả quản lý ĐDSH của Việt Nam, thúc đẩy công tác bảo tồn ĐDSH của nước nhà và thể hiện cam kết của quốc gia thành viên Công ước Đa dạng sinh học về chung tay với thế giới trong nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH của hành tinh..
- HIỆN TRẠNG CÁC KHU BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM.
- Việt Nam hiện có 3 hệ thống khu bản tồn đang tồn tại trên thực tế và trong văn bản: KBT thuộc hệ thống rừng đặc dụng, KBT đất ngập nước (trong đó bao gồm KBT vùng nước nội địa) và KBT biển.
- Các KBT được phân bố trên nhiều vùng địa lý, trên các vùng đại diện cho các kiểu khí hậu, đất đai khác nhau như: nhiệt đới, á nhiệt đới, vùng núi cao, vùng mưa ẩm, vùng khô hạn, vùng đồng bằng trung du và miền núi, ven biển và vùng biển, do đó đã bảo vệ được nhiều HST điển hình và các loài động vật, thực vật đặc hữu, nguy cấp, quý và hiếm của Việt Nam..
- Trong hệ thống các khu bảo tồn đó, các KBT thuộc hệ thống rừng đặc dụng đã được thiết lập và có bề dày hoạt động, quản lý chính thức bắt đầu từ năm 1962 với Khu Rừng cấm Cúc Phương (nay là Vườn Quốc gia Cúc Phương).
- Từ đó đến nay, hệ thống các khu rừng đặc dụng (KBT thiên nhiên.
- do ngành nông lâm nghiệp quản lý) đã được hình thành với 164 khu, bao gồm: 30 vườn quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 45 khu văn hóa lịch sử và môi trường và 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm, chiếm 7,2% diện tích trên đất liền của cả nước..
- Các vùng nước nội địa và vùng biển có giá trị cao về bảo tồn ĐDSH đã được Chính phủ xác định để quy hoạch thành các KBT vùng nước nội địa (45 khu) và KBT biển (16 khu) tại các văn bản khác nhau.
- Tuy nhiên đến nay, số lượng các KBT vùng nước nội địa và KBT biển được quy hoạch chi tiết để thành lập còn rất hạn chế.
- Hiện chỉ có 5 KBT biển được thành lập và tồn tại độc lập, với mục tiêu bảo tồn ĐDSH biển.
- Ngoài ra, một số vùng đất ngập nước và vùng biển, được xác định khoanh vi, quy hoạch thành KBT vùng nước nội địa và KBT biển, có toàn bộ diện tích nằm trong phạm vi của các KBT rừng đặc dụng, nên vẫn được quản lý theo hệ thống KBT rừng đặc dụng và bổ sung thêm phòng quản lý về biển, như Vườn Quốc gia Núi Chúa, Côn Đảo....
- Theo kết quả rà soát khu bảo tồn đến nay, thực tế Việt Nam có 149 KBT chính thức hoạt động và đã có ban quản lý, trong đó bao gồm 144 KBT thiên nhiên thuộc hệ thống rừng đặc dụng (không bao gồm các khu rừng nghiên cứu thực nghiệm) và 5 KBT biển (Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Hòn Cau và Phú Quốc)..
- Các khu bảo tồn thuộc hệ thống rừng đặc dụng.
- Loại KBT thuộc hệ thống rừng đặc dụng Số lượng Tổng diện tích (ha).
- Vườn quốc gia .
- Khu bảo tồn.
- thiên nhiên Khu bảo tồn loài và sinh cảnh 11 38.777.
- Khu bảo vệ cảnh quan 45 78.129.
- NỖ LỰC CỦA VIỆT NAM TRONG THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN.
- Ý thức được tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển bền vững đất nước và sự phát triển của nhân loại, Chính phủ Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước Đa dạng sinh học (năm 1994) và Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (1989) và ban hành nhiều chủ trương, chính sách và hành động nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị này thông qua việc quy hoạch, xây dựng và thiết lập các KBT..
- Năm 1995 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH Việt Nam khi Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động Bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam (Quyết định số 845-TTg, ngày .
- Đây là văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến xây dựng, thành lập và quản lý KBT ở Việt Nam.
- Từ đó đến nay, để đáp ứng nhu cầu quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên đa dạng sinh vật, nhiều văn bản quy định trực tiếp đến thành lập và quản lý KBT đã được ban hành, cụ thể một số văn bản điển hình như sau:.
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (năm 2004) và Nghị định 117/2010/NĐ-CP về Tổ chức quản lý rừng đặc dụng (năm 2008)..
- Luật Đa dạng sinh học (năm 2008) và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP về Quy định chi tiết một số điều của Luật Đa dạng sinh học (năm 2010)..
- Nghị định 109/2003/NĐ-CP về Bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước (năm 2003)..
- Quyết định 79/2007/QĐ-TTg, ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chỉnh phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học..
- Quyết định số 1250/2012/QĐ-TTg, ngày 31/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030..
- Quyết định số 1479/QĐ-TTg, ngày của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch Hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020..
- Quyết định 742/QĐ-TTg, ngày 26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch Hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020..
- Bên cạnh đó, Nhà nước đã quan tâm và đầu tư ngân sách hàng năm cho các hoạt động bảo tồn, quản lý KBT, cũng như tăng cường năng lực quản lý, bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam, nhằm đảm bảo duy trì hoạt động hiệu quả các KBT.
- Mạng lưới quản lý KBT được thiết lập từ trung ương xuống địa phương.
- Hoạt động của Hiệp hội các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên ở Việt Nam góp phần tăng cường tính phối hợp, kết nối và hợp tác trong việc quản lý và vận hành các KBT thiên nhiên.
- Đội ngũ cán bộ quản lý ĐDSH, KBT đã dần được quan tâm xây dựng năng lực để đáp ứng tốt hơn cho bảo tồn ĐDSH..
- Do đó đến nay, việc thành lập và quản lý các KBT đã đạt được những kết quả nhất định sau:.
- Hệ thống các KBT đã được thiết lập và đang được củng cố, hoàn thiện thành một hệ thống thống nhất về KBT trên toàn quốc, theo quy định của Luật Đa dạng sinh học (vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, KBT loài – sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan)..
- Những nỗ lực bảo tồn ĐDSH của Việt Nam trong thời gian qua đã được quốc tế ghi nhận thông qua việc công nhận 20 khu có các danh hiệu quốc tế về giá trị ĐDSH: 5 khu Ramsar, 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 5 khu di sản ASEAN và 2 khu di sản thiên nhiên thế giới..
- Chính phủ đã có những đầu tư thích đáng cho bảo tồn, tăng cường gắn kết giữa phát triển và bảo tồn, nhằm đem lại những lợi ích cho cộng đồng sống xung quanh và trong các KBT thông qua các hoạt động du lịch sinh thái, phát triển vùng đệm….
- Công tác tuyên truyền về bảo vệ các hệ sinh thái, các khu bảo tồn đã được đẩy mạnh và đến được với nhiều tầng lớp xã hội, nhiều nội dung đã được đưa vào các trường học phổ thông ở nhiều địa phương trên cả nước..
- Vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý khu bảo tồn từng bước được nâng cao, vấn đề chia sẻ lợi ích từ các KBT đã được chú ý..
- Những kết quả nêu trên không chỉ do các chủ trương chính sách và đầu tư trong nước, mà còn nhờ sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế về quản lý HST và KBT của Việt Nam.
- Đây là những hỗ trợ to lớn, đáng ghi nhận và rất cần thiết từ bên ngoài đối với công cuộc bảo tồn ĐDSH của Việt Nam trong quá trình hội nhập..
- NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN HIỆN NAY Mặc dù Việt Nam đã có nhiều thành công trong việc quy hoạch và thiết lập hệ thống khu bảo tồn, nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn ĐDSH trên cả nước, tuy nhiên, công tác quản lý KBT hiện nay đang gặp nhiều thách thức:.
- Quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn chưa thống nhất.
- Cho đến nay, Việt Nam chưa có một quy hoạch chung thống nhất toàn bộ hệ thống các KBT phù hợp tiêu chí phân hạng, phân cấp về KBT thiên nhiên theo quy định của Luật Đa dạng sinh học.
- Giữa các bộ, ngành tham gia quản lý hoặc sử dụng các KBT hợp tác với nhau chưa thực sự chặt chẽ.
- Việc phân công quản lý các KBT ở cấp tỉnh cũng chưa thống nhất..
- Các tiêu chí và tiêu chuẩn phân hạng khu bảo tồn chưa được thống nhất, nên dẫn tới sự chồng chéo và mâu thuẫn về phân hạng trong hệ thống các KBT, không thống nhất về phân khu chức năng và vùng đệm của các KBT..
- Nguy cơ suy giảm diện tích, giá trị đa dạng sinh học tại khu bảo tồn bởi tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động phát triển của con người.
- Nhiều dự án phát triển đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến KBT, như các dự án thủy điện, mở rộng giao thông… trong các KBT.
- Biến đổi khí hậu (nước biển dâng, bão lũ) có thể gây mất một diện tích hoặc các loài trong các KBT vùng ven biển Việt Nam, như tại các KBT thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long..
- Nhận thức về tầm quan trọng của các khu bảo tồn chưa thực sự đầy đủ do thiếu thông tin về giá trị của ĐDSH và dịch vụ HST của KBT.
- Năng lực quản lý và nguồn lực đầu tư cho khu bảo tồn hạn chế.
- Do số lượng và trình độ cán bộ các KBT còn hạn chế, phương tiện để tiến hành công tác rất thiếu thốn, kinh phí được cấp cho KBT thường thiếu, nên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý KBT..
- Thông tin, cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của các khu bảo tồn thiếu cập nhật và chưa được thiết lập một cách hệ thống.
- Công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học và giám sát ĐDSH mới thực hiện ở một số vườn quốc gia và KBT lớn, hầu hết các KBT khác chưa được điều tra, nên không đủ dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý KBT..
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN.
- Việt Nam là thành viên của Công ước Đa dạng sinh học và hiện nay đang tích cực thực hiện các mục tiêu bảo tồn ĐDSH của đất nước.
- Tăng cường hiệu quả quản lý hệ thống KBT là một trong.
- những nội dung ưu tiên của Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, các giải pháp ưu tiên nhằm tăng cường quản lý hiệu quả KBT như sau:.
- Thực hiện rà soát các khu bảo tồn trên phạm vi toàn quốc và quy hoạch thống nhất hệ thống KBT trong quy hoạch tổng thể về bảo tồn ĐDSH của cả nước đến năm 2020..
- Kiện toàn bộ máy và hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp lý về quản lý đa dạng sinh học và các KBT từ trung ương xuống địa phương..
- Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý KBT, chú trọng tới cơ chế đồng quản lý và chia sẻ lợi ích cho người dân địa phương và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư sống xung quanh vùng đệm của KBT..
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý hiệu quả khu bảo tồn dựa trên các phương pháp tiếp cận tổng hợp, liên ngành và tiếp cận HST trong bối cảnh biến đổi khí hậu..
- Tăng cường công tác đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện các biện pháp khuyến khích cho cán bộ công tác tại các KBT..
- Thiết lập hệ thống báo cáo, chia sẻ thông tin và cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, bao gồm cả các KBT.
- Thực hiện lượng giá giá trị ĐDSH và dịch vụ HST của các KBT, tiến tới đưa các thông tin này vào hệ thống thống kê quốc gia..
- Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế, huy động mọi nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý khu bảo tồn..
- Việc quy hoạch và thiết lập được hệ thống các khu bảo tồn đã góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.
- Với hệ thống các loại hình khu bảo tồn trên cạn, đất ngập nước hay vùng nước nội địa và biển, đã bao trùm đầy đủ các khu vực có giá trị đa dạng sinh học ở tất cả các vùng sinh thái trên mọi miền của Việt Nam.
- Hệ thống văn bản quản lý khu bảo tồn đang dần được hoàn thiện và thúc đẩy hiệu quả quản lý đa dạng sinh học của nước ta.
- Mặc dù vậy, trước các mối đe dọa đến tính bền vững của nguồn tài nguyên quý giá này, cần triển khai nhiều giải pháp quản lý mang tầm chiến lược, vĩ mô và đảm bảo tính tổng thể, thống nhất, xuyên suốt trong mạng lưới các khu bảo tồn ở Việt Nam..
- Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học..
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, ngày 11/6/2010 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học..
- Quyết định số 1250/QĐ-TTg, ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030..
- Luật số 20/2008/QH12, ngày của Chủ tịch Quốc hội về Luật Đa dạng sinh học.